1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài kiểm tra giữa kì kinh tế chính trị mác lênin

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đây là nhận định đúng bởi:- CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền,là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh củacác tổ chứ

Trang 1

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC PHẦN: Kinh tế chính trị Mác-LêninNhóm 7

1.Trần Thị Minh Châu2 Chu Thị Mỹ Duyên 3 Văn Ngọc Linh

4 Nguyễn Hà Nhật Linh 5 Nguyễn Phương Linh 6 Nguyễn Thảo My 7 Nguyễn Chi Mai 8 Bùi Thị Ngọc Yến

PHẦN I: PHẦN KIỂM TRA

CHƯƠNG 4: CÂU HỎI ÔN TẬP ĐÚNG/SAI

Câu 1: Sự xuất hiện của độc quyền làm hạn chế cạnh tranh trong nền KTTT

Đây là nhận định sai bởi:

- Độc quyền là kết quả của tập trung sản xuất và sự liên minh các xí nghiệp lớn, tạo ra được ưu thế về vốn trong việc ứng dụng những thành tựu kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, áp dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Câu 2: Sự ra đời của tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản độc quyềnngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp

Đây là nhận định đúng bởi:

- Vì việc tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng đã dẫn đến sự hình thànhcác tổ chức độc quyền trong lĩnh vực này Ngân hàng ban đầu chỉ đóng vai trò làtrung gian trong việc thanh toán, tín dụng nhưng sau đó, nắm giữ phần lớn tưbản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng trở thành nhà cầm quyền có thể chi phối hoạtđộng kinh tế-xã hội

- Quá trình xâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền công nghiệp và độc quyền ngânhàng làm nảy sinh loại hình tư bản mới chi phối được cả độc quyền công nghiệpvà độc quyền ngân hàng, tư bản đó gọi là tư bản tài chính.

Câu 3: Độc quyền nhà nước trong CNTB là sự kết hợp sức mạnh của các tổchức độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản trong một cơ chế thống nhất

Trang 2

Đây là nhận định đúng bởi:

- CNTB độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của CNTB độc quyền,là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh củacác tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợpsức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước trong một cơ chếthống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

- Độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tưnhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thể chế, thiết chế thống nhấtnhằm điều tiết nền kinh tế từ một trung tâm.

Câu 4: Sự phát triển của CNTB góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóaLLSX.

Đây là khẳng định đúng bởi:

- Vì quá trình phát triển của CNTB đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử và đi cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều sâu và chiều rộng Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực, các quốc gia ngày càng chặt chẽ làm cho quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội Và từ đó thúc đẩy quá trình xã hội hóa LLSX.

Câu 5: Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.

Đây là khẳng định sai bởi:

- Vì cơ sở kinh tế của CNTB là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó, giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động cho tư bản, và bị bóc lột giá trị thặng dư Trong CNTB, tư liệu sản xuất tập trung trong tay các nhà tư bản, đặc biệt là trong tay các tập đoàn tư bản độc quyền, do đó họ là người chi phối sản phẩm sản xuất ra Vì vậy mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích thiểu số giai cấp tư bản, của một nhóm nhỏ tư bản độc quyền.

Câu 6: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, CNTB tồn tại vĩnh viễn cùng với sự phát triển của xã hội loài người.

Đây là khẳng định sai bởi:

- Vì mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư bản chứ không phải vì lợi ích của số đông nhân dân lao động.

Trang 3

- CNTB đã kìm hãm, làm nền sản xuất bị trì trệ, kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, phát triển kinh tế, xã hội.

- Lịch sử đã chứng minh rằng CNTB là một trong những nguyên nhân chính gâynên các cuộc chiến tranh, điển hình là hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai gây tổn hại to lớn cho nền kinh tế thế giới.

- CNTB cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chệnh lệch giàu nghèo ở chính các nước tư bản và giữa các quốc gia trên thế giới Giai cấp tư sản dùng bạo lực để tước đoạt những người sản xuất nhỏ, đặc biệt là những người nông dân cá thể CNTB càng phát triển, tích lũy tập trung tư bản càng cao, giá trị thặng dư thu được càng lớn thì càng đẩy giai cấp công nhân và nhân dân lao động và hoàn cảnh bị bần cùng hóa.

- CNTB càng phát triển thì mâu thuẫn cơ bản của CBTB - mẫu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất càng gay gắt Và khi CNTB phát triển đến một mức độ nhất định thì LLSX xã hội hóa cao sẽ đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩ và thay vào đó là một quan hệ sản xuất khác phù hợp, phát triển hơn nữa.

CHƯƠNG 5: CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Câu hỏi Đúng/ Sai

Câu 1: Nền KTTT định hướng XHCN ở VN là nền kinh tế vừa vận hành theocác quy luật của thị trường, vừa hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội.

Đây là khẳng định đúng bởi:

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một hệ thống kinh tế kết hợp giữa các nguyên tắc của thị trường và các giá trị cốt lõi của xã hội

- Vận hành theo các quy luật của thị trường: Trong nền kinh tế này, các doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế được tự do hoạt động trong một môi trường cạnh tranh Các quyết định về sản xuất, tiêu thụ, và phân phối được dựa trên cơ sở của sức cạnh tranh và cung-cầu trên thị trường.

- Hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội: Đồng thời, nền kinh tế này cũng hướngtới việc thúc đẩy các giá trị xã hội như công bằng, bình đẳng, và phát triển bền vững Chính phủ có vai trò can thiệp để đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội và điều kiện sống tốt nhất có thể, và để bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên

- Do đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không chỉ là một hệ thống kinh tế hoạt động dựa trên cơ sở thị trường, mà còn là một nền kinh tế có mục tiêu xã hội, hướng tới việc cân nhắc giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Trang 4

Câu 2: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối lập hoàn toàn với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Đây là khẳng định sai bởi:

- Mặc dù kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có những khác biệt đáng kể trong cách hoạt động và quản lý, nhưng chúng không đối lập nhau hoàn toàn Thực tế, nhiều quốc gia kết hợp cácyếu tố của cả hai mô hình để tạo ra một hệ thống kinh tế phù hợp với tình hình cụ thể của họ.

- Ví dụ, một số quốc gia có một hệ thống kinh tế mà trong đó thị trường hoạt động tự do trong nhiều lĩnh vực, nhưng chính phủ can thiệp mạnh mẽ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội để đảm bảo rằng mọi người có cơ hội công bằng và bảo đảm trong cuộc sống Một số quốc gia khác có thể áp dụng các biện pháp can thiệp nhẹ nhàng hơn để đảm bảo rằng thị trường hoạt động mà không gây ra quá nhiều bất bình đẳng hoặc tổn thất xã hội.

- Vì vậy, trong thực tế, hai mô hình này thường không hoàn toàn đối lập nhau, mà thường là các phạm trù linh hoạt và có thể kết hợp để tạo ra một hệ thống kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.

Câu 3: Thành phần kinh tế là khái niệm chỉ cơ cấu ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân.

Thành phần kinh tế là khái niệm chỉ cơ cấu ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân" là sai Thành phần kinh tế thường không chỉ đơn thuần là về cơ cấu ngành và nghề, mà còn bao gồm các yếu tố khác như tài nguyên, công nghệ, lao động,

Câu 4: Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thông nhất vừa mẫu thuẫn

Đây là khẳng định đúng bởi:

- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợpthành nền kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa các quốc gia với thành phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng với giai đoạn phát triển.

- Sự thống nhất của các quan hệ lợi ích kinh tế:

+ Lợi ích của các chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của các chủ thể khác cũng được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Các chủ thể hành động vì một mục tiêu chung thì lợi ích của các chủ thể sẽ thống nhất.

Trang 5

- Sự mâu thuẫn của các quan hệ lợi ích kinh tế:

+ Các chủ thể thực hiện lợi ích theo các phương thức khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn

+ Phân phối kết quả sản xuất theo các mục tiêu lợi ích khác nhau cũng sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn.

Câu 5: Sự đối lập về lợi ích kinh tế sẽ dẫn đến xung đột trong các quan hệ xã hội

Đây là khẳng định đúng bởi:

- Mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giảiquyết tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế phải kịp thời, vì vậy cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó, tránh dẫn đến xung đột (biểu tình, bãi công…).

- Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn lợi ích là phải có sự tham gia của các bên liênquan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết Phương châmngăn ngừa là chính, nhưng khi mâu thuẫn bùng phát dẫn đến xung đột thì cần cósự tham gia hoà giả của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.

Câu 6: Sự can thiệp của nhà nước để giảm thiểu sự đối lập giữa các lợi ích kinh tế là cần thiết là đúng vì

Đây là khẳng định đúng bởi:

- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhà nước với vai trò là một thiết chế xã hội quan trọng nhất, đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền đã can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xã hội với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo chiều hướng phục vụ chính cho lợi ích của giai cấp mình Mặc dù sự phát triển của nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan, song sự can thiệp của nhà nước có chủ đích đã tác động đến chiều hướng phát triển, cao hơn là định hướng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

2 Câu hỏi Tự luận

Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT địnhhướng XHCN ở Việt Nam?

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theocác quy luật của kinh tế thị trường đồng thời góp phần từng bước xác lập một xãhội mà dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh, công bằng, có sự điều tiết củanhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trang 6

- Phân tích tính tất yếu khách quan:

+ Kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với tính quy luật phát triển củakhách quan Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa,ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hànghóa không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự pháttriển kinh tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường Như vậy, sự lựachọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phùhợp với xu thế của thời đại và đặc điểm phát triển của dân tộc

+ Kinh tế thị trường có rất nhiều ưu việt, là động lực quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế, xã hội của đất nước Kinh tế thị trường là phương thức phânbổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình kinh tế phithị trường, là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quảcao Dưới tác động của các quy luật thị trường nền kinh tế luôn phát triển theohướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suấtlao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Xét trên góc độ đó, sựphát triển kinh tế thị trường không hề mâu thuẫn mà còn là cơ sở vật chất tạođiều kiện thực hiện những mục tiêu XHCN

+ Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyệnvọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lựcquan trọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật cho chủ nghĩa xã hội Với đặc điểm lịch sử của dân tộc, Việt Nam khôngthể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ có lựa chọn môhình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới phù hợp với ý chí vànguyện vọng của đông đảo nhân dân về một xã hội dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

Câu 2: Phân tích đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam?Tại sao nói KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vừa mang tính phổ biếnvừa mang tính đặc thù?

* Đặc trưng của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam:

- Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam: Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xãhội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đíchcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượngsản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩaxã hội, nâng cao đời sống nhân dân”

- Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về tư liệu

sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) Từ khi

Trang 7

tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế cónhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu - Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: + Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xãhội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân

+ Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sáchđồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quảnlý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huytính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường manglại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội

- Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóacác hình thức phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quảkinh tế, mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên cácnguyên tắc của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhànước là chủ thể quyết định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyếtđịnh phân phối lần đầu và Nhà nước thực hiện phân phối lại

- Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xãhội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

+ Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xâydựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

+ Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sáchxã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọingười đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện Đây cũng là một trongnhững mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiệnsự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàunghèo, phân hóa xã hội.

* KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vừa mang tính phổ biến vừa mang tínhđặc thù vì:

- Tính đặc thù của KTTT định hướng CNXH ở Việt Nam:

+ Lịch sử và văn hóa: Việt Nam là một quốc gia có lịch sử dựa trên chủ nghĩa xãhội và có truyền thống nông nghiệp KTTT định hướng CNXH được xem là mộtphương pháp phù hợp với văn hóa và lịch sử xã hội của Việt Nam.

+ Sự can thiệp của Nhà nước: Trong KTTT định hướng CNXH ở Việt Nam,Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều chỉnh hoạt độngkinh tế Chính phủ can thiệp để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi củangười lao động và đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tính phổ biến của KTTT định hướng CNXH ở Việt Nam:

Trang 8

+ Khả năng tạo động lực kinh tế: KTTT định hướng CNXH tạo điều kiện chocác cá nhân và doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế, tạo độnglực phát triển và sáng tạo.

+ Mở cửa kinh tế: Việt Nam đã triển khai chính sách mở cửa kinh tế từ nhữngnăm 1980 và trở thành một quốc gia xuất khẩu chủ lực KTTT định hướngCNXH cho phép quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giới và tận dụng cơ hộihợp tác kinh tế quốc tế.

+ Tính hỗn hợp: KTTT định hướng CNXH ở Việt Nam kết hợp giữa yếu tố côngvà tư, tức là sự kết hợp giữa sự can thiệp của Nhà nước và thị trường tự do Quađó, nó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và đồng thời đảm bảo sự ràng buộcvà kiểm soát từ phía Nhà nước.

=> Tóm lại, KTTT định hướng CNXH ở Việt Nam kết hợp giữa yếu tố đặc thù(lịch sử, văn hóa, can thiệp của Nhà nước) và yếu tố phổ biến (khả năng tạođộng lực, mở cửa kinh tế, tính hỗn hợp) Mô hình này được thiết kế để phát triểnkinh tế và đồng thời đảm bảo sự công bằng và bền vững cho xã hội Việt Nam

Câu 3: Phân tích các quan hệ lợi ích chủ yếu trong nền KTTT Liên hệ vai tròcủa Nhà nước trong việc giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinhtế ở Việt Nam.

- Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

- Các quan hệ lợi ích chủ yếu trong nền KTTT:

+Một là, Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động

Người lao động là người có đủ thế lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, có quyền tổ chức, quản lý quá trình làm việc của người lao động Người lao động và người sử dụng lao động là hai loại chủ thể quan trọng nhất của nền KTTT vì họ trực tiếp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho thị trường.

Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họthu được trong quá trình kinh doanh Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiệntập trung ở tiền lương mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.Sự thống nhất về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động thể hiện: nếu người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế một các

Trang 9

bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận nên người lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương.

Mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế, giữa người lao động và người sử dụng lao động xảy ra khi người sử dụng lao động luôn tìm cách giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận; người lao động đấu tranh đòi tăng lương Nếu mâu thuẫn không được giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế.

Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành lập các tổ chức riêng Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao động Người sử dụng lao động có các nghiệp đoàn, hội nghềnghiệp…

+Hai là, Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động

Những người sử dụng lao động cũng có quan hệ lợi ích với nhau Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ Những người sử dụng lao động liên kết và cạnh tranh với nhau trong ứng xử với người lao động, với những người cho vay vốn, cho thuê đất, với nhà nước, trong chiếmlĩnh thị trường.

Trong cơ chế thị trường, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụnglao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt Hệ quả tất yếu là không ít các nhà doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản bị loại khỏi thương trường Đồng thời, những người chiến thắng nhanh chóng trưởng thành.

Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tếgiữa những người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trở thành động lực cho sự phát triển đội ngũ những người sử dụng lao động.

+Ba là, Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.

Trong nền KTTT, nhiều người muốn bán sức lao động Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau Nếu có nhiều người bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải Nếu những người lao động thống nhất được với nhau, họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với giới chủ (những người sử dụng lao động).

Để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, những người lao động đã thành lập tổ chức riêng của mình để thống nhất hành động.

+Bốn là, Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

Trang 10

Trong cơ chế thị trường, các nhân tồn tại dưới nhiều hình thức Người lao động,người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội nên người lao động, người sử dụng lao động đều có lợi ích các nhân và có mối quan hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế cả mình thì họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội Khi lợi ích kinh tế của xã hội được thực hiện sẽ tạo lập môi trường thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế của mình Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn không giải quyết được; hoặc người lao động và người sử dụng lao động cộng tác với nhau là hàng giả, hàng nhái, trốn thuế… thì lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tổn hại Biểu hiện là nền kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân chậm được cải thiện… Từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trên cho thấy, lợi ích các nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều Mối quan hệ giữa lợi ích các nhân và lợi ích xã hội có ý nghĩa quyết định khôngchỉ với sự phát triển của từng các nhân, mà còn đối với sự phát triển của toàn xã hội Thông thường, lợi ích cá nhân bao giờ cũng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất, thúc đẩy hoạt động của cá nhân.

- Vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam:

+ Bảo vệ lợi ích hợp tác, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế

+ Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội

+ Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội

+ Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế

=> Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thông qua việc xây dựng chính sách, quy hoạch kinh tế, quản lý hoạt động kinh doanh, khuyến khích hợp tác quốc tế và tạo môi trường doanh nghiệp thuận lợi Việc đồng thuận và hợp tác giữa các bênliên quan, kết hợp với sự hỗ trợ và điều tiết từ nhà nước, sẽ giúp tăng cường sự ổn định và phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w