Vì thế nhóm emhôm nay xin phép được trình bày về đề tài: “Bất bình đẳng và phân tầng xã hội” để phầnnào đó tìm hiểu thêm về các vấn đề trung tâm trong xã hội này, đem đến cho mọi ngườicá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- 🙢🕮🙢
-BÀI TIỂU LUẬN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Hữu Bình
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
3 Phân tầng xã hội – động lực thúc đẩy xã hội phát triển hay là nguyên nhân cản trở sự phát triển
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu về đề tài:
Trong một xã hội từ xưa đến nay thì mối quan hệ giữa người với người là một sự liên kết không thể tách rời, luôn gắn kết với nhau Khi những vấn đề trong xã hội xảy ra, chúng đều có các nguyên do riêng Xã hội học nghiên cứu và giải đáp những điều ấy theo góc độ khoa học, khách quan nhất để từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội Vì thế nhóm em hôm nay xin phép được trình bày về đề tài: “Bất bình đẳng và phân tầng xã hội” để phần nào đó tìm hiểu thêm về các vấn đề trung tâm trong xã hội này, đem đến cho mọi người cái nhìn toàn diện, khách quan dưới góc độ xã hội học Từ đó giải đáp câu hỏi: “Liệu phân tầng xã hội là động lực thúc đẩy xã hội phát triển hay là nguyên nhân cản trở sự phát triển của xã hội?”
2 Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm các mục:
1: Bất bình đẳng xã hội
1.1 Khái niệm về bất bình đẳng xã hội
1.2 Bất bình đẳng và sự phân loại
1.2.1 Bất bình đẳng mang tính tự nhiên
1.2.2 Bất bình đẳng mang tính xã hội
1.3 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội
1.3.1 Những cơ hội trong cuộc sống
1.3.2 Địa vị xã hội
1.3.3 Ảnh hưởng chính trị
1.4 Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
1.4.1 Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân
1.4.2 Quan điểm của Karl Marx
1.4.3 Quan điểm của Max Weber
2: Phân tầng xã hội
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Tầng xã hội
2.1.2 Phân tầng xã hội
2.2 Nguyên nhân của sự phân tầng xã hội
2.3 Các hệ thống phân tầng xã hội
2.3.1 Hệ thống phân tầng đóng
2.3.2 Hệ thống phân tầng mở
2.3.3 Phân tầng xã hội hợp thức
2.3.4 Phân tầng xã hội bất hợp thức
2.3.5 Phân tầng xã hội theo lứa tuổi
2.4 Phân tầng xã hội Việt Nam qua các thời kỳ
3: Phân tầng xã hội – động lực thúc đẩy xã hội phát triển hay là nguyên nhân cản trở sự phát triển của xã hội?
3.1 Những tác động của phân tầng xã hội
3.1.1 Tác động tích cực
3.1.2 Tác động tiêu cực
Trang 4B NỘI DUNG
1 Bất bình đẳng xã hội
1.1 Khái niệm về bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng đã tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử trong xã hội của nhân loại, là một trong những đề tài nghiên cứu trung tâm của xã hội học hiện đại Vậy bất bình đẳng là gì? Trả lời cho câu hỏi này, nhiều nhà xã hội học đã đưa ra các quan điểm riêng của mình bởi
hệ thống bất bình đẳng ở từng thời kỳ của từng xã hội là riêng biệt không giống nhau
Nhưng tựu trung, “bất bình đẳng là sự không bình đẳng, không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội” (Thạc sĩ Võ Văn Việt) Là sự khác biệt trong nhiều khía cạnh, từ những yếu tố xã
hội cho đến những yếu tố cốt lõi cơ bản sẵn có của các cá thể
1.2 Bất bình đẳng và sự phân loại
Như đã nói ở trên, bất bình đẳng sinh ra do nhiều phương diện Nhưng các nhà xã hội học nói chung thường chia ra thành hai nhóm chính
1.2.1 Bất bình đẳng mang tính tự nhiên
Bất bình đẳng mang tính tự nhiên là sự khác biệt xuất phát từ những điều kiện khách quan gắn với một cá thể từ khi sinh ra như giới tính, tuổi tác, chủng tộc, trí tuệ Một ví dụ điển hình ở nhóm này chính là bất bình đẳng giới Trong xã hội, khi vị thế của một giới được đánh giá cao và coi trọng hơn so với giới còn lại, giữa hai giới có độ chênh về những giá trị vật chất lẫn tinh thần nhận được, đấy là lúc bất bình đẳng giới xuất hiện Việc nam giới được đề cao, có nhiều tiếng nói hơn so với nữ giới là dạng bất bình đẳng giới phổ biến ta thường thấy
Ở xã hội phong kiến nước ta, vấn đề bất bình đẳng giới lại càng rõ rệt hơn khi người xưa có quan niệm “trọng nam khinh nữ” Thời bấy giờ Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thống đạo đức ở nước ta, nên người phụ nữ phải tuân theo những quy định của Nho giáo Một người phụ nữ tốt là một người phụ nữ phải hội đủ tam tòng, tứ đức Tam tòng bao gồm ba điều: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” Nghĩa là khi
ở nhà phải nghe lời cha, lúc lấy chồng phải vâng theo chồng, sau lại chồng mất thì nghe theo con trai, thế mới phải đạo làm con, làm vợ, làm mẹ Người phụ nữ thời ấy không có tiếng nói riêng của mình, phải nhìn sắc mặt của người khác mà sống Nam giới thời kì đó được coi trọng đến mức người ta có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Mười đứa con gái cũng không bằng một người con trai Vì lẽ ấy mà các gia đình thời điểm đó sẽ sinh con cho đến khi có được một đứa con trai Về sau, dẫu cho Nho giáo đã suy tàn, nhưng những quan niệm của nó vẫn bén rễ sâu trong tiềm thức của các thế hệ sau
Thời nay, khi nước ta có sự giao thoa nền văn hóa với các nước khác, trở nên tiến bộ, hội nhập hơn, sự hà khắc dành cho phụ nữ đã giảm đi nhiều, họ dần được tôn trọng và đón nhận được nhiều cơ hội hơn Tuy nhiên sự bất bình đẳng cho phía nữ giới vẫn còn tồn tại nhiều nơi Ở một số vùng quê thuộc các vùng miền phương Bắc, đến bây giờ vẫn còn phong tục “mâm trên mâm dưới”, chỉ khi những người đàn ông ở mâm trên bắt đầu
ăn thì phụ nữ và trẻ nhỏ mâm dưới mới được phép ăn, phong tục này vẫn diễn ra vào những dịp lễ Tết
Trang 51.2.2 Bất bình đẳng mang tính xã hội
Bất bình đẳng mang tính xã hội là sự khác nhau về mặt lợi ích mà các cá nhân nhận được không chỉ dựa trên những tiêu chí về tự nhiên mà còn dựa vào những tiêu chí khác như: tài sản, quyền lực, học vấn, cơ hội sống, uy tín và phân công lao động Bất bình đẳng xã hội gắn liền với phân công lao động Những xã hội khác nhau sẽ xảy ra những
sự bất bình đẳng khác nhau Những quốc gia có mức thu nhập càng cao, càng phát triển,
sự phân công lao động đa dạng, sự bất bình đẳng xã hội càng gay gắt ở những quốc gia này Tuy nhiên, như ở Hoa Kỳ, các cư dân ở những cộng đồng nghèo nhất vẫn khá giả hơn khoảng một nửa số người trên thế giới, nhưng họ vẫn đại diện cho sự tương phản nổi bật với cuộc sống mà những quốc gia phát triển cho là lẽ đương nhiên (John J Macionis, Sociology, 14th edition)
Ở nước ta, có thể thấy rõ ràng đó là những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao mang đến thu nhập cao hơn và được coi trọng hơn so với những ngành nghề không đòi hỏi trình độ cao Điều này cũng dẫn đến sự phân công lao động của nước ta gặp phải tình trạng “thừa
thầy thiếu thợ” Theo thống kê năm 2016, tỷ trọng người lao động chuyển từ việc làm không yêu cầu trình độ sang việc làm yêu cầu trình độ cao là 24% tổng số lao động Việt Nam, tăng 7% so với năm 2015 (Nguyễn Việt Cường, 2017)
Sự bất bình đẳng được gây nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đa dạng, gắn liền với những đặc điểm giai cấp xã hội, những vấn đề mang tính xã hội
1.3 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng
Bất bình đẳng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do sự đa dạng và khác nhau giữa các nền văn hoá, xã hội Thông qua nghiên cứu thực tiễn, các nhà xã hội học đã đưa chúng về ba loại căn bản
1.3.1 Những cơ hội trong cuộc sống
Điều này xảy ra khi việc tiếp cận những cơ hội trong cuộc sống giữa các cá thể có sự chênh lệch Những cơ hội này bao gồm: cơ hội tìm được việc làm tốt để mở rộng nguồn thu nhập, cơ hội được tiếp xúc với các thiết bị y tế tiên tiến, cơ hội được chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần, cơ hội được bảo đảm an toàn về tính mạng
Lấy ví dụ về dịch vụ y tế của Mĩ: chi phí cho các dịch vụ y tế của Mĩ đắt đỏ đến không tưởng Chẳng hạn như khoản chi cho việc sinh một đứa bé tại bệnh viện dao động từ 10.000 đến 30.000 đô Khi đứa bé chào đời, nếu muốn cho trẻ tiếp xúc da kề da sau sinh, cha mẹ đứa trẻ ấy phải trả thêm một khoản phí khác Về cơ bản, cơ hội tiếp cận được các dịch vụ y tế tốt ở Mĩ chỉ dành cho tầng lớp có thu nhập cao vì những người thuộc tầng lớp thấp hơn không đủ khả năng để chi trả Đây là một cơ sở khách quan tạo nên bất bình đẳng
1.3.2 Địa vị xã hội
Địa vị xã hội phản ánh vị thế của cá nhân đạt được trong xã hội do các đặc điểm về kinh tế, nghề nghiệp, tôn giáo, sắc tộc và được xã hội công nhận Những người có địa vị
xã hội cao sẽ được hưởng nhiều lợi ích, được ưu tiên nhiều hơn so với những người có địa
Trang 6vị thấp trong xã hội Chẳng hạn như việc một người làm giáo sư hoặc tiến sĩ sẽ có vị thế
xã hội và được kính trọng hơn là một người buôn bán hay phục vụ bình thường - trình độ học vấn và các cấp bậc, chức sắc trong tôn giáo, dòng họ, làng, bản , cũng tham gia tạo ra
vị thế xã hội Chính vì sự khác biệt về lợi ích, sự đối đãi giữa các cá nhân có địa vị xã hội khác nhau tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội
1.3.3 Ảnh hưởng chính trị
Sự ảnh hưởng chính trị có thể tạo ra những quyền lực cho các cá nhân, các nhóm trong
xã hội Những cá nhân nắm giữ những vị trí, chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị sẽ
có được nhiều lợi ích hơn, có nhiều cơ hội hơn và thuận lợi hơn so với người khác Thậm chí, những cá nhân nắm giữ chức vụ ấy có thể lợi dụng quyền lực của mình, gây ra bất công bằng xã hội
Từ đó ta có thể thấy, bất bình đẳng có gốc rễ từ đời sống, được cấu thành từ những cơ
sở nêu trên: từ những quyền lợi, cơ hội để thăng tiến mà ta có (những cơ hội trong cuộc sống), những mối quan hệ trong xã hội, sự ưu ái của mỗi người dành cho ta (địa vị xã hội) hay ảnh hưởng của cá nhân đến xã hội như thế nào (ảnh hưởng của chính trị)
1.4 Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội
1.4.1 Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân
Yếu tố sinh học là các yếu tố được ấn định từ khi sinh ra của mỗi cá thể: thể trạng, sinh lý, Mỗi cá nhân được sinh ra với các yếu tố sinh học khác biệt Có người sẽ có được
ưu thế vượt trội hơn so với những người khác Tiêu biểu là nhà soạn nhạc tài ba của nước
Áo - Wolfgang Amadeus Mozart Sinh ra với khả năng cảm âm tuyệt đối, cuộc đời của ông là một trang vàng chói lọi những thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp âm nhạc của mình Âm nhạc của Mozart là một vẻ đẹp rực rỡ, hài hòa với cái chất riêng không ai có thể
mô phỏng lại Mozart đã được Shostakovich nhận xét rằng: “Mozart - đó là tuổi thanh xuân của âm nhạc, là nguồn sống khi xuân về và là sự hài hòa của tâm hồn”
Nếu nhìn theo góc độ của quan điểm này, ta có thể thấy bất bình đẳng là một hiện tượng luôn tồn tại xuất phát từ sự bất tương đồng giữa mỗi người Đây là sự thật bất di bất
dịch Chính vì lẽ đó mà Cauthen cho rằng: “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách” (Cauthen, 1987)
Aristotle thì bàn nhiều hơn về giới tính sinh học của các cá thể Những khác biệt tự nhiên này là điều không thể tránh, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa hai giới Aristotle kết
luận: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ” (Aristotle).
Quan điểm này tuy không còn đúng ở hiện tại, thế nhưng thực tế cho thấy, quan điểm ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay Như câu chuyện về các nữ đô vật Sumo tại Nhật Bản Sumo
là một bộ môn võ thuật có từ rất lâu Đồng thời nó còn là nghi lễ truyền thống của Nhật Bản Các giải đấu Sumo chuyên nghiệp được diễn ra hằng năm, nhưng tuyệt nhiên chỉ dành cho nam giới Dẫu cho các nữ đô vật đã xuất hiện từ thuở đầu của bộ môn Sumo nhưng hiện tại họ vẫn chưa được có mặt trong các giải đấu chuyên nghiệp, thay vào đó là các sàn đấu không chuyên vì những định kiến của xã hội về nữ giới Những tư tưởng như thế đã được truyền khắp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong quãng thời gian dài Nó thấm
Trang 7nhuần và ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người Bởi lẽ đó, bất bình đẳng vẫn sẽ luôn diễn ra
1.4.2 Quan điểm của Karl Marx
Karl Marx cho rằng “mối quan hệ giai cấp” là công cụ giải mã cho mọi vấn đề của đời sống xã hội, tức là bất kì câu chuyện nào ta bắt gặp trong cuộc sống thường ngày thì đều
có thể được giải thích bằng “mối quan hệ giai cấp” Đồng thời, ông khẳng định rằng tư tưởng của giai cấp thống trị chính là tư tưởng của thời đại và nó phục vụ cho chính họ Và
đó là quan điểm của Karl Marx về bất bình đẳng
1.4.3 Quan điểm của Max Weber
Với Max Weber, ông cho rằng quyền lực kinh tế không phải là yếu tố duy nhất để phân tích lịch sử xã hội và tìm ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng, mà ông còn quan tâm đến địa vị xã hội bởi đây là yếu tố quan trọng để hình thành quyền lực chính trị Từ đó suy
ra được quan điểm của Max Weber về bất bình đẳng xã hội
2 Phân tầng xã hội
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Tầng xã hội
Tầng xã hội là một tập hợp bao gồm các cá nhân mà giữa họ có mối tương đồng về hoàn cảnh xã hội Họ có đặc điểm giống nhau về tài sản, mức lương thu nhập, trình độ chuyên môn, uy tín xã hội, địa vị chính trị,
Một ví dụ gần gũi nhất đó là những người nông dân ở các miền quê Họ là một nhóm người có chung địa vị xã hội, thu nhập và trình độ tay nghề ngang nhau
2.1.2 Phân tầng xã hội
Dựa vào khái niệm về tầng xã hội, ta có thể định nghĩa được thế nào là phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là một khái niệm xã hội học mới xuất hiện ở nước ta chưa lâu nhưng
đã là trọng tâm nghiên cứu Bởi đây là vấn đề mang độ bàn luận và tranh cãi cao trong xã hội học Phân tầng là một thuật ngữ được bắt gặp thường xuyên trong địa chất học Tuy nhiên trong xã hội học, thuật ngữ này có tác dụng phân chia các tầng lớp từ xã hội Cụm
từ “phân tầng” thực ra là một cách hình dung chưa đủ sự phù hợp bởi nó nhấn mạnh yếu
tố “tĩnh” Vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi mọi thời khắc và xã hội cũng vậy, thay đổi liên
tục không ngừng, do đó mà tính chất của phân tầng xã hội không cố định trong một giới hạn và giữa các tầng có sự chuyển hóa linh hoạt Hay nói cách khác, một cá nhân ở tầng
này có thể thay đổi sang một tầng khác tùy thuộc vào các ngoại tác Ví dụ dễ thấy nhất là
những người thuộc tầng lớp thường dân thời xưa Nếu họ thi đỗ các kì thi do triều đình tổ chức sẽ được thăng làm quan làm cho triều đình
Xã hội loài người và phân tầng xã hội là hai đường thẳng song song cùng tồn tại
xuyên suốt lịch sử nhân loại và phân tầng xã hội xuất hiện ở đa lĩnh vực Bởi lẽ đó mà quan niệm về phân tầng xã hội cũng đa dạng, nhiều không đếm xuể Nhưng tiêu biểu có thể nhắc đến như là Max Weber, Tony Bilton
Max Weber là nhà xã hội học tiên phong đề cập đến định nghĩa về sự phân tầng Nguyên tắc tiếp cận ba chiều được ông cho ra đời trong quá trình nghiên cứu phân tầng xã
Trang 8hội của mình Nó bao gồm: địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) Những yếu tố này có một sự gắn kết không thể phá vỡ và có thể tác động qua lại lẫn nhau theo nhiều hướng lẫn tốt và xấu Quyền lực có thể được thu mua bằng tài sản,
uy tín sản sinh ra từ quyền lực ấy cũng có khả năng mang lại những lợi nhuận ở phương diện tài sản Điển hình nhất có thể thấy là vấn nạn mua bằng cấp giả đang tồn tại tràn lan trong xã hội Bỏ một số tiền mua bằng, mua chức rồi thu được những lợi ích mà bằng cấp, chức vụ đã mua ấy mang lại
Còn với Tony Bilton, ông cho rằng xã hội “được chia thành một cấu trúc theo khuôn mẫu của những nhóm xã hội không bình đẳng và lưu truyền bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác” (Introductory Sociology, 1996) Ví dụ, trong xã hội phong kiến, khi nhà vua băng hà, con trai của nhà vua đó sẽ nối ngôi ông để trị vì đất nước Và vì một triều đại hay
có nhiều đời vua nên khuôn khổ cha truyền con nối này vẫn sẽ cứ diễn ra mãi cho đến khi triều đại đó chấm dứt Ngoài ra, Tony Bilton cũng đưa ra những điều kiện là khởi nguồn cho sự không đồng đều trong việc phân phối lợi ích giữa các thành viên và các nhóm trong
xã hội
Tựu trung, phân tầng xã hội nếu hiểu theo cách đơn giản nhất thì đấy là sự phân chia tầng xã hội thành những cấp bậc nhất định
2.2 Nguyên nhân của sự phân tầng xã hội
Trước hết xuất phát từ sự bất bình đẳng mang tính khách quan trong xã hội loài người
Sự bất bình đẳng này tồn tại từ khi mỗi người được sinh ra: sự bất tương đồng về thể trạng, khả năng tư duy, Dù nhận được cùng một nền giáo dục nhưng những khác nhau mang tính khác quan sẽ cho ra các cá thể riêng biệt, tạo nên sự phân tầng không giống nhau Chẳng hạn như trong một lớp, có bạn sẽ phát triển hơn ở lĩnh vực nghệ thuật, bạn thì vượt trội với các môn tự nhiên, còn có bạn lại tỏa sáng ở những môn xã hội Dù cho tất cả đều là học sinh cùng lớp, nhận được sự giáo dục ngang nhau
Tiếp theo là do sự phân công lao động xã hội Trong xã hội tồn tại một số ngành nghề được xã hội trọng vọng, những ngành ấy mang lại mức lương cao khiến cho các lao động
đổ xô hướng về Tiêu biểu có thể nhắc đến là các ngành nghề liên quan đến y học Bởi nhân loại ngày nào còn tồn tại là sẽ còn cần đến các dịch vụ y tế Và nhóm ngành này đòi hỏi cần có trình độ học vấn cao cũng như thời gian đào tạo dài Thực chất thì tự thân sự phân công lao động xã hội vốn không phải bất bình đẳng mà nó là tiền đề dẫn đến sự mất cân bằng trong giá trị trọng vọng giữa các hoạt động xã hội
Cuối cùng là do chế độ tư hữu các tư liệu sản xuất xuất hiện Sự tồn tại của chế độ này
vô hình trung đã hình thành nên các giai cấp và giữa các giai cấp ấy nảy sinh mâu thuẫn thúc đẩy sự phân tầng xã hội diễn ra nhanh hơn
2.3 Các hệ thống phân tầng xã hội
2.3.1 Phân tầng đóng
Là hệ thống mang một kết cấu chặt chẽ, vững bền, không thể thay đổi do làn ranh giữa các tầng được quy định một cách nghiêm ngặt Vị thế của một cá thể bị ấn định ngay từ khi sinh ra và hoàn toàn phụ thuộc vào dòng tộc, nguồn gốc sẵn có của thế hệ trên Đồng
Trang 9nghĩa với việc, cá thể khó hoặc không thể thay đổi địa vị bản thân Tiêu biểu cho hệ thống này có thể kể đến xã hội chiếm hữu nô lệ Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ lúc bấy giờ có thể nói chính là mối quan hệ giữa con người và đồ vật Nô lệ chỉ là “tài sản biết nói” của chủ nô Chủ nô nắm quyền lực tuyệt đối tựa như một bức tường thành kiên cố
mà nô lệ không cách nào phá vỡ, lật đổ
2.3.2 Phân tầng mở
Là hệ thống có kết cấu mềm dẻo, uyển chuyển, phụ thuộc chủ yếu vào địa vị của cá thể trong kinh tế Bởi thế mà làn ranh giữa các tầng không quá khắt khe và rạch ròi Một người có thể thay đổi từ tầng lớp này sang tầng lớp khác Ví dụ, một người làm chủ một công ty đang ở thời kì bay bổng của sự nghiệp, nhưng đột nhiên công ty xuất hiện trục trặc dẫn đến phá sản, thời điểm đó, địa vị của người này đã có sự thay đổi, từ tầng lớp giàu có chuyển sang tầng lớp nghèo túng
Trên thực tế, các xã hội trên thế giới ngày nay đều vận hành theo hệ thống này
2.3.3 Phân tầng xã hội hợp thức
Sự phân tầng này có cơ sở xuất phát từ các yếu tố khác biệt mang tính khách quan về năng lực (sức khỏe, năng lực tư duy, vận khí, ) và có hình thức vận hành dựa vào những đóng góp của cá nhân mà nhận được những giá trị tương xứng với thành quả Điển hình như việc một cá nhân mang lại những đóng góp cho xã hội, đóng góp ấy càng lớn thì uy tín và địa vị xã hội càng cao Vì lẽ ấy mà phân tầng xã hội hợp thức là một trật tự lý tưởng mang tính tích cực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
2.3.4 Phân tầng xã hội bất hợp thức
Nói một cách đơn giản thì sự phân tầng này trái ngược hoàn với phân tầng xã hội hợp thức Chủ yếu dựa vào những hành vi bất hợp pháp, xu lợi tị hại để chiếm lấy chỗ đứng trong xã hội Trong hệ thống này những kẻ bất tài dẫu không cống hiến gì cho xã hội nhưng vẫn có thể đạt được địa vị cao, bởi họ chiếm đoạt những vị trí ấy bằng hình thức bất chính Bởi thế nên phân tầng xã hội bất hợp thức mang tính tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của xã hội
2.3.5 Phân tầng xã hội theo lứa tuổi
Trong hệ thống này, tầng lớp phía trên bao gồm những nhóm người có độ tuổi cao, còn tầng lớp phía dưới bao gồm những nhóm người có độ tuổi nhỏ Trong xã hội cổ truyền ngày xưa thì mức độ phổ biến cao hơn bởi thời kỳ ấy mối quan hệ giữa người và người vẫn chưa phức tạp như ngày nay Hiện thời thì việc phân trên dưới này chỉ còn tồn tại giữa các thế hệ trong gia đình với nhau Ví dụ, ở một gia đình ba thế hệ thì tầng lớp có quyền uy cao nhất sẽ là ông bà, sau là bố mẹ và cuối cùng là con cái
2.4 Phân tầng xã hội Việt Nam qua các thời kỳ
Ở nước ta, phân tầng xã hội tồn tại và trải rộng trên khắp các phương diện trong xã hội theo hướng khá phức tạp
Thời kì xã hội phong kiến ngày trước, tồn tại sự phân tầng trên bình diện kinh tế nhưng mức độ chưa cao Vì trước đây, xã hội nước ta lấy nông nghiệp và các ngành lao
Trang 10động thủ công làm chủ, năng suất không được cao Tầng lớp nông dân chiếm đa số, họ cùng nhau làm đồng áng và nhận mức thù lao tương đương
Trong xã hội cổ truyền, chủ yếu là do độ tuổi và nghề nghiệp làm hạch tâm cho sự phân tầng Hình thức này mang tính tồn tại kéo dài lâu và phổ biến hơn Từ sau năm
1954 đến trước đổi mới, dẫu cho trong phạm vi toàn xã hội, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được thi hành lập tức nhưng sự tồn tại lâu dài của chế độ quan liêu bao cấp đã kéo hãm sự phát triển của xã hội, kinh tế trì trệ và tăng chậm
Từ khi đất nước bước sang thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường được định vị xây dựng theo hướng xã hội chủ nghĩa Sự phân tầng xã hội ngày một lộ rõ khi những người nắm bắt được hướng đi đúng đắn và trở nên giàu có đối lập với những người không tìm thấy hướng đi đúng rồi suy sút, rơi vào tình huống gian nan Từ đó, sự phân hóa giàu nghèo gia tăng
3 Phân tầng xã hội – động lực thúc đẩy xã hội phát triển hay là nguyên nhân cản trở sự phát triển của xã hội?
Khái niệm phân tầng xã hội xuất hiện ở nước ta cách đây không lâu vào những năm đổi mới, vì thế người ta ngày càng để ý hơn về những tác động mà nó gây ra Ngoài những tác động tích cực phân tầng xã hội mang đến, nó còn gây ảnh hưởng đến xã hội,
có nguy cơ gây ra những biến đổi, phân hóa xã hội theo các tiêu cực
3.1 Những tác động của phân tầng xã hội
3.1.1 Tác động tích cực
Đặt dưới góc nhìn của thuyết chức năng, phân tầng xã hội thực hiện một chức năng cần thiết và có ảnh hưởng tích cực đến xã hội Kingsley Davis và Wilbert E Moore đã dựa trên ý tưởng về sự “cần thiết chức năng” để đưa ra lập luận, đánh giá về tác động của phân tầng xã hội đối với quá trình phát triển của xã hội (hay còn được biết đến là giả thuyết Davis - Moore) Theo giả thuyết, sự bất bình đẳng xã hội là một di sản mà nhờ vào đó xã hội bảo đảm những địa vị quan trọng nhất phải do những người có tài năng
nhất đảm nhiệm một cách có ý thức.Từ đó mỗi một xã hội bất kể nó đơn giản hay phức
tạp, phải khiến cho con người khác biệt nhau về mặt uy tín và tín nhiệm do đó mà phải
có một số bất bình đẳng được thiết chế hóa
Như vậy, phân tầng xã hội sẽ đảm bảo rằng mỗi tầng lớp xã hội đảm nhiệm một chức năng xã hội riêng, phù hợp với khả năng của tất cả những bộ phận trong tầng lớp đó Điều này tạo nên những sự khác biệt, những sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp, giai cấp,
từ đó tạo nên động lực thúc đẩy những cá nhân không ngừng nỗ lực, phát triển bản thân, ngày càng vươn lên.Những người ở tầng lớp thấp hơn trong bậc thang tầng lớp của xã hội sẽ được thúc đẩy bởi động lực về nhu cầu và giấc mơ có được một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn để bước lên những nấc thang cao hơn
Những người ở bậc thang phía trên, họ được thúc đẩy bởi nỗi sợ mất đi quyền lực, địa
vị, tài sản Vì thế họ sẽ có động lực để thay đổi, nỗ lực để ở lại trong tầng lớp cao hay ít nhất là không mất đi vị trí, không lùi xuống nấc thang mà mình đang đứng Những người lưng chừng ở bậc thang giữa, họ sẽ đi lên hoặc lùi lại tùy thuộc vào động lực phát triển