Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2020 và đề xuất giải pháp rừng bền vững (Trang 35 - 47)

Chương 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020

2.1. Các nhân tố có tác động đến tài nguyên rừng

2.1.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

a. Dân cư

Năm 2020 dân số của tỉnh là 831.586 người, trong đó nam chiếm 50,4%, nữ chiếm 49,6%. Yên Bái là tỉnh có số dân đứng thứ 7 của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Bảng 2.1. Dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020

Năm 2010 2015 2020

Dân số (người) 751.286 792.710 831.586

So với toàn vùng TDMNPB (%) 6,68 6,71 6,53

(Niên giám thống kê năm 2010, 2015,2020) Dân số tỉnh Yên Bái tăng qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 1,12%/năm trong giai đoạn 2010-2020. Tỉ lệ dân số của tỉnh Yên Bái so với toàn vùng TD&MMBB giảm từ 6,68% năm 2010 xuống còn 6,53% năm 2020. Điều này cho thấy, dân số của tỉnh Yên Bái tăng trưởng chậm hơn so với các tỉnh khác trong vùng.

­ Gia tăng dân số

Bảng 2.2. Gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020 Năm Tỉ suất sinh thô

(%o)

Tỉ suấ t tử thô (%o)

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

2010 19,80 6,70 1,31

2015 19,05 6,90 1,21

2020 19,4 8,1 1,13

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2010, 2015, 2020) Năm 2010 mức gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh cao hơn mức trung bình của toàn quốc, mặc dù thời gian trở lại hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình mức gia tăng tự nhiên đã giảm khá nhanh từ 1,31%

năm 2010 xuống 1,13 % năm 2020, tuy nhiên mức gia tăng này vẫn cao hơn mức trung bình của vùng (10,8%) và của cả nước (10,2%).

b. Cơ cấu dân số

- Là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, năm 2020 phần lớn dân số của tỉnh nằm trong độ tuổi lao động chiếm 62,7%. Với số lượng lao đông chiếm phần lớn dân số cung cấp nguồn lao động dồi dao nhưng cũng là khó khăn đối với tỉnh (việc làm, thu nhập, nhà ở...) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh năm 2020 là 102 nam/100 nữ.

- Theo dân tộc: Theo báo cáo từ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái “trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người,

có 1 dân tộc có dân số dưới 5.000 10.000 người, có 1 dân tộc có dân số dưới 2.000 5.000 người, 3 dân tộc có dân số dưới 500 2.000 người. Trong đó người kinh chiếm 45,0%, người Tày chiếm 18,0%, người Mông chiếm 12,3%, người Dao chiếm 11,5%, người Thái chiếm 7,1%, người Nùng chiếm 2,2%, người Cao Lan chiếm 1,2 còn lại là những dân tộc khác” [1].

Với phần lớn dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi nên đời sống của người dân còn phụ thuộc khá nhiều vào các sản vật lâm nghiệp.

Trong đời sống hàng ngày vẫn còn các hoạt động vi phạm lâm luật: Phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, săn bắn trái phép…

c. Phân bố dân cư

Năm 2020 mật độ dân số của tỉnh Yên Bái là 121 người/km², thấp hơn mức trung bình của vùng 134 người/km² và của cả nước 295 người/km². Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị, thành trong tỉnh. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn tỉnh Yên Bái năm 2020 STT Đơn vị hành chính Tỉ lệ Thành thị Nông thôn

TOÀN TỈNH 100 20,6 79,4

1 TP. Yên Bái 12.8 76,7 23,6

2 TX. Nghĩa Lộ 8.4 32,1 67,9

3 Huyện Lục Yên 13.1 9,1 90,9

4 Huyện Văn Yên 15.7 8,9 91,1

5 Huyện Mù Cang Chải 7.8 5,4 94,6

6 Huyện Trấn Yên 10.3 6,8 93,2

7 Huyện Trạm Tấu 4.2 8,0 92

8 Huyện Văn Chấn 14.2 16,3 83,7

9 Huyện Yên Bình 13.6 13,6 86,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020) Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Dân số đông nhất ở các huyện: Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên và Thành phố Yên Bái. Những huyện thị còn lại dân cư ít hơn. Đặc biệt các huyện vùng cao chiếm tỉ lệ thấp: Mù Cang Chải (7,8% dân số), Trạm Tấu (4,2% dân số). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các nhân tố: Địa hình, diện tích, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 2.4. Biểu đồ dân số tỉnh Yên Bái năm 2000 phân theo thànhh thị, nông thôn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020

Dân cư tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 79,4%. Tỉ lệ dân thành thị thấp chiếm 20,6%. TP. Yên Bái có tỷ lệ dân thành thị cao nhất là 76,4%. Tiếp theo là thị xã Nghĩa Lộ 32,1%, huyện Yên Bình 13,6%, Văn Chấn 16,6%, Văn Yên 8,9%,thấp nhất là huyện Mù Cang Chải 5,4%. Đăc điểm này cho thấy quá trình đô thị hoá ở Yên Bái diễn ra còn chậm.

d. Nguồn lao động

Tổng số lao động của tỉnh Yên Bái năm 2020 là 521.205 người đứng vị trí thứ 8 trong vùng TD&MNBB. Trong đó lao động nữ là 253.527người (chiếm 48,64 %), lao động nam là 267.678 người (chiếm 51,36%). Lực lượng lao đông tăng qua các năm.

Từ 2015-2020 tăng 3600 lao động/năm. Tuy nhiên trình độ nguồn lao động chưa cao.

Chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chủ yếu hoạt động trong khu vực I, năng suất lao động còn thấp. Đây là một trong những khó khăn lớn của tỉnh trong phát triển KT-XH.

20.6

76.4

32.1

9.1 8.9 5.4 6.8 8.0 16.3 13.6

79.4

23.6

67.9

90.9 91.1 94.6 93.2 92.0 83.7 86.4

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Toàn tỉnh Thành phố Yên

Bái

Thị xã

Nghĩa Lộ Huyện

Lục Yên Huyện

Văn Yên Huyện Mù Cang

Chải

Huyện

Trấn Yên Huyện

Trạm Tấu Huyện

Văn Chấn Huyện Yên Bình

Thành thị Nông thôn

e. Chính sách phát triển lâm nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng của tỉnh Yên Bái, đóng góp 25,27% giá trị sản xuất của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định chủ trương “xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở khai thác, tận dụng tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương” [9]. Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ “phát triển lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục tiêu; đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường. Hình thành và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với điều kiện của từng địa phương; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia đầu tư vào các chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp” [9]. Chủ trương phát triển lâm nghiệp phù hợp đã giúp cho diện tích rừng của tỉnh Yên Bái trong những năm qua được mở rộng, chất lượng rừng cũng có xu hướng tăng lên.

g. Thị trường

Trong những năm gần đây nhu cầu về các sản phẩm có chất lượng từ rừng có xu hướng tăng: Mật ong, táo mèo, mận, các sản phẩm từ cây quế… điều này góp phần đảm bảo đầu ra cho các hạt động của ngành lâm nghiệp của tỉnh giúp nâng cao đời sống cho người dân.

2.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 2.4. Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế tỉnh Yên Bái qua các năm

Năm

Tổng số (Đơn vị:

tỷ đồng)

Khu vực kinh tế (%) Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2010 3773,5 33,31 33,68 33,68

2015 13874 24,8 26,5 48,7

2020 18212 15,42 33,72 45,86

(Nguồn: Niên giám thống kê, Cục Thống kê tỉnh Yên Bái) Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, và khu vực III.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giảm tỉ trọng từ 33,31% năm 2010 xuống còn 15,42% năm 2020. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế.

Ngành dịch vụ: Năm 2020 đạt 45,86% cao hơn mức trung bình của cả nước (41,5%). Có xu hướng tăng tỉ trọng từ 33,68% năm 2010 lên 45,86% năm 2020.

Nguyên nhân là do phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại, du lịch, vận tải, kho bãi,... trên địa bàn tỉnh.

Ngành công nghiệp: Qua các năm ngành công nghiệp, xây dưng có xu hướng tăng tỉ trong từ 33,68% năm 2010 lên 33,72% năm 2020. Nguyên nhân do sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng CNH- HĐH như trên là do sự tác động đồng thời của các nhân tố: Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh: hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp.

a) Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của tỉnh Yên Bái, trong năm 2020 ngành này tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cụ thể:

Đối với ngành trồng trọt

Bảng 2.5. Tình hình sản xuất một số cây hàng năm tỉnh Yên Bái, năm 2020 STT Cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1 Cây lúa 42.862 217.434

2 Cây ngô 29.355 102.33

3 Cây sắn 8.710 171.561

4 Cây khoai lang 3.254 18.207

5 Cây lạc 1.760 3.287

6 Cây rau các loại 10.757 127.018

(Nguồn: Báo cáo năm 2020. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái)

Qua bảng số liệu cho thấy các loại cây lương thực chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng diện tích cây hàng năm của tỉnh chiếm 87,1% diện tích, 79,6% sản lượng trong đó: Cây lúa là cây lương thực chính có diện tích cao nhất (chiếm 44,3%) trong tổng số các loại cây trồng, cây ngô có diện tích đứng thứ 2 chiếm 30% trong tổng diện tích. Cây khoai lang có diện tích nhỏ nhất trong số các cây lương thực 3.254 ha (chiếm 3,4% tổng diện tích cây trồng).

Bên cạnh việc chú trọng phát triển các loại cây lương thực, trong những năm gần đây diện tích các loại cây hoa màu được duy trì tương đối ổn định, năm 2020 diện tích rau đạt 10.757ha đạt 11,15 diện tích canh tác.

Về sản lượng của các loại cây trồng cũng có sự khác biệt. Cây lúa có sản lượng lớn nhất (217.434 tấn), đứng thứ 2 là cây ngô (171.561 tấn), sản lượng cây rau các loại đứng thứ 3 với 127.018 tấn, thấp nhất là cây lạc với 3.287 tấn.

Ngành trồng trọt về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về lương thực cho người dân ở trong tỉnh, cung cấp thức ăn cho hoạt động của ngành chăn nuôi.

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất một số cây lâu năm tỉnh Yên Bái, năm 2020

STT Cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng

(nghìn tấn)

1 Cây quế 34.884 95.728

2 Cây chè 7.346 68.137

3 Cây cam 1.183 12.600

4 Cây bưởi 800 15.000

(Nguồn: Báo cáo năm 2020. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái) Là một tỉnh miền núi nên nhìn chung trồng cây lâu năm là một thế mạnh của tỉnh Yên Bái. Trong đó:

Cây chè: là một trong những cây công nghiệp lâu năm quan trọng của tỉnh Yên Bái. Với điều kiện tự nhiên phù hợp Yên Bái có tiềm năng lớn để phát triển cây chè.

Hiện nayvới diện tích trồng đứng thứ hai (7.346 ha) và sản lượng đứng thứ hai (68.137 tấn). Chè Yên Bái có hương vị thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Các vùng chè nổi tiếng của tỉnh Yên Bái bao gồm:

Xã Suối Giàng thuộc huyện Trạm Tấu được mệnh danh là "thủ phủ chè Shan Tuyết cổ thụ" của Việt Nam. Tại đây, có hàng nghìn ha chè Shan Tuyết cổ thụ được

trồng trên độ cao từ 1.500 m đến 1.900 m so với mực nước biển. Chè Shan Tuyết Suối Giàng có búp chè to, dày, màu xanh đậm, hương thơm đặc trưng, vị chát dịu.

Ngoài ra Trạm Tấu còn nổi tiếng với những đồi chè bạt ngàn, được trồng trên những sườn đồi thoai thoải, có độ cao từ 700 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Chè Trạm Tấu có búp chè to, màu xanh đậm, hương thơm nồng nàn, vị chát đậm đà.

Mù Cang Chải nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt trải dài tít tắp, được mệnh danh là "thiên đường chè" của Việt Nam. Chè Mù Cang Chải được trồng trên những sườn đồi dốc, có độ cao từ 1.000 m đến 1.500 m so với mực nước biển. Chè Mù Cang Chải có búp chè nhỏ, màu xanh nhạt, hương thơm dịu nhẹ, vị chát thanh.

Ngoài chú trọng phát triển cây công nghiệp thì trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng việc mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đang là hướng phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 10.000 ha cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Mù Cang Chải,... bao gồm cả cây ăn quả nhiệt đới và cây ăn quả ôn đới. Trong đó điển hình là cây Cam với diện tích 1.183 ha, sản lượng đạt 12.600 tấn được trồng nhiều ở huyện Lục Yên, Văn Chấn.

Cây bưởi là cây ăn quả truyền thống ở Yên Bái, đây là giống bưởi quý, có lịch sử lâu đời, được trồng chủ yếu ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Bưởi Đại Minh có đặc điểm nổi bật là quả to, có hình bầu dục, vỏ màu vàng tươi, mỏng, mịn, ruột màu hồng nhạt, tép bưởi to, mọng nước, ăn có vị ngọt thanh, thơm mát.

Theo các tài liệu lịch sử, bưởi Đại Minh có nguồn gốc từ thời nhà Lý, được trồng ở làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh. Cây bưởi cổ nhất ở đây có tuổi đời hơn 200 năm. Từ cây bưởinày, người dân đã nhân giống ra nhiều cây bưởi khác, và bưởi Đại Minh ngày càng trở nên nổi tiếng khắp cả nước. Diện tích trồng bưởi của tỉnh hiện nay đạt 800ha với sản lượng đạt 15.000 tấn.

Các loại cây ăn quả khác: Quýt sen, quýt hồng không hạt, các loại cây ăn quả ôn đới: Mận, lê, đào, táo,... được trồng ở các huyện như Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải… Các loại cây ăn quả ôn đới ở Yên Bái có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Các loại cây ăn quả góp phần quan trọng trong nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

+ Đối với ngành chăn nuôi

Năm 2020, ngành chăn nuôi của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển ổn định, các chỉ tiêu về phát triển chăn nuôi đều đạt và vượt kế hoạch, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về tổng đàn, toàn tỉnh có tổng đàn gia súc chính đạt 655.181 con trong đó, đàn trâu 108.600 con; đàn bò 36.380 con; đàn lợn 615.020 con; Tổng đàn gia cầm đạt gần 7 triệu con.

Về sản lượng ngành chăn nuôi đạt 65.610 tấn, bằng 117,6% kế hoạch (tương đương vượt kế hoạch 9.810 tấn), tăng trên 20.000 tấn so với cùng kỳ 2019. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi đạt 56.000 tấn, tăng 18,2%; sản lượng thịt trâu, bò hơi đạt 12.000 tấn, tăng 12,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 1.000 tấn, tăng 14,7%.

Chăn nuôi theo hướng hàng hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả được nhân rộng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.100 trang trại chăn nuôi, trong đó có 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn. Các trang trại chăn nuôi đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người dân.

Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn gây thiệt hại cho đàn gia súc, gia cầm.

+ Ngành lâm nghiệp

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái. Năm 2020 đã “tổ chức giao khoán quản lý, bảo vệ 224.516 ha rừng (119.917 ha rừng phòng hộ, 29.009 ha rừng đặc dụng, 75.590 ha rừng sản xuất); bảo vệ, chăm sóc 49.275 ha (rừng phòng hộ 3.124 ha, rừng sản xuất 46.051 ha).Công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện nghiêm; tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh dần được ngăn chặn, các vụ việc vi phạm được xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

Năm 2020 lực lượng chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện 162 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, đã tiến hành xử phạt 151 vụ, thu giữ trên 93 m³ gỗ các loại, thu nộp ngân sách trên 541 triệu đồng” [16].

Tổ chức sản xuất, gieo ươm, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng được 125,9 triệu cây giống lâm nghiệp. Năm 2020, trồng 16.731 ha rừng, đạt 104,6% kế hoạch. Đối

với các Đề án: Trồng mới quế đạt 7.243 ha/3.600 ha kế hoạch; trồng mới Sơn tra đạt 456 ha/450 ha kế hoạch; trồng tre măng Bát độ được 50 ha/50 ha kế hoạch.

Tổ chức thu hoạch gỗ rừng trồng được 576.845 m3, đạt 106,8% kế hoạch;

90.000 tấn tre/nứa/vầu; 130 tấn nhựa thông; 85.240 tấn măng các loại; 4.522 tấn quả Sơn tra; 615 tấn thảo quả; 17.773 tấn vỏ quế; 74.457 tấn cành lá quế dùng cho chiết xuất tinh dầu và nhiều sản phẩm thu nhặt khác từ rừng.

Năm 2020, thực hiện nhiệm vụ cấp chứng chỉ rừng FSC cho 8.000 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện ở 03 huyện (huyện Trấn Yên 2.000 ha, huyện Lục Yên 3.000 ha, huyện Yên Bình 3.000 ha). Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và đáp ứng đầy đủ các các bước công việc để cấp chứng chỉ FSC, do đó thời gian cấp chứng chỉ FSC thực hiện trong đầu năm 2021.

Quản lý thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế được thực hiện theo luật định. Trong năm, đã tổ chức thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 109.568 triệu đồng, đạt 114,6% kế hoạch; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng năm 2019 trên 121.713 triệu đồng, chi trả tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2020 đối với chủ rừng là tổ chức 12.085 triệu đồng. Thu tiền trồng rừng thay thế 4.121 triệu đồng; chi tạm ứng trồng rừng thay thế là 4.121 triệu đồng.

Hiện tại việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Yên Bái đang nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nghiên cứu và thực hiện các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp phù hợp với dặcđiểm từng địa phương.

+ Đối với ngành thủy sản

Là tỉnh có tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản với tổng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 là 3.307 ha chiếm 0,48% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là ở các hồ lớn : Hồ Thác Bà, hồ Vân Hội, hồ Chóp Dù, hồ Đầm Hậu….Hình thức nuôi trồng chỉ có diện tích nhỏ phát triển theo hướng thâm canh, còn lại phần lớn là nuôi trồng nhỏ lẻ và quảng canh cải tiến. Tiềm năng mở rộng diện tích cho nuôi trồng thuỷ sản của Yên Bái vẫn còn, có thể tăng thêm 700ha. Việc phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đầu tư thâm canh, bán thâm canh các giống thuỷ sản giá trị cao tại các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái... phát triển sản phẩm cá sạch, cá đặc sản Hồ Thác Bà, tăng giá trị thu nhập bình quân trên diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và áp dụng công nghệ cao vào nuôi cá thương phẩm tại hồ Thác Bà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh yên bái giai đoạn 2010 2020 và đề xuất giải pháp rừng bền vững (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)