1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế chính trị mác lênin phân tích quan điểm kinh tế chính trị mác lênin về nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư nêu ý nghĩa thực tiễn

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lưu thông mua bán thông thường không tạo ra giá trị tăng thêmxét trên phạm vi xã hội.- Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hoá đặc biệt nào đómà trong quá trình sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINPhân tích quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin về nguồn gốc

và bản chất của giá trị thặng dư? Nêu ý nghĩa thực tiễn.Đề tài: Số 13

Họ và tên: Trần Thị Hoài Thu (nhóm trưởng) - 20010396Nguyễn Kim Tơn - 20010224

Phạm Thị Thanh Thương - 20010397Bùi Thị Hồng Thúy - 20010554Lê Ánh Tuyết - 20010501 Nguyễn Thị Thu Thủy - 20010555

Đinh Thị Thư - 20010493Đào Văn Tuyến - 20010562Đoàn Ngọc Tú - 20010265

Nguyễn Thanh Tùng (nhóm phó) - 20010561HÀ NỘI, THÁNG 9/2021

Trang 2

Tên sinh viênSTTĐiểmchung

Điểm nhómtrưởng đánh giá

115 Phạm Thị Thanh Thương 20010397 Nội dung + Slide + Thuyết trình

116 Nguyễn Kim Tơn 20010224 Nội dung + Slide117 Đào Văn Tuyến 20010562 Nội dung

118 Lê Ánh Tuyết 20010501 Nội dung + tổng hợp nội dung

119 Đoàn Ngọc Tú 20010265 Nội dung

110 Nguyễn Thanh Tùng (phó nhóm) 20010561 Mở đầu + kết bài + tổng hợp nội dung

Trang 4

MỞ ĐẦU

Giá trị thăng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và pháttriển của tư bản Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất hàng hóa theo quy môlớn Đó là sự kết hợp của ba quá trình: sản xuất ra giá trị sử dụng, sản xuất ragiá trị và sản xuất ra giá trị thặng dư – đây là mục đích tuyệt đối hóa của Tưbản chủ nghĩa Chính vì thế, để đạt được mục đích tối đa của mình, họ đã muasức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất rasản phẩm và thu về giá trị thặng dư Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn pháttriển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phảitái sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản phẩm thặng dư Bởi mức độgiàu có của xã hội tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư Xã hội càngphát triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều Sống trong mọi xã hội, sản phẩmthặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bảnchủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư Từ đó cóthể khẳng định sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủnghĩa tư bản Cho nên để nghiên cứu giá trị thặng dư, ta chỉ nghiên cứu nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa Vậy vấn đề cần đặt ra là giá trị thặng dư là gì?Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư ?

Trang 5

NỘI DUNG1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư

- Việc mua bán hàng hoá thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăngthêm, nếu người mua hàng hoá để rồi bán hàng hoá đó cao hơn giá trị thìchỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt.Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán đồngthời cũng là người mua Cho nên nếu được lợi khi bán thì cũng sẽ bị thiệtkhi mua Lưu thông (mua bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêmxét trên phạm vi xã hội.

- Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hoá đặc biệt nào đómà trong quá trình sử dụng loại hàng hoá này giá trị của nó không nhữngđược bảo tồn mà còn tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó Đó là hànghoá sức lao động.

- Hàng hoá sức lao động

- C.Mác viết: “ Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những nănglực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đangsống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất một giá trị sửdụng nào đó”.

Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:

- Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể.

- Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kếthợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hoá để bán, cho nên họ phải bánsức lao động.

Trang 6

Thuộc tính của hàng hoá sức lao động:

Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

- Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần

thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.

Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ranăng lực đó buộc người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạtnhất định.

Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽđược quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tưliệu sinh hoạt ấy Nói theo cách khác thì giá trị của hàng hoá sức lao độngđược đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt đểtái sản xuất ra sức lao động.

Giá trị hàng hoá sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:

Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất và tinh thần) để tái sản

xuất ra sức lao động.

Hai là, phí tổn đào tạo người lao động.

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con

của người lao động.

Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cảcủa hàng hoá sức lao động phản ánh lượng giá trị nêu trên.

- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng là để thoả mãn nhu cầungười mua.

Trang 7

Người mua hàng hoá sức lao động mong muốn thoả mãn nhu cầu có được giátrị lớn hơn, giá trị tăng thêm Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động đượcthể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động.

Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt nó mang yếu tố tinh thần vàlịch sử Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính năng đặcbiệt mà không có hàng hoá thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụngnó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị lớnhơn Đây chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên dođâu mà có.

Vậy ta có thể thấy nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao độngmà có.

2 Bản chất giá trị thặng dư

Nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư trên đây cho chúng ta thấy, bảnchất của giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thốngnhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị (quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa).

Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng hóa sứclao động với người bán hàng hóa sức lao động Do đó, nếu giả định xã hội chỉcó hai giai cấp là: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân thì giá giá trị thặng dưtrong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội làquan hệ giai cấp Trong đó, giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sởthuê mướn lao động của giai cấp công nhân Ở đó, mục đích của nhà tư bản làgiá trị thặng dư, người lao động làm thuê phải bán sức lao động cho nhà tưbản ấy.

Trang 8

Sinh thời, chứng kiến cảnh người lao động bị áp bức lao động với tiền công rẻmạt, trong khi nhà Tư bản thì không ngừng giàu có, C.Mác nhận thấy có mộtsự bất công sâu sắc về mặt xã hội C.Mác gọi đó là quan hệ bóc lột, mặc dù vềmặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá(ví dụ về sự sản xuất giá trị thặng dư nêu trên cho thấy, nhà tư bản đã trả chocông nhân đúng bằng giá trị hàng hóa sức lao động, nhà tư bản tuân thủ quyluật giá trị).

Sự giải thích khoa học của C.Mác ở đây đã vượt hẳn so với các nhà kinh tếtrước đó Tính khoa học thể hiện ở chỗ, C.Mác đã mô tả được một thực tế,nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá thông qua kýhợp đồng thỏa thuận với người lao động làm thuê, song trong trao đổi nanggiá đó, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra cho nhà tư bản bằng lao động sốngchứ không phải do máy móc sinh ra Trong điều kiện ngày nay, quan hệ đóvẫn đang diễn ra nhưng với trình độ và mức độ rất khác, rất tinh vi và dướihình thức văn minh hơn so với các mà nhà tư bản đã từng thực hiện trong thếkỷ XIX.

Để hiểu sâu sắc hơn bản chất của giá trị thặng dư, C.Mác làm rõ hai phạm trù:tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.

Mục đích của nhà tư bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa khôngnhững chỉ dừng lại ở mức độ có được giá trị thặng dư, mà quan trọng là phảithu được nhiều giá trị thặng dư, do đó cần có thước đo để đo lường giá trịthặng dư về lượng.

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khảbiến để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là:

Trang 9

Trong đó, M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến.

Vậy tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác sức lao động làmthuê, còn khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủsở hữu tư liệu sản xuất thu được.

3 Ý nghĩa thực tiễn

Quan hệ bóc lột vẫn đang diễn ra nhưng biểu hiện khác trước

Thứ nhất, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì người công nhân, người

lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định phù hợp với một độdài ngày lao động nhất định và cường độ lao động nhất định

Trang 10

Thứ hai, phải tập trung nhấn mạnh, coi trọng việc tăng năng suất lao động và

trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất và những ngành thuộcsản xuất tư liệu sinh hoạt (cần phải hạ thấp giá của trị tư liệu sinh hoạt bằngcách làm tăng năng suất lao động).

Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của

nhân tố vật chất và nhân tố con người trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra giátrị thặng dư (muốn có nhiều của cải, nhiều giá trị sử dụng cần phải coi trọnggiáo dục đào tạo, coi trọng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý).

Thứ tư, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào

đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay lập tức, sạch trơn theo nhữngcách tiếp cận giáo điều và cứng nhắc như cũ Nền kinh tế nhiều thành phầnngày càng phát triển thì càng cho thấy rõ rằng cho tới khi nào quan hệ bóc lộtcòn có tác dụng là giải phóng được sức sản xuất và thúc đẩy được lực lượngsản xuất phát triển thì cho tới khi đó, dù không muốn nhưng vẫn còn phảichấp nhận sự hiện diện của nó trong nền sản xuất.

Thứ năm, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc vàxơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách,cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rờithực tế và không thể thực hiện được

Thứ sáu, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn

giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảođảm công khai, minh bạch và bền vững Những mâu thuẫn về lợi ích trongquá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như

Trang 11

thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấpthiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới.

KẾT LUẬN

Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất giátrị thặng dư sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác viết “Mục đích của sản xuất tư bản chủnghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trướckia và tạo ra giá trị thặng dư ” Để sản xuất giá trị thặng dư tối đa, các nhà tưbản đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột công nhân làm thuê như “kéo dài ngàylao động và tăng cường độ lao động” Trong giai đoạn hiện nay các nhà tưbản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suấtlao động, làm giảm giá trị hàng hoá Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trìnhđộ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất cả cácnhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trịthặng dư Thế nhưng dưới chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc khôngphải để giảm nhẹ cường độ lao động mà trái lại còn tăng cường độ lao độngcho công nhân Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ laođộng tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng thần kinh thay thếcho cường độ lao động cơ bắp Như vậy, quy luật giá trị thặng dư có tác độngmạnh mẽ trong đời sống xã hội tư bản Một mặt, nó thúc đẩy kỹ thuật, phâncông lao động xã hội phát triển làm cho lực lượng sản xuất, năng xuất laođộng tăng lên nhanh chóng và nền sản xuất được xã hội hoá cao Mặt khác,quy luật giá trị thặng dư làm cho các mâu thuẫn vốn có của tư bản chủ nghĩatrước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sảnxuất với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt, quy định

Trang 12

xuhuớng lịch sử tất yếu của chủ nghĩa tư bản sẽ phải nhường chỗ cho xã hộimới văn minh hơn - xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật biểu hiện bảnchất của phương thức sản xuất, phản ánh mục đích và phương hướng của nềnsản xuất Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất TBCN, vìmục đích này các nhà tư bản sản xuất bất kỳ hàng hoá gì để thu được nhiềugiá trị thặng dư

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://tailieu.vn/doc/de-tai-nguon-goc-va-ban-chat-cua-gia-tri-thang-du-thuyet-gia-tri-thang-du-va-gia-tri-cua-no-trong-nen-kinh-te-tri-thuc-74484.htm

Trang 14

https://www.google.com.vn/amp/amp.tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoc-******END******

Ngày đăng: 24/07/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w