1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập doanh nghiệp ngân hàng tmcp đông nam á chi nhánh long biên

84 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Doanh Nghiệp Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á Chi Nhánh Long Biên
Tác giả Lê Văn Dũng
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Ngọc Lan
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính ngân hàng
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 586,29 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (10)
    • 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á Việt Nam (10)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đông (11)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SeAbank (11)
    • 1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Long Biên (12)
      • 1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của SeAbank Long Biên (12)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của SeAbank Long Biên (12)
      • 1.2.3. Các dịch vụ của SeAbank chi nhánh Long Biên (14)
    • 1.3. Tình hình hoạt động marketing (17)
      • 1.3.1. Thị trường mục tiêu (17)
      • 1.3.2. Hoạt động và dịch vụ chủ yếu của SeAbank Long Biên (18)
      • 1.3.3. Quy trình tín dụng của SeAbank Long Biên (19)
      • 1.3.4. Chính sách marketing của SeAbank Long Biên (21)
    • 1.4. Tình hình nhân sự của SeAbank Long Biên (24)
      • 1.4.1. Cơ cấu lao động của SeAbank (24)
      • 1.4.2. Thu nhập của nhân viên Seabank Long Biên (25)
  • PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH LONG BIÊN (27)
    • 2.1.1. Tổng thu nhập hoạt động (28)
    • 2.1.2. Chi phí hoạt động (30)
    • 2.1.3. Lợi nhuận sau thuế (31)
    • 2.2. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của SeAbank chi nhánh Long Biên giai đoạn 2019- (32)
      • 2.2.2. Nguồn vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 (38)
    • 2.3. Hoạt động huy động vốn của SeAbank Long Biên (43)
      • 2.3.1. Tiền gửi của khách hàng (46)
      • 2.3.2. Phát hành giấy tờ có giá (48)
      • 2.3.3. Tiền gửi của các TCTD (49)
    • 2.4. Hoạt động sử dụng vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 (50)
      • 2.4.1. Doanh số cho vay (52)
      • 2.4.2. Doanh số thu nợ (53)
      • 2.4.3. Dư nợ cho vay (55)
      • 2.4.4. Nợ quá hạn (56)
    • 2.5. Hoạt động dịch vụ của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 (58)
    • 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính (60)
    • 2.7. Một số biện pháp đề xuất góp phần tăng hiệu quả huy động và sử dụng vốn. 56 1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn (64)
      • 2.7.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (66)
      • 2.7.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ trung gian (66)
  • PHẦN 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP (68)
    • 3.1. Ưu điểm (68)
    • 3.2. Nhược điểm (69)
    • 3.3. Định hướng hoạt động (69)
      • 3.3.1. Cơ hội phát triển (70)
      • 3.3.2. Những thách thức cần vượt qua (70)
      • 3.3.3. Các chuyến lược phát triển đề xuất (70)
    • 3.4. Đề xuất cải thiện (72)
  • KẾT LUẬN (73)
  • PHỤ LỤC (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)

Nội dung

Đỗ Thị Ngọc Lan mặc dù rất bận rộn với công tác giảng dạy và nghiên cứunhưng luôn tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong thời gian thực hiện viết báo cáo thực tập.Bài báo cáo thực tập gồm 3 p

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á

Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á Việt Nam

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á Việt Nam

Tên tiếng Anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: Seabank

Mã chứng khoán: HOSE: SSB

Loại hình doanh nghiệp: Thương mại cổ phần

Sản phẩm kinh doanh: Dịch vụ tài chính

Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Website: www.seabank.com.vn

Email: contact@seabank.com.vn

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank) là Ngân hang TMCP được thành lập và hạot động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 1994 của thôsng đốc NHNN Việt Nam và được ủy ban nhân dân Thành phố HảiPhòng cấp giấy phép thành lập số 676/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 1994 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từu ngày được cấp phép hạot động Ngân hang TMCP Đông Nam Á-Seabank được thành lập vào năm 1994, là một trong những ngân hang thanh lập sớm nhất và hiện tại số vốn điều lệ của ngân hàng Seabank là gần 5.500 tỷ đồng nằm top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam

1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Đông

- Ngân hàng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động

Ngày 04/04/1994, SeAbank chính thức khai trương hoạt động được thống đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép thành lập số 676/GP-UB với thời gian hoạt động là 30 kể từ khi thành lập đã gặt hái nhiều thành công

- Giai đoạn 2002 – 2005: Thời kỳ đầu

Năm 2002, Đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây SeAbank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần Năm 2003, SeAbank đã chính thức tham gia sâu rộng hơn vào thị trường tiền tệ thế giới, gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT, là thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á vào năm 2004, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Master card và Visa card năm 2005

- Giai đoạn 2005 – 2010: Giai đoạn tái cơ cấu SeAbank

SeAbank triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2005 - 2010) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Năm 2007, SeAbank triển khai đưa vào ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi – Core Banking và trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking), dịch vụ ATM và Internet Banking.

- Giai đoạn 2010– nay: Hoạt động bứt phá, chinh phục đỉnh cao

SeAbank đã có những chuyển dịch mạnh mẽ, toàn diện Hoạt động kinh doanh ghi nhận những kết quả ấn tượng Công tác hoạch định chiến lược, chỉ đạo và quản trị điều hành của SeAbank đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ để đáp ứng và đón đầu những biến đổi của thị trường và xu thế hội nhập quốc tế

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SeAbank Để có thể đạt được những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng, công tác quản trị và điều hành tại SeAbank đã thay đổi từ cách làm việc truyền thống sáng phương thức vận hành hiện đại Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện những chính sách linh hoạt, tích cực cải tiến hệ thống để tạo nên nền tảng vững chắc cho những hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng cũng đổi mới cơ chế nhân sự và đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ.

Cụ thể, cách thức phân bổ bộ máy của SeAbank như sau:

- Đối với các công ty con thuộc ngân hàng SeAbank bao gồm: Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản SeAbank, công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF)

- Các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng và đơn vị thành viên bao gồm: Trụ sở chính SeAbank tại Hà Nội, 68 Chi nhánh, 164 phòng giao dịch trên cả nước.

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Long Biên

Tên doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Long Biên Địa chỉ: số 339 Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội Điện thoại: 024 38729532

Bên cạnh việc nghiên cứu, mở rộng địa bàn hoạt động, chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng SeAbank chi nhánh Long Biên với mạng lưới 3 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội:

- Phòng giao dịch (PGD) Ngọc Lâm

- Phòng giao dịch (PGD) Ngô Gia Tự

- Phòng giao dịch (PGD) Sài Đồng

1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của SeAbank Long Biên

SeAbank chi nhánh Long Biên chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày

28 tháng 9 năm 2011, sau 13 năm thành lập SeAbank chi nhánh Long Biên Không chỉ tạo ra những thành tựu về hiệu quả kinh doanh, mà hành trình dài đậm tính lịch sử ấy cũng đã ấn định, vun đắp và củng cố một bản sắc văn hóa doanh nghiệp rất riêng biệt.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của SeAbank Long Biên

Góp phần cho những thành tựu to lớn của SeAbank Long Biên không thể không nhắc đến cách thức tổ chức quản lý của ngân hàng để có thể đưa SeAbank Long Biên trở thành ngân hàng hàng đầu và có những thành tựu xuất sắc Cơ cấu tổ chức tạo nên một bộ máy vận hành chặt chẽ, linh hoạt và có thể kiểm soát tốt vấn đề nội bộ và đi theo những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt

Hình 1-1 Cơ cấu tổ chức quản lý của SeAbank Long Biên

Ban giám đốc: Quản lý, điều hành hệ thống chi nhánh, đưa ra các quyết định, chính sách họat động của chi nhánh

Phó Giám đốc: Quan lý về nhân sự, kiểm soát họat động tài chính, thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.

Phòng Kế toán giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ như: giao dịch tiền gửi khách hàng (gồm tiền gửi, chuyển tiền ), giao dịch tiền gửi tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ, hỗ trợ tín dụng

Phòng Ngân Quỹ: thực hiện 2 chức năng quan trọng.

+ Kiểm ngân: có trách nhiệm thu tiền từ các chi nhánh thuộc hệ thống, điều chuyển tiền giữa các chi nhánh trong ngày; phân loại tiền, bó tiền để

+ Thủ quỹ: chịu trách nhiệm giữ tiền trong kho và đảm bảo đủ dòng tiền mặt hoạt động trong ngày, phân phát tiền cho phòng dịch viên vào đầu ngày và nhận tiền từ phòng giao dịch vào cuối ngày; kiểm tra, đối chiếu chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt

Phòng quan hệ khách hàng:

+ Có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện với nhóm khách hàng tương ứng để cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

 Có chức năng hoạch định kế hoạch kinh doanh và xây dựng các chính sách tiếp thị kinh doanh cho ngân hàng

 Lập đội theo dõi, kiểm tra, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

 Phân tích, thẩm định, đánh giá hiệu quả khả năng sinh lời các dự án đầu tư, phương án kinh doanh.

– Phòng kế toán – tài chính: có chức năng thực hiện công tác quản lý tài chính và công tác kế toán của ngân hàng.

 Phòng Hỗ trợ hoạt động và quản lý rủi ro: Có chức năng quản lý các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

 Xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình; thiết lập hệ thống các giới hạn, hạn mức, định mức, tỷ lệ… để quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

1.2.3 Các dịch vụ của SeAbank chi nhánh Long Biên

SeAbank Long Biên luôn chú trọng nâng cao chất lượng và mở rộng các hoạt động để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích Các dịch vụ và hoạt động của ngân hàng bao gồm:

1.2.3.1 Nhận tiền gửi. Để huy động tiền gửi từ các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế , Ngân hàng SeAbank Long biên đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách hàng lựa chọn Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà Ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm đáp ứng phù hợp hơn với khách hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán Thông thường tiền gửi được chia thành tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm.

- Tiền gửi: tiền gửi tại ngân hàng được chia thành 2 loại bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn: đây là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra để sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc không được trả lãi.

Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và Ngân hàng về thời gian rút tiền Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy Thông thường tiền gửi thường có kỳ hạn dài và lãi suất cao Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào kinh doanh vì vậy Vietcombank đã đa dạng hóa tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi và rút tiền có mức lãi suất cao hơn so với tiền giử tiết kiệm không kỳ hạn

1.2.3.2 Phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tin dụng và người mua.

Giấy tờ có giá thường có các thuộc tính sau đây:

- Mệnh giá: là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.

- Thời hạn giấy tờ có giá: là khoảng thời gian từ ngày tổ chức tín dụng nhận nợ đến hết ngày cam kết thanh toán toàn bộ khoản nợ.

Tình hình hoạt động marketing

1.3.1 Thị trường mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu mà SeAbank hướng đến là nam và nữ, độ tuổi trong khoảng từ 25 đến 55 tuổi, tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội), có thu nhập thuộc nhóm A, quan tâm tới tài chính và thị trường, tiền tệ, chứng khoán và các vấn đề kinh doanh khác, thích đầu tư và hướng tới tự do tài chính.

Chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu của SeAbank có thể mô tả như sau:

- Giới tính: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Seabank bao gồm cả Nam và Nữ.

- Vị trí địa lý: Đối tượng khách hàng mục tiêu của SeAbank chủ yếu sống ở thành thị, và tập trung tại 2 thành phố lớn (TP.HCM và Hà Nội).

- Tuổi: hướng tới nhóm khách hàng trong 2 nhóm là nhóm Trưởng thành (25 – 35 tuổi) và Trung niên (35 – 55 tuổi).

- Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của SeAbank tập trung ở nhóm thu nhập Nhóm A Class (15 – 150 triệu VND trở lên).

- Học vấn: Khách hàng mục tiêu của SeAbank tập trung chủ yếu ở nhóm học vấn Đại học và sau ĐH.

- Thái độ: Những đối tượng khách hàng có sự quan tâm tới tài chính và thị trường, tiền tệ, chứng khoán và các vấn đề kinh doanh khác, thích đầu tư và hướng tới tự do tài chính.

1.3.2 Hoạt động và dịch vụ chủ yếu của SeAbank Long Biên

Với tính chất là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, hoạt động chủ yếu của SeAbank Long Biên là hoạt động huy động vốn Tỷ trọng của hoạt động huy động vốn chiếm trên 50% kết quả kinh doanh của ngân hàng, do đó hoạt động huy động vốn là hoạt động chính của SeABank Long Biên Với đặc điểm là trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn do đó với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ làm cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín vững chắc cho ngân hàng

Ngoài hoạt động huy động vốn, ngân hàng còn thực hiện hoạt động tín dụng bao gồm: chiết khấu, cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và bao thanh toán. Đối với ngân hàng, hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cho bản thân các ngân hàng, đồng thời tạo uy tín, danh tiếng cho ngân hàng và làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô cho ngân hàng

Bảng 1-1 Kết quả kinh doanh của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của

SeAbank Long Biên Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Chênh lệch 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng của SeAbank Long Biên đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020 – 2022.

Năm 2020, lượng tiền từ hoạt động huy động vốn là 8.437.036 triệu đồng Sang năm 2021, hoạt động huy động vốn đạt 9.539.423 triệu đồng, tăng 1.102.387 triệu đồng so với năm 2020 Mức huy động vốn của năm 2022 là cao nhất trong giai đoạn

2020-2022 với mức huy động vốn đạt 10.386.409 triệu đồng, tăng 846.986 triệu đồng so với năm 2021 tương đương với mức tăng 8,9%

Chi nhánh đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm: chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng Dư nợ tín dụng của SeAbank Long Biên cũng đạt con số khá cao Dư nợ tín dụng của năm

2021 là 6.940.399 triệu đồng, tăng 14,3% so với năm 2020 Vượt trội trong 3 năm về dư nợ tín dụng là năm 2022 với mức dư nợ tín dụng là 7.940.082 triệu đồng, tăng 999.683 triệu đồng so với năm 2021, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.

Nhìn chung, SeAbank đã thực hiện những điều chỉnh lãi suất phù hợp, xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, từ đó làm tăng lượng tiền của hoạt động tín dụng Bên cạnh đó cũng thực hiện những chính sách điều chỉnh lãi suất linh hoạt, cạnh tranh để phát triển hoạt động huy động vốn.

1.3.3 Quy trình tín dụng của SeAbank Long Biên

Bước 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng.

- Việc lập hồ sơ tín dụng phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Loại và kỹ thuật cấp tín dụng.

- Quy mô nhu cầu tín dụng.

 Giấy đề nghị cấp tín dụng của khách hàng: đơn xin vay theo mẫu của Ngân hàng.

 Hồ sơ pháp lý: bao gồm những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng.

 Hồ sơ tài chính: bao hồm những tài liệu chứng minh năng lực sử dụng vốn của khách hàng.

 Hồ sơ khoản vay: bao gồm những tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

 Hồ sơ đảm bảo tiền vay Bao gồm những tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo tín dụng hoặc những điều kiện cấp tín dụng đặc thù như trường hợp cho vay tín chấp.

 Các giấy tờ khác liên quan đến việc vay vốn.

Bước 2: Phân tích tín dụng.

Cơ sở phân tích tín dụng:

- Phỏng vấn khách hàng vay vốn.

- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Phương pháp phân tích tín dụng: bao gồm phân tích định tích và phân tích định lượng.

- Phân tích định tính bao gồm: năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, năng lực kinh doanh của khách hàng, môi trường kinh doanh, bảo đảm tín dụng.

- Phân tích định lượng bao gồm: phân tích bao cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 3: Quyết định tín dụng.

Cơ sở quyết định tín dụng bao gồm: kết quả phân tích tín dụng, chính sách tín dụng của ngân hàng, thông tin bổ sung, khả năng ngồn vốn của ngân hàng.

Nội dung quyết định tín dụng bao gồm: chấp nhận hoặc từ chối cho vay, quyết định mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, kế kết các hợp đồng.

Giải ngân một lần: tiền vay được phát cho khách hàng một lần vào đầu kỳ hạn vay tiền.

Giải ngân nhiều lần: tiền vay được phát cho khách hàng thành nhiều đợt áp dụng cho những khoản vay lớn, thời hạn dài.

Bước 5: Giám sát và thanh lý tín dụng.

Giám sát tín dụng bao gồm những nội dung sau: theo dõi khoản vay, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, theo dõi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng, xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro.

Thanh lý tín dụng bao gồm các nội dung sau: thanh lý tín dụng mặc nhiên và thanh lý tín dụng bắt buộc.

1.3.4 Chính sách marketing của SeAbank Long Biên

SeAbank có các sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú để cho khách hàng có thể thoải mái lựa chọn Các sản phẩm dịch vụ mà SeAbank cung cấp đến khách hàng :

- Các sản phẩm thẻ ngân hàng SeAbank: Các loại thẻ tín dụng Quốc tế SeAbank, các loại thẻ ghi nợ quốc tế SeAbank, các loại thẻ ghi nợ nội địa SeAbank.

Tình hình nhân sự của SeAbank Long Biên

1.4.1 Cơ cấu lao động của SeAbank

Tại SeAbank, cán bộ nhân viên là tài sản vô giá quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển toàn diện Do đó, Hội đồng quản trị, Ban điều hành luôn chú trọng và đặc biệt quan tâm đến chế độ đãi ngộ hàng năm dành cho người lao động Chi nhánh Long Biên với số lượng là 42 nhân viên (chưa tính đến nhân viên của các Phòng giao dịch), con số tuy không nhiều nhưng đều là những nguồn nhân lực có chất lượng cao cùng với khả năng đào tạo, nâng cao nghiệp vụ nhân sự một cách bài bản, hiệu quả và thích nghi nhanh với tiến trình chuyển đổi số

Bảng 1-2 Cơ cấu lao động của SeAbank giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Người

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Số lượng cán bộ nhân viên 35 38 42

Nguồn: Báo cáo nhân sự SeAbank Long Biên

Cơ cấu lao động của SeAbank trong giai đoạn 2020-2022 có sự tăng lên về số lượng nhân viên, trình độ và có sự trẻ hóa trong cơ cấu nhân sự Năm 2020 số lượng nhân viên là 35 người, sang đến năm 2021 nhân viên đã tăng lên 38 người, Độ tuổi của nhân viên cũng có sự thay đổi khá lớn trong khoảng độ tuổi từ 22-25 và từ 26-30.

Số lượng nhân viên ở 2 độ tuổi này đều tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhân viên phân theo độ tuổi Về trình độ học vấn, số lượng nhân viên đạt trình độ Đại học và Thạc sỹ đều rất cao, chiếm phần trăm lớn trong cơ cấu nhân viên phân theo trình độ. Năm 2020, số nhân viên có trình độ Cao đẳng là 2 nhân viên, nhưng sang đến năm

2022 và năm 2021, nhân viên có trình độ Cao đẳng bằng 0, số lượng nhân viên có trình độ Đại học và Thạc sỹ đều tăng lên Điều này chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng quan tâm đến chất lượng nhân viên, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của ngân hàng Về giới tính, tuy tỷ lệ nhân viên nữ ở chi nhánh vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhân viên nam nhưng nhìn chung sự chênh lệch không quá nhiều.

1.4.2 Thu nhập của nhân viên Seabank Long Biên

Thu nhập bình quân đầu người của nhân viên SeAbank năm 2020 là 34,4 triệu đồng/tháng; năm 2021 là 31,86 triệu đồng/tháng; năm 2022 khoảng 32,6 triệu đồng/tháng Tuy năm 2021 và năm 2022 có sự giảm về mức thu nhập bình quân đầu người, nhưng nhìn chung đây vẫn là một con số khá cao so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, SeAbank cũng xây dựng cơ chế lương chuyên gia với mức lương cạnh tranh cao trên thị trường nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho một số lĩnh vực đặc thù của Ngân hàng.

Ngoài cơ chế lương và thưởng hấp dẫn, SeAbank còn vô cùng chú trọng đến các chế độ khác cho nhân viên trong ngân hàng như: Chế độ bảo hiểm, chế độ ốm đau và thai sản, tặng thưởng các ngày lễ tết, chúc mừng ngày 8/3, ngày 20/10, chế độ trợ cấp cho người lao động nghỉ hưu, mừng ngày Quốc tế cao tuổi (áp dụng đối với bố/mẹ chồng của nhân viên) và các cuộc thi dành cho người thân và con em cán bộ nhân viên trong Ngân hàng như: cuộc thi chạy, cuộc thi vẽ tranh, hội thi thể thao…

Hiện nay cơ chế tính lương của SeAbank được xác định theo công thức dựa trên lương theo vị trí công việc và lương theo hiệu quả kinh doanh Việc xác định mức lương theo công thức này sẽ giúp tạo động lực cho nhân viên nỗ lực phấn đấu để nâng cao mức thu nhập qua hàng tháng, hàngnăm Các tính lương của nhân viên theo công thức như sau:

Lương thực nhận = Lương theo vị trí công việc (các quy định theo ngạch/ bậc phù hợp với vị trí công việc chuyên môn đảm nhận) + lương theo hiệu quả kinh doanh ( đo bởi các chỉ tiêu KPI cá nhân và xếp loại chi nhánh/phòng, ban)

Bên cạnh đó, SSB có chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức, trình độ về công nghệ thông tin, kỹ năng chuyển đổi số và các chính sách cải tiến nhằm thu hút lực lượng chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm triển khai, đào tạo quá trình chuyển đổi số tại SSB, xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, cởi mở nhằm khuyến khích các cán bộ sáng tạo trong công việc; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng; Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo gắn với chuyển đổi số ngân hàng.

HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH LONG BIÊN

Tổng thu nhập hoạt động

Sự biến động của thu nhập và chi phí đã làm cho tổng thu nhập hoạt động của SeAbank giai đoạn 2020-2022 có sự biến động tăng trong 3 năm.

Bảng 2-4 Thu nhập và chi phí của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Thu nhập lãi từ cho vay khách hàng 438.843 463.276 490.148 24.433 5,57% 26.872 5,80% Thu nhập từ lãi khác 120.375 108.667 94.554 -11.709 -9,73% -14.113 -12,99%

Chi phí lãi tiền gửi 257.898 257.440 219.739 -457 -0,18% -37.702 -14,64%

Tổng thu nhập hoạt động 376.367 405.486 468.633 29.120 7,74% 63.147 15,57%

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Số tiền thu từ lãi thuần đều tăng trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2020, thu nhập từ lãi thuần đạt 559.219 triệu đồng,sang đến năm 2021 số tiền này đã tăng lên 571.943 triệu đồng Thu nhập từ lãi thuần năm 2021 tăng 12.724 triệu đồng, tương ứng với tăng2,28% so với năm 2020 Năm 2022, thu nhập từ lãi đạt con số cao nhất trong 3 năm,chạm mức 584.702 triệu đồng Thu nhập từ lãi thuần tăng lên do thu nhập lãi từ cho vay khách hàng tăng lên khá nhanh trong giai đoạn này từ 438.843 triệu đồng năm

2020 đến năm 2022 đã tăng lên thành 490.148 triệu đồng Các nguồn thu từ lãi khác cũng có sự tăng giảm nhưng không tác động quá lớn đến sự tăng giảm của thu nhập từ lãi Ngoài ra, nguồn thu ngoài lãi của SeAbank Long biên cũng tăng lên trong giai đoạn 2020-2022, góp phần làm tăng thêm tổng thu nhập cho ngân hàng.

Chi phí lãi của SeAbank Long Biên giảm trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2021, chi phí lãi là 272.063 triệu đồng, giảm 1.720 triệu đồng tương đương với 0,63% so với năm 2020 Sang đến năm 2022, chi phí về lãi giảm xuống còn 234.293 triệu đồng, giảm 37.771 triệu đồng so với năm 2021 Sự sụt giảm chi phí này do lãi suất tiền gửi của SeAbank chi nhánh Long Biên giảm dẫn đến chi phí trong 2 năm 2021 và năm

2022 đều giảm hơn so với năm 2020 Chi phí lãi khác có sự tăng giảm không đồng đều trong 3 năm Các chi phí khác cũng có sự sụt giảm so với năm 2020 Chi phí khác năm

2021 là 344.723 triệu đồng, giảm 7.211 triệu đồng, tương đương với giảm 2.05% so với năm 2020 Sang đến năm 2022, chi phí lại tiếp tục có xu hướng giảm xuống còn 316.175 triệu đồng, giảm 8,28% so với năm 2021

Hình 2-2 Tổng thu nhập hoạt động của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Tổng thu nhập hoạt động của SeAbank Long biên trong 3 năm 2020, 2021 và

2022 đều có sự tăng lên qua các năm Năm 2021, tổng thu nhập hoạt động đạt 405.461 triệu đồng, tăng 29.094 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 7,73% so với năm

2020 Năm 2021 và năm 2022 là SeAbank đã nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn Việc giảm lãi suất đã làm cho dư nợ tín dụng của SeAbank nói chung và SeAbank Long Biên nói riêng tăng so với năm 2020.

Tổng thu nhập hoạt động giai đoạn 2020-2022 Điều đó dẫn đến thu nhập từ lãi tăng lên, làm tăng tổng thu nhập hoạt của chi nhánh.Sang đến năm 2022, tổng thu nhập hoạt động là 468.633 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong 3 năm tăng 63.172 triệu đồng so với năm 2021 Nền kinh tế năm 2022 dần hồi phục sau, với chính sách “đa mục tiêu” đã đem về cho SeAbank những kết quả đáng ngưỡng mộ Sự tăng lên của nguồn thu nhập hoạt động có mối liên hệ mật thiết với tổng chi phí và tổng thu nhập từ các dịch vụ của ngân hàng.

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động của một ngân hàng là chi phí mà ngân hàng phải chịu thông các các hoạt động kinh doanh thông thường như: hoạt động chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên (bao gồm: chi lương và phụ cấp, khoản chi đóng góp theo lương và chi trợ cấp), chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý công vụ, chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng, các chi phí khác,….

Bảng 2-5 Chi phí hoạt động của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí

Chi phí cho nhân viên 71.639 71.100 79.223 -539 -0,75% 8.124 11,43%

Chi phí hoạt động khác 56.593 59.412 63.984 2.819 4,98% 4.572 7,70%

Tổng chi phí hoạt động 131.195 132.548 145.241 1.353 1,03% 12.69

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long biên và sự tính toán của tác giả

Các khoản chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí trong giai đoạn 2020-2022 có sự giảm sút Năm 2020, khoản chi phí này là 2.963 triệu đồng nhưng sang đến năm 2021, số tiền này đã giảm xuống còn 2.036 triệu đồng, giảm 927 triệu đồng, tạo nên mức chênh lệch lớn giữa 2 năm Năm 2022, con số này giảm xuống 2.034 triệu đồng, chỉ giảm so với năm 2021 khoảng 2 triệu đồng, chứng tỏ các khoản thuế và khoản phí, lệ phí trong 2 năm này đều giống nhau, không có sự biến động quá lớn.

Về khoản chi cho nhân viên bao gồm các khoản chi: chi lương và phụ cấp, chi đóng góp theo lương và chi trợ cấp Trong 2 năm con số này có sự chênh lệch không quá lớn, giao động trong khoảng từ 71.100 đến 71.639 triệu đồng Con số này tăng 1 cách nhanh chóng từ 71.100 triệu đồng năm 2021 lên 79.223 triệu đồng vào năm 2022.

Sự tăng lên về khoản chi tiền lương cho nhân viên có thể do số lượng nhân viên của chi nhánh tăng lên

Các khoản chi phí hoạt động khác cũng tăng trong giai đoạn 2020-2022 Năm

2021, số tiền chi cho hoạt động khác là 59.412 triệu đồng, tăng 2.819 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,98% so với năm 2020 Năm 2022, con số này tăng lê là 63.984 triệu đồng, tương ứng tăng 7.70% so với năm 2021

Hình 2-3 Chi phí hoạt động của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Chi phí hoạt động trong giai đoạn 2020-2022 có sự tăng trưởng rõ rệt, tăng lên qua từng năm Năm 2020, chi phí hoạt động là 131.195 triệu đồng Năm 2021, mức chi phí huy động vốn là 132.548 triệu đồng, tăng 1.353 triệu đồng tương đương với 1,03% so với năm 2020 Chi phí hoạt động năm 202 tăng lên khá nhanh so với năm 2020 với mức tăng là 12.694 triệu đồng Lãi suất tiền gửi của ngân hàng giảm thấp hơn so với trần quy định của NHNN nhưng sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại đã làm cho chi phí tăng lên.

Lợi nhuận sau thuế

Tổng chi phí hoạt động

Hình 2-4 Lợi nhuận sau thuế của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng trong giai đoạn này cụ thể: năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 152.432 triệu đồng , năm 2021 đạt 152.651 triệu đồng tăng 219 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 0,14% Đến năm 2022 lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên tới 181.157 triệu đồng, tăng 28.506 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,67% so với năm

2021 Điều này cho thấy sự phát triển của hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có hiệu quả trong hoạt động tín dụng cũng như kinh doanh các sản phẩm dịch vụ củaNgân hàng Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động thanh toán, huy động vốn là yếu tố để khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn Từ đó ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng.

Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của SeAbank chi nhánh Long Biên giai đoạn 2019-

Bảng 2-6 Xu hướng biến động tài sản nguồn vốn SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-

2022 Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và sự tính toán của tác giả)

Có thể thấy diễn biến tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Việt Nam chi nhánh Long Biên thay đổi theo chiều hướng tăng lên trong gia đoạn 2020-2022 Ở thời điểm năm 2021, tài sản đạt mức 10.960.579 triệu đồng, tăng 854.681 triệu đồng so với năm 2020 Đối với năm 2022, tín hiệu khả quan trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn với sự tăng tài sản từ mức 10.960.579 triệu đồng lên 11.691.509 triệu đồng Có thể thấy trong năm 2022 đánh dấu nhiều chuyển biến trong việc thực hiện các giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với các yếu tố đã được khắc phục: tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tiền mặt trong ngân hàng lớn hơn kết hợp với đà tăng của các khoản mục tín dụng và huy động khách hàng.

Về nợ phải trả của ngân hàng, những con số này ở mức khá lớn Nợ phải trả năm

2019 là 9.436.854 triệu đồng, tuy nhiên sang đến năm 2020 con số này đã tăng lên 10.182.935 triệu đồng, tăng 746.081 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 7,91%. Sang đến năm 2021, con số này vẫn tiếp tục tăng, đạt mức 10.789.712 triệu đồng, tăng 5,96% so với năm 2020

Cùng với sự tăng liên tục của nợ phải trả qua các năm, vốn chủ sở hữu cũng tăng theo trong giai đoạn 2019-2021 Vốn chủ sở hữu năm 2019 chỉ ở mức 669.044 triệu đồng thì sang đến năm 2020, con số này đã tăng lên 777.644 triệu đồng Không dừng ở đó, năm 2021, vốn chủ sở hữu đã tăng 1 cách nhanh chóng từ 777.644 triệu đồng lên 901.797 triệu đồng, tăng 124.153 triệu đồng, tương đương với mức tỷ lệ 15,97%.

2.2.1 Tài sản của SeAbank Long Biên

Hình 2-5 Cơ cấu tài sản của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Ta có thể thấy được tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và tỷ trọng này có sự biến động trong giai đoạn 2020-2022 Cụ thể, năm

2020 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 97,67% cơ cấu tài sản Sang năm 2021, tỷ trọng này tăng lên 97,86%, tăng 0,19% so với năm 2020 Sự tăng lên của tỷ trọng tài sản ngắn hạn là do nghiệp vụ cho vay khách hàng tăng nhanh chóng trong năm 2021, dẫn đến tài sản ngắn hạn tăng, kéo theo tỷ trọng tăng lên so với năm 2020 Tuy nhiên sang đến năm 2022, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn đã giảm 0,52%, chiếm tỷ trọng là 97,34% cơ cấu tài sản Sự giảm đi tỷ trọng của tài sản ngắn hạn là do tài sản cố định của ngân hàng tăng một cách khá nhanh trong năm 2022 làm cho tài sản cố định tăng, từ đó kéo theo tỷ trọng của tài sản cố định tăng lên, làm giảm tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong ngân hàng Sự biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong 3 giai đoạn

2020-2022 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2-7 Diễn biến tài sản của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 113.871 124.755 148.858 10.885 9,56% 24.102 19,32% Tiền gửi tại

Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác

Chứng khoán đầu tư 1.384.543 1.296.951 1.409.956 -87.592 -6,33% 113.005 8,71% Góp vốn, đầu tư dài hạn 20.368 18.504 19.390 -1.864 -9,15% 886 4,79%

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm, từ 9.870.245 triệu đồng năm 2020 lên

11.380.806 triệu đồng năm 2022 Những hoạt động làm cho tài sản ngắn hạn của ngân hàng tăng cụ thể như sau:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý đều có xu hướng tăng trong 3 năm Năm 2020, tiềm mặt đạt 113.871 triệu đồng, chiếm 1,15% cơ cấu của tài sản ngắn hạn Năm 2021, lượng tiền mặt đã tăng 10.885 triệu đồng, tương đương với tăng 9,56% so với năm 2020, đạt mức 124.755 triệu đồng Năm 2022, lượng tiền mặt ở mức cao nhất trong 3 năm, đạt 148.858 triệu đồng, tăng

24.102 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 19,32% so với năm 2021.

Tuy rằng lượng tiền trong 2 năm 2021 và năm 2022 đều tăng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu của tài sản ngắn hạn có sự thay đổi rất nhỏ, tỷ lệ tăng không nhiều Việc tăng tiền mặt, vàng bạc, đá quý góp phần giúp cho ngân hàng tăng khả năng chi trả khi khách hàng muốn rút tiền mặt, tuy nhiêu việc tăng này cũng làm cho ngân hàng tăng thêm chi phí quản lý tiền mặt Ngân hàng nên có những chính sách phù hợp để có thể cân bằng được mức chi phí và khả năng chi trả tiền mặt

- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020-2022 Tuy chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn (năm 2022 chiếm 1,63%) nhưng đây cũng là hoạt động giúp đảm bảo tính thanh toán của ngân hàng thương mại Con số này trong năm 2020 là

286.645 triệu đồng, tuy nhiên sang đến năm 2022, tiền gửi tại NHNN đã giảm xuống còn 186.006 triệu đồng Sự giảm xuống của lượng tiền gửi tại NHNN là do ngân hàng đang phải lo đảm bảo thanh khoản cho các nhu cầu ngắn hạn Nhu cầu về tiền mặt của các doanh nghiệp gây sức ép lớn lên ngân hàng, khiến cho ngân hàng phải hạn chế tối thiểu mức tiền gửi tại NHNN.

- Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác có xu hướng biến động không đồng đều trong 3 năm Tiền gửi vào cho vay TCTD khác năm 2020 là 2.061.739 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tài sản ngắn hạn với 20,89% Năm 2021, con số này tăng lên 2.214.625 triệu đồng, tăng 152.887 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 7,42% so với năm

2020 Tuy nhiên sang năm 2022, con số này đã giảm xuống 1.865.823 triệu đồng, giảm 348.802 triệu đồng so với năm 2021

- Đối với chứng khoán kinh doanh, hoạt động này đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020-2022 Hoạt động này tăng mạnh trong năm 2022, từ 14.885 triệu đồng của năm 2020 lên 22.860 triệu đồng năm 2022 Tỷ trọng tuy khá nhỏ, chỉ giao động trong khoảng từ 0,15% đến 0,2% cơ cấu tài sản ngắn hạn nhưng cũng góp phần không nhỏ trong sự tăng lên của tài sản ngắn hạn

- Công cụ tài chính phái sinh cũng có sự biến động khá lớn trong 3 năm. Năm 2020, số tiền của hoạt động này là 812 triệu đồng Nhưng sang đến năm 2021, con số này đã về 0 Năm 2022, công cụ tài chính phái sinh đã trở lại và tăng trưởng một cách nhanh chóng, từ 0 lên 2.506 triệu đồng. Công cụ phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn, có tính thanh khoản cao hơn và còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường nên ngân hàng nên có những chính sách phù hợp để có thể phát huy hết những lợi thế của công cụ phái sinh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình.

- Cho vay khách hàng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn và đây cũng là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho ngân hàng nhất Tỷ trọng của hoạt động cho vay khách hàng giao động trong khoảng từ 60,66% đến 67,88% trong giai đoạn 2020-2022 Do đó sự biến động của hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của tài sản ngắn hạn Cho vay khách hàng năm 2020 đạt 5.987.382 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 60,66% cơ cấu tài sản ngắn hạn Năm 2021, con số này tăng lên đạt 6.781.367 triệu đồng, tăng 793.985 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,26% so với năm 2020 Sang năm 2022, hoạt động cho vay khách hàng tăng 944.040 triệu đồng, tương ứng với tăng 13,92% so với năm 2021, đạt mức cao nhất trong 3 năm là 7.725.407 triệu đồng Nhu cầu vay vốn để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân đều tăng nhanh trong thời điểm “bình thường mới”, do đó kéo theo hoạt động cho vay của ngân hàng tăng mạnh

- Chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn đều có xu hướng biến động không đồng đều trong 3 năm Đối với chứng khoán đầu tư, chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu tài sản, do đó tác động khá lớn đến xu hướng biến động của tài sản ngắn hạn Năm 2021 tuy giảm từ 1.384.543 triệu đồng (năm 2020) xuống còn 1.296.951 triệu đồng, nhưng sang đến năm

2022, con số này đã có sự tăng nhanh, tăng 113.005 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 8,71% so với năm 2021, đạt mức 1.409.956 triệu đồng Đối với góp vốn, đầu tư dài hạn, năm 2020, số tiền ở hoạt động này là 20.368 triệu đồng Sang đến năm 2021, con số này đã giảm xuống còn 18.504 triệu đồng, giảm 1.894 triệu đồng so với năm 2020 Năm 2022, hoạt động này có xu hướng tăng nhanh, tăng lên 19.390 triệu đồng, tăng 4,79% so với năm 2021.

Tài sản dài hạn có xu hướng biến động không đồng đều trong giai đoạn 2020-

Hoạt động huy động vốn của SeAbank Long Biên

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, vốn là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động của ngân hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Vốn vừa mang tính chất tiền đề, vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá tình hình thành và phát triển của ngân hàng Mục tiêu tổng quát của ngân hàng là an toàn và sinh lời trong kinh doanh Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là điều rất cần thiết Vì vậy ngân hàng phải huy động vốn từ nền kinh tế

Huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Với chức năng tập trung và phân phối vốn cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng còn có thể do lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Từ đó, ngân hàng sẽ có những biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Hoạt động huy động vốn của ngân hàng góp phần cung ứng cho khách hàng kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi Bên cạnh đó, còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi, giúp khách hàng tiếp cận được các dịch vụ tiện ích của ngân hàng Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất và tiêu dùng Để tập trung nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, vốn huy động của Vietcombank Ba Đình được huy động bằng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi của

Hoạt động huy động vốn của SeAbank Long Biên trong giai đoạn 2020-2022 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2-9 Hoạt động huy động vốn của SeAbank Ba Đình giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: triệu đồng

2021 Năm 2022 So sánh 2021/2020 So sánh

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng huy động với nhiều hình thức Nguồn vốn huy động càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động huy động vốn ở SeAbank Long Biên có dấu hiệu tăng trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2020, nguồn vốn huy động là 8.437.036 triệu đồng Con số này tiếp tục tăng vào năm 2021, vốn huy động tăng lên 9.539.423 triệu đồng, tăng 13,07% so với năm 2020 Năm 2022, số vốn đạt mức 10.386.409 triệu đồng Tình hình dịch bệnh trong giai đoạn này đã làm cho người dân chịu ảnh hưởng rất nhiều, từ đó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến với hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nhưng là kênh đầu tư có uy tín và an toàn nên lượng tiền huy động vốn vào ngân hàng TMCP Đông Nam Á Việt Nam chi nhánh Long Biên vẫn có sự tăng trưởng trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn.

Bảng 2-10 Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, nguồn vốn huy động đã chiếm phần lớn cơ cấu tổng nguồn vốn của SeAbank Long Biên Năm 2020, vốn huy động chiếm 83,49% so với tổng nguồn vốn, tuy nhiền sang đến năm 2021 và năm 2022, con số này đã tăng lên là 87,03% và 88,84% Với tỷ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu nguồn vốn, ta có thể thấy nguồn huy động vốn của chi nhánh Long Biên rất lớn, tạo điều kiện giúp cho hoạt động tín dụng được phát triển, cũng giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín, vị thế của mình trong thị trường tài chính.

Phân tích nguồn vốn huy động theo các đối tượng huy động

Các nghiệp vụ giúp cho ngân hàng huy động vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm: Tiền gửi của khách hàng, tiền gửi của các tổ chức tài chính, phát hành giấy tờ có giá và vay vốn từ các tổ chức tín dụng và vay NHNN Sự biến động tăng giảm của các đối tượng huy động vốn có tác động vô cùng lớn đến diễn biến của nguồn vốn huy động.

Cơ cấu các đối tượng huy động vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-

2022 được thể hiện như sau:

Hình 2-7 Cơ cấu của các đối tượng huy động vốn tại SeAbank Long Biên giai đoạn

Chiếm cơ cấu lớn nhất trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi của khách hàng là hoạt động giúp cho ngân hàng có nguồn vốn huy động lớn nhất Năm 2020, tỷ trọng này đạt mức 90,95% và chiếm cơ cấu cao thứ hai là tiền gửi của tổ chức tài chính với gần 7% cơ cấu nguồn vốn huy Tuy phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ tọng nhỏ nhất nhưng cũng góp phần vào sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động Năm 2021, tỷ trọng của tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá giảm đi so với năm 2020 nhưng bù vào đó, tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại tăng 1,78% so với năm 2020.

Sang đến năm 2022, tỷ trọng này đạt 90,34%, tuy tỷ trọng vẫn giảm so với năm 2020 nhưng đã có sự tăng lên so với năm 2021 Tỷ trọng của hoạt động phát hành giấy tờ có giá trong năm 2022 là năm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 năm, chỉ chiếm mức

2.3.1 Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau Do chiếm tỷ trọng lớn nên sự biến động của tiền gửi của khách hàng có sự tác động vô cùng mạnh mẽ đến sự thay đổi của nguồn vốn huy động Xu hướng biến đổi của tiền gửi khách hàng được biểu hiện như sau:

Bảng 2-11 Tiền gửi của khách hàng tại SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 5.311.659 5.732.27

TGTK trung và dài hạn

9 1.301.782 80,30% 477.203 16,33% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2.173.365 2.537.40

6 3.034.290 364.042 16,75% 496.883 19,58% Tiền gửi vốn chuyên dùng 173.712 225.834 261.504 52.122 30,01% 35.670 15,79%Tiền gửi ký quỹ 14.413 34.354 52.143 19.941 138,36% 17.789 51,78%Tổng tiền gửi tiết 7.673.148 8.529.86 9.382.842 856.717 11,17% 852.978 10,00% kiệm của khách hàng 4

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, là loại tiền mà ngân hàng dành nhiều ưu ái nhất, đây là lượng tiền nhàn rỗi của công chúng và các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là nhận lãi từ ngân hàng khi gửi tiền Thời hạn cố định, thời gian càng dài lãi suất càng cao nên hầu hết khách hàng đều thích gửi tiền có kỳ hạn và đặc biệt là ngắn hạn ( dưới 12 tháng) để phòng ngừa rủi ro khách quan xảy ra Nguyên nhân có sự ưu ái đó là do các khoản tiền gửi có kỳ hạn tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng hoạt động còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì ngược lại nó sẽ làm nguồn vốn của khách hàng không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào họ cần Vì vậy để thu hút khách hàng gửi tiền gửi có kỳ hạn, tạo tiền đề cho hoạt động của ngân hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải để lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn.

Tổng tiền gửi của khách hàng năm 2020 là 7.673.148 triệu đồng Năm 2021, số tiền này ở mức 8.529.864 triệu đồng, tăng 856.717 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,17% so với năm 2020 Năm 2022, mức tiền ở hoạt động tiền gửi của khách hàng là cao nhất trong 3 năm, đạt mức 9.382.842 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2021 Sự tăng lên của hoạt động tiền gửi của khách hàng do sự biến động của những nghiệp vụ cụ thể sau:

Trong ba năm phương thức huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng tăng Cụ thể năm 2020 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 2.173.365 triệu đồng chiếm 28,32% tổng tiền gửi tiết kiệm Sang năm 2021, số tiền này tăng lên 2.537.406 triệu đồng, tăng 364.042 triệu đồng tương đương với tăng tỷ lệ 16,75% so với năm 2020 Đến năm 2022 thì lượng tiền ở mức 3.034.290 triệu đồng tăng 19,58% so với năm trước đó Mặc dù lượng tiền này tăng trong giai đoạn 2020-2022 góp phần làm cho lượng tiền huy động vốn tăng nhưng khi lượng tiền này lớn cũng không tốt cho chất lượng của nguồn vốn huy động Vì đây là nguồn vốn không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, vậy nên sẽ làm cho nguồn vốn không ổn định. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, năm 2020 tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là3.690.495 triệu đồng, sang năm 2021 con số này giảm xuống còn 2.809.324 triệu đồng tương ứng giảm 23,88% so với năm 2020 Đến năm 2022, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn vẫn có xu hướng tiếp tục giảm sút, đạt mức 2.634.756 triệu đồng Đối với loại tiền gửi tiết kiệm trung và dài hạn cũng có sự biến động mạnh như tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn.

Số tiền này trong năm 2021 là 2.922.946 triệu đồng, tăng 1.301.782 triệu đồng, một mức tăng lớn, gần gấp đôi so với năm 2020 Năm 2022, con số này tiếp tục tăng trưởng đạt mức 3.400.149 triệu đồng, tăng 16,33% so với năm 2021.

Còn với tiền gửi vốn chuyên dùng và tiền gửi ký quỹ tuy mức huy động nhỏ nhưng cũng góp phần làm gia tăng nguồn tiền gửi của khách hàng Trong năm 2020, số tiền ở hai nghiệp vụ lẫn lượt là 173.712 triệu đồng và 14.413 triệu đồng Sang đến năm 2022, con số này đã có sự tăng lên khá nhiều, đạt mức là 261.504 triệu đồng và 52.143 triệu đồng.

2.3.2 Phát hành giấy tờ có giá

Phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi ( kỳ phiếu), trái phiếu, Trong nghiệp vụ này, ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành các giấy tờ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh Thông thường việc phát hành được thực hiện sau khi đã tiến hành nên cân đối toàn hệ thống của ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá không chịu sự điều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc Hơn nữa, nó là nguồn có tính ổn định cao, đáng được quan tâm nếu muốn mở rộng nguồn vốn huy động trung và dài hạn tại ngân hàng Bằng công cụ này, các ngân hàng có thể chủ động tạo được một khối lượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách đầu tư cho các công trình.

Mức tăng tưởng nguồn vuốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá có xu hướng biến động như sau:

Bảng 2-12 Diễn biến của nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Trong các phương thức huy động vốn từ khách hàng thì giấy tờ có giá có số lượng tiền huy động thấp nhất Điều này dễ hiểu vì tính chất của giấy tờ có giá thường là lãi suất cao nhưng kỳ hạn dài và chỉ được rút tiền khi đáo hạn Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ và tính chất không đáp ứng linh hoạt được những yêu cầu của khách hàng, số vốn huy động được từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá đều giảm trong giai đoạn 2020-

2022 Năm 2020, số tiền cao nhất trong 3 năm ở mức 176.727 triệu đồng Sang năm

Hoạt động sử dụng vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Sau khi có nguồn vốn từ công tác huy động vốn, NHTM sẽ tìm cách để gia tăng số vốn đó, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, chi nhánh cũng thực hiện các hoạt động để sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhất Hoạt động này chủ yếu là hoạt động tín dụng, ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện đầu tư sinh lời Đối với ngân hàng, tín dụng là một chức năng cơ bản và quan trọng nhất, ngoài ra đây còn là một nghiệp vụ kinh dianh mang lại phần lớn nguồn thu nhập cho ngân hàng và nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng Trên cơ sở các khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng tiến hành các hoạt động cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo nhu cầu vay của khách hàng Chênh lệch giữa tiền lãi có được thông qua hoạt động tín dụng và tiền lãi phải trả cho các khoản tiền huy động là lợi nhuận thu được của ngân hàng

Tình hình sử dụng vốn của SeAbank Long Biên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2-14 Tình hình sử dụng vốn của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả Đối với doanh số cho vay, do tình hình tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như trên địa bàn ngày càng cao, doanh số cho vay tăng lên Năm 2020, doanh số cho vay đạt 6.071.958 triệu đồng và năm 2021, con số này đạt 6.940.399 triệu đồng, tăng 868.441 triệu đồng tương ứng 14,30% so với năm 2020 Đến năm 2022, số tiền cho vay tăng lên là 7.940.082 triệu đồng tương ứng 14,40% so với năm 2021.

Doanh số cho vay tăng lên trong giai đoạn 2020-2022, doanh số thu nợ cũng được không ngừng tăng lên, giúp cho chi nhánh giảm bớt nợ quá hạn Năm 2020, ngân hàng thu được số nợ là 5.889.654 triệu đồng Năm 2021, doanh số thu nợ là 6.790.871 triệu đồng, tăng 901.217 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 15,30% so với năm 2020. Đến năm 2022, doanh số thu nợ tăng lên 7.801.190 triệu đồng với tỷ lệ tăng 14,88% so với năm trước.

Về dư nợ cho vay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng lại giảm dần trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2021, dư nợ cho vay là 1.382.304 triệu đồng, giảm 32.776 triệu đồng tương ứng giảm 2,37% so với năm 2020 Sang năm 2022, con số này giảm xuống còn 1.338.892 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,79%.

Trong khi dư nợ cho vay giảm thì nợ quá hạn lại có xu hướng tăng giảm không đồng đều Cụ thể năm 2020, nợ quá hạn là 68.993 triệu đồng sang năm 2021, con số này đã giảm còn 66.308 triệu đồng, giảm 2.685 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là3,98% Đến năm 2022, nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên khá nhanh, đjat mức79.496 triệu đồng, tăng 13.188 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 19,89% so với năm

2021 Nợ quá hạn năm 2022 tăng nhanh có thể do tình hình dịch bệnh kéo dài, các chủ thể đi vay chưa thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Có được kết quả từ hoạt động tín dụng như trên là nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, đặc biết là ban quản lý về việc sử dụng vốn hiệu quả.

Phân tích hoạt động sử dụng vốn theo các đối tượng sử dụng

Hoạt đồng tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu của SeAbank Long Biên Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Ngân hàng cung cấp tín dụng để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng cho việc thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng quy mô sản xuất Đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn, cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng được nâng cao lên.

Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Đông Nam Á Việt Nam – chi nhánh

Long Biên trong giai đoạn 2020-2022 được thể hiện dưới đây.

Bảng 2-15 Xu hướng biến động của doanh số cho vay của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

6 3.589.865 4.200.710 413.370 13,01% 610.845 17,02% Cho vay trung hạn 400.512 356.132 335.007 -44.381 -11,08% -21.125 -5,93% Cho vay dài hạn 2.494.95

Ta thấy nhu cầu vay vốn từ ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn chiếm hơn 50% trong tổng doanh số cho vay Vay vốn ngắn hạn sẽ mang lại lợi nhuận nhanh cho ngân hàng, ngoài ra chiếm tỷ lệ cơ cấu lớn thứ 2 là cho vay dài hạn với khoảng 40% tổng doanh số cho vay.

Qua các năm doanh số cho vay ngắn hạn đều có xu hướng tăng lên Năm 2020, cho vay ngắn hạn là 3.176.496 triệu đồng và năm 2021 là 3.589.865 triệu đồng, tăng 413.370 triệu đồng, tương ứng tăng 13,01% so với năm 2020 Sang năm 2022, số tiền của hoạt động cho vay ngắn hạn tăng lên 4.200.710 triệu đồng tương ứng tăng khoảng 17,02% với số tiền tăng là 610.845 triệu đồng Nguyên nhân là do lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng đã được điều chỉnh giảm, hấp dẫn người vay trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn Đồng thời, hoạt động cho vay ngắn hạn cũng giúp ngân hàng quay vòng nguồn vốn nhanh hơn so với cho vay trung và dài hạn. Đối với cho vay trung hạn, hoạt động này lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2020, vay trung hạn là 400.512 triệu đồng nhưng sang đến năm 2022 đã giảm dần từ 356.132 triệu đồng năm 2021 xuống còn 335.007 triệu đồng Cho vay dài hạn cũng có những thay đổi trong giai đoạn này Năm 2020, doanh số cho vay dài hạn là 249.950 triệu đồng và đến năm 2021 con số này tăng lên 499.452 triệu đồng và đạt 2.994.402 triệu đồng Năm 2022, doanh số từ cho vay dài hạn đã tăng lên 3.404.365 triệu đồng, tăng 409.963 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 14,40% Mức tăng này là do nhu cầu vay dài hạn chủ yếu đến từ các khoản vay kinh doanh và mua tài sản của khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau những tác động nặng nề của tình hình dịch bệnh.

Doanh số cho vay phản ảnh số lượng và quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, doanh số cho vay càng lớn thì hoạt động tín dụng càng lớn Hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào cho ngân hàng, cũng như phủ rộng tính nhận diện của ngân hàng đối với các chủ thể trong nền kinh tế.

Công tác thu nợ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng nó phản ánh chất lượng tín dụng hay khả năm đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, và còn phụ thuộc vào mong muốn trả nợ của khách hàng.

SeAbank Long Biên rất chú trọng vào công tác thu hồi nợ Trước khi chính thức quyết định vay vốn, Ngân hàng thường tiến hành thẩm định chặt chẽ nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của khách hàng Khi cho vay ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời sử lý những trường hợp sử dụng sai mục đích Đối với nợ quá hạn và đến hạn cán bộ sẽ gửi thông báo đến khách hàng để đôn đốc trả nợ như vậy mới đảm bảo hiệu quả tín dụng cho chi nhánh.

Bảng 2-16 Sự biến động của doanh số thu nợ của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-

2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh 2021/2020 So sánh 2022/2021 Triệu đồng % Triệu đồng %

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Do hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước và đa dạng hóa các hình thức chú trong cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên đặc biết là vốn cho vay ngắn hạn Năm 2020 thu được 5.889.654 triệu đồng sang năm 2021 thu được 6.790.871 triệu đồng, so với năm 2020 tăng 901.217 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15,3% Đến năm 2022, tổng thu hồi nợ tăng lên 1.010.319 triệu đồng tương đương tăng 14,88%, thu được 7.801.190 triệu đồng Trong đó:

Doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2020 ngân hàng thu nợ ngắn hạn số tiền

3.107.987 triệu đồng chiếm 52,8% trong tổng số thu nợ của năm Đến năm 2021, thu nợ được 3.480.786 triệu đồng chiếm 51,3% tổng thu nợ, tăng 371.799 triệu đồng so với năm 2020 Đến năm 2022, co só này tăng lên 610.109 triệu đồng tương ứng với tăng 17,53% so với năm 2021 Ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng ngày càng tăng cao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn đó là do ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu để có thể quay vòng vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro Đây là những chuyển biến tích cực mà chi nhánh đã đạt được.

Doanh số thu nợ trung : năm 2020, thu nợ trung hạn đạt mức 381.797 triệu đồng, năm 2021 thu nợ giảm xuống còn 340.126 triệu đồng so với năm 2020 giảm 41.671 triệu đồng Đến năm 2022 tiếp tục giảm 21.256 triệu đồng tương đương giảm 6,25% so với năm 2021, đạt mức thu hồi nợ là 318.870 triệu đồng Ta thấy tình hình thu nợ trung không biến động nhiều do ngân hàng giảm dần lượng tiền cho vay ở hình thức này Thực tế qua các năm doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng nhưng riêng phần cho vay trung hạn và thu nợ trung hạn giảm vì nợ quá hạn của năm trước vẫn chưa thu hồi được

Hoạt động dịch vụ của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú và mở rộng về phạm vi cung cấp dịch vụ Bên cạnh các hoạt động truyền thống của ngân ahfng như: huy động vốn, hoạt động cho vay,… một số hoạt động dịch vụ khác mà SeAbank Long Biên cung cấp cho người dùng như: bảo lãnh, cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ,dịch vụ ủy thác và đại lý, kinh doanh ngoại hối,… Các nghiệp vụ trung gian này đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất định, vừa góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ cơ bản khác, trong khi lại không tiềm ẩn nhiều rủi ro như nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ đầu tư

Thu nhập từ các dịch vụ trung gian của SeAbank Long Biên trong giai đoạn 2020-

2022 được thể hiện như sau:

Bảng 2-19 Xu hướng biến động của thu nhập từ dịch vụ trung gian của SeAbank Long

Biên giai đoạn 2020-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 3.973 3.703 3.935 -271 -6,81% 232 6,27%

Thu từ cho thuê tài chính 2.701 2.728 2.543 28 1,02% -186 -6,80%

Thu từ dịch vụ thanh toán 51.233 49.733 49.457 -1.500 -2,93% -275 -0,55% Thu từ dịch vụ ngân quỹ 1.360 616 565 -743 -54,66% -52 -8,38%

Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 11 77 293 66 626,84

Thu lãi từ kinh doanh ngoại hối 64.305 65.892 80.132 1.587 2,47% 14.240 21,61% Các khoản thu dịch vụ khác khác 21.819 37.080 42.962 15.260 69,94% 5.883 15,86%

Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 145.402 159.829 179.887 14.427 9,92% 20.058 12,55%

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Long Biên và sự tính toán của tác giả

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ trung gian của SeAbank Long Biên có xu hướng tăng trong giai đoạn 2020-2022 Năm 2020, thu nhập từ dịch vụ trung gian là 145.402 triệu đồng Sang đến năm 2021, con số này tăng 14.427 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 9,92% so với năm 2020 Năm 2022, hoạt động dịch vụ trung gian tăng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đạt mức 179.887 triệu đồng Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trường, ngân hàng SeAbank chi nhánh Long Biên nói riêng và hệ thống ngân hàng SeAbank nói chung đang là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngành.Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng dần qua các năm điều đó chứng tỏ hoạt động dịch vụ trung gian của SeAbank Long Biên trong giai đoạn 2020-2022 có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là hoạt động thu lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu từ dịch vụ thanh toán đang chiếm mức tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các hoạt động dịch vụ trung gian của ngân hàng.

Trong lĩnh vực thẻ, SeAbank luôn là ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ hiện đại Với các định hướng chiến lược đúng đắn, SeAbank luôn giữ vị trí là ngân hàng dẫn đầu thị phần thẻ cả về phát hành và thanh toán Tại SeAbankLong Biên, số lượng khách hàng mở thẻ tại chi nhánh trong khoảng hơn 10.000 người.Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng số cũng được SeAbank phát triển và không ngừng nâng cao các tiện ích để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân,doanh nghiệp và cộng đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính

Phân tích tài chính là yêu cầu tất yếu khách quan, ra đời và phát triển từ đòi hỏi của đời sống kinh tế, từ yêu cầu phải quản lý khoa học và có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Công cụ phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị ngân hàng trong việc nhận diện bộ kết quả hoạt động của NHTM trong kỳ hoạt động một cách khách quan và tương đối trung thực Trong thực tế, việc phân tích cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ nguyên nhân gây ra sự biến động của các chỉ tiêu, các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC); nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó, để từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp, hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của NHTM, nâng cao tính cạnh tranh; giúp các nhà quản trịNHTM nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.

Các chỉ tiêu tài chính là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản trị, nhà đầu tư và chủ nợ bức tranh tổng quan về tình hình tài chính cũng như khả năng hoạt động, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn Đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn đầu tư, tài chính, cấp quản lý và nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện để đưa ra quyết định thông minh cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình.

Bảng 2-20 Chỉ số khả năng sinh lời của SeAbank Long Biên giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu Đơ n vị tính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 So sánh

Doanh thu thuần Trđ 559.219 571.943 584.702 12.724 12.759 Thu nhập lãi thuần Trđ 285.436 299.880 350.410 14.444 50.530

Thu nhập ngoài lãi Trđ 90.931 105.581 118.223 14.651 12.641

Tổng thu nhập Trđ 376.367 405.461 468.633 29.095 63.172 Chi phí hoạt động Trđ 131.195 132.548 145.241 1.353 12.693 Chi phí dự phòng nợ xấu Trđ 109.369 167.296 247.733 57.927 80.437

Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro Trđ 245.172 272.914 323.392 27.742 50.478 Lợi nhuận sau thuế Trđ 152.432 152.651 181.157 219 28.506

8 10.960.579 11.691.509 854.681 730.930 Vốn chủ sở hữu Trđ 669.044 777.644 901.797 108.600 124.152 Lợi nhuận thuần sau thuế/VCSH

Lợi nhuận thuần sau thuế/TTS

Lợi nhuận sau thuế/DTT (ROS) % 27,26% 26,69% 30,98% -0,57% 4,29%

Thu nhập lãi cận biên lũy kế

Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập % 24,16% 26,04% 25,23% 1,88% -0,81% Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập

Chi phí dự phòng nợ xấu/LN trước dự phòng % 44,61% 61,30% 76,60% 16,69% 15,30%

Nguồn: Báo cáo thường niên SeAbank Ba Đình và sự tính toán của tác giả Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ROS phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu đem lại Năm 2021, ROS là 26,69% giảm 0,57% so với năm 2020 Nhưng đến năm 2022 chỉ tiêu này tăng lên 30,98%, tăng 4,92% so với năm 2021 Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ta được 30,98 đồng lợi nhuận So sánh với ROS bình quân năm 2022 của SeAbank là 29,89% thì có thể thấy ROS của ngân hàng SeAbank Long Biên khá cao so với các chi nhánh khác.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết nếu ngân hàng đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Thông qua việc xem xét mức độ sinh lời của tài sản ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng.

Từ bảng số liệu ta thấy ROA có sự biến động qua các năm Năm 2020 chỉ tiêu này đạt 1,51% và giảm khá nhiều vào năm 2021 với mức tỷ lệ là 1,39% Năm 2022, ROA đạt tỷ lệ lớn nhất, đạt 1,55%, có nghĩa là cứ bình quân 100 đồng giá trị tài săn vào sử dụng tạo ra được 1,55 đồng lợi nhuận sau thuế Mức ROA tuy vẫn còn khá chênh lệch so với ROA của SeAbank (1,6%) nhưng với 1 chi nhánh như SeAbank Long Biên thì con số này đã ở mức ổn và cao hơn một số chi nhánh khác của SeAbank.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn vốn chủ sở hữu thường ảnh hưởng đến tính tự chủ trong hoạt động tài chính của ngân hàng Do vây phân tích hiệu quả vốn chủ sở hữu là nguồn thông tin quan trọng để những người quan tâm đưa ra các quyết định tăng giảm vốn chủ sở hữu một cách cần thiết để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ta đi tích toán và phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ.

Theo kết quả tính toán ta thấy ROE năm 2020 là lớn nhất Năm 2020, ROE là 22,78%, sang năm 2021, tỷ lệ ROE đã giảm 3,15% so với năm 2020, ở mức 19,63%. Năm 2022, tuy ROE đã có dấu hiệu tăng trở lại với mức tăng 0,46% so với năm trước nhưng vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2020.

Thu nhập lãi cận biên lũy kế (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM - Net Interest Margin) phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp, cho thấy ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí từ lãi.

Thu nhập lãi cận biên lũy kế của SeAbank Long Biên có xu hướng biến động không đồng đều trong giai đoạn 2020-2022 NIM của SeAbank trong 3 năm đều dương, phản ánh ngân hàng đầu tư hiệu quả Từ kết quả tính toán, ta có thể thấy NIM của năm 2022 là lớn nhất, đạt 3,00%, từ đó có thể phản ánh khả năng sinh lời năm

2022 là tốt nhất Năm 2020, NIM đạt mức 2,82%, tuy nhiên năm 2021 đã giảm xuống 0,09%, ở mức 2,74% Năm 2022, NIM tăng trưởng một cách nhanh chóng lên 3,00%. Trong giai đoạn này, hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng nhiều do ngân hàng áp dụng mức lãi suất thấp để có thể hỗ trợ được người dân trong tình hình dịch bệnh, từ đó người dân đi vay sẽ nhiều hơn, ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng.

Thu nhập ngoài lãi / Tổng thu nhập

Những năm trước đây, thu nhập từ lãi vay vẫn là nguồn thu chiếm hơn 90% tỷ trọng tổng doanh thu thuần của các ngân hàng Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, cơ cấu thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu có sự chuyển dịch tích cự theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống sang nâng cao dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động, dịch vụ khác SeAbank chi nhanh Long Biên cũng bắt kịp xu hướng, chuyển dịch dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động, dịch vụ khác tăng lên.Thu nhập ngoài lãi trong năm 2020 chiếm tỷ trọng 24,16% cơ cấu tổng thu nhập của năm Con số này tiếp tục tăng 1,88%, chiếm mức 26,04% tổng thu nhập năm 2021.Năm 2022, tuy tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi thấp hơn năm 2021 0,81% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn năm 2020 Nâng cao tỷ trọng của thu nhập dịch vụ góp phần giúp cho ngân hàng giảm đầu tư kinh doah trong lĩnh vực rủi ro cao, tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn.

Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập

CIR thể hiện tổng chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm bao nhiêu % doanh thu CIR càng thấp cho thấy ngân hàng/doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Vì vậy đội ngũ quản lý của ngân hàng luôn tìm cách cải thiện tỷ lệ CIR càng thấp càng tốt hoặc cố gắng tạo ra nhiều giá trị nhất có thể với cùng mức chi phí bỏ ra CIR sẽ cho thấy các nguồn lực của doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính có đang hiệu quả hay không Chi phí hoạt động của SeAbank chi nhánh Long Biên trong giai đoạn 2020-

2022 khá thấp, giao động trong khoảng 30-35% và có xu hướng ngày càng giảm xuống, điều đó cho thấy ngân hàng hoạt động khá hiệu quả, tạo ra được nhiều giá trị cho ngân hàng Năm 2020, chi phí hoạt động/Tổng thu nhập ở mức 34,86% Sang năm

2021, chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 32,69%, giảm 2,17% so với năm 2020 Năm

2022, CIR ở mức 30,99%, giảm 1,70% so với năm trước SeAbank không ngừng phát triển và hoàn thiện chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ để có thể ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút được nhiều khách hàng nhằm tăng doanh thu, giúp giảm thấp hơn chỉ tiêu CIR

Chi phí dự phòng nợ xấu/LN trước dự phòng

Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là hai khoản chi phí quan trọng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được coi như là bộ đệm dự phòng của ngân hàng, là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết Trong giai đoạn 2020-2022, nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng vô cùng lớn do dịch bệnh mang lại, kéo theo đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng dần do các cá nhân, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ đúng hạn Chi dự phòng nợ xấu năm 2020 củaSeAbank Long Biên là 44,61% Sang đến năm 2021, con số này đã tăng một cách nhanh chóng, đạt mức 61,30%, tăng 16,69% so với năm 2020 Năm 2022, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng nhẹ lên 10,12%.

Một số biện pháp đề xuất góp phần tăng hiệu quả huy động và sử dụng vốn 56 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

2.7.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Để huy động được nguồn vốn trong khách hàng thì trước hết cần tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của của khách hàng đối với hoạt động ngân hàng Ngoài tuyên truyền quảng cáo trên các thông tin đại chúng, cán bộ ngân hàng cần phải gần gũi, giúp đỡ, tư vấn, góp ý một cách trung thực, chân thành cho khách hàng trong việc tiết kiệm và sử dụng tiền Một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả huy động vốn là:

Về hoạt động huy động vốn

- Xây dựng chính sách lãi suất trong điều kiện cạnh tranh phù hợp cho từng thời điểm, từng mục đích của khách hàng.

- Tiếp tục quảng bá việc thực hiện bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng, với việc hỗ trợ của bảo hiểm tiền gửi khi các ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tại ngân hàng phải đạt được tính đa dạng so với nhu cầu của người gửi tiền, chất lượng của dịch vụ thanh toán, đạt được yêu cầu tính chính xác và kịp thời Đồng thời cần có sự ưu đãi về chi phí đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên với ngân hàng.

- Quan tâm chăm sóc khách hàng, tạo mối quan hệ bền vững, giữ nguồn vốn lâu dài cho chi nhánh Cử cán bộ trực tiếp quan tâm nắm bắt thông tin của những khách hàng quan trọng, kịp thời báo cáo với ban giám đốc đến thăm hỏi động viên khách hàng kịp thời mỗi khi có việc hiếu hỷ.

- Đa dạng hóa các loại hình huy động và kênh huy động để hấp dẫn khách hàng, tạo sự tin tưởng và tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng.

- Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh cho từng đơn vị Phòng ban và áp chỉ tiêu cụ thể trực tiếp đến từng cán bộ nhân viên để kích thích sự cố gắng và nâng cao trách nhiệm công việc đối với người lao động Có chế tài thưởng - phạt công bằng đối với các cá nhân, tập thể có kết quả lao động tốt và ngược lại.

- Lập kế hoạch phát triển mạng lưới phù hợp, nghiên cứu thị trường và lựa chọn địa điểm mở thêm các Phòng giao dịch để gia tăng số điểm giao dịch trên địa bàn từ đó huy động vốn nhàn rỗi trong khách hàng

Hiện đại hóa công nghệ thông tin

- Nâng cao phần mềm quản lý trong toàn hệ thống, tránh trường hợp tắc nghẽn và bị chậm.

- Có bảng từ bên ngoài phòng giao địch để thông báo mức lãi suất, tỷ giá ngoại tệ,…

- Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại hơn cho nhân viên tiến hành giao dịch.

- Tăng cường công nghệ hỗ trợ việc quản lý thông tin khách hàng tốt hơn và quản lý rủi ro hoạt động.

Phát huy nguồn lực con người.

- Thay đổi chính sách về thu nhập đối với các vị trí để thu hút nguồn nhân sự có chất lượng cao.

- Tăng cường đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

- Có chế độ thưởng và đãi ngộ đối với những nhân viên hoàn thành tốt công việc.

- Cải thiện môi trưởng làm việc tạo tinh thần làm việc thoải mái nhất cho cán bộ nhân viên.

Tổ chức chăm sóc khách hàng.

- Tổ chức cho cán bộ nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ người dân trong giải đáp thắc mắc.

2.7.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thực hiện chiến lược khách hàng.

- Chủ động tìm kiếm dự án, tìm kiếm khách hàng, đưa cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt để tư vấn giúp đỡ khách hàng trong việc tìm phương án kinh doanh, lập dự án có hiệu quả để mở rộng đầu tư vốn với phương châm tích cực, năng động nhưng phải an toàn hiệu quả.

- Thực hiện tăng dư nợ một cách lành mạnh, tạo ra hàng hoá dịch vụ, tăng trưởng kinh tế đảm bảo khả năng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay

- cải tiến thủ tục cho vay và thời hạn cho vay phù hợp đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng vay vốn

- Tận dụng và khai thác triệt để các nguồn vốn hỗ trợ giá rẻ từ chính phủ

- Thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng

- Chú trọng , quan tâm đến quy trình cho vay đối với khách hàng.

- Đối với khách hàng truyền thống, áp dụng nhiều chương trình khuyến mại.

- Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng trong khu vực để sàng lọc khách hàng hạn chế rủi ro.

- Luôn tìm hiểu và theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có thể đánh giá đúng tiến độ thực hiện các phương án cho vay vốn

- Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn.

Chuyên môn hóa trình độ đối ngũ cán bộ.

- Đào tạo đội ngũ các bộ chất lượng trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

2.7.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ trung gian

Hướng dẫn cho khách hàng tiếp cận các dịch vụ mới của ngân hàng nhằm giúp khách hàng nhận biết các dịch vụ và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng khi có nhu cầu

Tăng cường phát triển khách hàng mới để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm tăng thu dịch vụ.

Cần trang bị thêm một số máy ATM để tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng đến giao dịch

Khuyến khích khách hàng thanh toán qua tài khoản cá nhân bằng cách giảm hoặc miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền.

Có thể sử dụng lãi suất linh hoạt, ưu đãi phù hợp với tiền gửi tài khoản cá nhân.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐƯA RA ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP

Ưu điểm

Là ngân hàng bán lẻ có vị thế và uy tín từ lâu, SeAbank Long Biên cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân, doanh nghiệp, phục vụ tốt nhu cầu của người vay vốn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nâng cao vị thế thương hiệu SeAbank Các chỉ tiêu kinh tế đều đạt được kết quả khả quan: các chỉ tiêu về doanh thu, doanh số cho vay, ROA, ROE,… đều có kết quả rất khả quan Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của SeAbank – chi nhánh Long Biên đạt được kết quả cao về mặt kinh tế, ngày càng mở rộng được thêm nhiều đối tượng khách hàng và nâng cao vị thế của mình Lãi suất cho vay dù tương đối cao nhưng vẫn có tính cạnh tranh lớn so với các ngân hàng trên cùng địa bàn thành phố, quy trình cho vay rõ ràng, thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian cũng như hài lòng với dịch vụ của SeAbank – chi nhánh Long Biên Ngoài ra, ngân hàng cũng luôn chú trọng đến lợi ích, giải đáp và hỗ trợ khách hàng kịp thời.

Nắm bắt được tình hình kinh tế, nhu cầu của khách hàng nên việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

Quyết liệt triển khai và đã hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra tại Đề án cơ cấu của Ngân hàng , nâng cao năng lực hoạt động , năng lực tài chính, nhằm nâng cao cạnh tranh và phát triển bền vững.

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro, kiểm soát tình hình nợ xấu ở mức thấp nhất, hạn chế các rủi ro phát sinh.

Luôn theo dõi tình hình lãi suất của các Ngân hàng trong khu vực điều chỉnh mức lãi suất phù hợp tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Có các sản phẩm đa dạng, phục vụ từng đối tượng khách hàng Về sản phẩm thẻ, ngân hàng có rất nhiều loại như thẻ tín dụng (visa, mastercard,…), thẻ ghi nợ, hay sản phẩm vay với các gói lãi suất ưu đãi… Đối với từng loại sản phẩm, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, sẵn sàng thay đổi, tìm tòi để cống hiến cho xã hội, sẵn sàng tiếp thu cái mới đẻ xây dựng Ngân hàng ngày càng lớn mạnh hơn

Vị trí của Chi nhánh nằm ở trung tâm thủ đô, rất thuận lợi để phát triển lâu dài khi có nguồn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ổn định, đây là vị trí mà khách hàng cá nhân sẽ lựa chọn tới giao dịch nhiều vì thuận tiện di chuyển.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Việt Nam – Chi nhánh LongBiên cũng chú ý lắng nghe, tiếp thu những góp ý của khách hàng từ đó có những chỉnh sửa kịp thời, làm cho uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được Ngân hàng vẫn còn một số tồn đọng trong hoạt động huy động và sử dụng vốn Trước áp lực cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng trong cùng khu vực việc duy trì và cải thiện hoạt động tín dụng trong Ngân hàng vẫn chưa đạt được kỳ vọng

Cơ cấu hoạt động kinh doanh, cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập chưa được đa dạng hóa Chất lượng tín dụng đã được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao.

Hệ thống máy ATM của SeAbank đã gây không ít phiền toái cho khách hàng về tình trạng máy lỗi đường truyền, bị hỏng, hết tiền,… dễ dẫn đến việc khách hàng từ bỏ, không tiếp tục sử dụng dịch vụ.

Tình hình nợ xấu của ngân hàng còn còn nhiều vướng mắc, mặc dù Ngân hàng đã rất cố gắng nhưng việc lấy dự phòng để xử lý nợ xấu làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Một số ít nhân viên nghiệp vụ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng của bản thân và tiềm lực ngân hàng, chưa đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi đến vớiNgân hàng.

Định hướng hoạt động

Trên cơ sở kết quả hoạt động giai đoạn 2020-2022, định hướng chủ đạo của SeAbank Long Biên trong giai đoạn tiếp theo là phát huy mọi thế mạnh, tranh thủ mọi cơ hội, linh hoạt , nhạy bén và quyết liệt trên mọi phương diện nhằm thúc đẩy tăng trưởng các mặt hoạt động của Ngân hàng , đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Là một ngân hàng có thương hiệu mạnh, trụ sở vị trí đẹp có tính quảng bá cao, mạng lưới rộng khắp nơi với các phòng giao dịch trự thuộc trải rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội SeAbank hoàn toàn có khả năng đi tiên phong về lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn, đa dạng các sản phẩm dịch vụ về cho vay và huy động mang tính chất đặc thù ngành nghề, đặc biệt là cho vay.

3.3.2 Những thách thức cần vượt qua

Trải qua 3 năm đầy khó khăn Tình trạng chuyển nợ quá hạn giữa các ngân hàng với nhau vẫn xảy ra gây nhiều rủi ro Sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM trên địa bàn đã dùng những thủ thuật kinh doanh nhằm thu hút khách hàng Kế hoạch tăng trưởng hàng năm khá thách thức đối với chi nhánh, khi mà nền kinh tế chịu nhiều biến động, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh, từ đó dễ dẫn đến công tác kiểm soát rủi ro bị hạn chế.

3.3.3 Các chuyến lược phát triển đề xuất

- Phát triển về quy mô , mang lưới , tổ chức bộ máy.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức hướng đến Ngân hàng tài chính đa năng hiện đại, theo chuẩn mực , tăng cường năng lực quản trị và kinh doanh

- Vận hành mô thức quản trị tập trung theo khách hàng Hoàn thiện chuẩn hóa chức năng chi nhánh nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời thực hiện tốt chức năng quản trị rủi ro.

- Phát triển mở rộng các kênh phân phối điện tử nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

- Nâng cao hiệu suất và đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu trọng yếu trong chiến lược nhân sự của chi nhánh Kế hoạch đào tạo và giữ chân nhân tài nhằm xây dựng được đội ngũ nhân sự cũng là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới

- Chiến lược công nghệ: tận dụng tối đa ưu thế về hệ thống công nghệ hiện đại của ngân hàng nhằm tạo thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn Chi nhánh luôn đi tiên phong trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu tốt nhất, đa dạng của khách hàng

- Chiến lược tài chính: Huy động vốn và cho vay đảm bảo an toàn và bền vững đồng thời quản lý, phân bổ chi phí một cách hợp lý.Nâng cao chất lượng bán hàng nhằm gia tăng nguồn huy động vốn, ổn định chất lượng bán hàng.Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu

- Về vốn , tín dụng và đầu tư:

 Thực hiện đồng bộ có hiệu quả giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên nguyên tắc đảm bảo thanh khoản tối đa hóa hiệu quả trong kinh doanh Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp.

 Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu

- Các lĩnh vực kinh doanh khác:

 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho tất cả đối tương khách hàng, nâng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ.

 Tăng cường nguồn lực phát triển mảng kinh doanh vốn thông qua đầu tư trái phiếu và các công cụ nợ khác kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh.

 Từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro , nâng cao văn hóa rủi ro của chi nhánh.

 Tiếp tục hoàn thiện bộ máy rủi ro thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong bộ máy, cũng như hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận.

 Đảm bảo các hệ số an toàn theo quy định của NHNN.

 Nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thương hiệu của SeAbank Nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng cáo định vị thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

 Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng gia tăng quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của ngân hàng

Đề xuất cải thiện

Hoạt động kinh doanh ở bất kì tổ chức nào cũng đều có những thiếu sót Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Việt Nam – chi nhánh Long Biên em có một vài đề xuất mang tính chất tham khảo như sau:

- Cần có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có tiền gửi tại Ngân hàng nếu vay lại vốn của Ngân hàng thì được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

- Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn, đồng thời đa dạng hóa hơn các hình thức huy động vốn.

- Thực hiện marketing để huy động vốn nguồn từ dân cư và các tổ chức kinh tế là nguồn vốn có tính ổn định cao Giảm bớt các nguồn vốn không ổn định từ các tổ chức tín dụng Tận dụng triệt để những chính sách hỗ trợ từ chính phủ và NHNN.

- Mở rộng mạng lưới bằng cách mở thêm các phòng giao dịch trong khu vực, tăng cường thêm các cây ATM.

- Để nâng cao khả năng bán hàng và chăm sóc khách hàng của các chuyên viên CSKH bằng cách tổ chức các buổi đào tạo ngắn hạn trong khả năng bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng

- Kiểm tra lại các khoản tín dụng trung và dài hạn đã cấp, phân loại và đưa ra các chính sách hợp lí với những khoản đánh giá khó nợ trả đúng hạn Phối hợp với khách hàng tìm ra các biện pháp khắc phục.

- Rà soát các dự án đang được giải ngân, kiểm tra khả năng thực hiện dự án cũng như thu hồn vốn để từ đó có các quyết định kịp thời và hợp lí.

- Nâng cao chất lượng của việc thẩm định dự án: xác định được mức cho vay, kì hạn cũng như định kì trả nợ phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng Hạn chế việc gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ,

- Xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp hơn phù hợp với xu hướng mới , đáp ứng nhu cầu khách hàng

- Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, tạo ấn tượng tốt , tạo niềm tin với khách hàng

- Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ cao và năng lực tốt trong việc thực hiện các giao dịch một cửa.

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Khoa Quản lý Kinh doanh Đại học Công nghiệp Hà Nội, Tài liệu hướng dẫn báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, Hà Nội, 2023 Khác
[2] Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống Kê Khác
[3] Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP SeAbank Long Biên các năm: năm 2020, năm 2021 và năm 2022 Khác
[4] Giáo trình Marketing căn bản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống Kê Khác
[5] Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống kê Khác
[6] Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, NXB Thống kê Khác
[7] Báo cáo nhân sự Ngân hàng TMCP SeAbank các năm: năm 2020, năm 2021 và năm 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w