1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường tiểu luận môn kinh tế chính trị mác lenin

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, sự phân chia giai cấp dần bị xóa nhòa, nhưng hiện trạng phân hóa giàu - nghèo thì vẫn còn đó, và nó tồn tại lấp ló trong hình hài của “nạn tham

Trang 1

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂNVĂN KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG



VẤN ĐỀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO TRONG NỀN KINH

TẾ THỊ TRƯỜNG(Tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác-Lenin)

Sinh viên thực hiện: Phan Lê Hoàng Anh - 2356110012

GV hướng dẫn: TS Đào Tuấn Hậu

Ngày 07 tháng 07 năm 2024

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….………1

1 Lý do chọn đề tài………1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………2

3 Ý nghĩa của đề tài……… 2

4 Nội dung kết cấu của tiểu luận……….2

CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG………4

1.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường……….4

1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường……… 4

1.1.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường……….4

1.1.3 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường………4

1.2 Khái quát chung về sự phân hóa giàu nghèo……… 6

1.2.1 Khái niệm của sự phân hóa giàu nghèo……….… 6

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo……….….7

1.2.3 Tác động của sự phân hóa giàu nghèo……….…8

CHƯƠNG 2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO………10

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤY CỦA SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………12

3.1 Thực trạng của sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay……….12

3.2 Nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghè trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay……….…15

3.2.1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế……….…15

3.2.2 Do điều kiện địa lý và các biến cố khác……… 16

3.3 Hệ lụy của sự phân hóa giàu nghèo với nền kinh tế thị trường Việt Nam……… ……… 16

4.1 Tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định……… 19

4.2 Thực hiện chính sách xã hội hiệu quả hơn……… 19

4.3 Khuyến khích người nghèo tự thoát nghèo……….20

4.4 Phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế giúp người nghèo tăng thu nhập……….……… 21

KẾT LUẬN………22

Tài liệu tham khảo……….23

Trang 5

MỞ ĐẦU:1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, đi cùng với mối quan tâm về sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, những hệ quả mà sự tăng trưởng kinh tế kéo theo cũng đồng thời là mối lo ngại với phần lớn các quốc gia trên thế giới Trong đó, một trong những vấn đề đáng quan tâm và ngày càng nhức nhối chính là thực trạng phân hóa giàu - nghèo Đây không hoàn toàn là một hiện tượng mới lạ trong xã hội ngày nay, bởi thực trạng này vốn dĩ là tàn dư từ xã hội cũ Trước đây, trong lịch sử, sự phân hóa giàu - nghèo tồn tại với tên gọi “phân chia giai cấp”, là sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản, là sự lạm quyềnhành để bóc lột và vơ vét của cải của nhân dân, điều này đã đi vào nhiều trang sách văn chương, bởi sự khốc liệt và tàn bạo mà sự phân tầng này gây nên Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, sự phân chia giai cấp dần bị xóa nhòa, nhưng hiện trạng phân hóa giàu - nghèo thì vẫn còn đó, và nó tồn tại lấp ló trong hình hài của “nạn thamnhũng”, hay những đặc quyền mà người có tiền có quyền được hưởng thụ Đã có rất nhiều nỗ lực trong công cuộc nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thế nhưng, sự bất bình đẳng xã hội vẫn ngày càng tăng cao và chưa có dấu hiệu suy giảm Cứ thế, trong một xã hội đang phát triển, nhưng tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” thì vẫn ngang nhiên tồn tại, những người giàu bằng những hoạt động kinh doanh hợp pháp hay phi pháp thì vẫn giàu nữa giàu mãi, những người nghèo dù làm đến mấy nhưng nỗi lo về cơm áo gạo tiền, thuế má thì vẫn đọa đày đến cùng cực

Không đâu xa, khi phần lớn cư dân ở những vùng sâu vùng xa, hay những người thuộc dân tộc thiểu số vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thất học, thất nghiệp lâu dài, cơ sở hạ tầng yếu kém, các dịch vụ về y tế vẫn còn rất sơ sài Điển hình có thể thấy rõ, trong nền giáo dục, rất ít giáo viên tình nguyện đi đến vùng sâu vùng xa để dạy cho các em nhỏ, hay nguồn nước được cung cấp đến các trường vùng núi vẫn chưađược bảo đảm, Tất cả đều cho thấy sự mất cân bằng trong lối sống đang ngày càng rõ rệt, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần nhanh chóng vào cuộc để ngăn chặn kịp thời Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường” nhằm phân tích sâu về những nguyên nhân và hệ lụy mà sự phân tầng gây ra với nền kinh tế và đời sống xã hội ở Việt Nam ngày nay

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 6

2Các lý luận cơ bản của nền kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo, mối liên hệ giữa sự phân hóa giàu - nghèo và nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, thực trạng và hệ lụy hiện tượng phân hóa giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong việc điều tiết sự phân hóa giàu- nghèo.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung lý luận triết học trong nhận thức luận và nhận thức biện chứng trong mối quan hệ tác động qua lại của sự phân hóa giàu nghèo và nền kinh tế thị trường qua các số liệu thống kê

3 Ý nghĩa đề tài3.1 Ý nghĩa lý luận

Cho thấy những hậu quả nặng nề mà thực trạng phân hóa giàu - nghèo mang lại cho xã hội, từ đó có những biện pháp khắc phục hợp lý để giảm bớt tỷ lệ nhóm người nghèo ở Việt Nam hiện nay

Hiểu được những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự lan rộng của hiện tượng phân hóa giàu - nghèo, cũng cho thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu đề tài góp phần củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của sinh viên nói riêng và xã hội nói chung trong việc lên án hiện trạng phân hóa giàu - nghèo trong xã hội, đồng thời tham gia góp phần đẩy lùi sự phân cực xã hội

4 Nội dung kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận này gồm bốn chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nền kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo

Chương này trình bày những thông tin tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm: kháiniệm, những đặc trưng cơ bản và những ưu điểm, khuyết tật của kinh tế thị trường; khái niệm, nguyên nhân và những tác động của thực trạng phân hóa giàu - nghèo nói chung

Chương 2: Mối liên hệ giữa nền kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo

Chương này trình bày về mối quan hệ của nền kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo, từ đó cho thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phân

Trang 7

3tầng là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, đồng thời sự phân hóa giàu nghèo cũng tác động ngược lại quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Chương 3: Thực trạng và hệ lụy của sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay

Chương này trình bày sự vận động và diễn biến của sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội Việt Nam hiện nay qua các số liệu thống kê qua các năm, đồng thời cũng đề cập đến những nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ở nền kinh tế thị trường Việt Nam, bao gồm: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các điều kiện địa lý ngoại cảnh; và những hệ lụy mà sự phân tầng gây ra ở các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và đạo đức

Chương 4: Giải pháp

Chương này để cập đến những biện pháp mà Đảng và Nhà nước đã và chưa thực hiệnnhằm phát huy công cuộc xóa đói giảm nghèo ở xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỀNKINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO1.1 Khái quát về nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nềnkinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhânloại, không chỉ riêng có của chủ nghĩa tư bản

1.1.2 Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại nhiều các hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể….Các chủ thể đều bình đẳng với nhau, hoạt động trên khuôn khổ nhất định có sự định hướng và quản lý của nhà nước, hơn hết dựa trên những quy định của pháp luật

Đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạtđộng của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thịtrường khoa học công nghệ,…

Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; là động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi íchkinh tế - xã hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinhtế; thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế

1.1.3 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Trang 9

a, Mặt ưu thế

Với vai trò của thị trường, nếu lượng cầu cao hơn lượng cung, giá cả hàng hóa đồng thời cũng sẽ tăng lên, khi đó mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Vì vậy, nền kinh tế thị trường trở thành liều thuốc hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả Nền thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội

Ở nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy, đều có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nềnkinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cấp, tựtúc hay nền kinh tế kế hoạch hóa, bởi kinh tế thị trường phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền trong quốc gia, của từng quốc gia trong quanhệ quốc tế

Luôn thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ hội tối đa để thỏa mãn nhu cầu của mình Dưới tác động của quy luật thị trường nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi loại hàng hóa, dịch vụ Thông qua đó nền kinh tế thị trường thúc đẩy sự văn minh, tiến bộ của xã hội

b, Mặt khuyết tật

Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất liên tục dẫnđến mất cân bằng cung cầu Dần dần dẫn đến khủng hoảng: thừa hàng hóa, hàng hóa bịứ đọng và rồi dẫn đến phá sản

Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường Dưới động cơ lợi nhuận, một số chủ thể sản xuất có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể hoạt động

Trang 10

6sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài Do đó, bản thân nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được những khuyết tậtnày.

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh kinh tế thị trường dẫn đến sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Trong nền kinh tế thị trường, người giàu thường sử dụng lợi thế về của cải để chiếm hữu nhiều tài sản và quyền lực hơn, trong khi người nghèo ngày càngnghèo hơn, cuối cùng dẫn đến phân chia giai cấp sâu sắc Sự chênh lệch giàu nghèo rõ rệt dẫn tới nguy cơ bất ổn xã hội: sự đấu tranh của tầng lớp nghèo hơn để có cuộc sốngtốt hơn “Cá lớn nuốt cá bé”, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các nhà sản xuất lớn mạnh nuốt chửng và cuối cùng chỉ còn một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh Kinhtế thị trường dần biến thành kinh tế độc quyền chi phối

1.2 Khái quát chung về sự phân hóa giàu nghèo1.2.1 Khái niệm của sự phân hóa giàu nghèo

Để làm rõ khái niệm phân hóa giàu nghèo, trước hết, cần làm rõ khái niệm giàu, nghèo Xét trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, có thể định

nghĩa: Người giàu là người có thu nhập bình quân đầu người cao gấp nhiều lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước; có khả năng thỏa mãn về mức sống, sự hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ xã hội ở mức cao hơn so với cộng đồng dân cư nơi họ sống và địa bàn khác; có tích lũy cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và đảm bảo cho đờisống ở tuổi già bằng tài sản của riêng mình. Người nghèo là người có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước; không đủ khả năng đảm bảo những nhu cầu về mức sống, sự hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ xã hội; không có tích lũy cho đầu tư phát triển mở rộng sản xuất và đảm bảo khi tuổi già bằng tài sản riêng của mình

Từ đó, có thể nhìn ra, khái niệm giàu - nghèo được nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế được biểu hiện chủ yếu ở thu nhập, mức sống, sự tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế cũ phát triển sang nền kinh tế thị trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội ở nước ta ngày càng sâu sắc Từ thực trạng đó, nền kinh tế thị trường cũng đồng thời mang lại những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, trong đó

Trang 11

7sự phân hóa giàu - nghèo là một trong những khuyết tật chưa thể khắc phục được của nền kinh tế thị trường Khái niệm phân hóa giàu - nghèo, xét trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, có thể định nghĩa: Phân hóa giàu - nghèo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các tầng, nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau, thể hiện sự chênh lệch về tài sản, thu nhập, mức sống và sự hưởng thụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các nhóm xã hội đó.

Như vậy, hiện tượng phân hóa giàu - nghèo luôn có mối quan hệ mật thiết với tiến trình phát triển của loài người Sự phân hóa giàu - nghèo không bao giờ là một hiện tượng kinh tế thuần túy mà còn là một hiện tượng kinh tế - xã hội Vậy nên, phân hóa giàu - nghèo vừa có cả mặt kinh tế, vừa có cả mặt xã hội trong sự phát sinh, phát triển của nó Do đó, mà ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hoàn cảnh xã hội khác nhau, sự phân hóa giàu - nghèo cũng có sự khác biệt

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo

Theo chủ nghĩa Mác Lênin, nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giàu - nghèo trong lịchsử chính sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Song cả C Mác và Ph Ăngghen đều khẳng định chế độ tư hữu chỉ là một hiện tượng lịch sử Vì vậy, sự đối lập giữa người có của và người không có của chỉ mang tính tương đối

Bên cạnh đó, một số lý thuyết khác cũng nói về nguồn gốc phân hóa giàu - nghèo Theo quan niệm xã hội học mà điển hình là M.Vaybo đã khẳng định, nguồn gốc của phân chia giai cấp, phân hóa giàu - nghèo gắn liền với sự phân chia tư liệu sản xuất, vàthị trường cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng xã hội Các nhà kinh tế học như Simon Kuznets, A.lewis và Harry Oshma lại coi sự tăng trưởng kinh tế có mốiquan hệ mật thiết với vấn đề phân chia giai cấp trong xã hội Trong nền kinh tế tự nhiên, sự phân hóa giàu - nghèo luôn gắn với sự bất bình đẳng trong điều kiện kinh tế kém phát triển Trong cơ chế thị trường việc phân phối tài sản và thu nhập được căn cứ vào quyền sở hữu và tạo nên sự phân hóa giàu - nghèo, bất công xã hội.*Căn cứ để xác định giàu - nghèo và phân hóa giàu - nghèo:

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của phân hóa giàu - nghèo,xét về mặt lý luận, sở hữu tư nhân là một cơ sở để xác định phân hóa giàu - nghèo

Trang 12

8trong xã hội Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mức độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là khác nhau, sẽ hình thành nên nhóm người giàu, và nhóm người nghèo khác nhau

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được xác lập, nhưng hiện tượng phân chia giàu - nghèo vẫn còn tồn đọng Với đặc thù của nền kinh tế thị trường, việc xác định phân hóa giàu - nghèo không đơn thuần chỉ dựa vào chỉ tiêu sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Thực tế khi đánh giá thực trạng phân hóa giàu -nghèo, người ta thường xem xét quan hệ giữa vấn đề giàu - nghèo và phân phối thu nhập Theo cách này, thế giới chia làm hai phương pháp: Một, là theo Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê dã đánh giá mức độ chênh lệch giàu - nghèo gắn với sự công bằng trong phân phối thu nhập tính theo công thức 1/n (n là %dân cư để so sánh).Với công thức này, nếu lấy 20% số người thu nhập cao nhất so với 20% người có thu nhập thấp nhất trong xã hội thì mức chênh lệch an toàn là 5 lần Và trong thực thế khảo sát, người ta dựa vào công thức trên để xếp các nhóm người trong xã hội vào các tầng mức sống và quy ước thành các “nhóm mức sống” giàu, nghèo Hai, là dựa vào sốliệu thống kê theo hệ số Gini (hay theo nhà kinh tế học Kuznet) để làm cơ sở xác định phân hóa giàu - nghèo Theo Ngân hàng Thế giới, nếu hệ số Gini dao động quanh trục 0,3 là tốt nhất Vậy khi áp dụng cách đo lường này để tính toán thu nhập, nếu vượt quámức hệ số Gini này, vấn đề bất bình đẳng trong xã hội bắt đầu cần được xem xét

1.2.3 Tác động của sự phân hóa giàu nghèo

Từ việc phân tích những khái niệm giàu - nghèo và sự phân hóa giàu - nghèo, ta cũngphần nào thấy rõ tác động mà thực trạng này mang lại đối với kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

a, Mặt tích cực

Hiện tượng phân hóa giàu - nghèo đã góp phần thúc đẩy tính năng động ở con người trong các nhóm xã hội, kích thích họ khai phá bản thân để tìm kiếm cơ hội, từ đó phát triển để vượt lên Kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường khắc nghiệt để sàng lọc và tuyển chọn những nhân tài Từ đó, thúc đẩy sự vươn lên của mỗi chủ thể kinh tế, đồng thời tạo ra sự tăng phát triển kinh tế của đất nước

b, Mặt tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, thì cũng cần chú ý đến những mặt tiêu cực mà hiện tượng phân hóa giàu nghèo gây nên để có những biện pháp hợp lý ngăn

Trang 13

9chặn kịp thời Khi sự phân hóa giàu - nghèo tăng cao về khoảng cách, quy mô sẽ làm sự bất bình đẳng trong xã hội, và mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn, thậm chí cóthể dẫn tới việc bất ổn chính trị - xã hội, hoặc dẫn đến sự phân hóa giai cấp hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa; có thể trở thành yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế khi nó phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội Song, sự phân hóa giàu - nghèo sâu sắc cũng đồng thời là bàn đạp để đẩy con người đến những hành động phi đạo đức; góp phần gia tăng tình trạng tệ nạn xã hội Một số bộ phận người giàu với lối sống tiêudùng xa hóa cũng đồng thời ảnh hưởng tới các nhóm dân cư khác, làm tăng tệ nạn xã hội và suy đồi đạo đức, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Không dừng lại ở đó, thực trạng phân hóa giàu - nghèo còn tác động đến thái độ của người lao động và ý thức chính trị, lối sống của cán bộ, đảng viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội bộ, dẫn đến tình trạng suy giảm hiệu lực ở bộ máy nhà nước, và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng có thể bị vôhiệu hóa hay bị xuyên tạc, sự lãnh đạo của Đảng dần bị suy yếu và bị giảm uy tín, niềm tin trước nhân dân Thực trạng phân hóa giàu - nghèo đã làm xã hội chia thành hai cực người giàu và người nghèo, đó là mầm mống cho sự chia rẽ nội bộ trong tầng lớp dân cư, là một nhân tố dẫn đến sự xung đột và các cuộc đấu tranh trong xã hội Tỷ lệ người nghèo có cũng đồng thời ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực trongsự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, thậm chí là kìm hãm sự phát triển của xã hội

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w