Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THÀNH TRUNG NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2020 VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA L
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định sự biến động rừng của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và những nguyên nhân gây biến động
- Đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng của tỉnh Hòa Bình
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của tài nguyên rừng
- Thu thập, xử lý số liệu thống kê, phân tích hiện trạng rừng, từ đó đánh giá tình hình biến động rừng giai đoạn 2010 - 2020
- Tìm hiểu nguyên nhân gây biến động rừng Từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu tài nguyên rừng ở Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có thảm thực vật rừng vô cùng phong phú, tuy nhiên trong những năm gần đây con người đã khai thác quá mức tài nguyên rừng nên đã bị suy giảm một cách đáng kể Trước vấn đề đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tài nguyên rừng nhằm tìm ra giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên vốn có và vô cùng quý giá này Tiêu biểu như một số tác giả:
- Guibier H Rừng Đông Dương (trong quyển “Những loại gỗ Đông Dương”,
- Do Dop P và Gaussen H Thảm thực vật Đông Dương với lượng mưa hàng năm (1931)
- Champ Soloix R Kiểu rừng thưa vùng Đông Nam Á (1939)
- Carton P Nghiên cứu thảm thực vật trên cơ sở phân loại thổ nhưỡng và khí hậu (trong quyển “Khí hậu Đông Dương” 1940)
- Maurand p Lâm nghiệp Đông Dương (1943)
- Rollet B, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil Những quần hệ thực vật Nam Đông Dương (1952)
- Chandra P.Giri và Surendra Shrestha - UNEP - Thái Lan: Phân tích sự biến động che phủ rừng quá khứ và tương lai trong trường hợp những nước đã lựa chọn ở Nam và Đông Nam Á bằng phương pháp viễn thám
4.2 Các công trình nghiên cứu tài nguyên rừng ở Việt Nam Ở Việt Nam việc nghiên cứu về sự đa dạng của thảm thực vật cũng được bắt đầu từ khá sớm, với nhiều tác phẩm được xuất bản và nhiều công trình đươc công bố
Sang thế kỉ XIX rừng nước ta đã được nhà thực vật học người Pháp nhắc đến trong “ Thực vật chí Đông Dương ” Cũng trong thời gian này, một số tác giả nước ngoài đã có các công trình nghiên cứu về những nét đại cương của thảm thực vật và các điều kiện hoàn cảnh hoặc về những quần thể thực vật của các khu vực địa lý hẹp:
- Chevalier A: Thống kê những lâm sản của Bắc Bộ (1918)
- Moquillon P: Rừng ngập mặn ở Cà Mau (1944)
- Schmid M, De la Sonchève P, Godard P: Những loại đất và thảm thực vật ở Đắc Lắc và vùng ba biên giới (1951); Những quần hệ thực vật trên những cao nguyên Trung Bộ Việt Nam và các vùng tiếp giáp (1956)
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về thực vật rừng:
- Thái Văn Trừng (1970): Thảm thực vật rừng Việt Nam Sau đó tác giả lại tiếp tục bổ sung và đến năm 1998 hoàn thành công trình: “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam”
- Trần Ngũ Phương với các công trình nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam (1970); Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam (2000)
Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác như: Lê Viết Lộc và Nguyễn Bội Quỳnh “Những kiểu thảm thực vật vùng Tây Bắc và vùng Quỳ Châu” (1963); Nguyễn Anh Tiếp, Lê Viết Lộc “Hệ thực vật và những loại hình ưu thế trong các kiểu thảm thực vật ở rừng Cúc Phương” (1964); Võ Văn Chi “Hệ thực vật và thảm thực vật vùng núi ở Sa Pa” (1964); Phan Nguyên Hồng “Sinh thái hệ thực vật và thực bì vùng ven biển miền Bắc” (luận văn phó Tiến sĩ, 1968)
Vào những năm cuối của thế kỉ XX việc theo dõi, điều tra diễn biến tài nguyên rừng đã được các cơ quan chuyên trách thực hiện như: Chi cục Kiểm lâm, Viện điều tra và quy hoạch rừng
- Viện điều tra quy hoạch rừng: Báo cáo đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976 - 1990 - 1995 (1995); Đặc trưng cơ bản và sự biến động của tài nguyên rừng Tây Nguyên
- Lê Sáu, Nguyễn Huy Phồn, Dương Trí Hùng: Đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1991 - 1995, 1996 - 2000
- Phạm Đức Lân: Phân tích đánh giá diễn biến diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên (1976 - 1990) Đề tài đã xác định được xu thế biến động rừng, nguyên nhân gây biến động và mối liên hệ giữa một số nhân tố chủ đạo với biến động rừng làm tiền đề cho công tác dự báo sau này
- Nguyễn Thị Nhường: Nghiên cứu biến động các hợp phần tự nhiên Tây Nguyên thời kì 1976 - 1995 và phân tích nguyên nhân (Luận án Tiến sĩ - 2001)
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu của các viện khoa học, các báo cáo của Cục lâm nghiệp, cùng rất nhiều các tác giả khác
Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu tài nguyên rừng của tỉnh Hòa Bình còn tản mạn, chưa có đề tài nào nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng trong tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 đến 2020.
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Hệ thống là một thể thống nhất và hoàn chỉnh, bao gồm nhiều yếu tố tạo thành Các yếu tố này có mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau Vì vậy trong quá trình nghiên cứu một vấn đề, một yếu tố nào đó ta cần phải đặt nó trong một hệ thống với các yếu tố khác, để qua đó thấy được sự ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của yếu tố đó
Trong nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình, tác giả nhận thấy sự cần thiết trong việc đặt tài nguyên rừng trong mối quan hệ với các yếu tố địa lý khác như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật Qua đó ta có thể thấy được một thể tổng hợp tự nhiên hoàn chỉnh, có mối quan hệ qua lại với nhau và với con người
Tỉnh Hòa Bình là một khu vực địa lý có những đặc điểm khác với các khu vực còn lại Trong các thành phần của tự nhiên, rừng đóng vai trò rất quan trọng, có quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác Sự biến động tài nguyên rừng có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống của con người nơi đậy Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu biến động tài nguyên rừng cần thiết phải xem xét trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố tự nhiên khác và với con người trên quan điểm tổng hợp
Dựa theo sự phân hóa rừng tại Hòa Bình, bởi vì mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một không gian cụ thể và có quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm lãnh thổ đó Các đối tượng này phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ, giúp phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác Việc nghiên cứu địa lí đều được gắn với một lãnh thổ nhất định
Rừng là một trong các thành phần tạo nên môi trường sinh thái, có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác Nếu rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác, ví dụ như đất bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi Ngược lại khi các thành phần khác bị suy thoái cũng dẫn đến sự suy thoái của thảm thực vật rừng Việc đảm bảo cân bằng sinh thái là một việc rất cần thiết
Vì vậy việc khai thác và bảo vệ rừng cần dựa trên quan điểm sinh thái nhằm mục đích phát triển bền vững
5.1.5 Quan điểm phát triển và bền vững
Phát triển bền vững là mục tiêu mà cả thế giới đang hướng tới, trong đó có Việt Nam.Trong quá trình phát triển bao giờ cũng xảy ra mâu thuẫn giữa tăng trưởng và độ sạch của môi trường Trên quan điểm bền vững yêu cầu phải có sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế và đảm bảo sự ổn định của môi trường Nghĩa là con người phải khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời không tác động nhiều đến môi trường Sự phát triển bền vững của một lãnh thổ được thể hiện sự bền vững ở ba lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng, đảm bảo công bằng xã hội và không làm suy thoái môi trường Quan điểm này được quán triệt trong suốt quá trình nghiên cứu tài nguyên rừng ở Hòa Bình vì mục tiêu phát triển bền vững
Quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, trong những năm gần đây nhà nước ta đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm thực hiện quan điểm trên
5.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu Điều tra và nghiên cứu thực địa là cơ sở thực tế để đưa ra những nhận định về sự biến động rừng và bản đồ hiện trạng rừng Các tuyến lộ trình được tác giả thực hiện trong năm 2022 là:
- Tuyến Cao Phong - Tân Lạc - Mai Châu
- Tuyến Cao Phong - thành phố Hòa Bình - Đà Bắc
- Tuyến Cao Phong - Kim Bôi - Lạc Thủy
Thu thập số liệu và tài liệu liên quan đến nội dung đề tài thông qua việc thực địa ở một số địa phương trong tỉnh, các văn bản, các bản thống kê, các báo cáo có nguồn gốc chính thống Trong đó tác giả coi số liệu tài liệu của Tổng cục thống kê tỉnh, Trạm khí tượng thủy văn, Chi cục kiểm lâm, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh là cơ sở pháp lý có độ tin cậy cao
5.2.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng để đưa ra các đặc điểm của quá trình biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2010 - 2020 thông qua việc nghiên cứu cụ thể sự biến động của từng năm 2010 và 2020
5.2.3 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
- Phương pháp bản đồ là phương pháp quan trọng và không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý Đây là phương pháp thể hiện nội dung các đối tượng của các nhân tố trên bản đồ Qua đó, ta có thể thấy được các thông tin chính xác và ngắn gọn về đối tượng cần nghiên cứu Trong việc nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình, phương pháp bản đồ đóng vai trò rất quan trọng Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, từ phân tích xử lý số liệu, biên tập bản đồ, lựa chọn các phương pháp biểu hiện, so sánh, đánh giá bản đồ hiện trạng năm 2010, 2020, từ đó có thể xác định bản đồ biến động rừng giai đoạn 2010 - 2020
- Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) là phương pháp tích hợp nhiều thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua các thao tác thu thập, xử lý, lưu trữ, tính toán, phân tích, hiển thị, khai thác để từ đó đưa ra quyết định hay giải pháp cho các vấn đề thực tiễn về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế xã hội Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình, mục đích của tác giả là thông qua việc chồng xếp hai bản đồ hiện trạng rừng năm 2010 và năm 2020 để đưa ra bản đồ biến động rừng giai đoạn 2010 - 2020.
Những đóng góp của đề tài
- Phân tích được tài nguyên rừng của tỉnh Hòa Bình năm 2010 và 2020
- Chỉ rõ nguyên nhân biến động tài nguyên rừng của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020
- Đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình.
Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tài nguyên rừng Chương 2 Hiện trạng về tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020 Chương 3 Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng và giải pháp phát triển bền vững.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên rừng và phát triển bền vững tài nguyên rừng
Rừng là một thành phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được Ngay từ xa xưa, khái niệm về rừng đã đươc con người đưa ra tương đối phù hơp và hiểu đúng về rừng Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng
Theo G.F Morozov, nhà bác học người Nga (1912) định nghĩa: “Rừng là một quần xã cây gỗ, trong đó chúng biểu hiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, làm nảy sinh các hiện tượng mới mà không đặc trưng cho những cây mọc lẻ Trong rừng không những chỉ có các quan hệ qua lại giữa các cây rừng với nhau mà còn có ảnh hưởng qua lại giữa các cây rừng với đất và môi trường không khí; rừng có khả năng tự phục hồi”
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”
Năm 1952, M.E Tcachenco phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”
Tại khoản 3, điều 2 Luật lâm nghiệp năm 2017 của nước ta định nghĩa:
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”
“Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được Nhưng nếu sử dụng không hợp lí, tài nguyên ấy có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại”
Theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành quy định về tiêu chí xác định và phân loại rừng Cụ thể:
“Thứ nhất: Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5m trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây ngập mặn ven biển), tre nứa… có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác Rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ 1000 cây/1ha trở lên được coi là rừng Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng Các loài cây được quy định như trên phải mang lại giá trị trực tiếp và gián tiếp về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cảnh quan, PTBV thì được xác định là rừng
Thứ hai: Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên
Thứ ba: Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng, phải có chiều rộng tối thiểu 20m và có từ ba hàng cây trở lên Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20m được gọi là cây phân tán”
Như vậy, có thể thấy: “Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu và quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác Đây là một tổng thể phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó”
Hay hiểu đơn giản thì rừng là một hệ sinh thái, là nơi sinh sống của các loài sinh vật, động thực vật, nấm và vi sinh vật Những yếu tố này của rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau
1.1.1.2 Biến động tài nguyên rừng
Biến động rừng được hiểu là sự thay đổi về qui mô, chất lượng của rừng.Tùy vào cơ sở hay mục đích nghiên cứu mà có nhiều cách phân loại biến động tài nguyên rừng Tuy nhiên, ta cần phải chú ý đến các đặc trưng sau:
- Quy mô biến động được xem xét trong khoảng thời gian nhất định
- Mức độ biến động:“là số lượng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay ít của rừng ở năm cuối so với năm đầu của thời kì nghiên cứu”
- Xu hướng biến động “là sự tăng hoặc giảm về diện tích và biến động theo chiều hướng tốt và xấu về chất lượng”
Theo FAO (2000) cho rằng sự suy thoái rừng là sự giảm độ tàn che của rừng hoặc khả năng cung ứng sản phẩm của rừng Đó là sự giảm sút độ tàn che của tài nguyên rừng rừng hoặc sức sản xuất của rừng thông qua khai thác, cháy rừng, cây đổ gãy do bão hay nguyên nhân khác, trong đó độ che phủ của tán rừng vẫn còn trên 10% (theo khái niệm về rừng) Trong một ý nghĩa khác rộng lớn hơn, suy thoái rừng là sự suy giảm dài hạn các lợi ích cung cấp toàn diện từ rừng: gỗ, các sản phẩm, dịch vụ khác của rừng FAO (2001, 2006) đã chỉ rõ suy thoái rừng là những sự thay đổi trong rừng có tác động tới cấu trúc, vai trò của tài nguyên rừng rừng; vì vậy giảm khả năng cung cấp các lâm sản và dịch vụ từ rừng
Tại “Hội nghị các bên tham gia lần thứ 9 (COP 9), suy thoái rừng định nghĩa (có tính công thức) là sự “mất rừng dài hạn trực tiếp do con người gây ra (tồn tại dai dẳng trong X năm hoặc lâu hơn) với ít nhất Y% trữ lượng các-bon (và các giá trị từ rừng) kể từ thời điểm (T) và không đủ tiêu chuẩn (để quy vào) mất rừng” (IPCC, 2003a) Tuy nhiên, tiến tới một thỏa thuận về quy trình thực hiện giám sát, báo cáo và thẩm định suy thoái rừng lại vẫn rất khó khăn (Penman, 2008) vì khó xác định được X (mất rừng dài hạn trực tiếp do con người gây ra), Y (tỷ lệ phần trăm trữ lượng các-bon rừng) và diện tích rừng tối thiểu phải được đo đạc Mỗi yếu tố bị ảnh hưởng bởi các hoạt động gây ra suy thái rừng và đặc điểm sinh thái của từng loại rừng cụ thể Theo GOFC-GOLD (2008), những hoạt động phổ biến gây ra suy thoái rừng ở các vùng rừng nhiệt đới gồm có: Khai thác gỗ chọn lọc, cháy rừng ở các vùng rừng thưa và xảy ra trên diện rộng, khai thác lâm sản phi gỗ và khai thác củi đun, đốt cây lấy than, chăn thả gia súc, đốt lửa dưới tán rừng và du canh Đối với hoạt động khai thác gỗ có chọn lọc, đã có một số nghiên cứu phân tích tác động của hoạt động này đối với mất sinh khối rừng và thời gian cần thiết để phục hồi tái sinh lại rừng Phần lớn các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vùng rừng nhiệt đới ẩm Nghiên cứu khác cũng cho thấy khai thác củi từ những vùng rừng khô thường gây ra suy thoái rừng nhiều hơn so với khai thác gỗ thương mại (Skutsch và Trines, 2008) Đây là phát hiện quan trọng vì rừng khô nhiệt đới nói chung có mật độ dày hơn rừng mưa, trong khi hàm lượng các-bon của rừng khô lại thường thấp hơn so với rừng nhiệt đới ẩm rất nhiều, chỉ bằng khoảng 42% so với rừng nhiệt đới (Murphy và Lugo, 1986)”
Tại Khoản 30 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 định nghĩa: “Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng”
Như vậy: Suy thoái rừng là một quá trình phản ánh sự xuống cấp Thể hiện trong tính chất: sự phì nhiêu, dồi dào của một khu vực rừng bị làm giảm bớt một cách vĩnh viễn
Cơ sở thực tiễn về việc nghiên cứu tài nguyên rừng
1.2.1 Tài nguyên rừng trên thế giới
Rừng rất cần cho sự sống trên trái đất Rừng bao phủ 31% diện tích của trái đất, là nơi cư trú của 80% tất cả các loài sống trên cạn và lưu trữ nhiều carbon hơn toàn bộ bầu khí quyển Hơn 1,6 tỉ người trên thế giới phụ thuộc vào rừng để sinh sống, sinh kế, có việc làm và thu nhập Khoảng hai tỉ người trên thế giới và 2/3 số hộ gia đình ở Châu Phi vẫn phụ thuộc vào gỗ để làm nhiên liệu nấu ăn và sưởi ấm Tuy nhiên, Nạn phá rừng và suy thoái rừng đang là mối đe dọa lớn nhất đối với kho tài nguyên xanh trên toàn thế giới, làm cho diện tích rừng trên thế giới ngày càng thu hẹp, rừng đang biến mất một cách nhanh chóng Cụ thể, theo báo cáo tình trạng rừng thế giới, trong giai đoạn 1990 -2020 khoảng 420 triệu ha rừng đã mất đi do nạn phá rừng, xấp xỉ 10,34 % tổng diện tích rừng toàn cầu
Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2020:“rừng bao phủ
31,2% diện tích đất liền trên thế giới( khoảng 4,1 tỉ ha), tỷ lệ diện tích rừng bao phủ trên tổng diện tích đất toàn cầu giảm từ 31,9% năm 2000 xuống còn 31,2% trong năm 2020” Theo FAO, thế giới sẽ mất khoảng gần 200 triệu ha rừng trong vòng 30 năm qua
Bảng 1.1 Diện tích rừng một số châu lục và khu vực trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020
Khu vực/ Châu lục Diện tích rừng (nghìn ha)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, Châu Âu và Châu Á là hai khu vực duy nhất có mức tăng trưởng rừng tổng thể đáng kể trong khoảng thời gian này, trong khi Châu Đại Dương không có sự thay đổi đáng kể còn Bắc và Trung Mỹ có mức giảm nhẹ Châu Phi cùng với Nam Mỹ và Caribe là những khu vực có lượng rừng bị mất lớn nhất, cả hai đều mất hơn 13% diện tích rừng trong vòng 30 năm qua Điều này phần lớn là do hai vùng này có nhu cầu cao trong việc phá rừng để canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc
Mặc dù tình trạng mất rừng là rất lớn, nhưng tốc độ mất rừng đã chậm lại trong ba thập kỷ qua (tỷ lệ mất rừng hàng năm ước tính là 10 triệu ha trong giai đoạn 2015-2020, so với 12 triệu trong giai đoạn 2010-2015) Trong khi trung bình 78.000 km² bị mất mỗi năm từ 1990 đến 2000, từ 2010 đến 2020 con số đó đã giảm xuống còn 47.000 km², cho thấy tỷ lệ tổn thất tổng thể đã giảm gần 40% Mặc dù tỷ lệ mất rừng nói chung đang chậm lại trên toàn thế giới nhưng một số quốc gia ở Nam Mỹ cùng với toàn bộ châu Phi vẫn cho thấy tỷ lệ mất rừng đang gia tăng
Theo FAO, nạn phá rừng ngày càng gia tăng mạnh ở một số vùng trên thế giới Tại Đông Nam Á tỉ lệ che phủ rừng là 47,8% giảm 1,2% so với năm 2015, tại Mĩ la tinh tỉ lệ bao phủ rừng giảm từ 47,4% xuống 46,7% năm 2020, tại châu Phi tỉ lệ che phủ rừng 27,8 % giảm 0,9% so với năm 2015
1.2.2 Tài nguyên rừng ở Việt Nam Ở nước ta tài nguyên rừng hiện nay đang có sự thay đổi nhanh chóng Trong khoảng thời gian từ 1943 -1983, diện tích rừng từ 14,3 triệu ha ( năm
1943) giảm xuống còn 7,2 triệu ha( năm 1983), giảm 7,1 Từ đó dẫn tới độ che phủ rừng cũng giảm mạnh từ 43% năm 1943 xuống còn 22,0% (năm 1983), giảm 21,0%
Giai đoạn từ 1983 đến 2020, diện tích rừng nước ta, có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực do nhà nước tiến hành hàng loạt các chương trình, chính sách liên quan đến hoạt động bảo vệ và phục hồi vốn rừng tự nhiên, mở rộng diện tích trồng cây trên đất được giao, nên tổng diện tích lên từ 7,2 triệu ha lên 14,6 triệu ha, tăng 7,4 triệu ha Độ che phủ rừng của nước ta ngày càng tăng từ 22% năm 1983 lên 42% năm 2021, tăng 20%, Mặc dù diện tích rừng tăng trong những năm qua nhưng diện tích rừng bị mất vẫn còn cao Đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800 ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng 13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết:“chỉ trong hơn 5 năm từ
2012 - 2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt Tính đến tháng 09/2017, diện tích rừng bị chặt phá là 155,68 ha và 5364,85 ha diện tích rừng bị cháy Có thể thấy diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt”
Theo số liệu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng cho thấy:"hiện rừng chỉ còn 7,8 triệu ha chiếm khoảng 24% diện tích cả nước, trong đó có 10% là rừng nguyên sinh Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giài còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95% và Lào Cai 5,38% Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt”.
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÒA BÌNH,
Những nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
Tỉnh Hoà Bình có diện tích 459.029 km 2 Tọa độ địa lý của tỉnh là từ
20 o 17' đến 21 o 08' vĩ độ bắc; 104 o 48' đến 105 o 40' kinh độ đông Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía đông và đông bắc giáp thành phố Hà Nội, phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa
Hình 2.1 Vị trí tỉnh Hòa Bình trong vùng Tây Bắc
Năm 2021, Hòa Bình có 09 huyện, 01 thành phố Quốc lộ 6 đi qua Hòa Bình dài 125 km nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình với Tây Bắc và Thượng Lào Các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường 12B, 15A, đường 21 nối liền Hòa Bình với các tỉnh lân cận… Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc kéo dài tới thành phố Hòa Bình đã nâng tầm vị trí chiến lược trọng yếu của Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và cả nước
Như vậy, với vị trí là tỉnh miền núi, nằm trong vùng Tây Bắc nên rừng của tỉnh có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện phòng chống lũ lụt, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du (đồng bằng sông Hồng) Phát triển tài nguyên rừng hiệu quả tỉnh Hòa Bình là chìa khóa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu, là nguồn sống của phần lớn người dân trong tỉnh
Hòa Bình là tỉnh chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng Bắc bộ nên địa hình khá phức tạp Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh là những dãy núi nối tiếp nhau xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, phía Đông và Đông Bắc là những đồi thoải xen kẽ đồng ruộng, mang tính trung du Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia Hòa Bình thành 3 vùng địa hình rõ rệt: Dạng địa hình núi cao; dạng địa hình núi thấp ; dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng
Sự phân hóa địa hình của tỉnh là điều kiện để phát triển các loại rừng khác nhau, từ đó giúp cho việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững Tuy nhiên, do địa hình Hòa Bình bị chia cắt ,độ cao khá lớn đã gây khó khăn và trở ngại lớn cho công tác quản lý, tuần tra bảo vệ cũng như công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng nơi đây
Hòa Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc trưng nóng, ẩm, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình năm là 23 o C Tổng lượng mưa năm ở Hòa Bình dao động trong phạm vi khá rộng, từ 1300 - 2300mm/năm và phân bố phức tạp trên lãnh thổ và phụ thuộc vào điều kiện địa hình Khí hậu ở tỉnh Hòa Bình phân hóa ra 2 mùa rõ rệt:
- Mùa hè bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9 Nhiệt độ trung bình trên
25 o C, có ngày lên tới 43 o C Lượng mưa trung bình tháng trên 100mm, thời điểm cao nhất là 680mm Mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8 Lượng mưa toàn mùa chiếm tới 85% - 90% lượng mưa cả năm
- Mùa đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 21 o C Lượng mưa trong tháng là từ 10-20mm
Bảng 2.1 Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011- 2019
Nhiệt độ trung bình năm ( 0 C) 22,8 23,5 25,1 24,4 25,0 Lượng mưa trung bình năm(mm) 1.521,0 1.446,0 1.574,0 2.034,0 1.504,3
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2014,2018,2020)
Nhìn chung với đặc điểm khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và có sự phân hoá theo đai cao đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành đặc điểm thảm thực vật của tỉnh Hòa Bình, đặc biệt các loài thực vật theo đai cao Bên cạnh đó, với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt ẩm cao cũng là một thuận lợi để cây trồng tạo ra sinh khối lớn, đặc biệt là lớp phủ thực vật rừng phát triển Với đặc điểm chế độ nhiệt ẩm như vậy đã tạo điều kiện cho rừng Hòa Bình phát triển mạnh mẽ chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi
Nhìn chung, mạng lưới thủy văn khá phong phú và dày đặc, phân bố hầu hết trên các huyện trong tỉnh Chế độ thủy văn chia làm hai mùa rõ rệt tương ứng với mùa khí hậu Cụ thể: Mùa lũ tương ứng với mùa hạ( khởi đầu từ tháng 4 và kết thúc tháng 9); mùa cạn tương ứng với mùa đông( bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau)
Hệ thống suối ở địa phương cũng khá dày đặc Tỉnh có một số sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi và sông Bùi
Hiện nay, tỉnh còn có trên 335 hồ chứa thủy lợi và hệ thống ao, đầm khá dày đặc Các hồ chứa lớn có dung tích thiết kế lớn hơn 1 triệu m 3 với khoảng 10 hồ được thống kê trong bảng
Bảng 2.2 Các hồ chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
TT Huyện/thành phố Vị trí Số lượng hồ
Hồ Cang Xã Đoàn Kết 1,3
Hồ Thủy điện Hòa Bình TP Hòa Bình, Đà Bắc 9450
- Hồ Đầm Bài Xã Phú Minh 4,884
- Hồ Khang Trào Xã Văn Sơn 2,5
- Hồ Đồng Tâm Xã Đồng Tâm 1,8
- Liên hồ Phú Lão Xã Phú Lão 1,88
- Hồ Suối Ong Xã Tiến Sơn 1,7
- Hồ Đồng Chanh Xã Nhuận Trạch 1,0
- Hồ Trù Bụa Xã Mỹ Hòa 2,2 5,513
- Hồ Vưng Xã Đồng Lai 2,121
- Hồ Cóm I Xã Đồng Lai 1,192
- Hồ Trọng Xã Phong Phú
- Hồ Tre Xã Lạc Thịnh 1,838
(Nguồn: Phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình)
Có thể nói mạng lưới thủy văn của tỉnh khá dày đặc và đa dạng Đây là lợi thế quan trọng để thảm thực vật( đặc biệt là rừng) có thể phát triển tốt nhất, đồng thời cá tác dụng gián tiếp để bảo vệ địa hình của tỉnh Bên cạnh đó, nguồn nước mặt phong phú và nguồn nước ngầm có đủ khả năng đáp ứng được cho việc bảo vệ và phát triển rừng cụ thể như phòng cháy chữa, cháy rừng, tưới tiêu và vận chuyển các sản phẩm lâm sản qua đường sông
Tuy nhiên do chế độ thủy văn theo mùa, phần lớn nước mặt thấp hơn mặt đất canh tác cho nên việc khai thác, sử dụng cho phát triển lâm nghiệp gặp khó khăn, gây tốn kém Mặt khác, những trận lũ quét và lở đất ven sông suối, ven đường giao thông, gây ảnh hưởng tới việc tuần tra rừng
Tỉnh Hòa Bình có 459.029,7 ha diện tích đất tự nhiên và được phân theo các mục đích sử dụng khác nhau
Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất tỉnh Hòa Bình Đơn vị: ha
Loại đất 2018 2019 2020 Đất sản xuất nông nghiệp 88.442 88.442 92.632,6 Đất lâm nghiệp 296.130 296.130 296.870,5 Đất chuyên dùng 31.210 31.210 33.318,1 Đất ở 14.010 14.010 14.280,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình Đất của tỉnh Hòa Bình gồm 3 nhóm chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit; Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch; Nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi Sự đa dạng về các loại đất trồng kết hợp với các yếu tố nhiệt và ẩm là điều kiện rất thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp
Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010 và năm 2020
2.2.1 Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010
Dựa theo số liệu của UBND tỉnh Hòa Bình, tính ngày 31 tháng 12 năm
2010, diện tích đất có rừng của tỉnh Hòa Bình là 224 963,2 ha chiếm 49,05 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh
Bảng 2.5 Diện tích rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2010)
Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất có rừng 224 963,2 100
Theo đó, rừng tự nhiên năm 2010 là 137 914,3 ha, chiếm 30,07% diện tích đất tự nhiên và 61,30% diện tích đất có rừng trong đó chủ yếu là rừng núi đá, rừng gỗ Rừng trồng có diện tích là 87.048,9 ha, chiếm 18,98% diện tích đất tự nhiên và chiếm 38,7% diện tích đất có rừng của toàn tỉnh, diện tích rừng hiện đang có xu hướng phát triển và được quy hoạch chặt chẽ Rừng tự nhiên hiện có trên 1500 loài thực vật, trong đó có nhiều loại cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao như de, dổi, lim, sến, táu, chò chỉ, chò nâu, lát chum, lát hoa, pơ mu, rừng trồng có các loại cây phổ biến là luồng, lát, lim, mỡ, keo, thông Tại các khu rừng mới khoanh nuôi, phục hồi chủ yếu là cây tiên phong ưa ánh sáng, mọc nhanh như dẻ, trẹo, ngát, mi, vàng anh, hu đay, ba soi,
Tỉnh Hòa bình là tỉnh có diện tích rừng núi đá lớn nhất với 82 293,9 ha chiếm 36,6% diện tích đất có rừng và 59,67 % diện tích đất rừng tự nhiên Loại rừng này thường phân bố chủ yếu ở các huyện giáp với Ninh Bình, Thanh Hóa Trong đó một phần diện tích của Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận tỉnh Hòa Bình, là khu rừng có hệ sinh vật phong phú mang đặc trưng của rừng núi đá vôi khí hậu nhiệt đới Tiếp đến, thứ hai là rừng gỗ có diện tích 41 819,5 ha chiếm 18,6 % diện tích đất có rừng Trong rừng có nhiều loài thân gỗ có giá trị kinh tế như dổi, dẻ, đa, pơ mu, du sam, chò chỉ, trường vân, xoan nhừ Rừng gỗ có vai trò quan trọng và có hiệu quả tiềm năng kinh tế rừng tại địa phương, góp phần giảm tỉ lệ nghèo và đói của người dân, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt Rừng tự nhiên của tỉnh đã được đưa vào bảo vệ Cuối cùng, rừng tre nứa hỗn giao có diện tích nhỏ nhất (6 460,1 ha chiếm 2,9%) Đây là kiểu rừng thứ sinh mang nét đặc trưng của rừng nhiệt đới ở các vùng có địa hình thấp của tỉnh Hòa Bình
Theo mục đích sử dụng, rừng của tỉnh Hòa Bình chủ yêu là rừng phòng hộ với diện tích 100.577,70 ha chiếm 44,7% diện tích đất có rừng,tiếp đến là rừng sản xuất có diện tích 89.045,20 ha chiếm 39,6% diện tích đất có rừng Rừng đặc dụng chiếm diện tích thấp nhất với tổng diện tích 33.132,20 ha chiếm 14,7% diện tích đất có rừng Với một tỉnh địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích rừng phòng hộ chiếm lớn nhất là hợp lý Hơn nữa, rừng Hoà Bình cũng được xem như đặc trưng của rừng lưu vực sông Đà với vai trò bảo vệ lưu vực thủy điện Hòa Bình
Rừng phòng hộ Ngoài lâm nghiêp
Rừng đặc dụng Rừng sản xuất
Hình 2.3 Cơ cấu diện tích rừng phân theo mục đích sử dụng, năm 2010
- Về sự phân bố: Rừng của tỉnh Hòa Bình có sự khác biệt về mặt lãnh thổ, diện tích và tỉ lệ che phủ rừng có sự khác nhau giữa các huyện trong tỉnh Hòa Bình
Bảng 2.6 Diện tích rừng phân theo đơn vị hành chính huyện năm 2010
STT Huyện Diện tích có rừng
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình - 2010)
Theo bảng số liệu trên, huyện có diện tích rừng lớn chiếm ưu thế là Đà Bắc có diện tích 36.458,7 ha chiếm 16,2%.Đứng thứ hai là huyện Mai Châu với 35.065 ha chiếm 15,6 %.Đứng thứ ba là huyện Lạc Sơn với 30.568 Tiếp đến, huyện Kim Bôi là 24 432 ha chiếm 10,8% Lạc Thủy, Lương Sơn, Yên Thủy là những huyện cũng có diện tích rừng khá lớn dao động từ 10.000ha đến 20.000 ha Thành phố Hòa Bình, Kỳ Sơn, Cao Phong là những khu vực có diện tích rừng thấp nhất, dưới 10.000 ha, độ che phủ dưới 40%
Hình 2.4 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010
2.2.2 Hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2020
Theo “công bố hiện trạng rừng năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa
Bình, toàn tỉnh có diện tích đất có rừng: 236,582.71 ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 141.614,03 ha, rừng trồng: 94,968.68 ha Diện tích đất có rừng đủ tiêu chí để tính tỷ lệ che phủ toàn tỉnh là 236,852.71 ha, tỷ lệ che phủ là 51,54 %”
Bảng 2.7 Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng Đơn vị: ha
TT Loại rừng Tổng số Rừng đặc dụng
Rừng sản xuất DIỆN TÍCH CÓ RỪNG 236.582,71 35.826,74 92.847,17 107.908,80
1 Rừng tự nhiên 141.614,03 34.273,70 78.592,28 28.748,05 1.1 Rừng gỗ 131.899,76 33.200,40 73.322,05 25.377,31 1.2 Rừng tre nứa 1.390,16 29,98 822,42 537,76 1.3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
Nguồn: (UBND tỉnh Hòa Bình năm 2020)
Nhìn vào bảng số liệu, diện tích rừng tự nhiên của Hòa Bình tính đến hết năm 2020 là 141.614,03ha, chiếm 59,9% diện tích đất có rừng Trong đó: Rừng gỗ có diện tích là lớn nhất 131.899,76 ha chiếm 93,1% diện tích rừng tự nhiên Còn lại là rừng tre, nứa, rừng hỗn giao, rừng cau dừa chỉ chiếm 6,9% Rừng tự nhiên của Hòa Bình đặc biệt là rừng gỗ có tính chất đa dạng sinh học và bảo vệ được môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm Hiện nay, tỉnh vẫn đang triển khai một số dự án để duy trì và phát triển thêm nhiều rừng gỗ Dự án “Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng, quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH- KWF7” được triển khai ở tỉnh Hòa Bình từ năm 2017 Đến nay, Dự án đã góp phần khôi phục hệ sinh thái vùng rừng đầu nguồn, bảo vệ hệ thống tưới tiêu, duy trì ĐDSH của tỉnh Dự án do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ, thực hiện với tổng vốn trên 113 tỷ đồng Với mục tiêu trồng rừng từ các loại cây có sẵn tại địa phương, trong đó trồng mới 215 ha và khoán bảo vệ 3.600 ha rừng trong vùng lõi… Kết quả thực hiện Dự án cho thấy, đã thiết lập rừng, trồng rừng, tái sinh tự nhiên và quản lý, bảo vệ rừng trên 5.200 ha/4.500 ha, đạt 115% kế hoạch Hai mục tiêu về phát triển cộng đồng và bảo tồn ĐDSH đều đạt 100% kế hoạch Dự án đã góp phần tích cực vào việc tăng độ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 51%, là cơ sở nền móng hình thành vùng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Dự án đã triển khai các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý dự án, chuyển giao kỹ thuật lâm sinh, gieo ươm cây giống lâm nghiệp cho cán bộ và người dân, góp phần nâng cao năng lực, xã hội hóa nghề rừng, tạo thêm nguồn nhân lực có chất lượng tốt về chuyên môn cho địa phương vùng dự án
Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt Hầu hết các loại rừng đã đưa vào bảo vệ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành, tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ mua bán, khai thác, vận chuyện lâm sản trái phép Đặc biệt, phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi người dân trong việc phát hiện, báo tin lâm tặc phá rừng, hiện toàn tỉnh đã thành lập trên 1.830 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với gần 12.100 lượt người tham gia Chính vì vậy, hiện tượng phá rừng, khai thác rừng, lâm sản, lấn chiếm chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp đã giảm, rừng được bảo vệ tốt
Bên cạnh đó, rừng trồng của tỉnh là 94.968,68 ha chiếm 40,1% Rừng trồng cũng được quan tâm nhằm phát triển rừng tốt hơn Nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ các địa phương, người trồng rừng phát triển mô hình kinh tế rừng hiệu quả, các hộ dân trồng giống keo sinh trưởng tốt, gấp 1,5 - 2 lần giống keo cũ, năng suất tăng khoảng 20% so với các giống đại trà Nhiều huyện đã rà soát quy hoạch phát triển các loại trồng rừng từ các giống cây bản địa như: trồng dổi ở
Lạc Sơn vừa cho quả đồng thời cho gỗ có giá trị kinh tế cao… Từ khi thực hiện mô hình kinh tế rừng, người dân có trách nhiệm trong việc BVMT sinh thái và tài nguyên thiên nhiên
Theo mục đích sử dụng, rừng sản xuất có diện tích lớn nhất chiếm đến 45,6%, thứ hai là rừng phòng hộ chiếm 39,2% tổng diện tích đất có rừng và ít nhất là rừng đặc dụng chiếm 15,2% Rừng sản xuất hiện nay chiếm tỉ trọng cao là tiềm năng lớn của ngành lâm nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội
Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng
Hình 2.5 Cơ cấu diện tích rừng phân theo mục đích sử dụng năm 2020
Tình hình phân bố: Rừng có sự khác biệt giữa các địa phương
Bảng 2.8 Diện tích rừng phân theo đơn vị hành chính huyện năm 2020
STT Huyện Diện tích có rừng (ha)
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình - 2020)
Về mặt không gian lãnh thổ, theo bảng số liệu, Đà Bắc là huyện có diện tích rừng lớn nhất với 47.536,54 ha chiếm 20,1% Tiếp đến là huyện Lạc Sơn với 30.522,87 ha chiếm 12,9% Đứng thứ ba về diện tích có rừng là huyện Tân Lạc có 24.953,00 ha chiếm 10,5% Còn lại, các huyện có diện tích đất có rừng là thấp nhất so với toàn tỉnh chỉ chiếm dưới 10% gồm: huyện Cao Phong chiếm
4,0%, Yên Thủy chiếm 5,4%, huyện Lạc Thủy chiếm 6,1%, huyện Lương Sơn chiếm 6,5 %, thành phố Hòa Bình chiếm 7,1% Hai huyện Đà Bắc và Mai Châu là khu vực có diện tích rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn nhất so với toàn tỉnh (huyện Đà Bắc chiếm 20,4%, huyện Mai Châu chiếm 21,5%) Đây là hai huyện miền núi của tỉnh có điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển rừng, là huyện trọng điểm được thu hút vốn hỗ trợ đầu tư, các dự án phát triển lâm nghiệp bảo vệ, khoanh nuôi và phát triển rừng Nhiều năm nay, lực lượng kiểm lâm đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), góp phần duy trì ổn định độ che phủ rừng khoảng 65%, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng Cùng với công tác quản lý, BVR, PCCCR, huyện Mai Châu, Đà Bắc đã tổ chức tốt công tác phát triển rừng, quan tâm tuyên truyền giá trị trồng rừng gỗ lớn; kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; góp phần duy trì độ che phủ rừng, cải thiện thu nhập của các chủ rừng; các công trình lâm sinh qua đánh giá đều đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chí nghiệm thu theo quy định, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của huyện
Ngoài rừng tự nhiên, 09 huyện của tỉnh đều có rừng trồng Phân bố nhiều nhất tại Đà bắc 18.668,10 ha, chiếm 19,7%; thành phố Hòa Bình 13.785,49 ha, chiếm 14,5%; Lạc Sơn 12.293,44 ha, chiếm 12,9%; Lương Sơn là 11.866,67 ha chiếm 12,5% và Kim Bôi 10.416,43 ha chiếm 10,7% Các huyện còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ Nhìn chung, Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Hòa bình đã quan tâm đến quản lí, gây dựng rừng đặc biệt là rừng trồng sản xuất Tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ các địa phương, người dân có đất rừng phát triển mô hình kinh tế rừng đảm bảo hiệu quả nhất, các hộ dân trồng giống keo sinh trưởng tốt, gấp 1,5 - 2 lần giống keo cũ, năng suất tăng khoảng 20% so với các giống đại trà Nhiều huyện đã rà soát quy hoạch phát triển các loại trồng rừng từ các giống cây bản địa mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội như trồng dổi ở Lạc Sơn vừa cho quả đồng thời thời cho gỗ có giá trị kinh tế cao… Từ khi mô hình kinh tế rừng được triển khai thực hiện, người dân đã ý thức hơn trong việc BVMT sinh thái và tài nguyên thiên nhiên Hơn nữa, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam cũng vừa được triển khai tại tỉnh Hòa Bình, với thời gian thực hiện trong 3 năm (2019 - 2022) Chương trình nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế cho người dân địa phương, trong bối cảnh biến đổi khí hậu FFF sẽ hỗ trợ những người sản xuất rừng và trang trại có tiềm năng bằng cách tập trung vào các tổ chức sản xuất rừng và trang trại Các hộ sản xuất nhỏ, nhóm phụ nữ nông thôn, cộng đồng địa phương và người bản địa sẽ được nhận nguồn hỗ trợ của Dự án để thực hiện các mô hình sinh kế bền vững
Năm 2020 tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 51,54%, các huyện có độ che phủ rừng lớn là huyện Đà Bắc đạt 60,96%, huyện Mai Châu đạt 65%, huyện Lạc Sơn đạt 52%, cao hơn so với trung bình của tỉnh (51,5 %).Huyện Cao Phong là khu vực có độ che phủ rừng thấp nhất đạt 39%
Hình 2.6 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Hòa Bình năm 2020
Biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020
2.3.1 Biến động về diện tích rừng
Bảng 2.9 Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020
Năm Diện tích có rừng (ha) Chia ra
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Bảng 2.10 Biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010 và 2020
Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình - 2020)
Từ 2010 -2020, diện tích đất có rừng của tỉnh Hòa Bình ngày càng tăng, tăng từ 224.963,20 ha năm 2010 lên 236,852.71 ha năm 2020, giá trị tăng thêm là 11.889,51 Trong đó: diện tích rừng tự nhiên tăng 3.699,73 ha Rừng trồng có diện tích tăng nhanh từ 87.048,90 ha năm 2010 lên 94,968.68 ha năm 2020, giá trị tăng thêm 7.919,78 ha Mặc dù rừng trồng và rừng tự nhiên có xu hướng tăng về diện tích nhưng cơ cấu diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỉ trọng của rừng tự nhiên và tăng nhanh tỉ trọng của rừng trồng Đây chính là sự nỗ lực quan tâm, động viên, sự chỉ đạo kịp thời của các ban ngành đã làm cho diện tích rừng trồng tăng nhanh chóng góp phần bảo vệ đất, nâng cao đời sống các đồng bào dân tộc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế từ đất rừng
Trong giai đoạn 2010 - 2020 diện tích đất có rừng có sự thay đổi Từ năm
2010 -2016 rừng tăng nhanh Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2020 rừng có sự thay đổi về quy mô diện tích Giai đoạn 2016 - 2018, diện tích rừng giảm nhanh từ 265.664,54 ha( 2016) xuống còn 236.412,99 ha( 2018), giảm 29.251,55 ha Trong đó, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều giảm mạnh Từ 2018 đến nay với các biện pháp tích cực trong phát triển rừng, diện tích rừng của tỉnh Hòa Bình liên tục tăng, trong đó chủ yếu diện tích rừng trồng tăng mạnh Có thể nói, sự thay đổi diện tích rừng của tỉnh Hòa Bình do những nỗ lực của người dân và chính quyền phát triển công tác trồng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng trong giai đoạn vừa qua Tiếp đến, là sự nỗ lực của các cơ quan quản lí rừng đã có những biện pháp tối ưu trong việc phát triển rừng
Hình 2.7 Biểu đồ diện tích rừng giai đoạn 2010 - 2020
2.3.2 Biến động về diện tích theo không gian
Bảng 2.11 Biến động diện tích rừng theo huyện, thị thời kì 2010 - 2020
Huyện Diện tích rừng (ha) Biến động
(+): chỉ số tăng; (-): chỉ số giảm
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình - 2020)
Giai đoạn 2010 - 2020, khu vực có diện tích rừng tăng là Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, thành phố Hòa Bình Trong đó thành phố Hòa Bình có diện tích tăng nhiều nhất là 11.394,52 ha là do theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, toàn bộ huyện Kỳ Sơn nhập vào thành phố Hòa Bình từ ngày 01/01/2020 Các huyện có diện tích rừng giảm (trừ huyện Kỳ Sơn do sáp nhật vào thành phố Hòa Bình) đó là huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc do phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.3.3 Biến động về tài nguyên rừng phân theo mục đích
Bảng 2.12 Diễn biến tài nguyên rừng phân theo mục đích sử dụng, giai đoạn 2010 - 2020 Đơn vị: ha
Phân loại theo mục đích sử dụng Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Rừng sản xuất
Biến động + 11.619,51 -7.730,53 + 2.694,54 + 18.863,6 (+): chỉ số tăng; (-): chỉ số giảm
(Nguồn UBND tỉnh Hòa Bình- 2020)
Hình 2.8 Biểu đồ biến động tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình năm 2010 và 2020
Nhìn chung, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ có sự thay đổi trong thời gian 2010 - 2020 Cụ thể: Diện tích rừng đặc dụng có xu hướng tăng từ 33.132,2 ha năm 2010 lên 35.826,74 ha năm 2020, tăng 2.694,54 ha Rừng sản xuất có diện tích tăng nhanh từ 89.045,2 ha năm 2010 lên 107.908,8 ha năm
2020, tăng 18.863,6 ha Rừng phòng hộ có diện tích giảm trong giai đoạn 2010 -
2020, với diện tích giảm là 7.730,53ha Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: công cuộc phát triển rừng (trồng rừng, bảo vệ rừng); điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng của tỉnh được thực hiện theo QĐ số 425/QĐ-UBND và QĐ số 447/QĐ-UBND, một số xã thuộc tỉnh Hòa Bình nay đã thuộc về Hà Nội Ngoài ra, công tác kiểm tra, điều tra rừng bằng công nghệ số cũng là nguyên nhân dẫn đến sự biến động tài nguyên rừng.
NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nguyên nhân gây biến động thảm thực vật rừng tỉnh Hòa Bình
3.1.1 Những nguyên nhân theo hướng tích cực
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình luôn coi trọng công tác bảo vệ phát triển rừng nhằm nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, mang lại nguồn sống cho các hộ dân sống ở các khu vực gần rừng và chủ yếu dựa vào rừng Để đạt được những kết quả đó, tỉnh đã có những chính sách phù hợp, cụ thể:
3.1.1.1 Chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững
Thời gian từ 2010- 2020,Bộ NN&PTNT đưa những cơ chế,ưu đãi về lâm nghiệp nhằm khuyến khích người dân tích cực phát triển rừng Trên cơ sở đó, Hòa Bình đã thực hiện các cơ chế chính sách từ cấp trên áp dụng vào địa phương nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong phát triển rừng bền vững như: “Nghị định
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ về Chính sách chi trả Dịch vụ Môi trường rừng”; “Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng”; “Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách dầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020”; “Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”; “Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp”; “Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” đến năm 2030”;
“Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020”; Những chính sách trên đã đem lại nhiều lợi ích góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống chủ rừng và người nhận khoán, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng
3.1.1.2 Công tác tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
- UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo xây dựng “Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020” tỉnh và xây dựng Quy chế làm việc, bổ sung nhiệm vụ thực hiện kế hoạch hành động REDD+ tỉnh giai đoạn 2017-
Kết quả quả:“giai đoạn từ năm 2017-2020 đã kiện toàn 17 Ban QLBV &
PTR trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, gồm: 01 Ban Quản lý dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; 11 BQLDA Bảo vệ và Phát triển rừng cơ sở ở 10 huyện, thành phố; 4 khu bảo tồn thiên nhiên và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đà; 151 đơn vị cấp dưới của tỉnh đã được thành lập, củng cố được 1.257 nhóm quần chúng tham gia phát triển rừng với 7.760 người tham gia”…
- Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động phối hợp với các tổ chức lực lượng vũ trang trong ngành lâm nghiệp theo: QĐ số 227/QĐ-UBND, QC số 639/QCPH-BCHQST-SNN&PTNT-CAT trong hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng Hàng năm tổ chức các hoạt động phối hợp nhằm chủ động ngăn chặn các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, xử lý tụ điểm khai thác, tiêu thụ lâm sản; chuẩn bị lực lượng, phương tiện kịp thời hỗ trợ dập tắt các đám cháy rừng khi mới phát sinh thực Kết quả: tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì trên 51,1% ( năm 2018) góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai; phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”
- Tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch và quản lý quy hoạch 3 loại rừng với nội dung:“rà soát, điều chỉnh nội bộ quy hoạch ba loại rừng, xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp giai đoạn 2010-2020” Cụ thể: Năm 2018, tỉnh đã thực hiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh là 298.013,0 ha, trong đó: Quy hoạch rừng đặc dụng trên 40.352 ha; rừng phòng hộ trên 108.231 ha; rừng sản xuất 149.429 ha
- Chính sách khoán đất, khoán rừng được triển khai rộng rãi và do sự quản lý của các lâm trường quốc doanh Tỉnh Hòa Bình đã tổ chức giao đất giao rừng cho các chủ rừng theo: NĐ số 02/NĐ-CP;NĐ số 163/1999/NĐ-CP, QĐ 672/QĐ-TTg, Chỉ thị số 04/CT-UBND” Với phương châm: đất và rừng phải do các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức làm chủ và có trách nhiệm do Tỉnh ủy đưa ra Đến năm 2020 toàn tỉnh đã bàn giao cho hầu hết tất cả các chủ quản lý chiếm (76,8%), còn 23,2% diện tích hiện nay chưa có chủ thực sự mà do các UBND các xã quản lý Có thể nói, công tác quản lí rừng đến các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức cụ thể đã giảm được tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất lương thực, khai thác lâm sản trái phép
- Cùng với các chính sách, việc phát triển các dự án về rừng có vai trò tích cực, mang tính chất chủ động làm cho tài nguyên rừng ngày càng tăng lên Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình có khá nhiều dự án như:“ Dự án 661, dự án Bảo vệ và phát triển rừng, dự án KFW7, …… Có thể nói đây là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự phát triển thảm thực vật rừng, làm cho độ che phủ rừng tăng lên và đảm bảo tính bền vững của rừng Một số thành tựu đạt được:
Bảng 3.1 Kết quả của trồng rừng
Diện tích (ha) Bình quân/ năm
1 Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 36.796 3.679,6
Cùng với các dự án phát triển rừng, nhiều hộ dân của tỉnh đã tự bỏ vốn hoặc vay vốn ngân hàng để trồng rừng kinh tế nhằm nâng cao giá trị kinh tế của rừng góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo cho hàng người dân, nhất là đồng bào các dân tộc Giai đoạn 2011 - 2016 bình quân giá trị khai thác từ trồng rừng đạt 773.350 triệu đồng
- Tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trong đó có gần 80% cư dân sống dựa vào rừng và là yếu tố quan trọng trong việc phát triển rừng, huy động lực lượng tham gia vào công tác phát triển tài nguyên rừng
- Các cấp ủy, chính quyền đã thực sự quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện bảo vệ và phát triển rừng; chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác Bảo vệ và phát triển rừng
- Đời sống người dân có nhiều bước tiến đáng kể từ cải thiện sinh kế cũng như năng xuất lao động, tăng thu nhập và dần đảm bảo đời sống cho người dân, giảm bớt áp lực vào rừng
- Hệ thống giáo dục, y tế, các hoạt động văn hóa được chăm lo Người dân được tuyên truyền phổ biến kiến thức về Lâm nghiệp nên thay đổi nhận thức, tự nguyên tham gia gắn bó với rừng
Giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình
3.2.1 Thực hiện công tác truyền thông, giáo dục
Triển khai công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) một cách thường xuyên trên mọi loại hình phương tiện truyền thông để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển các mô hình trồng rừng sản xuất, các mô hình kinh tế đồi rừng để người dân thực sự yên tâm gắn bó, bảo vệ và phát triển rừng cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả Thông qua đó đã tạo cơ sở để các lực lượng chức năng kiểm soát được tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, bảo vệ tài nguyên rừng
Thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, quân sự, chính quyền địa phương trong việc phổ biến các kiến thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng, phòng chống cháy rừng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, hành động về lâm nghiệp của cán bộ và nhân dân đối với việc xây dựng, phát triển rừng
3.2.2 Giải pháp huy động nguồn vốn
- Cần đảm bảo các quy định chính sách về rừng một cách chính xác để cho các nhà đầu tư thực sự yên tâm trong việc đưa ra các dự án phát triển rừng từ đó góp phần thu hút nguồn vốn của các nhà đầu tư
- Nghiên cứu kĩ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như: dịch vụ bảo vệ đất, bảo vệ và duy trì nguồn nước, kinh doanh du lịch sinh thái, hấp thụ và lưu giữ cacbon để tăng nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước
- Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo sự ứng dụng của công nghệ số, tiến hành xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản rừng trồng để tạo nguồn thu nhập từ rừng một cách hiệu quả
- Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, cần thúc đẩy sự phát triển loại hình du lịch sinh thái Đây là một bước đi mang tính đột phá giúp cho ngành lâm nghiệp mang lại lợi nhuận cao từ rừng, đồng thời giáo dục được ý thức bảo vệ rừng của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.3 Giải pháp về cơ chế, chính sách
Xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng như: giảm lãi suất vốn vay, hỗ trợ cây giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân tham gia ngành lâm nghiệp nói chung Cần có cơ chế phù hợp để động viên khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tham gia vào phát triển rừng bền vững Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân được sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Tạo điều kiện để người dân thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong phát triển tài nguyên rừng
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc vay tín dụng với những gói ưu đãi để phát triển tài nguyên rừng; đồng thời cần quy định thời gian hoàn trả vốn khi người dân đã có sản phẩm chính từ rừng
Cần tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư vào ngành lâm nghiệp, đặc biệt là các dòng vốn từ các doanh nghiệp
Cần có chính sách, cơ chế thuận lợi để tạo sự thoái mái yên tâm cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống văn bản quy định của ngành lâm nghiệp, góp phần thu hút các nhà đầu tư, thu hút các nguồn lực vào phát triển rừng trên địa bàn của tỉnh
3.2.4 Giải pháp về tổ chức, quản lý
3.2.4.1 Giải pháp về tổ chức quản lý ngành
- Củng cố bộ máy quản lí từ cấp nhà nước đến cấp cơ sở, làm rõ chức năng, trách nhiệm của các ngành; phối hợp có hiệu quả giữa các bộ ngành trung ương và địa phương để nâng cao hiệu quả công tác quản lí rừng
- Cần xác định rõ công tác quản lí, bảo vệ phát triển rừng là trách nhiệm của các tổ chức chính quyền địa phương Người đứng đầu tổ chức phải tự chịu trach nhiệm với nhưng vi phạm pháp luật về quản lí và bảo vệ phát triển rừng
- Xây dựng lực lượng kiểm lâm có chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên”, đảm bảo, linh hoạt và xử lí các tình huống nhanh nhẹn trong công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
- Tiến hành rà soát, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến tài nguyên rừng Đồng thời cần giám sát chặt chẽ các dự án liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác Kiên quyết thu hồi đình chỉ các dự án có nguy cơ gây thiệt hại lớn đến rừng và môi trường sinh thái
- Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và các mô hình tổ chức sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp
3.2.4.2 Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo tinh thần “Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo phương án tổng thể của các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” Điều chỉnh lại phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư 28/2018 và duy trì phương án quản lý rừng bền vững trên toàn bộ diện tích rừng được giao quản lý sử dụng đã được hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp chứng chỉ rừng
Rà soát ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để tạo động lực thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ rừng tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng
Định hướng phát triển bền vững tài nguyên rừng tỉnh Hòa Bình, giai đoạn
Trên cơ sở đưa ra một số hướng tăng cường công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng theo hướng bền vững, tác giả căn cứ vào các văn quyết định, chỉ thị, nghị quyết ban hành về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng và những vấn đề liên quan đến rừng cụ thể như sau:
“Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hanh lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030”
“Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”
“Quyết định số 663/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ: “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
“Quyết định số 978/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 về việc phê duyệt dự toán nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
“Quyết định số 2270/QĐ-UBND, ngày 06/9/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
“Chỉ thị số 53 CT/TU ngày 6/5/2019 của ban thường vụ tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, quản lí và sử dụng đất rừng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng bền vững”
“Nghị quyết số 27 - NQ/TU ngày 30/7/2020 của ban thường vụ tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển bền vững rừng sản xuất tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
3.3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững rừng sản xuất là rừng trồng trên cơ sở hình thành chuỗi liên kết từ trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển rừng bền vững Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Duy trì độ che phủ rừng hằng năm trên 50%; có 3 nghìn ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; 6 nghìn ha trồng mới, thâm canh và trồng rừng gỗ lớn bằng cây giống chất lượng cao
- 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)
- Năng suất rừng trồng tăng lên 1,3 lần; sản lượng gỗ đạt trung bình 150 m 3 / ha/chu kỳ gỗ lớn; giá trị thu được bình quân mỗi năm trên 1 ha đất rừng trồng sản xuất tăng gấp 2,5 lần - Đóng góp 16% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản
- Duy trì độ che phủ rừng hằng năm trên 50%; có trên 90% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng kinh doanh gỗ lớn Diện tích đất trống quy hoạch rừng sản xuất còn dưới 10%
- Trên 80% diện tích rừng trồng trong quy hoạch rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)
- Đóng góp 20% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chính sách tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong cán bộ và nhân dân
- Tổ chức bình tuyển cây đầu dòng, hỗ trợ sản xuất cây giống nuôi cấy mô; hỗ trợ giống chất lượng cao và phân bón Hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh rừng và kéo dài chu kỳ sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn
- Chuyển hóa sản xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ nhỏ sang sản xuất, kinh doanh rừng trồng gỗ lớn Đào tạo, nâng cao năng lực cho người trồng rừng
- Giai đoạn 2021-2025, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho 40 nghìn ha
- Giai đoạn 2026- 2030, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho 60 nghìn ha Tăng diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn (trồng rừng và chuyển hóa) khoảng 80 nghìn ha
3.3.3 Hiệu quả của việc định hướng phát triển rừng
3.3.3.1 Hiệu quả về kinh tế - xã hội
- Tăng thêm tài chính cho các hộ dân phát triển kinh tế từ rừng từ 10 - 15%/năm
- Hàng năm tạo việc làm ổn định cho 15.800- 17.300 lao động/ năm
- Lao động có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn
- Tạo thành công trong việc nâng cao giá trị của rừng, phát triển rừng tạo điều kiện để đảm bảo môi trường được cân bằng
- Giúp cho tỉnh chủ động được nguồn nguyên liệu Từ đó có khả năng canh tranh được yếu tố thị trường trong nước và trên thế giới
Kết luận
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Trong xu thế biến đổi khí hậu hiện nay thì rừng luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt khu vực miền núi thì việc phát triển bền vững tài nguyên rừng luôn được quan tâm hàng đầu Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên rừng Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng về tài nguyên rừng, tỉnh đã có nhiều giải pháp để quản lí, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng bền vững thỏa mãn yêu cầu về cải thiện môi trường sinh thái nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh trên địa bàn, đặc biệt là người dân sống ở ven rừng.Tuy nhiên, việc phát triển rừng của tỉnh vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao như: công tác hỗ trợ, đầu tư cho người dân phát triển sản xuất thông qua việc trồng rừng chưa cao, việc đầu tư công nghệ thông tin cho việc quản lí bảo vệ rừng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, các chính sách hỗ trợ phát triển rừng cho người dân đôi khi còn chậm……Chính vì vậy, qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy tài nguyên rừng của tỉnh đang bị suy giảm về chất lượng và giá trị
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lí luận và thực trạng tài nguyên rừng, qua đó bước đầu có thể hiểu một số khái niệm về rừng Từ cái nhìn tổng quát đó, tác giả đã phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và biến động về tài nguyên rừng giai đoạn 2010- 2020 của tỉnh Hòa Bình Qua đó, tác giả đã phân tích nguyên nhân biến động tài nguyên rừng của tỉnh Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp cơ bản để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng của tỉnh Tỉnh Hòa Bình cần có những cơ chế, chính sách phát triển rừng đặc biệt là rừng trồng sản xuất; cần tập trung tuyên truyền và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ và phát triển rừng Tỉnh cần có hướng chiến lược để đảm bảo cho người dân ở khu vực rừng hay vùng cận rừng thoát khỏi tình trạng nghèo.
Kiến nghị
Để đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững rừng, nâng cao độ che phủ của rừng, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
Cần đổi mới trong thực thi chính sách dịch vụ môi trường rừng, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp địa phương, nhất là các vùng đệm Gắn trách nhiệm của cơ quan chức năng trong công tác tư vấn, hỗ trợ các gia đình, các tổ chức trong quá trình phát triển rừng Cần có những quy định, hướng giải quyết động viên các chủ quản lí, người dân trồng rừng phát triển tài nguyên rừng
Cần tăng cường xúc tiến thương mại và thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm để tiêu thụ tại thị trường nội địa, dần vươn ra thị trường quốc tế.