Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Lý luận về giá trị hàng hóa và sự vận dụng của lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay NỘI DUNG I. LÝ LUẬN CHUNG 1. Giá trị hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là hàng hóa. Từ đó suy ra, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi, hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau là nhờ một cơ sở chung chúng đều là sản phẩm của lao động. Từ đó rút ra kết luận: “giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa". Sản phẩm nào có lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa biêu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhũng người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. 2. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng * Lượng giá trị hàng hóa Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa do lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng hóa quyết định. Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng dồ sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm. * Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cân thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết đề sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưỏrng tói lượng giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau: Thứ nhất, năng suất lao động: + Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. + Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại. Thứ hai, cường độ lao động: + Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. + Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. + Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên, tuy nhiên thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. + Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất. Thứ ba, tính chất của lao động (mức độ phức tạp của lao động): - Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. +Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. +Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề. + Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hóa và lượng giá trị hàng hóa. Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất quan trọng và cần thiết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa để xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào, tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận cao. II. Vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1. Hiệu quả kinh doanh là gì ? Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) được hiểu là một phạm trù có khả năng phản ánh được cách mà các doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn nhân lực. Để từ đó đạt được hiệu quả cao nhất những mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định. 2. Thực trạng nền kinh tế của nước ta hiện nay Theo Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%), cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Kết quả tăng trưởng khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%. Tốc độ GDP và VA các khu vực các quý năm 2023 (%) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, trong đó kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. • Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-202, đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. • Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021. Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng kinh tế năm 2023 của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%). Tính chung cả năm 2023, GDP tăng 5,05% so với năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: ngành nông nghiệp đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Nhiều loại vật tư nông nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất. Diện tích cây điều, cao su, hồ tiêu tiếp tục giảm do hiệu quả kinh tế không cao; giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao; sản lượng gỗ khai thác tăng thấp do các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. • Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2023. • Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4% trong bối cảnh chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt, tổng cầu thế giới suy giảm dẫn tới các đơn hàng xuất khẩu giảm. Ngoài ra, doanh nghiệp thành lập mới còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 đạt 1.521,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 10,8% so với năm 2022. 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn và hạn chế như hiện nay, các doanh nghiệp phải có những giải pháp thực sự hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về lượng giá trị hàng hoá: • Chú trọng việc xây dựng hoạt động Marketing tốt + Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường + Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp + Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bản hàng • Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp + Doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhân hiệu. + Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng + Phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. + Nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa • Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học cách mạng – công nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo hàng hóa đủ sức cạnh tranh. • Đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới và đồng bộ, tiến hành tổ chức lại quản lý. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kĩ thuật và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu quả nhất. Đề đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước cần có cơ chế và chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ như: hỗ trợ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu sản xuất ra máy móc thiết bị trong nước, lập quỹ dự trữ đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giảm thuế một số năm đổi với những doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. • Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên để tăng năng suất doanh nghiệp như sử dụng hợp lí các nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu, gần trục giao thông, gần nơi tiêu thụ...) để giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất. Chi phí sản suất giảm đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm cũng giảm theo. • Nâng cao chất lượng nguồn lực, cải thiên bộ máy quản lí + Phát hiện năng lực của từng đối tượng để sắp xếp vị trí làm việc phù hợp + Đầu tư cho đội ngũ lao động đã học để rèn luyện thêm về tay nghề + Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, phân biệt rõ ràng về tính chất, công việc của các bộ phận, tạo điều kiện cho cán bộ quản lí tập trung đầu tư chuyên sâu, đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng. • Tiếp tục phát triển ngoại giao, nên kinh tế mở của đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Việc ngoại giao trong phát triển kinh tế tạo điều kiện cho chúng ta học hỏi những tinh hoa nhân loại, thừa hưởng và áp dụng những thành tựu kinh tế trên thế giới. Đồng thời vẫn phải chú trọng giữ gìn bản sắc dân tộc, có thể thi đất mước ta mới hòa nhập vào nên kinh tế thế giới mà không hòa tan. • Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn liên quan đến các chính sách của chính phủ, trong đó cần coi trọng các vấn đề: • Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các chính sách định lượng về quản lí giá cả, giúp các đoanh nghiệp có thêm căn cứ để xác định giá cả cho phù hợp. • Thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong đó có các chính sách về thuế, chính sách về nhập khẩu công nghệ, chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động. • Bên cạnh đó nhà nước cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc triển lãm về cái tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tham khảo về giá cả lẫn nhau. Đồng thời cần chủ động thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khoá tập huấn về quân lí chất lượng, trao đổi công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: “LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA
LÝ LUẬN NÀY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY”
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Huyền Anh
Mã số sinh viên:11230176 Lớp TC: Kinh tế chính trị Mác Lê Nin_08
GV hướng dẫn: PGS.TS.Tô Đức Hạnh
Hà Nội, Tháng 3/2024
Trang 2MỤC LỤC
I Lý luận chung
2 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng 3
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hóa và lượng giá trị hàng hóa 4
II Vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
2 Thực trạng của nền kinh tế thị trường hiện nay 5
3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 8
Trang 3MỞ ĐẦU
Học thuyết giá trị hàng hóa của C Mác đóng vai trò quan trọng trong triết học chính trị của ông Nó tập trung phân tích và giải thích cách thức sản xuất, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa Theo lý thuyết này, giá trị của một hàng hóa không chỉ phản ánh khía cạnh vật chất mà còn phản ánh cả quyền lực xã hội, quan hệ sản xuất và phân phối lợi ích xã hội Nghiên cứu về lý luận giá trị hàng hoá của Marx cung cấp hiểu biết sâu sắcvề sự phát triển của lý thuyết kinh tế và hệ thống phạm trù kinh
tế chính trị Điều này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về những hiện tượng phức tạp trong thực tế và sự thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội Từ đó, ta có thể vận dụng lý luận
về giá trị hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường hiện nay Do tầm hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài tiểu luận của em còn nhiều thiêud xót, mong nhận được những ý kiến đánh giá, góp ý
từ phía thầy cô !
NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG
1 Giá trị hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng đều là hàng hóa Từ đó suy ra, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi, hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau là nhờ một cơ sở chung chúng đều là sản phẩm của lao động Từ
đó rút ra kết luận: “giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa" Sản phẩm nào có lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị
Trang 4càng cao Giá trị hàng hóa biêu hiện mối quan hệ kinh tế giữa nhũng người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử
2 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
* Lượng giá trị hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa do lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng hóa quyết định Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng dồ sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cân thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết đề sản xuất ra một đơn
vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưỏrng tói lượng giá trị của đơn vị hàng hóa Có những nhân
tố chủ yếu sau:
Thứ nhất, năng suất lao động:
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động
+ Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại
Thứ hai, cường độ lao động:
+ Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn
vị thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động
Trang 5+ Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên
+ Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên, tuy nhiên thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
+ Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
Thứ ba, tính chất của lao động (mức độ phức tạp của lao động):
- Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp
+Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được
+Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề
+ Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên
3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hóa và lượng giá trị hàng hóa.
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất quan trọng và cần thiết, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa để xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa cho biết: Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa
và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa nào cao hơn của hàng hóa nào, tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất mà vẫn giữ nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là điều mà các nhà kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận cao
Trang 6II Vận dụng lý luận về giá trị hàng hóa để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1 Hiệu quả kinh doanh là gì ?
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) được hiểu là một phạm trù có khả năng phản ánh được cách mà các doanh nghiệp đang sử dụng những nguồn nhân lực Để
từ đó đạt được hiệu quả cao nhất những mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định
2 Thực trạng nền kinh tế của nước ta hiện nay
Theo Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý
IV các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%), cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng
Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 Kết quả tăng trưởng khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%
Tốc độ GDP và VA các khu vực các quý năm 2023 (%)
Trang 7Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng tích cực, trong đó kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-202, đóng góp 1,0 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế
Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2023 tăng 6,82% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2,01% và 1,75% của các năm 2020-2021
Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng kinh tế năm 2023 của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%) Tính chung cả năm 2023, GDP tăng 5,05% so với năm trước
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: ngành nông nghiệp đối mặt với một số khó khăn, thách thức Nhiều loại vật tư nông nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu
đã làm tăng chi phí sản xuất Diện tích cây điều, cao su, hồ tiêu tiếp tục giảm do hiệu quả
Trang 8kinh tế không cao; giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao; sản lượng gỗ khai thác tăng thấp
do các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 – 2023
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước Theo đó, kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4% trong bối cảnh chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt, tổng cầu thế giới suy giảm dẫn tới các đơn hàng xuất khẩu giảm Ngoài ra, doanh nghiệp thành lập mới còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới năm
2023 đạt 1.521,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với năm trước Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 10,8%
so với năm 2022
3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn và hạn chế như hiện nay,
các doanh nghiệp phải có những giải pháp thực sự hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp Dưới đây là một số giải pháp dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về lượng giá trị hàng
hoá:
Chú trọng việc xây dựng hoạt động Marketing tốt
+ Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
+ Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
+ Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bản hàng
Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhân hiệu
+ Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng
+ Phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình
+ Nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Trang 9 Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm Muốn vậy cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học cách mạng – công nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo hàng hóa đủ sức cạnh tranh
Đầu tư đổi mới công nghệ phải đi đôi với quá trình tiếp thu công nghệ mới
và đồng bộ, tiến hành tổ chức lại quản lý Chuẩn bị đội ngũ cán bộ kĩ thuật
và đào tạo công nhân để có khả năng vận hành, sử dụng công nghệ hiệu quả nhất Đề đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước cần có cơ chế và chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ như:
hỗ trợ kinh phí cho các chương trình, đề tài nghiên cứu sản xuất ra máy móc thiết bị trong nước, lập quỹ dự trữ đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ, giảm thuế một số năm đổi với những doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất
Tận dụng hiệu quả các yếu tố về tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên
để tăng năng suất doanh nghiệp như sử dụng hợp lí các nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ ở trong nước để đưa vào chế biến, đặt nhà máy ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi (như gần nguồn nguyên liệu, gần trục giao thông, gần nơi tiêu thụ ) để giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất Chi phí sản suất giảm đồng nghĩa với việc giá thành sản phẩm cũng giảm theo
Nâng cao chất lượng nguồn lực, cải thiên bộ máy quản lí
+ Phát hiện năng lực của từng đối tượng để sắp xếp vị trí làm việc phù hợp + Đầu tư cho đội ngũ lao động đã học để rèn luyện thêm về tay nghề
+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, phân biệt rõ ràng về tính chất, công việc của các bộ phận, tạo điều kiện cho cán bộ quản lí tập trung đầu tư chuyên sâu,
Trang 10đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp một cách nhịp nhàng
Tiếp tục phát triển ngoại giao, nên kinh tế mở của đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việc ngoại giao trong phát triển kinh tế tạo điều kiện cho chúng ta học hỏi những tinh hoa nhân loại, thừa hưởng và áp dụng những thành tựu kinh tế trên thế giới Đồng thời vẫn phải chú trọng giữ gìn bản sắc dân tộc, có thể thi đất mước ta mới hòa nhập vào nên kinh tế thế giới mà không hòa tan
Mở rộng quy mô sản xuất và tăng hiệu suất của tư liệu sản xuất
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn liên quan đến các chính sách của chính phủ, trong đó cần coi trọng các vấn đề:
Nhà nước cần nhanh chóng ban hành các chính sách định lượng về quản lí giá cả, giúp các đoanh nghiệp có thêm căn cứ để xác định giá cả cho phù hợp
Thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Trong đó có các chính sách về thuế, chính sách về nhập khẩu công nghệ, chính sách ưu đãi với những doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động
Bên cạnh đó nhà nước cần tạo điều kiện tổ chức các cuộc triển lãm về cái tiến chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để các doanh nghiệp học tập kinh nghiệm lẫn nhau, tham khảo về giá cả lẫn nhau Đồng thời cần chủ động thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài đến để tổ chức các khoá tập huấn về quân lí chất lượng, trao đổi công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực