Tăng trưởng yếu năm 2023 trên toàn châu Âu phản ánh tác động lan tỏa từ cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là đối với các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc cắt giảm nguồn cung cấ
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẺ - S122 12121 21111222 cxe2 1
I Tình hình kinh tế thế giới 2-55-5122 E1E1121 27121112 E2 2e 1
2 Kinmh té Vit Nami HH 12H ro 3 CHU ONG II THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM occcccceeeeeeeee 7 CHƯƠNG III PHẦN TÍCH NGÀNH CÓ PHIỀU 2 2S E2 222.2 xe 12
3.1 Phân tích ngành ngân hàng 2 0 0020122201 12011 121111121111 11 581k tre 12
3.2 Phân tích cỗ phiếu SHS 22 S111 EE1 11 11121111121121 21111212212 tre 14 3.3 Phân tích kỹ thuật cô phiếu SHS -2 2 S222 11 1112171121117 E2 ra l6 TAT LIEU THAM KHẢO 5 S1 2112112211111 1111212 1 11211111 cg yeu 17
Trang 3CHƯƠNG I PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ
1 Tình hình kinh tế thế giới
Hoạt động kinh tế toàn cầu suy yếu với lạm phát cao hơn mức từng thấy trong vài thập kỷ qua, cuộc khủng hoảng chỉ phí sinh hoạt,
thắt chặt chính sách tiền tệ ở hầu hết các khu vực, cuộc xung đột
giữa Nga và Ukraine và đại dịch Covid-19 kéo dài đều ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng kinh tế thế giới Tình trạng này được dự báo
sẽ không nghiêm trọng và nhiều khả năng thế giới có thể tránh được một cuộc suy thoái sâu trong năm 2023
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chậm lại
Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, từ 6% trong năm
2021 xuống 3,2% trong năm 2022 và 2,7% trong năm 2023 Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001 (ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính và giai đoạn đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh) Lạm phát trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng từ
Trang 44,7% năm 2021 lên 8,8% năm 2022, nhưng giảm xuống 6,5% vào năm 2023 và 4,1% trong năm 2024
n Áp lực lạm phát giảm bớt năm 2023
Giá cả hàng hoá trên thế giới dần ổn định và chính sách Dự báo lạm phát trong năm 2023 hạ nhiệt thắt chặt tiền tệ được các Ngân hàng Trung ương đồng loạt áp dụng đã khiến cho áp lực lạm phát
giảm xuống Các tổ chức kinh tế lớn đều cho rằng lạm phát toàn cầu
trong năm 2023 sẽ tăng chậm hơn so với năm 2022 Theo IMF, xu hướng hạ nhiệt của lạm phát sẽ diễn ra trên phạm vi toàn cầu nhưng
sẽ đặc biệt rõ rệt ở các nước phát triển, nơi đã phải chứng kiến mức lạm phát lập đỉnh hàng thập kỷ trong năm vừa rồi, đồng thời cũng là những quốc gia đã thắt chặt tiền tệ rất nhanh và quyết liệt
ñn Nguy cơ suy thoái kinh tế
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2023, cập nhật tháng 10/2022 (WEO) của IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm
2023 sẽ chỉ đạt 2.7% Mức tăng trưởng trên thấp hơn nhiều so với trung bình giai đoạn 2000-2021 là 3.6%
- Tăng trưởng ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm xuống mức 1.0% năm
2023 Thu nhập khả dụng thực tế giảm tiếp tục ảnh hưởng đến
nhu cầu của người tiêu dùng, và lãi suất cao hơn đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ tiêu, đặc biệt là chi tiêu cho đầu
tư dân cư
- Ở khu vực đồng Euro, tăng trưởng dự kiến là 0.5% vào năm
2023 Tăng trưởng yếu năm 2023 trên toàn châu Âu phản ánh tác động lan tỏa từ cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là đối với các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc cắt giảm nguồn
cung cấp khí đốt của Nga và chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh
chóng của ECB
Trang 5- O các nước châu Á mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự
kiến là 4.9% năm 2023 Dự báo tăng trưởng của khu vực được điều chỉnh giảm phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc Ngay cả khi mở cửa trở lại vào năm 2023, kinh tế Trung Quốc cũng sẽ phục hồi chậm trong nửa đầu năm, tương tự với tốc độ phục hồi của một số quốc gia Đông Á khác do thái độ thận trọng của người dân
The Global Recovery Is Poised to Slow Or Stall
Z Global GDP “4 Expected path at end of 2021 “ Expected path now
2 Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2022 hồi phục mạnh mẽ từ mức nền thấp của năm 2021 Tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8.83%, mức tăng trưởng sản lượng cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây
- Đóng góp tích cực nhất vào tăng trưởng kinh tế năm 2022 là lĩnh vực dịch vụ với đầu tàu là dịch vụ ăn uống, lưu trú, giải trí phục hồi nhanh chóng sau khi các quy định giãn cách được dỡ
bỏ hoàn toàn
Trang 6- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 7.8% nhờ số lượng đơn hàng dồi dào trong 3 quý đầu năm 2022 khi nhu cầu từ các bạn hàng quốc tế và cả nội địa tăng lên
- Xuất khẩu tăng trưởng 10.4% so với cùng kỳ tuy nhiên tốc độ tăng chậm dần về cuối năm phản ánh sự suy yếu của nền kinh
tế thế giới Nhập khẩu tăng trưởng chậm hơn, đạt 9.1% theo năm Thặng dư thương mại đạt xấp xỉ 9.9 tỷ USD, gần gấp đôi
cùng kỳ
- Giải ngân vốn FDI cao nhất 5 năm, đạt 22.4 tỷ USD, tăng 13.5% so với cùng kỳ Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước rất chậm, chỉ đạt 67.27% kế hoạch Sự chậm trễ trong giải ngân đầu tư công khiến cho nền kinh tế mất đi một động lực tăng trưởng từ chỉ tiêu của Chính phủ
Trang 7NXM 2022 CHÍ SO GIA TIEU DUNG CCPI)
BINH QUAN TANG 3,15%
NGUYEN NHAN CP! BINH QUAN TANG
Gia MSt s6 Mat hang tang so val cung ky Nam 2021
CPI Việt Nam năm 2022 tăng 3.15%, hoàn thành mục tiêu lạm
phát dưới 4% của Quốc hội So với mức tăng của lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu thì mức độ tăng CPI của Việt Nam là rất thấp Đó
là do Việt Nam là quốc gia nằm ở phía thượng nguồn trong chuỗi sản
xuất và cung ứng hàng hóa thế giới Với lợi thế sản xuất được đa
phần hàng hóa thiết yếu và là quốc gia xuất siêu, Việt Nam đã hạn chế đáng kể được việc phải nhập khẩu lạm phát Tuy nhiên, mức độ tăng giá hàng hóa của năm 2022 vẫn là tương đối nhanh, nhất là khi
so sánh với mức 1.84% của năm 2021
Trang 8O Áp lực tỷ giá và lãi suất gia tăng
Tỷ giá gây áp lực lên nỗ lực điều hành của NHNN
Việc FED thắt chặt tiền tệ quá nhanh trong khi NHNN Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong nửa đầu năm 2022
đã khiến cho tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong quý 4/2022 Dù đã bán ra lượng lớn USD từ dự trữ ngoại hối (ước tính khoảng 21 tỷ
USD), VND vẫn mất giá tới hơn 9% tính tới hết tháng 11/2022 Phải
đến khi NHNN tăng lãi suất điều hành 100 điểm cơ bản 2 lần liên tiếp trong thời gian chỉ 1 tháng, tỷ giá mới hạ nhiệt sau đó dù có lúc
đã vượt mức 25,000VND đổi 1 USD
Tỷ giá trung tâm Tỷ giá trần
H Mặt bằng lãi suất tăng lên nhanh chóng
Trang 9n Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Năm 2022, hàng loạt các vụ việc vi phạm quy định về phát hành
và phân phối trái phiếu doanh nghiệp được xử lý khiến cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp vốn rất sôi động trong hơn 3 năm qua chững lại và gần như đóng băng Áp lực cung cấp vốn cho nền kinh tế lại dồn hết về phía các Ngân hàng thương mại
Dự kiến, trong năm 2023, sẽ có khoảng 350,000 tỷ đồng trái
phiếu doanh nghiệp đáo hạn và năm 2024 là 370,000 tỷ đồng Trong
số này, nhóm các doanh nghiệp bất động sản phần lớn sẽ khó có
khả năng trả nợ do không thể tiếp tục phát hành thêm trái phiếu để
7
Trang 10quay vòng vốn sau khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành
thay thế Nghị định 153, nâng cao hàng loạt tiêu chuẩn về chào bán
trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Về dài hạn, Nghị định 65/2022/NĐ-
CP sẽ giúp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên minh bạch
và giảm thiểu rủi ro đối với các nhà đầu tư Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ Do
đó, việc ổn định thị trường tài chính là hết sức quan trọng để tránh tình trạng rủi ro dây chuyền, lan từ các doanh nghiệp bất động sản tới các Ngân hàng thương mại, công ty dịch chứng khoán và cả hệ thống tài chính
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn dự kiến 2025
CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế trước xu
hướng thắt chặt chính sách tiền tệ từ các nước lớn nhằm kiềm chế lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu
Trang 11
Sau khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng của năm 2021 trong quý I/2022, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh, bắt đầu từ tháng 4, xen kẽ những đợt phục hồi vào tháng 5 và tháng
8 và cuối tháng 11/2022
Năm 2022, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến một số vụ việc nổi cộm về giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (giao dịch thao túng, che giấu thông tin, trục lợi được phát hiện) biểu hiện thị trường còn tồn tại một số hạn chế, chưa lành mạnh và
đã được cơ quan thẩm quyền xử lý quyết liệt
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU
Tiếp nối đà tăng của năm 2021, chỉ số thị trường đã duy trì được
mức tăng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm, trong đó đạt mức đỉnh lịch sử là 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022 Nhưng sau đó, trước những ảnh hưởng đến từ tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh và
đạt mức thấp nhất vào ngày 15/11/2022 khi chỉ số VN- Index đóng
cửa ở mức 911,9 điểm; sau đó đã có những tuần hồi phục tích cực Chỉ số VN-Index đóng cửa ngày 30/12/2022 là 1007,09 điểm, giảm
32,8% so với cuối năm 2021; chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 205,31 điểm, giảm 56,7% so với cuối năm 2021
9
Trang 12Về quy mô niêm yết và đăng ký giao dịch, đến cuối tháng 12/2022, thị trường có 757 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai
Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 856 cổ phiếu đăng ký giao
dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt
1.983 nghìn tỷ đồng, tăng 14% với cuối năm 2021, tương đương 23,4% GDP Vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2022 trên
cả 3 sàn giao dịch (HOSE, HNX và UPCoM) đạt 5.227 nghìn tỷ đồng, giảm 32,7% so với cuối năm 2021, tương đương 61,6% GDP năm
2021 và 55% GDP ước tính năm 2022
Cùng với diễn biến giảm điểm của VN-Index, thanh khoản thị trường cũng có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn này: từ mức giao dịch bình quân 31.160 tỷ đồng/phiên trong quý I/2022, thanh khoản bắt đầu giảm mạnh từ tháng 4 và xuống mức thấp nhất trong tháng 11 với giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.017 tỷ đồng/phiên, giảm 58,2% so với quý I
Tuy thanh khoản đã tăng trở lại trong tháng 12/2022, đạt 16.241
tỷ đồng/phiên, tăng 24,8% so với tháng 11, nhưng tính chung cả năm 2022, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 20.168 tỷ đồng/phiên, giảm 24,1% so với bình quân năm 2021
Mặc dù các chỉ số thị trường cổ phiếu và thanh khoản giảm đáng
kể trong năm 2022 nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết và công ty đại chúng trong 9 tháng đầu năm vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã phục hồi trở lại nhờ chính sách “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” của Chính phủ
Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm ghi nhận doanh thu thuần của các doanh nghiệp niêm yết và đại chúng quy mô lớn tăng 19% và lợi nhuận sau thuế tăng 19,7% so với cùng kỳ Ngoại trừ nhóm ngành bất động sản, công nghiệp, tất cả các nhóm ngành đều
có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng trong 9 tháng đầu
10
Trang 13năm 2022 Khai khoáng, dầu khí có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nhất nhờ nhu cầu nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi, giá nhiên liệu thế giới tiếp tục tăng cao dưới ảnh hưởng của căng thẳng chiến tranh Nga - Ukraine và siết chặt nguồn cung
Nhóm ngành doanh nghiệp ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan Ngược lại nhóm ngành bất động sản có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều giảm
(-23,5% và -18%) chủ yếu do Tập đoàn Vingroup (VIC) và Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) chiếm tỷ trọng cao trong nhóm
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU NIÊM YẾT
Thị trường trái phiếu (bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp) tính đến cuối tháng 12/2022 có 450 mã trái phiếu niêm yết (trong đó có 391 mã trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương; 59 mã trái phiếu doanh nghiệp) với giá trị niêm yết đạt hơn 1.743 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021 (tương đương
dư nợ thị trường trái phiếu chiếm 20,6% GDP)
Về quy mô giao dịch, trong tháng 12, giá trị giao dịch bình quân đạt 4.238 tỷ đồng/phiên, tăng 38,6% so với tháng 11 nhưng tính chung cả năm 2022, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 8.067 tỷ đồng/phiên, giảm 29,8% so với bình quân năm 2021
Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán năm 2022 đạt 351.831 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2021 trong đó: (¡) huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua qua phát hành cổ phiếu
và trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ước đạt 116.684 tỷ đồng; (ii) huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái
phiếu chính phủ đạt 229.632 tỷ đồng; hoạt động đấu giá cổ phần
hoá (IPO), thoái vốn đạt 5.515 tỷ đồng
II
Trang 14ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ SẢN PHẨM
CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM
Thị trường chứng khoán phái sinh tiếp tục trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong giai đoạn thị trường cơ sở biến động mạnh, giúp nhà
đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và phòng ngừa rủi ro Khối
lượng giao dịch bình quân năm 2022 của hợp đồng tương lai trên chỉ
số VN30 đạt 270.782 hợp đồng/phiên, tăng 44% so với bình quân năm trước Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tính đến ngày 30/12/2022 đạt 49.991 hợp đồng, tăng 58,3% so với cuối năm 2021 Đối với hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, mặc dù thanh khoản thấp hơn nhiều so với hợp đồng tương lai chỉ số nhưng đã
được cải thiện đáng kể so với năm 2021 với 111.088 hợp đồng tương
lai trái phiếu chính phủ 5 năm và 10.000 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 10 năm được giao dịch
Đối với sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW): sau 3 năm triển
khai, CW đã có sự phát triển mạnh mẽ và thu hút quan tâm của nhà đầu tư Tính đến ngày 30/12/2022, thị trường có 99 mã chứng quyền đang niêm yết với khối lượng niêm yết là 801 triệu chứng quyền, tương ứng 1.300 tỷ đồng Tính chung cả năm 2022, thanh khoản tăng mạnh với khối lượng giao dịch chứng quyền đạt 32,36 triệu chứng quyền/phiên, tăng 51% so với bình quân năm 2021 Tuy nhiên, do giá chứng quyền giảm, giá trị giao dịch chỉ đạt 21 tỷ đồng/phiên, giảm đến 70% so với bình quân năm 2021
12