1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn kỹ năng phân tích tài chính cổ phiếu mbb

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Phân Tích Tài Chính Cổ Phiếu MBB
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Học viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kỹ Năng Phân Tích Tài Chính
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 675,57 KB

Nội dung

Kinh tế Việt NamKinh tế Việt Nam phục hồi sau 2 năm Covid-19Bảng 1: Tăng trưởng GDP YoY Nguồn: GSO Mặc dù tăng trưởng quý 4 đã bị chững lại so với các quý trước do hoạt động sảnxuất cũn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG – KHOA TÀI CHÍNH

BỘ MÔN: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN: KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

CỔ PHIẾU MBB

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Mã sinh viên:

Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Phân tích nền kinh tế 3

1 Kinh tế thế giới 3

2 Kinh tế Việt Nam 3

II Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam 9

III Phân tích ngành và cổ phiếu 12

1 Phân tích ngành ngân hàng 12

2 Phân tích cổ phiếu MBB 14

3 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu MBB 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

I Phân tích nền kinh tế

1 Kinh tế thế giới

Chiến tranh Nga- Ukraine vẫn chưa đi đến hồi kết đặt ra thách thức lớn liên quan đến rủi ro địa chính trị Xu hướng NHTW nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát chưa chấm dứt khi lạm phát vẫn đang tăng ở diện rộng nhóm hàng trong thời gian dài và khó hạ nhiệt hơn Xu hướng nợ công tăng đặc biệt ở một số quốc gia châu Âu Suy thoái và tăng trưởng chậm diễn ra ở nhiều nền kinh tế lớn

2 Kinh tế Việt Nam

 Kinh tế Việt Nam phục hồi sau 2 năm Covid-19

Bảng 1: Tăng trưởng GDP (YoY)

Nguồn: GSO

Mặc dù tăng trưởng quý 4 đã bị chững lại so với các quý trước do hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chậm lại vìnhu cầu tại các nước đối tác lớn suy giảm, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã duy trì đà hồi phục tích cực, trong top đầu khu vực với mức tăng trưởng 8,02% Điều này nhờ vào sự thành công của chiến dịch tiêm chủng đại trà cũng như phản ứng nhanh trong việc áp dụng chiến lược sống chung với dịch bệnh Covid 19.

Lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng ghi nhận sự hồi phục tích cực, tăng trưởng 4,22%phần lớn đến từ ba quý đầu năm Trong khi đó, lĩnh vực Dịch vụ tăng trưởng 8, 12% nhờ cầu tiêu dùng và hoạt động du lịch trong nước hồi phục mạnh trong quý 3 và quý 4 sau hai năm dịch Lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản không thay đổi

Trang 4

nhiều khi tăng trưởng năm 2022 đạt 3,85% ổn định như các năm trước Trong cơ cấu GDP năm 2022 đóng góp của lĩnh vực Dịch vụ tiếp tục gia tăng đạt 43% trong khi cơ lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy giản giảm còn 10,8% và lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng duy trì mức độ đóng góp 36,9% trong cơ cấu GDP.

 FDI đăng kí chậm lại từ Q3/2022 nhưng trung và dài hạn vẫn tích cực

Bảng 2: Vốn FDI vào Việt Nam

Nguồn: GSO, Yunta Việt Nam

 Tổng vốn FDI đăng ký tính từ đầu năm tới 20/12/2022 đạt 27.72 tỷ USD, giảm 11.0% YoY Trong đó, có 2,036 dự án được cấp phép mới (+17.1% YoY), với

số vốn đăng ký đạt 12.45 tỷ USD (-18.4% YoY); có 1,107 dự án đăng ký điều chỉnh vốn (+12.4% YoY) với số vốn tăng thêm 10.12 tỷ USD (+12.2% YoY) Vốn góp mua cổ phần đạt 5.15 tỷ USD (-25.2% YoY).

 Vốn giải ngân tính từ đầu năm tới 20/12/2022 đạt 22.4 tỷ USD, tăng 13.5% YoY.

 Vốn đăng ký trong T12/2022 đạt 2.6 tỷ USD, giảm 44.9% YoY, -3.4% MoM chúng tôi lưu ý cùng kỳ T12/2021 FDI đăng ký tăng rất mạnh nhờ kết thúc giãn cách do COVID.

 Vốn FDI giải ngân trong T12/2022 đạt 2.72 tỷ USD, tăng 2.9% YoY, tăng 21.8% MoM cho thấy tình hình triển khai các dự án vẫn đang diễn ra tích cực Vốn điều chỉnh tăng thêm của các dự án hiện tại vẫn tăng trưởng Nhìn chung, FDI đăng ký cho thấy sự chậm lại từ Q3/2022 do các rủi ro vĩ mô và nền kinh

tế toàn cầu đang chậm lại do lạm phát Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực khi dòng vốn giải ngân vẫn tiếp tục tăng trưởng như kế hoạch, chúng tôi cho rằng dòng vốn đăng ký có khả năng vẫn sẽ tiếp tục chậm trong Q1/2023 nhưng sẽ tích cực hơn trong trung và dài hạn khi các rủi ro vĩ mô dần

đi qua, diều này có thể diễn ra trong nửa cuối năm 2023.

Trang 5

 Xuất nhập khẩu kì vọng tích cực từ Q2/2023

Bảng 3: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Nguồn: Tổng cục thống kê

 Lũy kết cả năm 2022 tổng kim ngạch XNK đạt 732.50 tỷ USD, tăng 9.5% YoY, trong đó, xuất khẩu tăng 10.6% YoY, nhập khẩu tăng 8.4% YoY Cán cân thương mại 2022 xuất siêu 11.2 tỷ USD, hồi phục mạnh so với 2021 (3.3 tỷ USD) Khu vực FDI dẫn dắt với giá trị xuất siêu 41.9 tỷ USD, tăng 57.2% YoY.

 Tình hình xuất nhập khẩu năm 2022 suy yếu từ tháng 9 do nhu cầu yếu tại các nước đối tác do lạm phát và lãi suất tăng nhanh làm giảm nhu cầu Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy tổng mức XNK hàng tháng từ tháng 9 đến nay tuy suy giảm nhưng vẫn ở mức 57-58 nghìn tỷ đồng/tháng, theo đó, có thể kỳ vọng tổng mức XNK có thể đã thiết lập mức “đáy” là 57.30 tỷ USD trong tháng 11/2022 Chúng tôi cho rằng có thể kỳ vọng kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ tích cực hơn từ Q2/2023 nhờ: 1) lạm phát tại các nước đang giảm từ đỉnh và kỳ vọng Fed sẽ dừng nâng lãi suất từ Q2/2023 giúp nhu cầu hồi phục; 2) kỳ vọng Trung Quốc mở cửa rõ nét từ giữa 2023 (các ngành kỳ vọng hưởng lợi như: dệt may, sắt thép, hóa chất, cao su, nông sản).

Trang 6

 Lạm phát kỳ vọng hạ nhiệt nhưng vẫn rủi ro

Bảng 4: Chỉ số giá tiêu dùng (%)

Nguồn: Vneconomy

 CPI tháng 12/2022 giảm 0.01% MoM, tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 10/2021, nhờ nhóm Giao thông (-2.78% MoM) do giá xăng dầu và giá cước vận tải giảm và Bưu chính viễn thông (-0.04% MoM) cũng nhờ giá cước vận tải giảm Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý giá các mặt khác vẫn tăng giá trong tháng 12 và tăng khá đồng đều CPI tháng 12 vẫn cao hơn 4.45% YoY do nhóm Giáo dục (+11.80% YoY), Nhà ở và VLXD (+7.14% YoY), Hàng ăn và dịch vụ

ăn uống (+5.21% YoY) vì tháng 9/2021 Bộ Giáo dục đã giảm học phí và tiền điện để hỗ trợ người dân do COVID nên mức CPI cùng kỳ thấp.

 Mức CPI bình quân cả năm 2022 là 3.15% Nhìn chung trong năm 2022, CPI

đã tăng khá mạnh, điểm tích cực là tốc độ tăng MoM có xu hướng giảm dần từ đầu năm đến nay Chúng tôi nhận thấy giá các mặt hàng cơ bản đã giảm trên thị trường thế giới sau khi Fed liên tục nâng lãi suất Bên cạnh đó, nhu cầu cũng đang chậm lại do tác động của lãi suất tăng Các nhà sản xuất trong nước cũng cho biết có nhiều dư địa để giảm giá bán hơn Theo đó, chúng tôi cho rằng áp lực lạm phát sẽ hạ nhiệt trong 2023 nhưng chúng tôi cũng lưu ý rủi ro vẫn cao

do nguồn cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn và nhu cầu tăng sau khi Trung Quốc mở cửa Chúng tôi đánh giá cao kịch bản lạm phát cả năm 2023 trong mục tiêu dưới 4.5%.

Trang 7

 Lãi suất và rủi ro vĩ mô tiếp tục hạ nhiệt

Bảng 5: Lãi suất BQ Liên ngân hàng

Nguồn: Fiin Group

Lãi suất liên NH quay đầu giảm ở các kỳ hạn trong tháng 12: Lãi suất qua đêm, kỳ hạn 1T, 3T, 6T giảm lần lượt 196bps, 54bps, 80bps và 174bps MoM Việc bơm ròng tiền vào hệ thống của NHNN đã giúp lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt tích cực mặc dù NHNN đã chuyển sang rút ròng trong 10 ngày cuối tháng 12.

Gần đây, NHNN cũng tiếp tục chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất và ưu tiên giải ngân cho vay vào các ngành sản xuất Chúng tôi cho rằng đợt tăng lãi suất tiền gửi nhanh và mạnh vừa qua đã giúp hệ thống ngân hàng thu hút tốt nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sẽ tạo tiền đề tốt cho room tín dụng 2023 và giảm áp lực phải tiếp tục tăng lãi suất huy động của các NHTM Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng với lãi suất, vẫn chưa kỳ vọng lãi suất giảm đáng kể mà chỉ kỳ vọng lãi suất không tăng trong vài tháng tới và có thể hạ nhiệt sau khi các NHTW trên thế giới dừng nâng lãi suất.

 Thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản

Bảng 6: Giá trị TPDN và tăng trưởng tín dụng

Nguồn: Bộ tài chính

Tính đến hết ngày 25/11/2022, tổng giá trị trái phiêu phát hành gần 321 tỷ đồng giảm 31% YoY trong khi gái trị mua lại trái phiếu tăng mạnh 121% YoY lên 161.000

Trang 8

tỷ đồng Tương đương với giá trị trái phiếu phát hành ròng ở mức 170 nghìn tỷ đồng, giảm 57% Yoy

Tăng trưởng tín dụng giữ nguyên trong khi thị trường trái phiếu bị siết chặt, thị trường đối mặt với rủi ro tín dụng và thanh khoản Hệ quả là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trở nên hỗn loạn

Bảng 7: Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên tổng GDP%

Nguồn: ADB, BSV Trong bối cảnh tình hình vĩ mô toàn cầu không thuận lợi, việc kiểm soát chặt chẽ thị trường trái phiếu đã làm trầm trọng thêm vấn đề thanh khoản trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Tuy nhiên để tránh cho thị trường trái phiếu và bất động sản xuất hiện tình trạng hạ cánh cứng và gây ra khủng hoảng Chính phủ Việt Nam gần đây đã nới lỏng thị trường trái phiếu đồng thời đề xuất đử ra một số chính sách điều chỉnh

 Động lực tăng trưởng của Việt Nam năm 2023

1 Hoạt động đầu tư công, khi Chính phủ đang có động thái đẩy mạnh trở lại sau khi tình hình giá nguyên vật liệu đã hạ nhiệt so với đầu năm 2022, dự án Sân bay Long Thành là một trong những dự án trọng điểm.

2 Trung Quốc đang dần loại bỏ chiến dịch “zero-Covid” sẽ bắt đầu mở cửa biên giới từ giữa tháng 1/2023, kỳ vọng mở cửa hoàn toàn vào quý 2/2023, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, du lịch và lĩnh vực sản xuất.

3 Triển vọng ngưng thắt chặt kinh tế ở các nước phát triển sẽ rõ ràng hơn từ giữa năm 2023 cũng như các yếu tố nền tảng vĩ mô trong nước ổn định hơn với kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt, VNĐ sẽ mạnh hơn so với năm 2022.

4 Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối 2023, trong khi nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong trung và dài hạn Những tháng cuối năm 2022 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi Lego đã xây dựng nhà máy ở Bình Dương, Samsung, Apple cũng đưa ra những kế hoạch trong việc đầu tư thêm vào Việt Nam.

Với những động lực trên, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm

2023 sẽ đạt khoảng 6.6%, trong đó lĩnh vực vực Dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất khoảng 7.4%.

Trang 9

II Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam

 Diễn biến VNINDEX năm 2022

Bảng 8: Diễn biến thị trường cổ phiếu 2022

Nguồn: Fiinpro, Bloomberg

VN Index đạt đỉnh 1530 vào tháng 4 và bắt đầu bước vào chu kỳ giảm Trước những thông tin tiêu cực về lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến đồng pha với thị trường chứng khoán thế giới và liên tục tìm đáy mới, chạm mức thấp nhất là 911.9 điểm tại thời điểm giữa tháng 11/2022 Những tuần cuối của năm 2022, tuy thanh khoản sụt giảm nhưng lực cầu bắt đáy quay trở lại đã giúp vực dậy thị trường cũng như khiến VN Index hồi phục lên trên 1.000 điểm khi kết thúc năm

Trong năm 2022, thanh khoản trung bình mỗi phiên trên cả ba sàn cũng sụt giảm đáng kể so với năm 2021 Khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt gần 821 triệu cổ phiếu, giảm -23.5% so với bình quân năm 2021 Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên cũng giảm -17.2% so với năm 2021 và đạt 20,351 tỷ VND

Bảng 9: Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VNINDEX

Nguồn: VCBS tổng hợp Trong năm 2022, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực bán mạnh và ảnh hưởng tiêu cực lên xu hướng của chỉ số chung như VIC, NVL, VHM, HPG, GVR Chỉ có số

ít các cổ phiếu còn duy trì được thị giá ổn định như BCM, SAB, GAS, BID và PNJ giúp cho chỉ số phần nào hạn chế được quán tính giảm điểm

Trang 10

 Khối ngoại mua ròng năm 2022

Bảng 10: Hoạt động khối ngoại năm 2022

Nguồn: VCBS tổng hợp

Trong năm 2022, dưới áp lực về tình hình kinh tế vĩ mô và biến động tỉ giá, dòng tiền khối ngoại liên tục duy trì đà bán từ giữa tháng 4 với thanh khoản lớn

và chỉ mua ròng trở lại trong giai đoạn cuối năm Tính đến hết năm 2022, khối ngoại hiện đang mua ròng với giá trị 26,764 tỷ VND

Tính từ đầu năm 2022, khối ngoại vẫn mua ròng nhiều nhất là cổ phiếu STB, DGC, CTG, DPM và chứng chỉ quỹ FUEVFVND Ngược lại, các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, VIC, NVL, MSN và EIB là những cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất từ đầu năm

Bảng 11: Diễn biến VN30

Nguồn: Bloomberg

Trong năm 2022, chỉ số VN30 đã đạt đỉnh ngay từ những phiên đầu năm và chính thức bước vào xu hướng giảm kể từ tháng 4 Chỉ số đóng cửa tại ngưỡng 1,016.7 điểm tại thời điểm kết thúc năm, tương ứng với mức điều chỉnh giảm hơn -33.83% so với cuối năm 2021 Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 6,460 tỷ đồng, giảm -36.37% so với cùng kỳ năm 2021 Các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 thường luôn là nhóm chịu ảnh hưởng lớn nhất khi những thông tin kém tích cực về kinh tế vĩ mô được công bố, theo đó cũng tác động lớn đến thị trường chung – đặc biệt là trong những phiên điều chỉnh giảm mạnh

Về phía khối ngoại, trong năm 2022 thì nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,600 tỷ đồng các cổ phiếu trong rổ VN30, trung bình mỗi phiên bán ròng 34.54

tỷ đồng Đáng chú ý gần đây nhất là phiên giao dịch ngày 29/11 khi khối ngoại mua ròng 2,000 tỷ đồng và cũng là phiên mua ròng mạnh nhất trong Quý 4, với giá trị mua ròng tập trung chủ yếu vào STB

Trang 11

 Triển vọng TTCK năm 2023

Bảng 12: Chỉ số VNINDEX

Nguồn: Fireant

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất với mức độ lớn, tần suất dày đặc trong thời gian qua và theo đó khiến cho USD lên giá mạnh mẽ

so với tất cả các đồng tiền khác trên thị trường đã gây áp lực đáng kể lên các cân đối kinh tế vĩ mô lớn của Việt Nam - cụ thể là tạo áp lực lên sự ổn định tỷ giá của VND so với USD, mục tiêu lạm phát và mặt bằng lãi suất Với việc đà tăng lãi suất của FED nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục trong năm 2023 - dù mức

độ tăng và tần suất có thể sẽ chậm lại so với nửa cuối năm 2022 – thì thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023 nhiều khả năng sẽ có xu hướng dao động đi ngang trong biên độ lớn về điểm số, với thanh khoản bình quân nhiều khả năng sẽ thấp hơn đáng kể so với 2022 Dự báo cụ thể như sau:

Chỉ số VN Index dao động trong vùng điểm số khoảng 900 – 1.200 điểm, với mức cao nhất của chỉ số có thể lên đến 1.250 điểm – t ơng đ ơng giảm gầnƣ ƣ 18% so với mức đỉnh của năm 2022 Tuy nhiên, chỉ số cũng có thể sẽ có lúc rơi xuống khoảng 900 điểm trong bối cảnh FED vẫn tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023

Khối lượng giao dịch trung bình trong nửa đầu năm 2022 ở mức cao khi mà

VN Index vẫn ở vùng 1.500 điểm Tuy nhiên, thanh khoản đã sụt giảm mạnh về nửa cuối năm 2022 theo đà giảm của thị trường cũng như những khó khăn chung về dòng tiền trên thị trường (việc siết hoạt động huy động và sử dụng vốn sai mục đích thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các ngân hàng dừng giải ngân mới do đã hết hạn mức tín dụng được NHNN phân bổ từ đầu năm…)

Khối lượng giao dịch bình quân trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ tương đương với mức bình quân trong những tháng cuối năm 2022 và đạt bình quân khoảng 600 - 650 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng giảm hơn 20-25% yoy Tương ứng với đà giảm của giá cổ phiếu theo chỉ số VN Index, giá

Trang 12

trị giao dịch trung bình năm 2023 cũng được kỳ vọng giảm 35%-45% so với năm 2022, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên dự báo đạt khoảng 12.000 – 14.000 tỷ đồng một phiên trên cả ba sàn

III Phân tích ngành và cổ phiếu

1 Phân tích ngành ngân hàng

 Áp lực từ lạm phát và tỷ giá tác động đến chính sách tiền tệ

Nới trần hạn mức tăng trưởng tín dụng mới vào cuối quý 3 2022 dẫn đến tăng trưởng tín dụng theo quý thấp Đến hết quý 3 2022 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 10,9% sv 2021 chỉ tăng 1,5%p sv quý trước

Bảng 13: Tăng trưởng tín dụng toàn ngành

Nguồn: NHNN

 Các yếu tố vĩ mô bất lợi gia tăng áp lực lên các ngân hàng yếu Trong 9 T

2022 tốc độ tăng trưởng tín dụng của cácngân hàng nhỏ không bắt kịp so với mặt bằng chung Sự khác biệt sẽ tiếp tục duy trì trong trung hạn bởi các yếu tố như 1 bảng cân đối thiếu lành mạnh với khả năng sinh lời thấp

2 tệp khách hàng nhỏ và ngân sách hạn hẹp cho đầutư công nghệ và 3 sức mạnh thương hiệu không cao đi kèm với mạng lưới hạn chế dẫn đến khả năng huy động thấp cũng như khả năng thiếu thanh khoản

 Kinh tế vĩ mô bất ổn và chi phí lãi vay tăng tác động giảm tăng trưởng tín

dụng trong năm 2023 Trước mắt nềnkinh tế VN đang phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát cao chỉ số sản xuất thấp do nhu cầu xuất khẩu giảm và đồng nội tệ suy yếu Ở khía cạnh tích cực thu hút FDI duy trì góp phần làm dịu tỷ giá hối đoái ở một mức độ nhất định Tuy nhiên, các biện pháp thắt chặt tiền tệ dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn Mặt khác động thái tăng lãi suất điều hành hai lần tổng cộng 2%p, khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới vẫn đang bỏ ngõ và triển vọng kinh tế chưa quả quan khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn cá nhân giảm đòn bẩy tài chính đặc biệt là vay nợ cho các nhu cầu như mở rộng kinh doanh hay mua sắn tài sản Dựa trên các yếu tố bất lợi đã đề cập NHNN nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như các năm trước là 14%

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w