Từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững” với mong muốn góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài n
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM CÔNG ÁNH
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
Ở TỈNH BẮC NINH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM CÔNG ÁNH
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT
Ở TỈNH BẮC NINH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ NGUYỆT
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS Lê Thị Nguyệt Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận án
Phạm Công Ánh
Trang 4LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến cô giáo TS Lê Thị Nguyệt đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu phục vụ nội dung
đề tài luận văn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Địa lí, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan tâm đến vấn
đề nghiên cứu
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả
Phạm Công Ánh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu 5
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
6 Những đóng góp của đề tài 8
7 Cấu trúc của đề tài 9
NỘI DUNG 10
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 10 1.1 Cơ sở lí luận 10
1.1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước và tài nguyên nước mặt 10
1.1.2 Ô nhiễm nước mặt 13
1.1.3 Đánh giá tài nguyên nước mặt 14
1.1.4 Đánh giá chất lượng nước mặt 15
1.1.5 Sử dụng bền vững tài nguyên nước 18
1.2 Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam 20
1.2.2 Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh 24
Kết luận chương 1 30
Chương 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH 31
2.1 Tiềm năng nước mặt tỉnh Bắc Ninh 31
Trang 62.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 34
2.2.2 Hiện trạng ô nhiễm các sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 39
2.2.3 Hiện trạng ô nhiễm các kênh, ngòi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 44
2.2.4 Hiện trạng ô nhiễm các ao, hồ ở các khu sản xuất và đô thị 48
Kết luận chương 2 52
Chương 3 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT Ở TỈNH BẮC NINH 53
3.1 Đánh giá tác động của ô nhiễm nước mặt đối với sức khoẻ con người ở tỉnh Bắc Ninh 53
3.2 Dự báo diễn biến tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh 55
3.3 Định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước của tỉnh Bắc Ninh 59
3.4 Một số giải pháp sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh hướng tới phát triển bền vững 60
3.4.1 Giải pháp về kiểm soát nước thải và xử lí các nguồn gây ô nhiễm 60
3.4.2 Hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước cấp tỉnh 60
3.4.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường nước 61
3.4.4 Giải pháp hợp tác về sử dụng bền vững lưu vực sông 61
3.4.5 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên nước mặt 61
3.4.6 Giải pháp quản lí và tăng cường lớp phủ thực vật 62
Kết luận chương 3 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 Nhu cầu oxi sinh học
CNH- HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo giá hiện
hành giai đoạn 2015-2019 27 Bảng 2.1 Tỉ lệ số giá trị TSS vượt QCCP của các sông trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2 15-2020 41 Bảng 2.2 Tỉ lệ số giá trị COD vượt QCCP của các sông trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2 15-2020 42 Bảng 2.3 Tỉ lệ số giá trị amoni vượt QCCP của các sông trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2 15-2020 44 Bảng 2.4 Tỉ lệ số giá trị TSS vượt QCCP của các kênh, ngòi trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2 15-2020 46 Bảng 2.5 Tỉ lệ % số giá trị COD vượt QCCP của các kênh, ngòi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 47 Bảng 2.6 Tỉ lệ số giá trị amoni vượt QCCP của các kênh, ngòi trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 47 Bảng 2.7 Tỉ lệ số giá trị TSS vượt QCCP của nhóm các khu sản xuất và
đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 49 Bảng 2.8 Tỉ lệ số giá trị COD vượt QCCP của của nhóm các khu sản
xuất và đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 50 Bảng 2.9 Tỉ lệ số giá trị amoni vượt QCCP của của nhóm các khu sản
xuất và đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020 51 Bảng 3.1 Tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch ở tỉnh Bắc Ninh 54 Bảng 3.2 Một số căn bệnh điển hình khi sử dụng phải nguồn nước ô nhiễm
không hợp vệ sinh tại tỉnh Bắc Ninh 55
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 25 Hình 1.2 Biểu đồ tỉ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2019 28 Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới sông suối tỉnh Bắc Ninh 35 Hình 2.2 Bản đồ một số thông số ô nhiễm ở các hệ thống sông ở tỉnh Bắc
Ninh, giai đoạn 2015 - 2020 45
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ đối với con người và các loài sinh vật mà nước còn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và phát triển các ngành kinh tế đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước, làm suy kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước Trong đó, tài nguyên nước mặt dễ bị tổn thương nhất do được khai thác tối đa nhằm phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội Vấn đề khai thác hợp lí, giảm thiểu ô nhiễm tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng nước mặt khá phong phú Sông ngòi ở Việt Nam khá dày đặc Tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm của sông ngòi Việt nam đạt 830-840 tỷ m3
Tuy nhiên, Việt Nam chỉ là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, với nhiều yếu tố không bền vững Nước mặt từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm đa số, khoảng 63 Đặc biệt, chất lượng nước tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao
Tỉnh Bắc Ninh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng Tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh khá phong phú, bao gồm nhiều hệ thống sông ngòi và hồ, trong đó quan trọng nhất là các hệ thống sông ngòi Tỉnh Bắc Ninh có mật độ sông ngòi từ 1,8-2,0 km/km2, được đánh giá vào loại cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng mật độ là 1,5 km km2) Hệ thống sông của tỉnh Bắc Ninh gồm
có sông Thái Bình sông lớn chỉ chảy qua địa phận tỉnh, điểm đầu và điểm kết thúc không thuộc địa bàn tỉnh ; sông Cầu, sông Đuống, sông B i các sông bắt
Trang 11nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Thái Bình ; sông
Cà Lồ, sông Ng Huyện Khê các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Cầu ; sông Dâu, sông Đông Côi-Ngụ, sông Đồng Khởi, các sông ngòi nội địa bắt nguồn từ các sông lớn trong tỉnh Các sông ngòi trên đóng vai trò quan trọng trong trong việc cung cấp nước sinh hoạt, tưới
và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh Tuy nhiên trong những năm qua, do hoạt động của các khu công nghiệp, các làng nghề, chất thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân, đã gây ô nhiễm nghiêm trọng sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nhiều khu vực chất lượng nước ở mức k m và rất k m Hầu hết các sông chảy qua tỉnh Bắc Ninh đều có giá trị TSS, COD, Amoni trong nước khá cao Các chỉ tiêu trên đều vượt QCVN 8-MT: 2 15 BTNMT cột A2, B1, một
số sông ngòi trở thành “điểm nóng” ô nhiễm môi trường nước Mặt khác, các kết quả nghiên cứu xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bắc Ninh cho thấy, lượng mưa tăng mạnh trong khi vào m a khô lượng mưa có xu hướng giảm Sự thay đổi nhiệt ẩm sẽ khiến tỉnh Bắc Ninh có nguy cơ thiếu nước trong mùa khô
do lượng mưa giảm, ngược lại gây l lụt về m a mưa do lượng mưa tăng Tình trạng biến đổi khí hậu như trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước mặt
ở tỉnh Bắc Ninh
Từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tài nguyên
nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững” với
mong muốn góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt và sự phát triển bền vững của địa phương trong thời gian tới
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tài nguyên nước mặt và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đề tài phân tích và đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước mặt, một số yếu tố tác động đến nguồn tài nguyên nước mặt tỉnh
Trang 12Bắc Ninh Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt theo hướng bền vững
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tài nguyên nước mặt và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh
- Phân tích hiện trạng và diễn biến ô nhiễm tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh
- Đánh giá các nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh và một số thách thức về môi trường nước trong thời gian tới
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1 Nghiên cứu tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước trên thế giới
Nước là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong sự phát triển tất cả các ngành kinh tế, c ng như hoạt động sinh hoạt của con người Tuy nhiên sự phân bố các nguồn nước ở các khu vực trên thế giới khác nhau, do vậy nội dung nghiên cứu về TNN c ng có sự khác nhau Các nước trên thế giới đã có những nhiều công trình nghiên cứu về TNN song hướng nghiên cứu rất khác nhau Đối với các nước phát triển, nội dung nghiên cứu là đánh giá TNN theo lưu vực sông và theo vùng lãnh thổ phục vụ quy hoạch khai thác tối ưu các nguồn nước Các nước đang phát triển có mức độ nghiên cứu đơn giản hơn, chủ yếu là kiểm kê các nguồn nước cả về lượng và chất, tuy nhiên chưa tổng hợp thành hệ thống
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, tài nguyên nước được nghiên cứu theo hướng quản lý tổng hợp trên nguyên lý phát triển bền vững và được xem
là tài nguyên đứng thứ 2 sau tài nguyên con người Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước như Mitchell B (1990), nghiên cứu quản lý nước tổng hợp: Kinh nghiệm và quan điểm quốc tế;
Trang 13Asit K Biswas (1990) nghiên cứu quản lý lưu vực đầu nguồn sông; Neil S Grigg (2008) nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước; nghiên cứu của Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP) nghiên cứu thủy văn và quản lý nước ở vùng nhiệt đới ẩm, [19] [23]
3.2 Nghiên cứu tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam
Ở nước ta lịch sử nghiên cứu tài nguyên nước đã có từ lâu Những tài liệu đầu tiên ghi lại được từ thời nhà Trần (Trần Thái Tông, 1248) cho thấy ông cha ta đã chú trọng nghiên cứu sử dụng các nguồn nước phục vụ quai đê lấn biển, khai khẩn đất đai miền duyên hải Tiếp theo là các tài liệu của Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ đã đề cập đến các trận l lớn và vấn đề sử dụng nước mưa, nước mặt, lợi dụng thuỷ triều Từ năm 1975 đến nay, một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu về tài nguyên nước đã được công bố Hàng loạt các chương trình, đề tài, dự án có ý nghĩa to lớn cả về khoa học và thực tiễn, góp phần định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước Đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (1985) về đặc trưng hình thái mạng lưới sông suối lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của một số tác giả, tiêu biểu là nghiên cứu của Ngô Đình Tuấn (1970 - 2009) nghiên cứu về nguyên lý thủy văn, đánh giá nguồn nước mặt ở Việt Nam; nghiên cứu của Nguyễn Văn Cư về đánh giá tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông; nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn (2005 - 2 16 đánh giá tài nguyên nước Việt Nam và phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan (2018) phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia khai thác nước sạch, quản lý nước bền vững và áp dụng ở Việt Nam, [15][19][20][23][24]
3.3 Nghiên cứu tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước ở tỉnh Bắc Ninh
Tài nguyên nước ở Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú Các chương trình, đề tài nghiên cứu có nội dung chủ yếu là đánh giá tài nguyên nước sông
Trang 14và nước ngầm Việc nghiên cứu đánh giá chú trọng từ khâu thu thập số liệu, xử
lý số liệu, tính toán các đặc trưng, phân tích, nhận xét các kết quả, thể hiện kết quả tính toán trên bảng biểu Công tác điều tra cơ bản về nguồn tài nguyên nước được thực hiện từ cuối những năm 7 được tiến hành bởi các cơ quan như Liên đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc; Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia; Đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước; Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh Các cơ quan này đã thực hiện được các kết quả như sau chủ yếu thể hiện dưới dạng văn bản báo cáo: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2018), Đánh giá sức chịu tải và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường các thủy vực trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2019), Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh 5 năm (2015-2019); Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2019), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường từ năm 2 15 đến quý II năm 2 19 [17][18][21]
Các nghiên cứu về tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước ở trên là
cơ sở lý luận quan trọng trong việc nghiên cứu tài nguyên nước mặt và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt theo hướng phát triển bền vững
4 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Bất kì một đối tượng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể, đều
có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào các điểm của lãnh thổ đó Các đối tượng địa lí phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác Trong mỗi lãnh thổ, luôn có sự phân hóa nội tại đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh
cả về tự nhiên c ng như kinh tế - xã hội Do đó, các nghiên cứu địa lí đều gắn với một lãnh thổ cụ thể Theo quan điểm này, khi nghiên cứu tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh cần phải đặt trong mối tương quan với lưu vực sông Sông ngòi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 15phải được coi là một bộ phận của hệ thống sông ngòi Đông Bắc, của Đồng bằng sông Hồng
4.1.2 Quan điểm hệ thống
Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tương đối
ổn định và vận dụng theo quy luật Quan điểm này yêu cầu phải xem x t đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển, với việc phân tích những điều kiện nhất định để tìm
ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng
Quan điểm hệ thống được vận dụng trong đề tài khi nghiên cứu mối quan
hệ giữa tài nguyên nước mặt với các thành phần tự nhiên khác
4.1.3 Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này đòi hỏi phải nhìn nhận các sự việc, các quá trình địa lí trong mối quan hệ biện chứng tương hỗ với nhau Đối với tài nguyên nước, đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp và đầy đủ nhất cần phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các hợp phần tự nhiên và các hợp phần kinh tế - xã hội khác
Trong đề tài, quan điểm tổng hợp được thể hiện trong việc đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt và phân tích những thách thức đối với tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
4.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi sự vật hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển, suy vong, vận động và biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh trong đề tài là xem xét tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh trong từng giai đoạn cụ thể, cả trong quá khứ và trong hiện tại Điều đó sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác diễn biến ô nhiễm nguồn nước mặt Đây c ng là cơ sở khoa học để đưa ra những dự báo về những thách thức đối với tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh và đề xuất những giải pháp bảo vệ tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững
Trang 164.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển bền vững phải đảm bảo được 3 mục tiêu: Kinh tế - xã hội và môi trường Quan tâm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng khi đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh Khi khai thác, sử dụng cần tránh làm cạn kiệt, suy giảm nguồn nước và phải đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quả hài hòa trên cả ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lí tài liệu
Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu có liên quan phục vụ cho nội dung đề tài Sau khi thu thập, chọn lọc được những tài liệu cần thiết và
có những nhận định phân tích ban đầu Các số liệu thống kê được phân tích và tổng hợp để đưa ra những nhận định rõ nét nhất về vấn đề nghiên cứu Từ đó từng bước biến chúng thành cơ sở cho sự nhận định hoặc kết luận khoa học
Đề tài sử dụng phương pháp này trong việc thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu về hiện trạng tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh; các tài liệu định hướng sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường ở tỉnh Bắc Ninh
4.2.2 Phương pháp đánh giá
Phương pháp này được áp dụng khi so sánh hiện trạng tài nguyên nước mặt của tỉnh Bắc Ninh với các chỉ tiêu chung của quốc gia, từ đó có những giải pháp hợp lí trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt
4.2.3 Phương pháp bản đồ - GIS
Bản đồ có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa lí Việc phân tích và thành lập bản đồ giúp cho việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi vì ta dễ dàng nhận thấy được những mối liên hệ có tính quy luật giữa nguồn tài nguyên nước với các nguồn tài nguyên khác c ng như các ngành kinh tế khác Phương
Trang 17pháp này góp phần giải quyết nội dung nghiên cứu như đánh giá về vị trí của tỉnh, phân tích tiềm năng nước mặt theo lãnh thổ, hiện trạng ô nhiễm nước mặt theo lãnh thổ, từ đó có thể đưa ra những nhận định và giải thích xác đáng Các bản đồ được xây dựng dựa trên ứng dụng GIS
4.2.4 Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa các chủ thể và đối tượng nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoàn cảnh thực tế đối tượng cần nghiên cứu Đây là một công việc cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một lĩnh vực nghiên cứu nào, để hiểu rõ đối tượng nghiên cứu thì ngoài việc thu thập tài liệu, cần phải trực tiếp đi khảo sát thực tế Phương pháp này được tác giả đề tài vận dụng khi khảo sát hiện trạng nước mặt và các nguồn gây ô nhiễm nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh Từ đó, có cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1 Giới hạn về nội dung
Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu về tài nguyên nước ở tỉnh Bắc Ninh bao gồm tiềm năng nước mặt, hiện trạng ô nhiễm nguồn tài nguyên nước mặt, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Luận văn nghiên cứu định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt của tỉnh Bắc Ninh và phân tích các giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
5.2 Giới hạn về thời gian
Các số liệu nghiên cứu trong luận văn từ năm 2 15 đến năm 2 2
5.3 Giới hạn về không gian
Luận văn nghiên cứu thực hiện trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện
6 Những đóng góp của đề tài
- Phân tích được hiện trạng và diễn biến ô nhiễm tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh
Trang 18- Đánh giá được các nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh và một số thách thức về môi trường nước trong thời gian tới
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững
7 Cấu trúc của đề tài
Trong đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về tài nguyên nước mặt
Chương 2 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh
Chương 3 Đề xuất một số giải pháp sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh hướng tới phát triển bền vững
Trang 19NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái quát chung về tài nguyên nước và tài nguyên nước mặt
1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên
Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ khái niệm tài nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người
Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu - năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong không gian
v trụ liên quan mà con người có thể sử dụng cho mục đích tồn tại và phát triển của mình
Với nhận thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau: “ Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người”
Như vậy, theo quan niệm mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng
Người ta phân loại tài nguyên như sau:
- Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội
- Theo khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo được, tài nguyên không tái tạo được, tài nguyên vô tận
- Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin
Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên
có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của con người bằng sự tham gia trực tiếp của
Trang 201.1.1.2 Khái niệm về tài nguyên nước
Nước là dạng tài nguyên đặc biệt Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai họa đến cho con người Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất
và về năng lượng
J.A.Jonnes chia tài nguyên nước thành ba loại :
- Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái Đất
mà trong điều kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai thác, như nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại dương
- Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng
ở trạng thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc xảy ra rủi ro, ví dụ như nước l , nước ngầm nằm sâu
- Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm truyền thống hiện nay, chỉ toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và ngầm mà con người dễ dàng khai thác sử dụng
Theo “Thuật ngữ thủy văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là một lượng nước trên một v ng đã cho hoặc lưu vực, biều diễn ở dạng nước có thể khai thác nước mặt và nước dưới đất Điều 2, Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2020) [16] quy định “ Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam” Rõ ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người ta có thể khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất trong hiện tại và tương lai
Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết, và các dạng tích tụ nước khác
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất
Trang 21Nước là động lực chi phối mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người Với nhiều ngành kinh tế, nước là tư liệu sản xuất không thể thay thế được Nó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản Do vai trò và ý nghĩa quan trọng của nước nên UNESCO lấy ngày 23 3 hàng năm là ngày Nước Quốc Tế
Nước có hai thuộc tính có lợi và gây hại Nó là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, nhưng nó c ng gây ra những hiểm họa to lớn không lường trước được, ví dụ như những trận l lớn gây thiệt hại về người và của, thậm chí nó có thể hủy hoại cả một vùng sinh thái
Tài nguyên nước là tài nguyên có thể phục hồi được, nhưng sức tái tạo của dòng chảy c ng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào mong muốn của con người
1.1.1.3 Khái niệm về tài nguyên nước mặt
Theo Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam 2 2 [16] quy định
“Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo” Nước mặt bao gồm nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong v ng đất ngập nước Nước mặt được
bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất
Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ
bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở v ng thường có mưa
Tài nguyên nước mặt được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng - chất - động thái của nước:
Lượng: là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước mặt trên một lãnh thổ
Chất lượng nước: là các đặc trưng về hàm lượng các chất hòa tan trong nước phục vụ yêu cầu d ng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối tượng sử dụng nước
Trang 22Động thái của nước: được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo thời gian và không gian Đánh giá TNN mặt là nhằm mục đích làm
rõ các đặc trưng đã nêu đối với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể
1.1.2 Ô nhiễm nước mặt
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã." [10]
Theo Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam 2 2 [16] “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lí, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.”
Như vậy, Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý
- hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất
Ô nhiễm nước mặt xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất Hiện tượng ô nhiễm nước mặt xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối
Nước mặt bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác,
mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong
tự nhiên Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu
Trang 23Các nguồn gốc gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt bao gồm:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, l lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý
1.1.3 Đánh giá tài nguyên nước mặt
Đánh giá TNN mặt thường bắt đầu từ việc xác định trữ lượng, đánh giá chất lượng, đến việc khai thác sử dụng chúng phục vụ phát triển KT - XH một cách hiệu quả nhất Đánh giá tài nguyên nước mặt gồm 2 nội dung chính là đánh giá theo yếu tố và đánh giá theo lãnh thổ
1.1.3.1 Đánh giá tài nguyên nước mặt theo yếu tố
Cơ sở để đánh giá TNN mặt theo yếu tố là mối quan hệ tương hỗ của sự thống nhất tự nhiên và xã hội Nội dung đánh giá TNN mặt theo yếu tố gồm 3 giai đoạn:
- Đánh giá TNN nước về mặt tự nhiên: kiểm kê toàn bộ các loại và các nguồn nước của lãnh thổ một cách hệ thống, gồm các chỉ tiêu: trữ lượng, chất lượng, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung, sự biến động theo không gian và thời gian của từng nguồn nước Phân tích các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến TNN mặt và khả năng khai thác sử dụng chúng như: vị trí địa lý, địa hình địa chất, khí hậu thổ nhưỡng Từ đó xác định được tiềm năng và khả năng khai thác thực tế của các nguồn nước nhằm phát triển KT- XH trong vùng
- Đánh giá TNN về mặt kỹ thuật: là đánh giá hiện trạng khai thác c ng như trình độ kỹ thuật và công nghệ khai thác sử dụng đối với TNN mặt trong
Trang 24vùng nghiên cứu Trước tiên phân tích đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng TNN mặt theo năng suất, sản lượng khai thác, trang bị kỹ thuật, quy mô và cơ cấu khai thác Tiếp theo xác định nhu cầu về TNN mặt và khả năng đáp ứng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển, đánh giá khả năng kỹ thuật và công nghệ khai thác Cuối c ng đưa ra phương án về mặt kỹ thuật khai thác sử dụng đối với nguồn nước
- Đánh giá TNN về mặt kinh tế: mục đích của giai đoạn này nhằm xác định tính hợp lí về mặt kinh tế của việc khai thác sử dụng TNN mặt trong từng vùng lãnh thổ Đánh giá về mặt kinh tế để đề ra các phương án khai thác sử dụng TNN mặt về các mặt quy mô, công suất khai thác, nhu cầu đầu tư, kinh phí, giá thành và hiệu quả khai thác nguồn nước, Lựa chọn và đề xuất phương
án khai thác sử dụng hợp lý TNN mặt cho từng vùng
1.1.3.2 Đánh giá tài nguyên nước mặt theo lãnh thổ
Việc đánh giá TNN mặt theo lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trong khai thác sử dụng TNN hợp lý và tối ưu, đem lại hiệu quả KT- XH cao nhất
Các nội dung chủ yếu của đánh giá TNN mặt theo lãnh thổ:
- Trên cơ sở đánh giá các nguồn TNN mặt, tiến hành phân tích cơ cấu TNN mặt trong vùng, lựa chọn các tài nguyên trội, có tỉ trọng lớn, giá trị kinh
tế cao, có khả năng làm cơ sở cho việc hình thành các ngành khai thác m i nhọn làm động lực cho các ngành khác phát triển
- Xác định thế mạnh đặc trưng cho từng vùng lãnh thổ trên cơ sở phân tích mối quan hệ lãnh thổ của các nguồn nước
- Phân tích phương án khai thác sử dụng của TNM đã được đề xuất trong mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội
- Đề xuất phương hướng khai thác và sử dụng tổng hợp TNN mặt phù hợp với cơ cấu tài nguyên, mục tiêu phát triển KT - XH của vùng nghiên cứu nói riêng và của cả nước nói chung trong từng giai đoạn cụ thể
1.1.4 Đánh giá chất lượng nước mặt
Để đánh giá chất lượng nước c ng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ số cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ số đó tuân theo
Trang 25Luật Bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau Kết hợp các yêu cầu về chất lượng nước và các chất gây ô nhiễm nước có thể đưa ra một số chỉ tiêu như sau:
* Độ pH:
pH là một trong những thông số được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn
Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh
* DO, BOD, COD
- DO (Dyssolved oxygen - oxy hoà tan trong nước) là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do
sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo
- BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng
- COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ
* SS (Solid solved - chất rắn lơ lửng)
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh
Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao gây nên cảm quan không tốt cho nhiều mục đích sử dụng; ví dụ như làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt tầng oxy trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tôm Chất
Trang 26rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng
* Amoni
Trong nước, bề mặt tự nhiên của v ng không ô nhiễm amoni chỉ có ở nồng độ dưới , 5 mg l Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoni tồn tại ở dạng ion amoniac NH4 ; nguồn nước có pH kiềm thì amoni tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3
Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 1 -1 mg l Amoni có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật
* Coliform
Vi khuẩn nhóm Coliform Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu
có điều kiện nhiệt độ thuận lợi
Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh
* Kim loại nặng
Kim loại nặng Asen, chì, crôm, cadimi, thuỷ ngân có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành
Trang 27phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng, nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho ph p
Theo Luật tài nguyên nước [16], nước sạch là nước đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam Nếu các chỉ số được đo vượt quá ngưỡng cho phép sẽ được xem là nước bẩn và khi đó ta sẽ có thể chỉ
rõ tác nhân chính gây ra tình trạng đó đồng thời sẽ có những định hướng khai thác, sử dụng hợp lý hơn t y vào mục đích sử dụng
1.1.5 Sử dụng bền vững tài nguyên nước
có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo
vệ, gìn giữ
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại và tương lai PTBV có tính chất đa diện, thống nhất
và toàn bộ Muốn PTBV phải lồng gh p được ba thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, ổn định xã hội, và bảo vệ môi trường
1.1.5.2 Sử dụng bền vững tài nguyên nước
Nước - Nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững
Trang 28Việc đáp ứng như cầu về nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các nhu cầu khác là một điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy, vấn đề PTBV nguồn TNN đang là một thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2020) [16] “Khai thác nguồn nước là hoạt động nhằm mang lại lợi ích từ nguồn nước”, “ Sử dụng tổng hợp nguồn nước là sử dụng hợp lí, phát triển tiềm năng của một nguồn nước và hạn chế tác hại do nước gây ra để phục vụ cho nhiều mục đích”, “ Phát triển tài nguyên nước là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và nâng cao giá trị của tài nguyên nước” và “ Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước” Đồng thời c ng chỉ rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình khai thác, sử dụng TNN: “ Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; ngăn cản trái phép sự lưu thông của nước; phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và cản trở quyền khai thác, sử dụng TNN hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân” Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn nước đều có các yêu cầu bảo vệ như nhau Vì vậy phải phân loại các nguồn nước với các chức năng khác nhau, trên cơ sở đó có quy định mức độ bảo vệ khác nhau do khả năng hấp thụ và pha loãng của các nguồn nước, các dòng chảy khác nhau
Do đó, để thực hiện sử dụng bền vững nguồn TNN cần đặt ra các yêu cầu sau:
- TNN được khai thác sử dụng một cách hợp lý, không vượt quá khả năng của nguồn nước, để nước có thể phục hồi hay tái tạo theo chu trình thủy văn vốn có của tự nhiên
- TNN phải được sử dụng một cách tiết kiệm và thật sự hiệu quả bằng hệ thống công trình hợp lý về thiết kế, đảm bảo hiện đại về kỹ thuật để chống tổn thất về rò rỉ Áp dụng các công trình công nghệ tiên tiến để sử dụng nước được
Trang 29nhiều lần, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người để làm sao nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế
- TNN phải được bảo vệ, đặc biệt là về mặt chất lượng Phải kiểm soát và hạn chế ô nhiễm nước bằng cách sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, hóa học, sinh học để xử lý nước thải cho phù hợp với tình hình thực tiễn từng giai đoạn, từng khu vực Phương hướng chính để giải quyết vấn đề bảo vệ nguồn nước là tìm biện pháp công nghệ sản xuất hợp lý để làm giảm lượng nước thải và nồng
độ ô nhiễm bẩn trong nước, đồng thời nâng cao các biện pháp xử lý nước thải
có hiệu suất cao
- TNN cần được bảo vệ về mặt số lượng bằng cách bảo vệ rừng đầu nguồn, phục hồi các hệ sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc; bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái ven biển vằng ngập mặn
TNN là của tất cả mọi người và mọi người đều có quyền sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ nước Vì thế trong quản lý sử dụng nước nhằm đảm bảo tính cộng đồng và tính công bằng phải có sự tham gia của tất cả các thành phần
có liên quan trong xã hội, phải đóng góp cho xã hội
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
Thống kê của Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, Việt Nam có hơn 2.36 con sông có chiều dài từ 1 km trở lên, trong đó có 1 9 sông chính Chia thành các lưu vực, toàn quốc có 16 lưu vực sông với diện tích lưu vực lớn hơn 2.5 km2, trong đó 1 16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2 (lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ C ng, Hồng - Thái Bình, Mã,
Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Xrê Pốk, Xê Xan, Đồng Nai, Mê Công) Tổng diện tích các lưu vực sông cả nước lên đến trên 1.167 nghìn km2
Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đặc th nên khoảng 6 lượng nước mặt của Việt Nam tập trung ở lưu vực sông Mê Kông, 16 tập trung ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, khoảng 4 ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông khác có tổng lượng nước chỉ chiếm một phần nhỏ còn lại Theo đó, tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 83 -
Trang 3084 tỷ m3 năm, nhưng chỉ có khoảng 31 -315 tỷ m3
37 là nước nội sinh nằm trong lãnh thổ, còn 52 - 525 tỷ m3
63 là nước chảy vào từ các con sông qua các nước láng giềng: Trung Quốc, Lào, Campuchia Điển hình như lưu vực sông Hồng có nguồn nước chảy từ Trung Quốc vào chiếm 5 tổng khối lượng nước bề mặt Còn ở lưu vực sông Mê Công có đến 9 tổng khối lượng nước bề mặt chảy từ Campuchia
Theo Cục Quản lí Tài nguyên nước, ngoài hệ thống sông ngòi, tài nguyên nước mặt Việt Nam còn được chứa trong các hồ chứa Việt Nam hiện
có khoảng 2.9 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn dung tích từ ,2 triệu m3
trở lên đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3
(chiếm trên 8 tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa Trong đó, có khoảng 2.1 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3
nước; khoảng 24 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 51 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3
Các
hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14 Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: Sông Hồng khoảng 3 tỷ m3 ; sông Đồng Nai trên 1 tỷ m3
); sông Xê Xan gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông V Gia - Thu Bồn và sông Xrêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3
đến 3 tỷ m3) Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước mặt Việt Nam còn có trữ lượng dưới lòng đất khoảng 63 tỷ m3 năm, được phân bố ở hơn 2 đơn vị chứa nước, tập trung chủ yếu ở v ng Đồng bằng Bắc
Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên
Ở Việt Nam, tổng lượng nước mặt được phân bố không đồng đều giữa các v ng và các m a, nguyên nhân là do lượng mưa được thay đổi theo m a và thời điểm m a mưa, m a khô ở các v ng khác nhau; do đó có v ng l lụt thường xuyên và có những v ng khô hạn k o dài
M a khô ở Việt Nam thường k o dài từ 6 đến 9 tháng và rất khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này được tính toán chỉ bằng khoảng 20-30% khoảng 160-250 tỷ m3) so với lượng nước của cả năm Trong khi gần 2 3 lượng nước mặt Việt Nam chảy từ nước ngoài vào, trong trường hợp các quốc
Trang 31gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lí nguồn nước trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế, xã hội, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước
Trước thực trạng khan hiếm nước hiện nay, nguồn nước mặt Việt Nam còn phải đối mặt với những vấn đề gây suy giảm và suy thoái nghiêm trọng Thời gian qua, dân số Việt Nam không ngừng gia tăng, đã đạt đến con số 96,2 triệu người năm 2 19, c ng với đó là tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh năm
2 18, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 38,4 , năm 2 19 dự kiến đạt 4 đã dẫn đến nhu cầu d ng nước tăng cao Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đã và đang tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó khiến cho các sông, hồ trong các đô thị ngày càng bị thu hẹp dòng chảy, thậm chí bị lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt chưa hợp lí và thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài nguyên nước trong khi hiệu quả sử dụng còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến trên phạm vi cả nước Bên cạnh đó, nguồn nước mặt được phân bố không đồng đều giữa các
v ng, các lưu vực sông đã khiến hiệu quả sử dụng nguồn nước chưa triệt
để Toàn bộ phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến TP Hồ Chí Minh, nơi có 8 dân số và trên 9 hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ có gần 4 lượng nước của cả nước; 6 lượng nước còn lại là ở v ng đồng bằng sông Cửu Long - nơi chỉ có 2 dân số và khoảng 1 hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ Lưu vực sông Đồng Nai, chỉ có 4,2 lượng nước, nhưng lại là khu vực có đóng góp lớn trong GDP của cả nước
Nguồn nước Việt Nam không chỉ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm, suy giảm mà còn chịu sức p về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng cả về mức độ và quy mô Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng
Trang 32Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các cơ sở sản xuất, làng nghề, khu công nghiệp, các đô thị không được xử lí hoặc xử lí chưa đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn xả
ra môi trường, vào nguồn nước Tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước còn đến từ hoạt động khai thác của hàng nghìn mỏ khoáng sản trên cả nước
Ngoài ra, các công trình thủy điện tuy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia nhưng bên cạnh những tác động tích cực, những ảnh hưởng tiêu cực của các công trình thủy điện tới hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên là không nhỏ Việc chuyển dòng của một số công trình thủy điện sang lưu vực khác thiếu sự xem x t đầy
đủ tác động môi trường lên lưu vực, làm thay đổi chế độ thủy văn, gây ra những tác động lớn đến các hệ sinh thái và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên các lưu vực sông
- Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước mặt: Suy giảm
nguồn nước mặt c ng chịu ảnh hưởng của xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, l lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm thực biển Nhiệt độ không khí tăng lên k o theo lượng hơi nước bốc lên, nhu cầu tưới tiêu phục vụ ngành nông nghiệp tăng lên dẫn đến lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng Trong khi đó, tính trung bình cả nước trong khoảng 5 năm (1958-2007) lượng mưa đã giảm khoảng 2 Thêm vào đó, tình hình xâm ngập mặn ở những khu vực nước biển dâng c ng khiến cho lượng nước mặt bị suy thoái, có những khu vực không thể cải tạo lại gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế
Tình trạng hạn hán và l lụt làm cho khả năng điều hòa dòng chảy k m
đi, khả năng lưu trữ nước vào các tầng đất đá c ng k m đi dẫn đến dòng chảy kiệt ở các sông thì kiệt hơn, dòng chảy l tăng lên, nguy cơ thiếu nước về m a hạn gia tăng còn về m a l thì gia tăng các tai biến liên quan đến nước như xói mòn, l qu t Nhìn chung, tài nguyên nước của nước ta hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái, nay lại đứng trước nguy cơ chịu tác động mạnh do BĐKH thì nguy cơ suy thoái lại càng tăng
Trang 33Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở Việt Nam trong 20 năm trở lại đây đã được cải thiện đáng kể về mặt pháp lí Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành từ năm 1988 và các văn bản hướng dẫn Luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lí cơ bản về quản lí, điều hành, lưu trữ, khai thác và
sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 1998, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền tổng số gần 35 văn bản pháp luật về tài nguyên nước Ngày 07 tháng 12 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên nước số 34/VBHN-VPQH để bảo đảm tính đồng bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới
Bên cạnh các khuôn khổ pháp lí, Việt Nam cần tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt
là các hoạt động xả thải quy mô lớn từ các cơ sở sản xuất, làng nghề, đô thị ; Thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, bảo
vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra Song song với nâng cao ý thức tự giác của người dân sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm Đồng thời, chủ động xây dựng phương án bảo vệ nguồn ngước mặt của Việt Nam trước biến đổi khí hậu
1.2.2 Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh
1.2.2.1 Các nhân tố tự nhiên
a Vị trí địa lí:
Bắc Ninh là tỉnh thuộc v ng Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lí từ
20058’ đến 21016’ vĩ độ Bắc và 105054’ đến 106019’ kinh độ Đông Diện tích tự nhiên 822.7 km2, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố, 01 thị
xã và 06 huyện; với 126 xã, phường và thị trấn, với các mặt tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội
Trang 34Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Trang 35Đa số các con sông chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh là bắt nguồn từ bên ngoài Do vậy, tỉnh Bắc Ninh cần có sự phối hợp với các tỉnh lân cận đưa ra giải pháp cụ thể về quản lí lưu vực sông nhằm giải quyết nguồn gây ô nhiễm sông ngòi trên địa bàn tỉnh
b Về địa chất, địa hình
Đặc điểm địa chất của tỉnh Bắc Ninh mang những n t đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc v ng tr ng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng Tuy nhiên, nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều v ng Đông Bắc Toàn tỉnh có mặt các loại đất
đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ Các thành tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam Ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 1 m, trong khi đó v ng phía Bắc Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt 30-50m
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 đến 7m, địa hình trung du đồi núi có
độ cao phổ biến 300 - 400m Diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0.53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du Ngoài ra còn một số khu vực thấp tr ng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong
Đặc điểm địa chất, địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi, một số v ng tr ng tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào m a mưa ở tỉnh Bắc Ninh
Trang 36c Đặc điểm khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có m a đông lạnh, mùa hè nóng nực Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và m a đông khô lạnh Sự chênh lệch đạt 15-160C Mùa mưa k o dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1400 mm-1600 mm Nhiệt độ trung bình đạt 23.30C Số giờ nắng trong năm đạt 1530-1776 giờ, độ ẩm tương đối trung bình đạt 79%
1.2.2.2 Nhân tố kinh tế - xã hội
* Tình hình phát triển kinh tế
Tình hình kinh tế giai đoạn 2015-2 2 trên địa bàn tỉnh phát triển đưa Bắc Ninh trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế của cả nước
- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành (GRDP)
Bảng 1.1 Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
theo giá hiện hành giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
Qua bảng số liệu cho thấy tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo giá hiện hành tăng dần qua các năm từ 2015-2019 Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP năm 2 16 theo giá hiện hành đạt 137.773 tỷ đồng, tăng 1.08 lần so với năm 2 15; năm 2 17 đạt 167.763 tỷ đồng tăng 1.21 lần so với
Trang 37năm 2 16; năm 2 18 đạt 187.228 tỷ đồng tăng 1.1 lần so với năm 2 17; năm
2 19 đạt 197.400 tỷ đồng tăng 1 5 lần so với năm 2 18
- Tỉ trọng các ngành kinh tế:
Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng (2015-2019: tăng 3.61%) tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm (2015-2019: giảm 1.32%) tỉ trọng ngành dịch vụ thương mại tăng 2 15-2019: tăng 3.24
Hình 1.2 Biểu đồ tỉ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2019
Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2 2 , định hướng đến năm 2 3 ; dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2 3 đạt khoảng 1 5 giai đoạn 2011-2015 là 13%/ năm, giai đoạn 2015-2 2 là 11.5 năm, giai đoạn 2021-2 3 là 9 năm Năm 2 2 GDP bình quân đầu người đạt 146.2 triệu đồng (khoảng 6560 USD)
tỉ trọng các ngành, trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm công nghiệp (72.3%) dịch vụ (23.0%) nông nghiệp (3.8%) Định hướng đến năm 2 3 : GDP bình quân đầu người đạt 346.7 triệu đồng (khoảng 14.450 tỉ USD) tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP tương ứng công nghiệp chiếm 58.2%, dịch vụ chiếm 40%, nông nghiệp chiếm 3.8%
Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ thương mại
Trang 38Như vậy, tổng sản phẩm GRDP, GRDP trên đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn này có xu hướng tăng theo đúng dự báo
Tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GRDP hiện tại từ năm 2 15-2 2 đã và đang phát triển theo định hướng và dự báo, cụ thể ngành công nghiệp-xây dựng vẫn có xu hướng giảm, ngành dịch vụ thương mại lại có xu hướng tăng, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm
Sự phát triển nhanh về kinh tế, một mặt có những tác động tích cực đến
sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh, một mặt c ng có những tác động tiêu cực đến tài nguyên nước mặt của tỉnh do khối lượng chất thải lớn của các nhà máy sản xuất công nghiệp, của các làng nghề chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt chuẩn vào sông ngòi, ao hồ
* Tình hình xã hội
Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh [9], dân số tỉnh Bắc Ninh ngày càng gia tăng Năm 2 15 dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.154.66 người, đến năm 2 19 đã tăng lên là 1.281 24 người Trong đó, dân số thành thị chiếm 30,1%, dân số nông thôn chiếm 69,9% (2019) Trong những năm qua tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh trên địa bàn tỉnh Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh ở các khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung,
Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá diễn ra khá nhanh ở tỉnh Bắc Ninh đã làm gia tăng nhu cầu về tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Đồng thời, tăng lượng chất thải vào môi trường nước mặt sông ngòi, ao hồ
Trang 39
Kết luận chương 1
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu đã công bố, luận văn đã phân tích một
số khái niệm về tài nguyên nước và tài nguyên nước mặt, ô nhiễm nước mặt, đánh giá tài nguyên nước mặt và đánh giá chất lượng nước mặt; phân tích được hiện trạng tài nguyên nước mặt ở Việ Nam và phân tích các nhân tố tác động đến tài nguyên nước mặt ở tỉnh Bắc Ninh
Qua đó cho thấy, nghiên cứu, đánh giá TNN mặt hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm vì đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương
Trang 40Chương 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH BẮC NINH
2.1 Tiềm năng nước mặt tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh có mạng lưới sông khá dày đặc, mật độ từ 1.8-2.0 km/km2thuộc loại cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (1.5km/km2) Hệ thống sông của tỉnh được chia thành các nhóm chính sau:
- Các sông lớn chỉ chảy qua địa phận tỉnh điểm đầu và điểm kết thúc không thuộc địa bàn tỉnh): sông Thái Bình
- Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Thái Bình: sông Cầu, sông Đuống và sông Bùi
- Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Cầu: sông Cà Lồ, sông Ng Huyện Khê
- Các sông ngòi nội địa bắt nguồn từ các sông lớn trong tỉnh: Ngòi Tào Khê, sông Dâu, sông Đông Côi-Ngụ, sông Đồng Khởi,
km2 còn lại là những phụ lưu nhỏ Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69 km, là nguồn cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt và c ng là nơi nhận nước tiêu cho vùng phía Bắc của tỉnh và các tỉnh khác thuộc lưu vực
* Sông Đuống
Là phân lưu của sông Hồng có chiều dài 67 km, bắt nguồn từ làng Xuân Canh chảy theo hướng Tây sang Đông và đổ vào Thái Bình tại xã Cao Đức -