Biến động theo hướng tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2020 và đề xuất giải pháp rừng bền vững (Trang 63 - 72)

Chương 3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP RỪNG BỀN VỮNG

3.1. Nguyên nhân biến động tài nguyên rừng tỉnh Yên Bái

3.1.1. Biến động theo hướng tích cực

Từ năm 2010-2020 diện tích rừng của tỉnh đã tăng lên đáng kể, đặc biệt rừng trồng. Biến động tăng là do trồng rừng (bao gồm diện tích trồng rừng mới và trồng bổ sung trên diện tích rừng đã khai thác). Độ che phủ rừng cũng đã tăng lên tới 63% do diện tích rừng trồng tăng và diện tích rừng trồng cấp tuổi 1 (chưa thành rừng) thành cấp tuổi 2 (đã thành rừng). Diện tích rừng trồng tăng là do sự tác động đồng thời của nhiều yếu tố trong đó phải nói đến sự phối hợp chặt chẽ của người trồng rừng, chủ rừng, cơ quan quản lý, các công ty khai thác và chế biến gỗ; chính sách phát triển rừng của nhà nước, chính sách giao rừng, cấp đất trồng rừng cho từng hộ dân, chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển các dự án,...

3.1.1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương

Công tác tuyên truyền, giáo dục là một trong các biện pháp quan trọng để hạn chế đến mức thấp nhất những hành động làm tổn hại đến tài nguyên rừng. Trong những năm vừa qua tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tới người dân về vị trí, vai trò của bảo vệ rừng. Nội dung của hoạt động tuyên truyền là quán triệt, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, hộ gia đình, cá nhân... đối với việc bảo vệ rừng để người dân nắm rõ, vận động họ tự giác thực hiện theo. Vận động, giáo dục, tuyên truyền về đạo đức, lối sống, nếp sống mới văn minh, hiện đại; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Công nghệ; góp phần xây dựng làng (thôn, bản) văn hoá. Thực hiện bằng nhiều hình thức:

Tuyên truyền lưu động: Tuyên truyền viên xuống tận từng làng, bản, tổ dân phố để tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng, các quy định của Nhà nước về lâm nghiệp, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy

rừng,... Tuyên truyền gián tiếp: Thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống cũng như hiện đại: Truyền hình, báo chí, phát thanh, mạng xã hội,...

Thông qua các hoạt động văn hoá, nghệ thuật: Thông qua các cuộc liên hoan, hội thi, biểu diễn nghệ thuật,... với chủ đề bảo vệ rừng. Tuyên truyền thông qua các mô hình, điển hình tiên tiến, tăng cường tuần tra; hướng dẫn người dân đốt nương làm rẫy, sửa chữa hệ thống đường ranh chắn lửa tại những địa bàn, vùng trọng điểm cháy rừng. Công tác tuyên truyền, giáo dục đã giúp người dân nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của rừng đối với môi trường sinh thái cũng như đối với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao ý thức đối với việc bảo vệ rừng, hạn chế thực hiện các hành vi huỷ hoại rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Tạo sự đồng thuận của cộng đồng đối với công tác bảo vệ rừng: Hoạt động tuyên truyền đã tạo sự đồng thuận của cộng đồng đối với công tác bảo vệ rừng. Người dân đã nhận thức được lợi ích của việc bảo vệ rừng và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng. Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng: Hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm đã có thêm điều kiện để tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, qua đó hạn chế tình trạng huỷ hoại rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản bất hợp pháp.

Diện tích rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tăng.

3.1.1.2. Triển khai thực hiện các chính sách bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.

Trong giai đoạn 2010 - 2020 để thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên rừng tương xứng với tiềm năng hiện có tỉnh Yên Bái đã thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, hướng dẫn, các chính sách từ cấp trên áp dụng với tình hình thực tế tại địa phương nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong phát triển bền vững ngành lâm nghiệp cụ thể:

- Công tác quy hoạch: Triển khai thực hiện Nghị quyết số: 27/2013/NQ- HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020 đã đưa ra quan điểm “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của Quốc gia và của vùng; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã

hội; góp phần nâng cao thu nhập, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của người lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các thành phần kinh tế và các nguồn lực khác cho phát triển lâm nghiệp; bảo đảm phát triển lâm nghiệp bền vững để rừng thực sự có chủ. Phát triển lâm nghiệp phải coi trọng công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời với việc trồng mới rừng, coi trọng công tác trồng rừng tập trung với trồng cây phân tán trong nhân dân. Phát triển lâm nghiệp phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” [12].

Với các mục tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng.

Nghị quyết đã đưa ra quy hoạch cụ thể về sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Quyết định 578/QĐ-UBND tỉnh Yên Bái về “điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020”. Với mục đích phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

Sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng ngày 09 tháng 12 năm 2022 Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành “Nghị quyết số: 55/NQ-HĐND về việc chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020”. Thời gian thực hiện quy hoạch: Có hiệu lực đến khi Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt và có hiệu lực. Với nội dung điều chỉnh: Tổng diện tích đất quy hoạch sử dụng cho lâm nghiệp 487.681 ha, trong đó: Diện tích có rừng 421.038 ha; diện tích không có rừng 66.643 ha. Phân theo chức năng như sau:

+ Đất rừng phòng hộ 141.321 ha (đất có rừng 127.692 ha; đất không có rừng 13.629 ha).

+ Đất rừng đặc dụng 32.725 ha (đất có rừng 30.764 ha; đất không có rừng 1.961 ha).

+ Đất rừng sản xuất 313.635 ha(đất có rừng 262.582 ha; đất không có rừng 51.053 ha).

- Thực hiện hiệu quả chính sách giao đất, giao rừng: Chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, giao khoán đất-rừng cho các hộ gia

đình, cá nhân. Chính sách giao đất, giao rừng triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 13/11/2013 của HĐND tỉnh Yên Bái phê duyệt khung giá rừng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên để phục vụ Đề án Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 tỉnh Yên Bái). Chính sách về hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững (theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ).

Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã vào cuộc quyết liệt; đạt được nhiều kết quả quan trọng cụ thể: Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2020 trên địa bàn tỉnh giao khoán được 221.070,8 ha rừng (bao gồm:

Rừng phòng hộ 120.370,2 ha; Rừng đặc dụng 119.917,1 ha; Rừng tự nhiên sản xuất 72.144,2 ha). Bên cạnh việc triển khai thực hiện bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán. Các chủ rừng đang thực hiện chăm sóc trên 28 nghìn ha rừng trồng chưa thành rừng trong đó 186 ha rừng đặc dụng, 4.676 ha rừng phòng hộ, và rừng trồng sản xuất là 23.850 ha. Kinh tế rừng phát triển mạnh, nhiều chủ rừng đã đầu tư các nguồn lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng và hiệu quả kinh tế từ rừng trồng.

- Tổ chức quản lý sản xuất, trồng rừng và tái sinh rừng: Theo báo cáo tổng kết giai đoạn 2011-2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái

“Toàn tỉnh trồng 155.341,4 ha rừng các loại, bình quân trồng 15.534,1 ha/năm.

Trong đó: Rừng trồng sản xuất tập trung: 12.386,4 ha/năm. Rừng trồng không tập trung: 749,2 ha/năm. Rừng trồng phòng hộ tái sinh: 35,3 ha/năm. Cây trồng bổ sung: 3.322 nghìn cây/năm, tương đương diện tích 2.363,2 ha/năm. Tổ chức chăm sóc 361.034 ha, bình quân 36.103,4 ha/năm. Toàn bộ diện tích rừng trong độ tuổi chăm sóc được các chủ rừng đầu tư, chăm sóc và bảo vệ hiệu quả”” [25].

Quy hoạch trồng mới diện tích rừng đã khai thác và bảo vệ rừng: vì nhu cầu khai thác cũng như lợi nhuận đem lại so với trồng rừng chưa cao cho nên trong thời điểm này không đầu tư khai thác.

- Chính sách về hưởng lợi từ quản lý rừng và đất rừng: Từ năm 2012 tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện tập trung rà soát giao đất, giao rừng để triển khai thực hiện

chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng đã đạt được mục đích:

+ Giao quyền quản lý bảo vệ rừng, sản xuất kinh doanh nghề rừng cho tổ chức, hộ gia đình nông dân địa phương để họ thực sự làm chủ rừng và đất rừng, gắn quyền lợi; nghĩa vụ của người dân và cộng đồng với việc xây dựng, bảo vệ rừng, từng bước thực hiện việc xã hội hoá quản lý bảo vệ rừng.

+ Huy động được nguồn lực tại chỗ cho ngành lâm nghiệp, tạo việc làm và chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn sang làm nghề rừng đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động và cho xã hội.

+ Giải quyết tình trạng rừng là của chung không ai lo, gắn quyền và lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng với khu rừng được giao.

+ Giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất; từng bước hạn chế đến chấm dứt tập quán du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản bừa bãi.

+ Là căn cứ cho việc quy hoạch trồng rừng kinh doanh, trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng, xây dựng các loại rừng ổn định lâu dài. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

+ Tăng cường an ninh, quốc phòng, ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Nhìn chung tất cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các thành phần kinh tế quản lý đã đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ trương đưa ra thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đóng góp vào tăng độ che phủ rừng của tỉnh.

Giai đoạn 2012-2020, tổng diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đã rà soát là 1.604.086,3 ha rừng, bình quân 178.231,8 ha/năm, chủ yếu là diện tích thuộc lưu vực sông Đà, sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Tha. Tổng số tiền DVMTR trong giai đoạn này được sử dụng là 671,8 tỷ đồng, trong đó số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Yên Bái là 597,23 tỷ đồng. Trong đó,

giai đoạn 2012-2015 số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR là 113,67 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là gần 483,56 tỷ đồng.

- Chỉ đạo, rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách: Cùng với việc thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng, tỉnh cũng đã kịp thời chỉ đạo, rà soát ban hành các quy định về quản lý nhà nước về Lâm nghiệp tại địa phương như: Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp khuyến khích đầu tư trồng theo các chương trình, dự án; phê duyệt giá giống cây trồng phục vụ cho các chương trình, dự án trồng rừng theo quy hoạch...

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng: Để tiếp tục duy trì những kết quả đạt được trong công tác triển khai các chính sách bảo vệ và phát triển rừng ; đồng thời lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết tốt vấn đề tạo sinh kế cho nhân dân các dân tộc thiểu số yên tâm trồng rừng trong thời gian rừng đã phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện. HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết: Nghị quyết số 24/2010/NQ-HĐND, ngày 16/12/2010 về “chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015”;Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND, ngày 21/12/ 2011 về “bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015”. Nghị quyết số 27/2015/QĐ-UBND, ngày 31 /12 /2015 về “ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020”. Nghị quyết số 28 /2016/QĐ-UBND, ngày 05/9/ 2016 “sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020”

ban hành kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái; Nghị quyết Số: 69/2029/NQ-HĐND, ngày 16 /12 /2020 “ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025”.

Tỉnh đã đề nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, sản xuất; Hỗ trợ gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về “cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020” và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về “Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.

Bằng việc thực hiện những chính sách an sinh xã hội kịp thời và hiệu quả đã giúp cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của Yên Bái có được những tiến bộ nhất định. Có thể nói với sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của HĐND, UBND tỉnh đã giúp cho công tác khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng.

- Công tác PCCCR cũng được chú trọng hơn trong những năm gần đây: Nâng cao năng lực của lực lượng PCCC rừng, đầu tư các phương tiện, thiết bị cho công tác chữa cháy. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân đối với công tác PCCC rừng. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về PCCC rừng. Triển khai nhiều mô hình, giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác PCCC rừng, như: Mô hình "Tổ cảnh sát PCCC rừng cơ động" ở các thôn, bản. Mô hình "Bảng cảnh báo cháy rừng" đặt ở các nơi có nguy cơ cháy cao. Kết quả trong những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra những đám cháy có thiệt hại lớn.

3.1.1.3. Triển khai các mô hình điển hình về sản xuất lâm nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường. Một số mô hình đạt hiệu quả cao phải kế đến như:

- Mô hình trồng rừng gỗ lớn

Mô hình trồng rừng gỗ lớn được tỉnh Yên Bái triển khai nhằm nâng cao giá trị kinh tế của rừng, gắn với phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

Mô hình trồng rừng gỗ lớn có nhiều ưu điểm như: tăng giá trị thu nhập, tạo việc làm cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nay, tỉnh Yên Bái đã có nhiều mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2020 và đề xuất giải pháp rừng bền vững (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)