Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ ANH NGUYÊN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RỪNG BỀN VỮNG LUẬN VĂ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ ANH NGUYÊN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RỪNG BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ ANH NGUYÊN
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RỪNG BỀN VỮNG
Ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Viết Khanh
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi, các hình ảnh, số liệu và các kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Học viên Phạm Thị Anh Nguyên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 23 % Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Học viên
Phạm Thị Anh Nguyên
Trang 5Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh Yên Bái Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sức cần thiết và quý báu để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường THPT Lê Hồng Phong, các cô, các chị trong tổ Sử -Địa, cùng gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên, hỗ trợ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành luận án này
Bản thân tôi đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023
Tác giả
Phạm Thị Anh Nguyên
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cập thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài 2
3 Quan điểm nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 10
7 Cấu trúc của luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN RỪNG Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020 12
1.1 Cơ sở lý luận 12
1.1.1 Một số khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, rừng, tài nguyên rừng 12
1.1.2 Một số khái niệm về phát triển bền vững, quản lý rừng bền vững, rừng bền vững 13
1.1.3 Cơ sở phân loại tài nguyên rừng dựa trên mục đích sử dụng và nguồn gốc hình thành 15
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng 16
1.2.1 Xu hướng biến động rừng trên thế giới 16
1.2.2 Xu hướng biến động rừng ở Việt Nam 18
Chương 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020 19
2.1 Các nhân tố có tác động đến tài nguyên rừng 19
Trang 72.1.1 Nhóm nhân tố tự nhiên 19
2.1.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 24
2.2 Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Yên Bái năm 2010 và 2020 36
2.2.1 Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Yên Bái năm 2010 36
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái năm 2020 41
2.3 Biến động tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 46
2.3.1 Biến động về tổng diện tích rừng qua các năm 46
2.3.2 Biến động về tài nguyên rừng phân theo chức năng 49
2.3.3 Biến động về tài nguyên rừng theo không gian 50
Chương 3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RỪNG BỀN VỮNG 52
3.1 Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái 52
3.1.1 Biến động theo hướng tích cực 52
3.1.2 Biến động theo hướng tiêu cực 61
3.2 Một số giải pháp bảo vệ và phát triển diện tích rừng tỉnh Yên Bái 62
3.2.1 Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, nâng cao ý thức nhằm bảo tồn và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng 62
3.2.2 Thực hiện tốt công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên rừng 62
3.2.3 Thực hiện tốt các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng 63
3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và huy động vốn 64
3.2.5 Lựa chọn hình thức canh tác phù hợp với điều kiện của tỉnh nói chung, của từng địa phương trong tỉnh nói riêng 65
3.2.6 Tiếp tục nghiên cứu, thí điểm những mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp hiệu quả Đồng thời duy trì chất lượng, diện tích rừng hiện có: 66
3.2.8 Triển khai tham gia thị trường Carbon 67
3.3 Định hướng phát triển, quản lý rừng bền vững giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến 2050 68
3.3.1 Cơ sở pháp lý 68
3.3.2 Cơ sở thực tế 70
Trang 83.3.3 Mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả dự kiến 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1 Kết luận 74
2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA TỈNH YÊN BÁI
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên ĐKTN : Điều kiện tự nhiên DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng HĐND : Hội đồng nhân dân
KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - xã hội PCCC : Phòng cháy chữa cháy TD&MNBB : Trung du và miền núi Bắc bộ TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 25
Bảng 2.2 Gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 25
Bảng 2.3 Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2020 26
Bảng 2.4 Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế tỉnh Yên Bái qua các năm 28
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất một số cây hàng năm tỉnh Yên Bái, năm 2020 29
Bảng 2.6 Tình hình sản xuất một số cây lâu năm tỉnh Yên Bái, năm 2020 30
Bảng 2.7 Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng theo chức năng 36
Bảng 2.8 Tổng hợp diện tích và tỉ lệ diện tích rừng theo đơn vị hành chính năm 2010 39
Bảng 2.9 Rừng tự nhiên phân theo loại cây 42
Bảng 2.10 Tổng hợp diện tích rừng phân theo các huyện, năm 2020 43
Bảng 2.11 Diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 46
Bảng 2.12 Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái qua 2 năm 2010 và 2020 49
Bảng 2.13 Biến động về tài nguyên rừng phân theo chức năng 49
Bảng 2.14 Biến động diện tích rừng phân theo các huyện trong tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010-2020 50
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 20
Hình 2.2 Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Yên Bái 20
Hình 2.3 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái 23
Hình 2.4 Biểu đồ dân số tỉnh Yên Bái năm 2000 phân theo thànhh thị, nông thôn 27
Hình 2.5 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2010 38
Hình 2.6 Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Yên Bái phân theo các đơn vị hành chính năm 2010 39
Hình 2.7 Cơ cấu diện tích rừng của tỉnh Yên Bái năm 2020 43
Hình 2.8 Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Yên Bái phân theo các đơn vị hành chính năm 2020 44
Hình 2.9 Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2020 45
Hình 2.10 Tỉ lệ che phủ rừng các huyện của tỉnh Yên Bái năm 2020 45
Hình 2.11 Diện tích rừng rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 47
Hình 2.12 Bản đồ biến động rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 48
Hình 2.13 Diện tích rừng của các các huyện trong tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 51
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cập thiết của đề tài
Là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia rừng có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: Là lá phổi xanh điều hoà khí hậu, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến gỗ, là nơi cư trú tự nhiên và lưu trữ những hệ gen quý giá, giữ đa dạng sinh học, ngăn chặn được bão lũ lụt tàn phá đất đất liền, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống sạt lở núi, đảm bảo duy trì sự sống, bảo vệ tính mạng của con người
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về thực phẩm, gỗ, củi và các nguyên liệu cho sự phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên rừng bị khai thác ngày nhiều Rừng đang bị suy thoái về số lượng và chất lượng, đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường: lũ quét, sạt lở, xói mòn đất… xảy ra với tần suất ngày càng tăng Tài nguyên rừng bị suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, gia tăng các loại thiên tai, ảnh hưởng đến đời sống người dân nhất là vùng trung du, miền núi
Với ¾ diện tích là địa hình là đồi núi, việc suy thoái tài nguyên rừng ở Việt Nam là thách thức không nhỏ Vấn đề cần được quan tâm hiện nay là chất lượng cuộc sống của bộ phận dân cư sống dựa vào tài nguyên rừng Sự phát triển bền vững tài nguyên rừng cần được quan tâm trong mọi dự án, chương trình phát triển tài nguyên rừng
Là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ trung bình từ 22-23ºC, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại rừng phát triển mạnh mẽ Diện tích rừng của tỉnh khá lớn phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh Với nhiều tiềm năng về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sinh vật,… Yên Bái là địa phương có nhiều thuận lợi cho sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế đặc biệt là phát triển lâm nghiệp dựa trên tài nguyên rừng Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, sở ban ngành, nhất là Sở Nông
Trang 13nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên rừng của tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển, bảo vệ trong yêu cầu cân bằng môi trường sinh thái Tuy nhiên những nguy cơ làm diện tích rừng, diện tích rừng nghèo ngày một tăng, chất
lượng rừng bị giảm sút vẫn còn Do đó, thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện
trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 và đề xuất giải pháp rừng bền vững” là cần thiết để từ đó đưa ra một số định hướng cho quy
hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của tỉnh trong thời gian tới
2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn xác định hiện trạng tài nguyên rừng tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020, các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của tỉnh Qua đó đề xuất những giải pháp thích hợp
để tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng, bảo vệ và mở rộng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở khoa học về rừng, phát triển bền vững
- Xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Thu thập các thông tin dữ liệu, số liệu, tài liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tại địa phương
- Xây dựng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng rừng của tỉnh Yên Bái
- Điều tra thực trạng tài nguyên rừng về phân loại, số lượng, chất lượng cũng như xu hướng diễn biến tài nguyên rừng, vai trò của rừng
- Đề xuất giải pháp phát triển rừng bền vững
2.3 Giới hạn đề tài
- Giới hạn không gian: Thực hiện nghiên cứu trên toàn bộ tỉnh Yên Bái:
Bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện Trong đó tập trung nghiên cứu sâu vào 03 huyện: Huyện Văn Yên (đại diện cho vùng thấp), huyện Văn Chấn (đại diện cho vùng giữa) và huyện Mù Cang Chải (đại diện cho vùng cao)
Trang 14- Giới hạn nội dung: Tập trung nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tài
nguyên rừng, các hệ sinh thái, hiện trạng thảm thực vật rừng, xu hướng biến động tài nguyên rừng của tỉnh Yên Bái Đề xuất một số giải pháp phát triển rừng bền vững
- Giới hạn thời gian: Sử dụng các số liệu từ năm 2010 đến 2020
3 Quan điểm nghiên cứu
3.1 Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định Khi nghiên cứu phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của lãnh thổ đến khía cạnh nghiên cứu, tìm ra các qui luật phát triển và đưa ra những định hướng
tốt nhằm đưa ra một số giải pháp để phát triển rừng một cách bền vững
Trong khuôn khổ của đề tài dựa theo sự phân hóa rừng tại Yên Bái bởi
vì mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một không gian cụ thể và có các quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó Các đối tượng này phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh thổ, giúp phân biệt lãnh thổ này và lãnh thổ khác Việc nghiên cứu địa lí đều được gắn với một lãnh thổ nhất định
3.2 Quan điểm sinh thái môi trường
Giữa sinh vật và môi trường có thể xem như một tổ hợp vô cùng chặt chẽ, tạo nên một đơn vị cấu trúc của tự nhiên, đó là hệ sinh thái Đặt đối tượng nghiên cứu trong quan điểm sinh thái để đánh giá tác động qua lại giữa các đối tượng và môi trường sống của nó, là cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, là phương thức chiến lược phát triển bền vững của loài người Đồng thời sinh thái là một thực thể tách khỏi nền kinh tế, sự kết hợp giữa tính mục tiêu sinh thái và mực tiêu kinh tế là sự kết hợp giữa hai hướng đối lập nhau về mặt hoạt động nhưng thống nhất với nhau về mặt mục đích trong quá trình phát triển của một chỉnh thể tự nhiên xã hội
3.3 Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu địa lí, quan điểm tổng hợp là một quan điểm chủ đạo, xuyên suốt trong cách nhìn nhận và đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
Trang 15thiên nhiên, KT-XH Bản chất của quan điểm này trong nghiên cứu lãnh thổ là nghiên cứu một đối tượng cần phải xem xét cả các đối tượng khác vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất
Tỉnh Yên Bái là một thể tổng hợp bao gồm các yếu tố tự nhiên, KT-XH
có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau Quan điểm tổng hợp thể lãnh thổ hiện rõ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích rừng của tỉnh
3.4 Quan điểm phát triển bền vững
Ngày nay, nghiên cứu sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh
tế đều phải tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững Bền vững môi trường được thể hiện trong khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, có cách thức khai thác tốt nhất, đảm bảo nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau, đảm bảo cân bằng sinh thái và cải thiện môi trường tài nguyên Phát triển bền vững được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất và rừng cho các mục đích cụ thể
Quan điểm phát triển bền vững là cơ sở định hướng các giải pháp để phát triển rừng, kiến nghị khai thác tài nguyên rừng, bố trí không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất cho Yên Bái theo hướng sử dụng hợp lí tài nguyên rừng Khai thác và sử dụng tài nguyên của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái phải nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chú trọng đến ổn định
xã hội, nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người dân và các vấn đề môi trường, hạn chế thấp nhất tác động xấu đến môi trường do các hoạt động sản xuất gây ra
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điều tra, thu thập, xử lý thông tin và số liệu
Thu thập tài liệu văn bản, số liệu, các báo cáo, các dự án, các website liên quan đến lĩnh vực đang nghiên cứu Các tài liệu về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và TNTN
Trang 16Xử lý thông tin là phương pháp được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu, bao gồm các phương pháp xử lý nhanh các số liệu về tự nhiên, chọn lọc các tư liệu văn bản để khái quát nét đặc trưng cơ bản về đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu; xử lý nhanh kết quả đánh giá tài nguyên rừng
4.2 Phương pháp thực địa
Đây là công tác thu thập tài liệu thực tế để bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật
số liệu, thông tin đã thu thập, chứng minh hoặc xác định những giả thiết đưa ra trong quá trình nghiên cứu các tư liệu lưu trữ, phát hiện những tư liệu mới Phương pháp thực địa được thực hiện theo hai cách: thực địa tổng quan điều tra tổng hợp về ĐKTN, tiềm năng TNTN; thực địa ở các điểm chìa khóa nhằm nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc khi phân tích đánh giá hiện trạng rừng
4.3 Phương pháp bản đồ và GIS
Là phương pháp thể hiện nội dung các đối tượng của các nhân tố trên bản đồ Qua đó, thấy được các thông tin chính xác về đối tượng cần nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài như: Phân tích số liệu, biên tập bản đồ, lựa chọn phương pháp biểu hiện, so sánh, đánh giá hiện trạng rừng theo mốc thời gian
Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) là phương pháp tích hợp nhiều thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua các thao tác thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, hiển thị để từ đó đưa ra quyết định hay giải pháp cho các vấn
đề thực tiễn về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường và phát triển
KT - XH Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái với mục đích thành lập được bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng
4.4 Phương pháp phân tích tổng hợp
Thu thập và phân tích tổng hợp tài liệu là phương pháp quan trọng trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu Tổng quan tài liệu cho phép tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề hiện tại trong
Trang 17nước và quốc tế Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ cho phép phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu
5 Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1 Nghiên cứu tài nguyên rừng trên Thế giới
Là một tài nguyên thiên nhiên quý giá, cần được bảo vệ Các công trình nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên rừng trên thế giới đã cung cấp những thông tin quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của rừng, từ đó đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên rừng
trên thế giới Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như
- G.T Trewartha, The World's Forests, (1955) cung cấp một cái nhìn tổng
quan toàn diện về rừng, từ phân loại và phân bố đến vai trò kinh tế và môi trường
- E.J Fittkau, Tropical Forests of the World, (1968) Công trình nghiên cứu cung cấp một tổng quan toàn diện về các đặc điểm sinh học, địa lý và khí hậu của rừng nhiệt đới, cũng như các mối quan hệ giữa rừng nhiệt đới và môi
trường xung quanh
- Ủy ban Liên chính phủ về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Forests: A Global Priority, (1991) Viết về tầm quan trọng của
rừng đối với môi trường và sự phát triển bền vững của thế giới
- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Global Forest Resources Assessment, (2005) Công trình này cung cấp thông tin về
diện tích rừng, tình trạng rừng, quản lý rừng và sử dụng rừng trên toàn thế giới
-A.P.D.A Silva và các cộng sự, Cơ sở khoa học về quản lý bền vững tài nguyên rừng, (2016) Công trình viết về các nguyên tắc và phương pháp khoa
học cơ bản để quản lý bền vững tài nguyên rừng
Trang 18- J.P Lassoie và các cộng sự, Vai trò của rừng trong ứng phó với biến đổi khí hậu, (2019) Nội dung nghiên cứu đã tổng quan về vai trò của rừng
trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
- P.K Agrawal và các cộng sự, Phát triển kinh tế từ rừng, (2018) Các tác giả đã phân tích vai trò của rừng trong phát triển kinh tế, đồng thời đề xuất
các giải pháp để khai thác tiềm năng kinh tế của rừng một cách bền vững
- V.E Shcherbakov và các cộng sự, Công nghệ tiên tiến trong quản lý tài nguyên rừng, (2017) Các tác giả đã trình bày một số công nghệ tiên tiến được
sử dụng trong quản lý tài nguyên rừng
5.2 Nghiên cứu tài nguyên rừng ở khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có thảm thực vật rừng vô cùng phong phú Tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm một cách đáng kể Trước vấn đề đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu tài nguyên rừng nhằm tìm ra giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên vốn có và vô cùng quý giá này Tiêu biểu như một số tác giả:
- Guibier H, Rừng Đông Dương (trong quyển “Những loại gỗ Đông Dương”, 1926.)
- Do Dop P và Gaussen H, Thảm thực vật Đông Dương với lượng mưa hàng năm, (1931)
- Champ Soloix R, Kiểu rừng thưa vùng Đông Nam Á, (1939)
- Carton P, Nghiên cứu thảm thực vật trên cơ sở phân loại thổ nhưỡng và khí hậu (trong quyển “Khí hậu Đông Dương”, 1940)
- Maurand p, Lâm nghiệp Đông Dương, (1943)
- Rollet B, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil, Những quần hệ thực vật Nam Đông Dương, (1952)
- Chandra P.Giri và Surendra Shrestha - UNEP - Thái Lan, (2006)Phân tích sự biến động che phủ rừng quá khứ và tương lai trong trường hợp những
nước đã lựa chọn ở Nam và Đông Nam Á bằng phương pháp viễn thám
Trang 19- Michael J.G Parnwell, Forest Resources of Southeast Asia: Status, Trends, and Prospects, (2002) Công trình này cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng tài nguyên rừng của Đông Nam Á, bao gồm diện tích, chủng loại, chất lượng rừng, các mối đe dọa và thách thức đối với rừng, cũng như các chính sách và biện pháp bảo vệ rừng
- David S Wilcove, The Forests of Southeast Asia, (2000) Công trình này tập trung nghiên cứu về các mối đe dọa đối với rừng ở Đông Nam Á, bao gồm khai thác gỗ, chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác, cháy rừng và các tác động của biến đổi khí hậu
- David S Wilcove, Forest Management in Southeast Asia: Challenges and Opportunities, (2000) Công trình này đề xuất các giải pháp để bảo vệ và quản lý rừng bền vững ở Đông Nam Á
5.2 Các công trình nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu về sự đa dạng của thảm thực vật cũng được bắt đầu từ khá sớm, với nhiều tác phẩm được xuất bản và nhiều công trình được công bố
Sang thế kỷ XIX, rừng nước ta đã được nhà thực vật học người Pháp nhắc đến trong “Thực vật chí Đông Dương” Cũng trong thời gian này, một số tác giả nước ngoài đã có các công trình nghiên cứu về những nét đại cương của thảm thực vật và các điều kiện hoàn cảnh hoặc về những quần thể thực vật của các khu vực địa lí hẹp:
- Chevalier A: Thống kê những lâm sản của Bắc Bộ (1918- Moquillon P: Rừng ngập mặn ở Cà Mau (1944- Schmid M, De la Sonchève P, Godard P: Những loại đất và thảm thực vật ở Đắc Lắc và vùng ba biên giới (1951); Những quần hệ thực vật trên những cao nguyên Trung Bộ Việt Nam và các vùng tiếp giáp (1956)
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về thực vật rừng:
Trang 20- Thái Văn Trừng (1970): Thảm thực vật rừng Việt Nam Sau đó tác giả lại tiếp tục bổ sung và đến năm 1998 hoàn thành công trình: “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam”
- Trần Ngũ Phương với các công trình nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam (1970); Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam (2000)
Ngoài ra còn có nhiều các công trình nghiên cứu khác như: Lê Viết Lộc
và Nguyễn Bội Quỳnh “Những kiểu thảm thực vật vùng Tây Bắc và vùng Quỳ Châu” (1963); Nguyễn Anh Tiếp, Lê Viết Lộc “Hệ thực vật và những loại hình
ưu thế trong các kiểu thảm thực vật ở rừng Cúc Phương” (1964); Võ Văn Chi
“Hệ thực vật và thảm thực vật vùng núi ở Sa Pa” (1964); Phan Nguyên Hồng
“Sinh thái hệ thực vật và thực bì vùng ven biển miền Bắc” (luận văn phó Tiến
sĩ, 1968)
Vào những năm cuối của thế kỉ XX việc theo dõi, điều tra diễn biến tài nguyên rừng đã được các cơ quan chuyên trách thực hiện như: Chi cục Kiểm lâm, Viện điều tra và quy hoạch rừng
- Viện điều tra quy hoạch rừng: Báo cáo đánh giá diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1976 - 1990 - 1995 (1995); Đặc trưng cơ bản và sự biến động của tài nguyên rừng Tây Nguyên
- Lê Sáu, Nguyễn Huy Phồn, Dương Trí Hùng: Đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1991 - 1995; 1996 - 2000
- Phạm Đức Lân: Phân tích đánh giá diễn biến diện tích rừng ở vùng Tây Nguyên (1976 - 1990) Đề tài đã xác định được xu thế biến động rừng, nguyên nhân gây biến động và mối liên hệ giữa một số nhân tố chủ đạo với biến động rừng làm tiền đề cho công tác dự báo sau này
- Nguyễn Thị Nhường: Nghiên cứu biến động các hợp phần tự nhiên Tây Nguyên thời kì 1976 - 1995 và phân tích nguyên nhân (Luận án Tiến sĩ - 2001)
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu của các viện khoa học, các báo cáo của Cục lâm nghiệp, cùng rất nhiều các tác giả khác
Trang 215.3 Các công trình nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Yên Bái
Như một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu tương đối cụ thể về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm KT - XH của địa phương Đặc biệt trong nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng nổi lên một
số đề tài:
- Nguyễn Văn Lập: Tài nguyên rừng Yên Bái, 1960 Công trình này đã cung cấp những thông tin chi tiết về diện tích, trữ lượng, thành phần loài, chất lượng rừng, của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 1945-1960
- Nguyễn Văn Lập và Đinh Văn Thưởng: Nghiên cứu tài nguyên rừng Yên Bái, 1970 Công trình này đã tiếp tục cập nhật những thông tin về hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 1960-1970
- Nguyễn Văn Lập và Đinh Văn Thưởng: Tài nguyên rừng Yên Bái - Đặc điểm và tiềm năng phát triển, 1980 Công trình này đã phân tích sâu hơn về đặc điểm và tiềm năng phát triển của tài nguyên rừng Yên Bái
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái: Điều tra hiện trạng rừng Yên Bái, 2010 Công trình này đã cung cấp những thông tin chi tiết
về diện tích, trữ lượng, thành phần loài, chất lượng rừng, của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2000-2010
- Trần Văn Đạo, Lê Đức Thụy, Nguyễn Văn Tuân: Tài nguyên rừng Yên Bái: Thực trạng và giải pháp phát triển, (2016)
Các công trình nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của Yên Bái về diện tích, trữ lượng, phân bố, chất lượng rừng, các mối đe dọa đến rừng, đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú hơn phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu cho mục đích duy trì, phát triển tài nguyên rừng theo hướng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng hợp lý TNTN và bảo vệ moi trường ở quy mô cấp tỉnh
Trang 22- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt được cùng với tập bản đồ chuyên đề giúp các nhà quản lí, quy hoạch có thêm cơ sở khoa học tin cậy cho
bố trí không gian phát triển ngành lâm nghiệp dựa trên tài nguyên rừng Xác định được mức độ thuận lợi và thứ tự ưu tiên cho phát triển các loại rừng làm
cơ sở đề xuất định hướng bảo tồn đa dạng sinh học, tạo không gian phát triển lâm nghiệp tỉnh Yên Bái
- Các kết quả nghiên cứu chính dự kiến đạt được là thấy được hiện trạng thảm thực vật rừng, các hệ sinh thái tại tỉnh Yên Bái; cơ cấu và trữ lượng rừng; biến động tài nguyên rừng trong giai đoạn gần đây; Thành lập bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái; đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng bền vững với ba tiêu chí: Bền vững về môi trường, hiệu quả về kinh tế, ổn định về xã hội
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc bởi 3 phần: phần mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phần kết quả nghiên cứu của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tài nguyên
rừng ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020
Chương 2: Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2020 Chương 3: Phân tích nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái Vai trò của rừng, đề xuất giải pháp phát triển rừng bền vững
Trang 23PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, rừng, tài nguyên rừng
1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học khái niệm về tài nguyên thiên nhiên có thể được hiểu theo những cách sau:
- Theo sách giáo khoa địa lí 10 NXB Giáo dục năm 2016“Tài nguyên thiên
nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng” [20]
- Theo D.L.Armand“Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì có trong tự
nhiên được con người khai thác, sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình” (dẫn theo [13])
Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là những vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đời sống
1.1.1.2 Khái niệm rừng
- Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển
- Theo M.E.Tcachenco “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó
bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài” (dẫn theo [26])
- Theo tài liệu Đánh giá tài nguyên rừng 1990 Các nước đang phát triển phi
nhiệt đới của FAO “Rừng là hệ sinh thái có độ che phủ bề mặt đất tối thiểu (ở đây
giả định là 10%) và thường gắn liền với hệ thực vật, động vật hoang dã và điều kiện đất tự nhiên; và không phụ thuộc vào thực hành nông học Đối với các đánh giá hiện
Trang 24tại, một cây được định nghĩa là cây thân gỗ lâu năm với một thân chính duy nhất (ngoại trừ các loại cây trồng có nhiều thân thay thế một thân), tán ít nhiều xác định
và chiều cao tối thiểu hơn 5 mét khi trưởng thành Chỉ những diện tích rừng trên 100
ha (diện tích tối thiểu) mới được xem xét” [11]
- Theo luật Lâm nghiệp năm 2017 “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài
thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên” [15]
Tài nguyên rừng là một loại TNTN, thuộc loại tài nguyên có thể phục hồi, tái tạo Tài nguyên rừng được khai thác, sử dụng trong các hoạt động sản xuất của con người cũng như trong đời sống hàng ngày Tuy nhiên, nếu khai thác không hợp lý tài nguyên rừng trở nên suy thoái, không thể tái tạo lại Tài nguyên rừng còn là những diện tích đất màu mỡ, một trữ lượng nước lớn đảm bảo cho cây rừng, động vật rừng sinh sống và phát triển
Suy thoái rừng diễn ra dưới nhiều hình thức, đặc biệt là ở dạng mở, chủ yếu do các hoạt động như chăn thả quá mức, khai thác quá mức (đặc biệt là củi đun), cháy rừng nhiều lần, hoặc do côn trùng, bệnh tật, ký sinh trùng thực vật tấn công hoặc các nguyên nhân khác như lốc xoáy, quá nóng hoặc quá lạnh Trong hầu hết các trường hợp, suy thoái rừng không thể hiện ở mức giảm diện tích thảm thực vật thân gỗ mà là giảm dần sinh khối, thay đổi thành phần loài và suy thoái đất Việc khai thác rừng để lấy gỗ tròn và
gỗ lạng mà không có kế hoạch quản lý phù hợp có thể góp phần làm suy thoái rừng nếu việc khai thác cây trưởng thành không đi kèm với tái sinh hoặc nếu việc sử dụng máy móc hạng nặng gây nén chặt đất hoặc mất diện tích rừng sản xuất
1.1.2 Một số khái niệm về phát triển bền vững, quản lý rừng bền vững, rừng bền vững
1.1.2.1 Phát triển bền vững
- Theo từ điển tiếng Việt bền vững: Vững chắc lâu dài
- Khái niệm phát triển bền vững được đề cập chính thức trong báo cáo
“Tương lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về phát triển bền vững họp ở
Brundland (WCED, 1987) Theo khái niệm này “Phát triển bền vững là sự
Trang 25phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn mọi nhu cầu của những thế
hệ tiếp theo” [27]
1.1.2.2 Khái niệm rừng bền vững
- Rừng bền vững là rừng được quản lý và sử dụng một cách có trách nhiệm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà không làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Khái niệm rừng bền vững được xây dựng dựa trên ba trụ cột chính:
+ Về kinh tế: Rừng bền vững phải mang lại lợi ích kinh tế cho các bên liên quan, bao gồm nhà quản lý rừng, người sử dụng rừng và cộng đồng địa phương + Về xã hội: Rừng bền vững phải góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương
+ Về môi trường: Rừng bền vững phải bảo vệ các giá trị môi trường của rừng, bao gồm đa dạng sinh học, chất lượng không khí, chất lượng đất, nguồn nước,
1.1.2.3 Quản lý rừng bền vững
- Quản lý rừng bền vững theo định nghĩa của Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
(ITTO) định nghĩa: "Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố
định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội" [26]
- Theo nghiên cứu của Trần Đình Đàn “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng
và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại
và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác" [8]
Các phương án quản lý rừng bền vững, bao gồm:
+ Quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng: Phương án này dựa trên sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và sử dụng rừng
+ Quản lý rừng bền vững theo hướng sinh thái: Phương án này tập trung vào việc bảo vệ các giá trị tự nhiên của rừng
Trang 26+ Quản lý rừng bền vững theo hướng kinh tế: Phương án này tập trung vào việc khai thác các giá trị kinh tế của rừng một cách bền vững
Rừng bền vững có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước Rừng bền vững góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo sinh kế cho người dân địa phương
Để phát triển rừng bền vững, cần có sự hợp tác của tất cả các lực lượng trong xã hội Các cơ quan nhà nước cần ban hành các chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển rừng bền vững Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm sử dụng gỗ và lâm sản từ rừng bền vững Người dân cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng bền vững
và tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý và sử dụng rừng bền vững
1.1.3 Cơ sở phân loại tài nguyên rừng dựa trên mục đích sử dụng và nguồn gốc hình thành
1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng
- Căn cứ vào mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
Theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 “Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo
vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển” [15] Rừng phòng hộ góp phần quan
trọng trong bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ đất, chống xói mòn, xâm thực, giảm lũ, điều hoà nguồn nước, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.Năm 2020 rừng phòng hộ 4,69 triệu ha, chiếm 31,9 % (số liệu của tổng cục thống kê)
+ Rừng đặc dụng có vai trò để bảo tồn sinh hệ thái rừng tự nhiên, nguồn gen động thực vật rừng, phát triển lâm nghiệp bảo tồn di tích lịch sử - sinh thái tôn tạo thắng cảnh kết hợp du lịch, khu bảo vệ nghiêm ngặt của vùng cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm: Các Khu di sản thiên nhiên và bảo tồn quần thể - sinh cảnh, vùng bảo
vệ môi trường và rừng giống thực nghiệm thuộc hệ thực vật khu rừng chuẩn
Trang 27Như vậy, chức năng vai trò của rừng đặc dụng chủ yếu để nghiên cứu khoa học, học tập, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ nguồn nước cũng như mực nước ngầm, bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa Năm 2020 diện tích rừng đặc dụng nước ta
là 2,17 triệu ha, chiếm 14,8%
+ Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để khai thác gỗ; sản xuất, chế biến lâm nghiệp, nông, thuỷ sản khác; du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí; cung cấp dịch vụ môi trường rừng bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng Mục đích của rừng sản xuất là sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai Năm 2020 diện tích rừng sản xuất của nước ta đạt 7,82 triệu ha, chiếm 53,3% tổng diện tích rừng
1.1.3.2 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành
- Rừng tự nhiên: là loại rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh
tự nhiên bao gồm: Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định Rừng thứ sinh: là rừng đã bị phá
hủy sau một thời gian dài đã được phục hồi
- Rừng trồng: Theo luật Lâm nghiệp năm 2017 “Là rừng được hình thành do
con người bao gồm: Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác” [15]
Ngoài ra, phân loại tài nguyên rừng có thể dựa trên một số cơ sở khác như: Căn
cứ vào điều kiện lập địa, rừng được chia thành 4 loại: rừng núi đất, rừng núi đá, rừng trên đất ngập nước, rừng trên đất cát; Theo trữ lượng: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng kiệt; Theo tuổi rừng: Rừng non, rừng già; Theo các loài cây trong rừng: rừng cây thân gỗ trong đó có loài cây lá rộng, rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng
hỗn giao tre nứa…
1.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng
1.2.1 Xu hướng biến động rừng trên thế giới
Rừng bao phủ 1/3 diện tích trên Trái Đất hỗ trợ sinh kế của 1,6 tỉ người, là môi trường sống của hơn một nửa số loài động vật, thực vật và côn trùng sống trên đất liền, là nguồn cung cấp không khí và nước sạch quan trọng, cũng như rất quan trọng
để chống biến đổi khí hậu Tuy nhiên mỗi năm có khoảng 13 triệu ha rừng bị mất,
Trang 28trong khi sự suy thoái dai dẳng của các vùng đất khô hạn đã dẫn đến tình trạng sa mạc hóa 3,6 tỷ ha, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cộng đồng nghèo
Hành động khẩn cấp phải được thực hiện để giảm tình trạng mất môi trường sống tự nhiên và đa dạng sinh học vốn là một phần di sản chung của chúng ta, đồng thời hỗ trợ an ninh lương thực và nước toàn cầu, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi
khí hậu, cũng như hòa bình và an ninh
Bảng 1.1 Diện tích rừng trên thế giới giai đoạn 1990-2020
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
Châu Phi 742.801 710.049 676.015 636.639 Châu Á 585.393 587.410 610.960 622.687 Châu Âu 994.319 1.002.268 1.013.982 1.017.461 Bắc và Trung Mỹ 755.297 752.349 754.190 752.710 Châu Đại Dương 184.974 183.328 181.015 185.248 Nam Mỹ 973.666 922.645 870.154 844.186 Toàn thế giới 4.236.433 4.158.050 4.106.317 4.058.931
(Nguồn: Tổ chức Nông lương thế giới)
Diện tích rừng trên thế giới giai đoạn 1990-2020 có xu hướng giảm, cụ thể là giảm 1,76 triệu km², tương đương 4,2% Trong đó, diện tích rừng giảm nhiều nhất ở châu Mỹ, với mức giảm 1,32 triệu km², tương đương 7,6% Diện tích rừng giảm ít nhất ở châu Đại dương
Tình trạng suy thoái rừng xảy ra khi các hệ sinh thái rừng mất đi chức năng cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ quan trọng cho con người và thiên nhiên Từ năm 1960 hơn một nửa số khu rừng nhiệt đới trên toàn thế giới đã bị phá hủy, và cứ mỗi giây hơn 1 ha rừng nhiệt đới bị phá hủy hoặc bị suy thoái nghiêm trọng Trong giai đoạn 30 năm trở lại đây (từ 1990-2020) diện tích rừng bị mất đi do phá rừng ước tính khoảng 420 triệu ha Diện tích rừng bị phá với tốc độ 15,8 triệu ha/năm Diện tích rừng trên thế giới ngày càng thu hẹp lại giảm từ 4.236.433 nghìn ha năm
1990 xuống còn 4.058.931 nghìn ha năm 2020 Thế giới mất khoảng 1,76 triệu
Trang 29km² rừng trong 30 năm qua, nạn phá rừng gia tăng mạnh ở vùng châu Phi cận Sahara và Châu Mĩ Rừng bị chặt phá chủ yếu để nhường chỗ cho việc canh tác cây trồng và vật nuôi Trong khi đó, một số nơi tại châu Á châu Âu và Bắc Mỹ diện tích rừng đang có xu hướng tăng lên nhờ những chính sách phục hồi rừng và cho rừng mở rộng tự nhiên
Sự suy giảm diện tích rừng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống nói chung và con người nói riêng: Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đa dạng sinh học suy giảm Đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, sự tồn vong của các loài sinh vật
1.2.2 Xu hướng biến động rừng ở Việt Nam
Bảng 1.2 Sự biến động diện tích rừng Việt Nam qua một số năm
Năm
Tổng diện tích
có rừng (triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng trồng (triệu ha)
Độ che phủ (%)
(Nguồn: Sách giáo khoa địa lí 12, Niên giám thống kê)
Tài nguyên rừng nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ theo từng giai đoạn
1943-1983 rừng ở Việt Nam bị phá huỷ nghiêm trọng Năm 1943 diện tích rừng toàn quốc là 14,3 triệu ha Độ che phủ là 43% Đến năm 1983 còn 7,2 triệu ha, độ che phủ là 22% (bị mất 7,1 triệu ha trong 40 năm) Trung bình mỗi năm mất khoảng 100.000 - 140.000 ha rừng Tuy nhiên những năm gần đây do đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng nên độ che phủ đã tăng lên Năm 2020 là 42% Hiện nay tổng diện tích rừng đang được tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa thể phục hồi, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới được phục hồi chưa thể khai thác
Trang 30Chương 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020
2.1 Các nhân tố có tác động đến tài nguyên rừng
Hệ toạ độ: Điểm cực bắc 22º16’B xã Tân Phượng, huyện Lục Yên; điểm cực nam 21º24’B xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn; điểm cực đông: 105 º03’Đ xã Đại Minh, huyện Yên Bình; điểm cực tây: 103 º56’Đ xã Hồ Bốn, huyện
Mù Cang Chải
Nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội… Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.887,5 km² với 9 huyện, thành, thị: Thành phố Yên Bái; Thị xã Nghĩa Lộ; 07 huyện: Lục Yên; Mù Cang Chải; Trạm Tấu; Trấn Yên; Văn Chấn; Văn Yên; Yên Bình
Vị trí địa lý có ảnh hưởng quyết định đến các đặc điểm của điều kiện thiên nhiên, tài nguyên tự nhiên của tỉnh, đặc biệt là tài nguyên Là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ 4 trong, tỉ lệ độ che phủ rừng của tỉnh năm 2020 đạt 63% (xếp thứ 4 toàn quốc) Tài nguyên rừng của Yên Bái có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Nhiệm vụ duy trì diện tích rừng hiện có, bảo vệ và phát triển rừng là việc làm cần thiết, nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật quý
Trang 31Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái
b) Địa chất - địa hình Cấu trúc địa chất của tỉnh Yên Bái được hình thành từ rất lâu đời, vào thời kỳ tiền Cambri, các đá cổ nhất đã nhô lên dọc lưu vực sông Hồng (đá phiến kết tinh hoặc biến chất phức hệ sông Hồng, đá phiến biến chất tuổi Thái Cổ và Nguyên Sinh, tồn tại trên 1.200 triệu năm) phân thành hai dải nằm giữa sông Hồng và sông Lô từ Lào Cai về Yên Bái và dọc 2 bờ sông Chảy Thời kỳ trung sinh hình thành lớp cuội sỏi kết ở nhiều nơi trên dãy Hoàng Liên Sơn, đất đá tân sinh - bao gồm hai kỷ đệ tam và đệ tứ, có tuổi khoảng 50 triệu năm, phân bố dọc sông Hồng, sông Lô
Hình 2.2 Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Yên Bái
Trang 32Địa hình tỉnh Yên Bái tương đối phức tạp, là một phần tiếp giáp giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, đồng thời là vùng chuyển tiếp từ địa hình vùng trung du Phú Thọ lên vùng cao Lào Cai Bên cạnh đó, địa hình Yên Bái còn nằm trên hai vùng có lịch sử phát triển địa chất khác biệt hình thành nên các đa dạng địa hình khác nhau
Địa hình của tỉnh Yên Bái có đặc điểm thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình tương đối phức tạp và chia cắt mạnh, phía đông có dãy núi đá vôi nằm giữa sông Chảy và sông Lô, ở giữa là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía tây là dãy Hoàng Liên Sơn, Pú Luông nằm giữa sông Hồng và sông
Đà Địa hình chia thành 2 khu vực: Vùng thấp và vùng cao
Vùng thấp độ cao dưới 600m, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, thung lũng bồn địa (chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh)
Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên (chiếm 67,56% tổng diện tích) Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội
Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi nên tài nguyên rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và giữ cân bằng môi trường sinh thái
2.1.1.2 Nhóm nhân tố khí hậu - thủy văn
a) Khí hậu
Khí hậu Yên Bái có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 4 -10, mùa đông lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình : 21,4º-23,7º C
Số giờ nắng trung bình: 1.221 giờ
Lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm Mưa không đều theo thời gian
và giữa các khu vực địa hình
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình >80%, thay đổi theo thời gian và không gian
Ngoài ra ở Yên Bái cũng xuất hiện kiểu thời tiết bất thường: Mưa đá, sương muối, sương mù đặc biệt ở các huyện vùng núi
b) Thủy văn
- Hệ thống sông ngòi dày đặc gồm 101 con sông, suối chủ yếu thuộc lưu vực sông Hồng và lưu vực Sông Chảy Chế độ thuỷ văn theo mùa rõ rệt
Trang 33+ Sông Hồng: Chảy qua địa bàn tỉnh Yên Bái có chiều dài 110km từ Lang Thíp (Văn Yên) đến Văn Phú (TP Yên Bái) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Sông Hồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 48 ngòi suối là phụ lưu, một số phụ lưu chính: Ngòi Thia, Ngòi Lâu, Ngòi Lao
+ Sông Chảy: Chảy qua địa bàn tỉnh Yên Bái có chiều dài 95km từ xã Minh Chuẩn (Lục Yên) đến Hán Đà (Yên Bình) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Sông Chảy trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 32 phụ lưu, vùng hạ lưu là hồ Thác Bà
+ Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có suối Nậm Kim là chi lưu của sông Đà, diện tích lưu vực khá lớn 554km², có tiềm năng lớn về thuỷ điện
Bên cạnh các hệ thống sông Yên Bái còn có nhiều ao hồ với diện tích lớn: Hồ Thác Bà, Đầm Vân Hội, hồ Đầm Hậu,… có tiềm năng lớn về phát triển ngành thuỷ sản và du lịch
- Nguồn nước ngầm phong phú ở độ sâu 90-120m phục vụ chủ yếu cho hoạt động sinh hoạt Nước khoáng nóng có hàm lượng khoáng hoá học từ 1-5g/l, phân
bố từ độ sâu 20 - 200 m dưới lòng đất thuộc địa phận của huyện Văn Chấn Nước khoáng nóng phân bố nhiều tại khu vực phía Tây của địa bàn huyện Văn Chấn Tài nguyên nước của tỉnh nói chung khá phong phú, chất lượng nước tương đối tốt,
ít gây độc hại Vì thế, có ý nghĩa vô cùng lớn đối với nền kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân, nếu được khai thác một cách hợp lí sẽ đảm bảo đẩy đủ nguồn nước phục vụ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, sinh hoạt cùng nhiều lĩnh vực khác
2.1.1.3 Thổ nhưỡng
Yên Bái có tài nguyên đất khá đa dạng
- Nhóm đất xám: có diện tích khoảng 599.370 ha chiếm 87,02% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ở độ cao dưới 1.800m tập trung nhiều nhất ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải Nhóm đất này được hình thành chủ yếu ở địa hình đồi núi, thường có độ dốc lớn, thích hợp trồng cây lương thực ở vùng đất thấp và trồng cây công nghiệp, bảo vệ rừng ở địa hình đồi núi
Trang 34Hình 2.3 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái
- Nhóm đất phù sa có chất lượng tương đối tốt, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở hầu khắp các huyện, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các cánh đồng lớn: Nghĩa Lộ, Văn Yên, Trấn Yên… phù hợp trồng các loại cây lương thực
- Ngoài ra còn có các nhóm đất glây, đất đen, đất đỏ, đất mùn Alit núi cao
2.1.1.4 Hệ sinh thái
Do nằm giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc, với nhiệt độ trung bình khoảng 22ºC - 23ºC, lớp vỏ đá vôi dày đã tạo ra lớp phủ thực vật đa dạng, phong phú
Với diện tích có rừng tương đối rộng, rừng Yên Bái được tổ chức Bảo tồn
động thực vật quốc tế (FFI), Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) ghi nhận “có tính đa dạng
sinh học cao, với nhiều loại hình gồm rừng nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rụng lá mùa thu, rừng hỗn giao”
Hệ thực vật phong phú: theo nghiên cứu của Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt
Nam trên địa bàn tỉnh có “khoảng 1.479 loài thực vật bậc cao thuộc 170 họ, 715 chi
trong đó có 91 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc nhóm cần thiết được bảo tồn
Trang 35theo tiêu chuẩn phân loại của Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN (2016) gồm: Lan Kim Tuyến, Củ rắn cắn, Pơmu, Lim, Sến, Xoan, Gù Hương Trong khu vực rừng nguyên sinh của tỉnh có nhiều chủng loại cây lá kim (như: pơmu, thông Nga, thông tre
lá rộng, sa mộc) và cây lá kim thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên Ở độ cao trên 2.000 m, rừng nguyên sinh giảm dần, pơmu phát triển thành rừng nguyên sinh cao khoảng 40- 50m, đường kính thân có cây trên 1,5m Cao hơn là các khu rừng thông xen lẫn những lớp cây thấp dần như nứa lùn, cậy họ cói, cây họ ráy, cây họ thạch nam, cây họ ráy, cây họ quế đan xen Lùi dần về phía Tây Bắc, độ cao hạ xuống, khí hậu ấm dần tạo nên lớp vỏ thực vật rừng có điều kiện tăng trưởng Bên cạnh những chủng loại cây gỗ quý hiếm (nghiến, lim, lát hoa, sến, pơmu), cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, đương quy, tam thất, chè), còn nhiều khu rừng trồng lâm nghiệp, dược liệu (cây cọ, măng, sam, ráy, nấm, mộc nhĩ, hồi, quế, chè) Về động vật rừng có khoảng 82 loài thú thuộc 22 họ, 7 bộ trong đó có 22 loài nguy cấp quý hiếm
có giá trị bảo tồn được ghi tại Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh mục Đỏ IUCN 2017; 237 loài chim thuộc 50 họ, 15 bộ, trong đó có 10 loài có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế; 64 loài bò sát và lưỡng cư thuộc 21 họ, 3 bộ trong đó có 20 loài
có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế…” [25]
Các loài trên tập trung chủ yếu ở những khu rừng nguyên sinh tại các huyện
có nhiều tài nguyên rừng tự nhiên: Văn Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Lục Yên, Trấn Yên
Có nhiệm vụ bảo đa dạng sinh học, điều hoà nguồn nước ngầm, khí hậu Nên việc bảo vệ diện tích rừng hiện có, phục hồi diện tích rừng đã mất, trồng mới diện tích rừng là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường của tỉnh
2.1.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân cư, nguồn lao động
a Dân cư
Năm 2020 dân số của tỉnh là 831.586 người, trong đó nam chiếm 50,4%, nữ
chiếm 49,6% Yên Bái là tỉnh có số dân đứng thứ 7 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Trang 36Bảng 2.1 Dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020
Dân số (người) 751.286 792.710 831.586
So với toàn vùng TDMNPB (%) 6,68 6,71 6,53
(Niên giám thống kê năm 2010, 2015,2020)
Dân số tỉnh Yên Bái tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 1,12%/năm trong giai đoạn 2010-2020 Tỉ lệ dân số của tỉnh Yên Bái so với toàn vùng TD&MMBB giảm từ 6,68% năm 2010 xuống còn 6,53% năm 2020 Điều này cho thấy, dân số của tỉnh Yên Bái tăng trưởng chậm hơn so với các tỉnh khác trong vùng
Gia tăng dân số
Bảng 2.2 Gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2010, 2015, 2020)
Năm 2010 mức gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh cao hơn mức trung bình của toàn quốc, mặc dù thời gian trở lại hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình mức gia tăng tự nhiên đã giảm khá nhanh từ 1,31% năm 2010 xuống 1,13 % năm 2020, tuy nhiên mức gia tăng này vẫn cao hơn mức trung bình của vùng (10,8%) và của cả nước (10,2%)
b Cơ cấu dân số
- Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, năm 2020 phần lớn dân số của tỉnh nằm trong độ tuổi lao động chiếm 62,7% Với số lượng lao đông chiếm phần lớn dân số cung cấp nguồn lao động dồi dao nhưng cũng là khó khăn đối với tỉnh (việc làm, thu nhập, nhà ở ) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
- Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh năm 2020 là 102 nam/100 nữ
- Theo dân tộc: Theo báo cáo từ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái “trên địa bàn tỉnh
Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người,
Trang 37có 1 dân tộc có dân số dưới 5.000 10.000 người, có 1 dân tộc có dân số dưới 2.000 5.000 người, 3 dân tộc có dân số dưới 500 2.000 người Trong đó người kinh chiếm 45,0%, người Tày chiếm 18,0%, người Mông chiếm 12,3%, người Dao chiếm 11,5%, người Thái chiếm 7,1%, người Nùng chiếm 2,2%, người Cao Lan chiếm 1,2 còn lại
là những dân tộc khác” [1]
Với phần lớn dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi nên đời sống của người dân còn phụ thuộc khá nhiều vào các sản vật lâm nghiệp Trong đời sống hàng ngày vẫn còn các hoạt động vi phạm lâm luật: Phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắn trái phép…
c Phân bố dân cư
Năm 2020 mật độ dân số của tỉnh Yên Bái là 121 người/km², thấp hơn mức trung bình của vùng 134 người/km² và của cả nước 295 người/km² Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị, thành trong tỉnh Cụ thể:
Bảng 2.3 Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2020
1 TP Yên Bái 12.8 76,7 23,6
2 TX Nghĩa Lộ 8.4 32,1 67,9
3 Huyện Lục Yên 13.1 9,1 90,9
4 Huyện Văn Yên 15.7 8,9 91,1
5 Huyện Mù Cang Chải 7.8 5,4 94,6
6 Huyện Trấn Yên 10.3 6,8 93,2
7 Huyện Trạm Tấu 4.2 8,0 92
8 Huyện Văn Chấn 14.2 16,3 83,7
9 Huyện Yên Bình 13.6 13,6 86,4
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020)
Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh Dân số đông nhất ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên và Thành phố Yên Bái Những huyện thị còn lại dân cư ít hơn Đặc biệt các huyện vùng cao chiếm tỉ lệ thấp: Mù Cang Chải (7,8% dân số), Trạm Tấu (4,2% dân số) Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các nhân tố: Địa hình, diện tích, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trang 38Hình 2.4 Biểu đồ dân số tỉnh Yên Bái năm 2000
phân theo thànhh thị, nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020
Dân cư tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 79,4% Tỉ lệ dân thành thị thấp chiếm 20,6% TP Yên Bái có tỷ lệ dân thành thị cao nhất là 76,4% Tiếp theo là thị xã Nghĩa Lộ 32,1%, huyện Yên Bình 13,6%, Văn Chấn 16,6%, Văn Yên 8,9%,thấp nhất là huyện Mù Cang Chải 5,4% Đăc điểm này cho thấy quá trình đô thị hoá ở Yên Bái diễn ra còn chậm
d Nguồn lao động
Tổng số lao động của tỉnh Yên Bái năm 2020 là 521.205 người đứng vị trí thứ
8 trong vùng TD&MNBB Trong đó lao động nữ là 253.527người (chiếm 48,64 %), lao động nam là 267.678 người (chiếm 51,36%) Lực lượng lao đông tăng qua các năm
Từ 2015-2020 tăng 3600 lao động/năm Tuy nhiên trình độ nguồn lao động chưa cao Chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chủ yếu hoạt động trong khu vực I, năng suất lao động còn thấp Đây là một trong những khó khăn lớn của tỉnh trong phát triển KT-XH
Thị xã Nghĩa Lộ Lục Yên Huyện Văn Yên Huyện Mù Cang Huyện
Chải
Huyện Trấn Yên Trạm Tấu Huyện Văn Chấn Huyện Yên Bình Huyện
Thành thị Nông thôn
Trang 39e Chính sách phát triển lâm nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng của tỉnh Yên Bái, đóng góp 25,27% giá trị sản xuất của tỉnh Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025
đã xác định chủ trương “xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững
gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương” [9] Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ “phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục tiêu; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh
và khả năng tiếp cận thị trường Hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với điều kiện của từng địa phương; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia đầu tư vào các chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp” [9] Chủ trương phát
triển lâm nghiệp phù hợp đã giúp cho diện tích rừng của tỉnh Yên Bái trong những năm qua được mở rộng, chất lượng rừng cũng có xu hướng tăng lên
g Thị trường
Trong những năm gần đây nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng từ rừng có
xu hướng tăng: Mật ong, táo mèo, mận, các sản phẩm từ cây quế… điều này góp phần đảm bảo đầu ra cho các hạt động của ngành lâm nghiệp của tỉnh giúp nâng cao đời sống cho người dân
2.1.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Bảng 2.4 Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
tỉnh Yên Bái qua các năm
nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp
(Nguồn: Niên giám thống kê, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái)
Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, và khu vực III
Trang 40Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giảm tỉ trọng từ 33,31% năm 2010 xuống còn 15,42% năm 2020 Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế
Ngành dịch vụ: Năm 2020 đạt 45,86% cao hơn mức trung bình của cả nước (41,5%) Có xu hướng tăng tỉ trọng từ 33,68% năm 2010 lên 45,86% năm 2020 Nguyên nhân là do phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại, du lịch, vận tải, kho bãi, trên địa bàn tỉnh
Ngành công nghiệp: Qua các năm ngành công nghiệp, xây dưng có xu hướng tăng tỉ trong từ 33,68% năm 2010 lên 33,72% năm 2020 Nguyên nhân do
sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, xây dựng trên địa bàn tỉnh
Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng HĐH như trên là do sự tác động đồng thời của các nhân tố: Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh: hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh Điều kiện tự nhiên và tài nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp
CNH-a) Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của tỉnh Yên Bái, trong năm 2020 ngành này tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cụ thể:
Đối với ngành trồng trọt
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất một số cây hàng năm tỉnh Yên Bái, năm 2020
6 Cây rau các loại 10.757 127.018
(Nguồn: Báo cáo năm 2020 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái)