Lời mở đầu Kinh tế chính trị Mác-Lênin là học thuyết về kinh tế chính trị do C.MácĂngghen sáng lập và sau này Lênin phát triển trong giai đoạn mới, đối tượng nghiên cứu là phương thức s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI H C KINH TỌ Ế
***
ĐỀ TÀI: Vận d ng h c thuy t kinh t chính tr Mác-Lênin trong vi c ho ch ụ ọ ế ế ị ệ ạ
định đường lối, chính sách kinh t ế ở Việ t Nam để hướng t i m c tiêu phát ớ ụ
triển theo định hướng xã h i ch ộ ủ nghĩa
Trình bày: Nhóm 1 Thành viên: Vũ Thị Quỳnh Anh (nhóm trưởng)
Nguyễn Th ịNgọc Anh
Lê Th ị Thủy
Tống Thành Trung Mai Phúc Th o ả
Nguyễn Th Hà Giang ị Phan Hoàng Lan
***
Hà N ội – 2022
Trang 2MỤC LỤC
I Đối tượng nghiên c u và chứ ức năng của Kinh tế chính tr Mác-Lênin ị 4
1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin 4
2 Chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lênin 5
2.1 Chức năng nhận thức 6
2.2 Chức năng thực tiễn 6
2.3 Chức năng tư tưởng 7
2.4 Chức năng phương pháp luận 7
II S c n thi t ph i nghiên c u Kinh t chính tr ự ầ ế ả ứ ế ị Mác - Lênin 7
III V n d ng h c thuy t kinh t chính tr ậ ụ ọ ế ế ị Mác-Lênin trong vi c hoệ ạch định đường lối, chính sách kinh t ế ở Việt Nam để hướng t i mớ ục tiêu phát tri n theo nh ể đị hướng xã h i ch ộ ủ nghĩa 8
1 Chính sách kinh tế ở Việt Nam 8
1.1 Kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 8
1.2 Kinh tế đơn thành phần, đơn loại hình sở hữu sang kinh tế đa thành phần, đa loại hình sở hữu 10
1.3 Kinh tế chính trị Mác-Lênin còn có đóng góp to lớn trong việc chỉ ra tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 11
2 Trong việc hoạch định đường lối ở Việt Nam 13
2.1 Lựa chọn con đường tiến lên XHCN, bỏ qua TBCN 13
2.2 Đảng tự đổi mới 15
2.3 Từ nhà nước chuyên chính vô sản, chuyển thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân 16
2.4 Đổi mới tổ chức và hoạt động các tổ chức chính trị xã hội - .17
2.5 Dân chủ hoá đời sống xã hội 18
Trang 3Lời mở đầu
Kinh tế chính trị Mác-Lênin là học thuyết về kinh tế chính trị do C.Mác -Ăngghen sáng lập và sau này Lênin phát triển trong giai đoạn mới, đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Kinh tế chính trị của Mác và Lênin nghiên cứu, bổ trợ cho những học thuyết khác về chính trị, triết học, xã hội học của họ
Đảng Cộng sản Việt Nam học hỏi và áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào bối cảnh cụ thể của đất nước, trong đó sự nghiệp giải phóng dân tộc thành công vang dội và lãnh đạo nhân dân ta đang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa Hiện nay, nước ta đang kế thừa thành tựu của khoa học kinh tế chính trị trên thế giới và các ưu điểm của kinh tế chính trị Mác Lênin Hiện nay, Việt -Nam đang trong công cuộc đổi mới đất nước, việc học tập kinh tế chính trị Mác - Lênin trở thành vấn đề quan trọng, nhằm phát triển nhận thức về bản chất của hiện tượng kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế, phát triển lý luận kinh tế và vận dụng
lý luận đó vào hoàn cảnh thực tế của đất nước nói riêng để hướng đến sự toàn diện thế giới nói chung
Tổng hợp từ những ý kiến trên chúng em đã chọn đề tài: “Vai trò của kinh
tế chính trị Mác Lênin trong việc hoạch định đường lối chính sách kinh tế ở Việt Nam để hướng tới mục tiêu phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
để bổ trợ với các kiến thức của chương I trong môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin Bài tiểu luận này có sự tham khảo từ các nguồn tài liệu cũng như các trang báo và quan điểm của nhóm chúng em
Trang 4I Đối tượng nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lênin
1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin
Mỗi học thuyết đều có đối tượng nghiên cứu, trong đó Kinh tế chính trị không phải ngoại lệ Đối tượng nghiên cứu ở đây được hiểu là khoa học nghiên cứu quan
hệ sản xuất nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện
ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người
Các phạm trù kinh tế là khái niệm thể hiện bản chất của những hiện tượng kinh tế như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả Những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế được phản ánh qua quy luật kinh tế
Quy luật kinh tế bao gồm những tính chất sau:
Quy luật kinh tế phản ánh tính khách quan, tồn tại trong những điều kiện kinh
tế nhất định và biến mất đi khi không còn các điều kiện đó, nó tồn tại độc lập ngoài
ý chí con người Người ta không thể sáng tạo, hay làm biến mất đi quy luật kinh tế
mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mình
Quy luật kinh tế là quy luật xã hội, khác với các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ phát huy tác dụng của nó thông qua những hoạt động kinh tế của con người Nếu nhận thức đúng đắn và thực hiện theo quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất
Phần lớn các quy luật kinh tế không giống các quy luật tự nhiên bởi chúng có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định Do đó, ta có thể tách quy luật kinh tế thành hai loại: các quy luật kinh tế đặc thù và các quy luật kinh tế
Trang 5chung Các quy luật kinh tế đặc thù là các quy luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định
Tìm hiểu các quy luật kinh tế rất cần thiết bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế vì vậy tìm hiểu các quy luật này
là điều cần thiết Quy luật kinh tế là tiền đề của chính sách kinh tế Chính sách kinh
tế được hiểu là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế Nó chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người Không có đầy đủ nhận thức và hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin được xác định dựa - trên quan điểm duy vật lịch sử Sản xuất vật chất là tiền đề của đời sống xã hội Tuy nhiên bất cứ nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định tức là trong sự thống nhất và tác động qua lại giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin là quan hệ sản xuất -nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất Mặt khác, quan hệ sản xuất tức là cơ sở hạ tầng xã hội cũng tác động qua lại với kiến thức thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý, có tác động trở lại mạnh mẽ đối với quan hệ sản xuất Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh
tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
2 Chức năng của Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Trang 6Kinh tế chính trị Mác-Lênin là một trong 3 bộ phận hợp thành hợp thành chủ nghĩa Mác Lênin, cùng triết học Mác- -Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học Kinh tế chính trị có 4 chức năng chính: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng
tư tưởng, chức năng phương pháp luận
2.1 Chức năng nhận thức
Kinh tế chính trị Mác-Lênin có tác động biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng, từ đó, cung cấp hệ thống tri thức khoa học về các mặt, các khâu, các quan hệ cơ bản của nền kinh tế và sự tương tác giữa chúng trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường
Từ đó người học hiểu được bản chất, xu hướng vận động, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, sự tương tác giữa lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng với quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường hiện đại Đồng thời, họ có thể hiểu được 1 cách khái quát về định hướng
xã hội chủ nghĩa nói chung và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, các chính sách và luật pháp của nhà nước đang tác động đến các chủ thể kinh tế thị trường
2.2 Chức năng thực tiễn
Kinh tế chính trị nói chung cũng như kinh tế chính trị Mác-Lênin nói riêng phục vụ cho các hoạt động thực tiễn, nhằm giúp người đọc hiểu và thực hiện tốt đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và luật pháp của nhà nước Người học có thể định hướng các hoạt động cá nhân phù hợp định hướng phát triển của xã hội, thực hiện các hoạt động đó có hiệu quả hơn Các lĩnh vực hoạt động và kinh tế chính trị có sự liên kết với nhau, từ học tập cho đến nhận thức: học tập kinh
tế chính trị giúp cho người học có nhãn quan khoa học để giải quyết được những vấn
đề có tính chuyên môn
Trang 72.3 Chức năng tư tưởng
Người học có thể hiểu được tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước; góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và cách mạng Họ củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tương lai, tiền đồ tươi đẹp của đất nước, của nhân loại
2.4 Chức năng phương pháp luận
Môn học cung cấp những tri thức cần thiết để người học hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tế trong hiện tại, tạo nên phương pháp tư duy khoa học- phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế Người học có thể tự nghiên cứu, xem xét, lý giải những vấn đề kinh
tế-xã hội mới nảy sinh; đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề đó có cơ sở khoa học
và thực tiễn
II Sự cần thiết phải nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay Đất nước ta đang trên con đường đổi mới về đường lối và chính sách của Đảng
vì vậy việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin càng được đặt ra một cách cấp thiết, khắc phục sự lỗi thời và lý luận kinh tế, xa rời lý luận với cuộc sống, góp phần hình thành tư duy, đường lối kinh tế mới cho phù hợp với thời đại
Việt Nam chuyển hướng theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau năm 1986, do đó những học thuyết của kinh tế thị trường thuộc kinh tế chính trị đưa ra là cần thiết không chỉ đối với quản lý kinh tế vĩ mô đất nước, mà còn cần thiết cho việc quản lý sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư
Trang 8Đối với sinh viên ở các trường kinh tế, học tập tốt kinh tế chính trị Mác – Lênin tạo nên logic cho các môn khoa học kinh tế khác vì các môn kinh tế khác đều phải dựa trên cơ sở các kiến thức, các phạm trù kinh tế và các quy luật mà kinh tế chính trị Mác - Lênin nêu ra
Đại hội VII của Đảng đặt ra yêu cầu cải biến nội dung và phương pháp nghiên cứu giảng dạy khoa học xã hội nhằm củng cố việc học tập kinh tế chính trị và khoa học, gắn chặt với thực tiễn, nâng cao thực hành, khoa học xã hội trở thành chìa khóa trong việc thay đổi tư duy, xây dựng nhân cách và ý thức xã hội chủ nghĩa, hạn chế
tư tưởng lệch lạc… Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra rằng: Khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu những luận cứ cho việc tạo động lực phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tiếp tục đổi mới sâu rộng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh và đi lên chủ nghĩa xã hội Đến đại hội X, Đảng ta nêu rõ: “Phát triển khoa học xã hội hướng vào việc tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giải đáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đi công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”
III Vận dụng học thuyết kinh tế chính trị Mác Lênin trong việc hoạch định
-đường lối, chính sách kinh tế ở Việt Nam để hướng tới mục tiêu phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1 Chính sách kinh tế ở Việt Nam
1.1 Kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong quá trình xây dựng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để đảm bảo tính nhất quán và lâu dài của chính sách kinh tế, kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trang 9đã có vai trò to lớn trong việc chuyển chính sách kinh tế Việt Nam từ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- một mô hình có sức sống mạnh mẽ và triển vọng vô cùng lớn
Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta vì không chú trọng kinh tế thị trường, vẫn quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dướ , kết quả phương thức điều hànhi không đạt hiệu quả cao Việc tuân theo chính sách kinh tế cũ làm doanh nghiệp và người dân trở nên thiếu chủ động, ở trong trạng thái chờ đợi, làm việc hời hợt Cùng với sự thiếu nhiệt huyết và sáng tạo trong công tác làm việc đã khiến nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội Điển hình, trong giai đoạn 1977 1985, tổng sản phẩm trong
-nước bình quân mỗi năm tăng 4,65% Trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm
và công nghiệp tăng 5,54%/năm Ngành kinh tế quan trọng nông, lâm nghiệp chiếm 38,92% GDP là nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước Công nghiệp có mức tăng khá hơn nông nghiệp do được dồn lực đầu tư, nhưng tỷ trọng trong toàn nền kinh tế chỉ chiếm 39,74% GDP, chưa tạo động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng
Rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Nhà nước ta chuyển hướng sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại không lâu bằng các mô hình khác, dẫn đến nhiều tranh cãi, thậm chí có ý kiến còn phê phán, bác bỏ khả năng và tính hiệu quả của nền kinh tế này Tuy nhiên, thực tiễn đã khẳng định sức thuyết phục và vai trò to lớn của chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam Đầu tiên là đưa ra định hướng và phương thức hoạt động đúng đắn, hiệu quả cho sự điều tiết vĩ mô của Đảng và Nhà nước Sau khi có định hướng và phương thức hoạt động rõ ràng, ta cần tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi các lợi ích kinh tế Để chính sách kinh tế được hoàn thành, Đảng và Nhà nước tạo thiết chế bảo
Trang 10vệ các nhóm yếu thế, tạo điều kiện canh tranh bình đẳng, phát triển kinh tế công bằng
Từ đó, ta có thể thấy, kinh tế chính trị Mác - Lênin đã cho ta định hướng đúng đắn khi đi theo con đường phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Mô hình này phù hợp với sự phát triển của nhân loại và sự đổi mới của thế giới, đem lại sự ổn định bền vững và dài lâu cho các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam
1.2 Kinh tế đơn thành phần, đơn loại hình sở hữu sang kinh tế đa thành phần, đa loại hình sở hữu
Kinh tế chính trị Mác-Lênin cũng đã hướng nước ta chuyển từ kinh tế đơn thành phần, đơn loại hình sở hữu sang kinh tế đa thành phần, đa loại hình sở hữu Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta nóng vội muốn xóa bỏ chế độ chiếm hữu
tư bản tư nhân và thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa để nhanh chóng chuyển đổi sang chế độ kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh Sự nhận thức thiếu đầy đủ và không đúng đắn về cải tạo xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến những biện pháp giải quyết
vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bỏ mặc lợi ích nhân dân như dùng biện pháp hành chính trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp để cưỡng bức dân vào hợp tác xã Điều này đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực không chỉ trong nền kinh tế mà còn trong xã hội Cách thức vận hành trên làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, gây ra xích mích
và giảm sút lòng tin của nhân dân về tính hiệu quả của chủ nghĩa xã hội dưới sự điều hành và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Nhận thức được tính thiếu hiệu quả trong phương thức quản lý, Nhà nước đã chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế với luận điểm quan trọng: Xây dựng nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Cụ thể, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cơ sở hạ tầng ở nước ta chuyển từ 2 lên 5 thành phần kinh tế với quan hệ công hữu nắm vai trò chủ đạo trong nhiều hình thức sở hữu khác nhau Trong tiến trình đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển mạnh những bộ phận