Chương 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010-2020
2.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Yên Bái năm 2010 và 2020
2.2.1. Hiện trạng thảm thực vật rừng tỉnh Yên Bái năm 2010
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, Yên Bái có tổng diện tích đất rừng 469.857,9 ha, cụ thể theo bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.7. Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng theo chức năng (Đơn vị: ha)
Loại đất, loại rừng Phân theo chức năng sử dụng Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Diện tích rừng 406.230 34.602,01 182.450,71 257.715,29 I. Đất có rừng 394.103,4 32.813,4 125.254 236.036 A. Rừng tự nhiên 241.889,6 31.886 105.646,6 104.357
B. Rừng trồng 152.213,8 927,4 19.607,4 131.679
II. Đất chưa có rừng 75.754,6 3.694,7 26.946 45.113,9 2. Không có cây tái sinh (la, Ib) 41.528,5 927,1 14826,5 25.774,9 3. Có cây gỗ tái sinh rải rác (Ic) 34.226,2 2.767,6 12.119,5 19.339,1 III. Đất khác (nông nghiệp,
mặt nước…) 105.430,6
(Nguồn: Báo cáo số liệu hiện trạng ruộng và đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2010)
Theo đó, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Yên Bái đến hết năm 2010 là 241.889,6 ha chiếm 61,37% diện tích đất có rừng và chiếm 35,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó chủ yếu là rừng gỗ chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên, còn lại rừng tre nứa và hỗn giao gỗ, tre, nứa chiếm tỉ lệ nhỏ. Như vậy, trong tổng diện tích rừng tự nhiên tỉnh Yên Bái năm 2010 thì rừng gỗ chiếm tỉ lệ lớn nhất với nhiều cây gỗ có giá trị kinh tế cao như: trò xanh, sồi, pơ mu,… Tuy nhiên trong năm 2010 bên cạnh sự nỗ lực trong công tác trồng rừng với diện tích đạt 14.200 ha, thì diện tích rừng bị cháy của tỉnh là 917 ha, cao gấp 4,6 lần so với năm 2009 điều này cho thấy để duy trì, phát triển tài nguyên rừng ngoài tích cực trồng rừng thì công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tỉnh nhà. Nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái. Yên Bái đã triển khai đề án giao rừng, hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc. Triển khai các dự án Lâm nghiệp như:
Dự án trồng rừng gắn với bảo tồn thiên nhiên của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF). Được triển khai tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu huyện Văn Yên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh huyện Mù Cang Chải.
Dự án trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Yên Bái, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Bình, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Yên.
Rừng trồng được trồng hỗn giao giữa loài thông với keo, trám xen lát, vối thuốc, trám trắng, lim xanh,…; Trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ mỏ.
Dự án phát triển kinh tế lâm nghiệp của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư đã tham gia trồng rừng, khai thác lâm sản, chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái rừng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân như: Dự án trồng rừng quế tại huyện Văn Chấn(diện tích đạt trên 78.000 ha). Dự án trồng rừng tre măng tại huyện Trạm Tấu (diện tích 5.000 ha). Dự án phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mù Cang Chải với nhiều loại hình du lich:
Leo núi, cắm trại, tham quan bản làng, trải nghiệm văn hóa dân tộc thiểu số,...
Ngoài ra, còn có nhiều dự án phát triển lâm nghiệp khác của các tổ chức, cá nhân tại tỉnh Yên Bái như: Trồng rừng gắn với phát triển chăn nuôi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi Yên Bái. Trồng rừng gắn với phát triển thủy điện của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà.
Các dự án phát triển lâm nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái... nhờ đó rừng ngày càng được bảo vệ, phát triển tốt, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân miền núi được cải thiện rõ rệt. Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt kết quả tốt. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên đã được đưa vào bảo vệ.
Theo chức năng, rừng sản xuất có diện tích lớn nhất chiếm đến 59.8% tổng diện tích có rừng, thứ hai là rừng phòng hộ và ít nhất là rừng đặc dụng. Trong cơ cấu rừng, ưu thế thuộc về rừng sản xuất phù hợp với tỉnh trung du miền núi như Yên Bái, rừng sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, cung cấp gỗ nguyên liệu.
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Yên Bái năm 2010
Bảng 2.8. Tổng hợp diện tích và tỉ lệ diện tích rừng theo đơn vị hành chính năm 2010
STT Đơn vị hành chính Diện tích có rừng (ha)
Tỉ lệ diện tích có rừng so với toàn tỉnh (%)
1 Huyện Văn Yên 114,069.2 28.9
2 Huyện Lục Yên 48,435.8 12.3
3 Huyện Mù Cang Chải 42,941.7 10.9
4 TP. Yên Bái 8,420.7 2.1
5 Huyện Trạm Tấu 28,619.0 7.3
6 Huyện Trấn Yên 54,602.3 13.9
7 TX. Nghĩa Lộ 847.9 0.2
8 Huyện Văn Chấn 58,463.5 14.8
9 Huyện Yên Bình 37,703.3 9.6
Tổng 394.103,4 100
(Nguồn: Chi chục thống kê tỉnh Yên Bái năm 2020) Sự phân bố thảm thực vật rừng có sự phân hóa theo lãnh thổ. Diện tích rừng của tỉnh Yên Bái tập trung tại một số huyện tiêu biểu như huyện Văn Yên- Diện tích có rừng là 114,069.2 chiếm 28.9% diện tích toàn tỉnh đồng thời cũng là huyện có độ che phủ rừng cao nhất đạt 70.5%. Ngoài ra Văn Chấn, Trấn Yên cũng có diện tích rừng chiếm tỉ lệ khá cao: huyện Văn Chấn chiếm 14,8%, huyện Trấn Yên chiếm 13,9%.
Hình 2.6. Cơ cấu diện tích rừng tỉnh Yên Bái phân theo các đơn vị hành chính năm 2010
28.9%
12.3%
10.9%
2.1%
7.3%
13.9%
0.2%
14.8%
9.6% Văn Yên
Lục Yên Mù Cang Chải TP. Yên Bái Trạm Tấu Trấn Yên TX. Nghĩa Lộ Văn Chấn Yên Bình
Nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên có diện tích rừng lớn và độ che phủ rừng cao nhất toàn tỉnh. Huyện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống dựa vào rừng. Địa hình và đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú cho phép phát triển tài nguyên rừng với nhiều loại cây có giá trị. Rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở các xã Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang, Phong Dụ Hạ, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Mỏ Vàng, Đại Sơn... Đặc biệt trong Khu BTTN Nà Hẩu Bên cạnh các loại gỗ quý như Pơ mu, Sến, Lát,... các loại dược liệu như đẳng sâm, sơn tra, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân… Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các Chương trình 327; Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Dự án khu BTTN tây Nà Hẩu; đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái... do đó diện tích rừng ở các vùng dự án ngày càng phát triển, không chỉ góp phần nâng độ che phủ của rừng, giữ gìn môi sinh, bảo tồn nguồn gen và tính đa dang sinh học mà còn phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế từ rừng, cải thiện cuộc sống người dân.
Thứ hai, huyện Văn Chấn có diện tích rừng 58,463.5 ha chiếm 14,8% diện tích rừng của tỉnh. Là một huyện miền núi, nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình phức tạp nhưng đa dạng, là cơ sở để huyện Văn Chấn xây dựng thành các tiểu vùng kinh tế: Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước, khai thác khoáng sản, du lịch. Vùng trong và thượng huyện: gồm 15 xã, thị trấn có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch, dược liệu. Nơi đây là nơi hội tụ 18 dân tộc anh em cùng sinh sống kết hợp với điều kiện sinh thái thuận lợi phát triển tài nguyên rừng.
Tiếp theo, huyện Trấn Yên có diện tích rừng là 54,602.3 ha, chiếm 13,9%, huyện Lục Yên là 48,435.8 ha chiếm 12,3%. Đây cũng là những huyện miền núi của tỉnh Yên Bái có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tài nguyên rừng. Qua phân tích cho thấy, thảm thực vật rừng của tỉnh Yên Bái phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh nhưng chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi là Văn Yên, Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên. Đây là các huyện miền núi, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người, mật độ dân số thấp, đời sống phụ thuộc nhiều vào nghề rừng.
Các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu tuy là các huyện vùng cao, tuy nhiên do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, kinh tế phát triển chậm nên diện tích rừng so với quy mô của toàn tỉnh còn thấp. Các huyện, thành, thị còn lại là những vùng địa hình đồi thấp, diện tích rừng và độ che phủ rừng thấp, chủ yếu là rừng trồng. Đây cũng là các huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động nông - công nghiệp và dịch vụ đặt ra yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên đất có rừng của các huyện có xu hướng giảm so với những năm trước đây.
2.2.1.2. Trữ lượng rừng
Theo thống kê cho thấy: Tổng trữ lượng gỗ rừng sản xuất toàn tỉnh:
13.133.937,5 m3:
- Trữ lượng gỗ từ rừng tự nhiên của rừng sản xuất trên toàn tỉnh là 3.761.026,28 m3(chiếm 28,63 % tổng trữ lượng gỗ) trung bình 36,04 m3/ha.
- Trữ lượng rừng trồng 9.372.911,22 m3 (chiếm 60% tổng trữ lượng gỗ)trung bình 71,18 m3/ha.
- Cơ cấu trữ lượng gỗ rừng trồng theo loài cây: Keo chiếm 46%, Bạch đàn 35%, thông mã vĩ: 18% tổng trữ lượng gỗ và theo cấp tuổi: cấp tuổi II: 74%, cấp tuổi III: 18% và cấp tuổi IV: 8%. Tại cấp tuổi I rừng mới trồng chưa có trữ lượng đã có cơ cấu cây trồng thay đổi mạnh so với rừng trồng đã có trữ lượng: các loài keo chiếm 58%, bạch đàn 27% tổng diện tích rừng trồng, còn lại là thông và cây khác. Cơ cấu này có ý nghĩa quan trong trong định hướng phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ gỗ trong thời gian tới.
Yên Bái có trữ lượng rừng thấp, nguyên nhân chính là do phần lớn diện tích rừng của tỉnh là rừng nghèo, diện tích này không có khả năng cung cấp gỗ trong 5-10 năm tới. Bên cạnh đó rừng trồng chiếm 12,2% diện tích rừng có trữ lượng ở cấp tuổi III, IV, diện tích này loài cây chủ yếu là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Bạch đàn trắng (Eucalytus camaldulensis) trồng từ hạt trồng trước năm 2000, cây trồng hiện sinh trưởng chậm, cằn cỗi.