1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế chính trị mác lenin công nghiệp hóa hiện đại hóa ở vn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ dựa theo những quy trinh công nghệ phương tiện phương p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

2.1.Tính t t y u c a công nghi p hoá, hi n đ i hoáấ ế ủ ệ ệ ạ Vi tệ Nam 5

2.2.N i dung công nghi p hoá, hi n đ i hoáộ ệ ệ ạ đ t nấ ước 6

Ph n II: Lý lu n v cách m ng côngầậềạ nghi pệ 4.0 7

2.6 Quá trình đô th hóa và phát tri n h t ng……… 15ị ể ạ ầPh n IV: Gi i pháp đ y m nh công nghi p hoá, hi n đ i hoá đ t nầảẩạệệạấ ước hi n nayệ 15

C K TẾ LU NẬ 18

T LI UƯỆ THAM KH O.Ả 19

2

Trang 3

A.LỜI NÓI ĐẦU

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi toàn bộ cách thứcsản xuất, quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàncầu Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam,việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực sảnxuất là vô cùng cần thiết Trong bối cảnh đó, đề tài "Công nghiệphóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp 4.0" trở nên càng thú vị và quan trọng hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụtrọng tâm trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước là tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhiệm vụ Công nghiệp

hóa – Hiện đại hóa đã được thực hiện ở nước ta trong những nămqua, nhất là thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thànhtựu quan trọng cho thời kỳ phát triển tiếp theo.

Trong bài viết này, em sẽ đi sâu vào phân tích những tháchthức và cơ hội đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Chúng tasẽ đề cập đến những xu hướng, chính sách và giải pháp cần thiếtđể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, giúp cho đất nước tatiếp tục phát triển và cải thiện đời sống người dân.

Với tầm quan trọng của đề tài này, em hy vọng rằng bài viếtsẽ nêu bật về tình hình hiện tại và triển vọng của ngành côngnghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

3

Trang 4

B NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤTNƯỚC

1 Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên laođộng thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đây là quá trình chuyển biếnkinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bảnnhỏ bé (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp Công nghiệp hóalà một phần của quá trình hiện đại hóa Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ dựa theo những quy trinh công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiếnhiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra hiệu quả năng suất lao động và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao Sự chuyển biến kinh tế - xãhội này không chỉ đi đôi với tiến bộ công nghệ mà còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên Dù vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của công nghiệp hóa hay ngược lại thì vẫn còn tranh cãi.

Công nghiệp hóa có lịch sử phát triển khoảng ba trăm năm, bắt đầu từ nướcAnh vào cuối thế kỉ XVIII, sau đó lan sang các nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ… và ngàynay ở các nước đang phát triển Từ những năm 90 của thế kỷ XX, sự phát triển củaxu thế toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đã làm thay đổi trình tự tiến hành côngnghiệp hóa của các nước Các nước công nghiệp hóa sau không thể tiến hành côngnghiệp hóa tuần tự từ cơ khí hóa đến tự động hóa như những nước đi trước, mà phảikết hợp cả hai quá trình đó.

Bởi vậy, ngày 30 tháng 7 năm 1994, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hànhTrung ương khóa VII đã ra Nghị quyết số 07-NQ/HNTW về phát triển công nghiệp,

4

Trang 5

công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vàxây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, ở đó chỉ rõ: “Công nghiệp hóa,hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủcông là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với phương tiện,phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoahọc – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Quan niệm này của Đảng ta cho thấy: Quá trình công nghiệp hóa không chỉlà phát triển công nghiệp mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; đồng thời, phải áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thay thế cho những sản phẩm truyền thống.

2 Tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1.1 Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa2.1.1.a Công nghiệp hoá là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản

xuất xã hội mà mọi quốc gia trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay đi sau.Thông qua công nghiệp hoá các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đượctrang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nângcao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao và đa dạng của con người.

2.1.1.b Đối với các nước cổ điển có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ

nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hộiphải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bởi vì:

Mỗi bước tiến của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăngcường cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, đồng thời củng cố và hoàn thiệnquan hệ sản xuất XHCN.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khaithác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước,

5

Trang 6

nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, thúc đẩy sự liên kết, hợp tácgiữa các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế,tham gia vào quá tình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệuquả.

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho khối liên minhcông nhân, nông dân và tri thức ngày càng được tăng cường, củng cố, đồngthời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện sẽ tăng cường tiềm lực cho anninh, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh của an ninh, quốc phòng, đồngthời tạo điều hiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hoá mới và conngười mới xã hội chủ nghĩa.

=>Như vậy, có thể nói công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quyết định sựthắng lợi của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.

2.2.2 Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam:

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiệnmục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Namđang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hiện nay, trên toàn cầu đang diễn ra cuộc đua phát triển kinh tế vô cùng sôiđộng, các quốc gia đang nhanh chóng triển khai các chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế với con người được đặt ở trung tâm Để làm được điều này, các nước không thể tránh khỏi việc phải tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa Do đó, vấn đề này đã trở thành một vấn đề toàn cầu được quan tâm và nghiên cứu bởi mọi người Thực tế đã chứng minh rằng phát triển kinh tế là một

6

Trang 7

quy luật bất khả kháng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Bất kể ở giai đoạn nào hoặc tại bất kỳ quốc gia nào, việc phát triển kinh tế đều bắt đầu từphương thức sản xuất Việc này không phân biệt sự giàu có hay nghèo khó của quốc gia Vấn đề khác nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác nhau về tốc độ về hiệu quả và trên thực tế chỉ một số ítnước công nghiệp hoá thành công Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xãhội nhất định thường được hiểu là toàn bộ vật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã hội tương ứng Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ trong cơ cấu xã hội Vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật củaphương thức trước thời công nghiệp tư bản còn thủ công lạc hậu Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đạicân đối phù hợp dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng cao Đểcó cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá Nước ta thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang "Xã hội văn minh công nghiệp" Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu quả Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội,chính trị

PHẦN II: LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1.Định nghĩa cách mạng công nghiệp 4.0

7

Trang 8

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0) xuất phát từ khái niệm “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013 Nó là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất ở thế kỷ XVIII Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công việc mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kĩ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp 7 Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, Cuộc CMCN thứ 4, là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội tốt để Việt Nam có thể tận dụng để xử lý các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế đất nước và tái cơ cấu ngành công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững

2.1 Cơ hội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; đặc biệt là những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn như công nghệ in 3D trong chế tạo sản phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, … đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới Việc nắm bắt kịp thời các thành quả của cuộc CMCN 4.0 có thể coi là

8

Trang 9

chìa khóa, cơ hội để tạo bước phát triển mang tính đột phá cho nền kinh tế nước ta trong thời gian tới nhằm thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa.

Toàn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày nay càng rộng lớn về quy mô, hoàn thiện về cơ chế hoạt động Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; có cơ hội mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sốngcủa nhân dân, tham gia quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế Với xu hướng siêu tự động hóa và sự tham gia của các robot thông minh, thế hệ mới, có khả năng tùy chỉnh cao, CMCN 4.0 có những tác động lớn trong việc thay đổi môhình tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp chính của Việt Nam trong thời gian tới, góp phần chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp sang nền kinh tế năng suất cao Với ưu thế dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh và Internet cao, mức độ tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tốt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho doanh nghiệpViệt Nam những cơ hội lớn trong việc xây dựng và phát triển dữ liệu lớn, làm nềntảng triển khai các trụ cột khác của nền công nghiệp 4.0 Theo thống kê, lượng người dùng Internet tại Việt Nam trong năm 2019 là xấp xỉ 64 triệu người, chiếm khoảng 65,98% tổng dân số; số người dùng điện thoại di động kết nối Internet là 58 triệu người Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bước đầu có được những thành tựu về các mặt ứng dụng công nghệ thông tin như các tiến bộ trong y học, kỹ thuật, công nghệ thông tin để sẵn sàng đón nhận cơ hội từ cách mạng công nghiệp4.0 Các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng ta cũng đóng vai trò rất quantrọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại nước ta Theo đó, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường nănglực tiếp cận CMCN 4.0.

Trong bối cảnh của CMCN 4.0 với nền sản suất công nghiệp trong tương lai dự kiến sẽ có nhiều thay đổi, đòi hỏi quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp cần có những bước đi thận trọng Qua đó có thể thấy, dù xuất phát điểm là nước đi sau nhưng với tâm thế chuẩn bị trước cùng những ưu thế nhất định thì cơ hội

9

Trang 10

bứt phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nước ta là điều hoàn toàn có thể.

2.2 Thách thức, nguy cơ

Hiện nay, Việt Nam đang duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, tiến hành CNH – HĐH dựa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và xuất khẩu trong những ngành thâm dụng lao động có kỹ năng thấp Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng này sẽ đứng trước thách thức lớn trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 khi robot, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế sức lao động của con người, hoạt động sản xuất – chế tạo trong tương lai sẽ quay trở lại các nước công nghiệp phát triển Trong CMCN 4.0, chi phí nhân công và các công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít quan trọng, chúng dần dần có thể được thay thế hoàn toàn bởi người máy khi sự đột phá về công nghệ cho phép ứng dụng rộng rãi người máy thông minh hơn với chi phí thấp hơn Chúng ta đang đứng trước thách thức to lớn, xuyên suốt và cơ bản trong hiện tại, trước mắt và tương lai trước cuộcCách mạng công nghiệp 4.0, thể hiện như sau:

Thứ nhất, thách thức từ những nhu cầu đào tạo đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động với thị trường gần 54 triệu lao động phù hợp với điều kiện mới, thời kỳ mới của đất nước góp phần làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội.

Thứ hai, thách thức trước sự đòi hỏi tính linh hoạt, cấp bách đáp ứng kịp thời đồng thời 2 nhiệm vụ hết sức lớn lao do đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 đặt ra, đó là phải đào tạo được những nghề mà việc làm chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh.

Thứ ba, thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm khi mà việc chuyển dịch trong vòng 30 năm qua kể từ khi đổi mới đất nước là khá chậm Nền kinh tế hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

10

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w