1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo dự án thống kê ứng dụng đề tài văn hoá internet tự do ngôn luận hay bạo lực ngôn từ

43 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa internet: Tự do ngôn luận hay bạo lực ngôn từ
Tác giả Mai Thị Lệ, Võ Thị Bích Hường, Phạm Nguyễn Ngọc Thùy, Hồ Ngọc Hiếu, Nguyễn Ngọc Thanh Bình, Trần Minh Hiệp, Nguyễn Minh Duy
Người hướng dẫn TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Trường học Trường Đại học UEH
Chuyên ngành Thống kê ứng dụng
Thể loại Báo cáo dự án thống kê ứng dụng
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 360,23 KB

Cấu trúc

  • I. Lý do chọn đề tài (8)
  • II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (9)
  • III. Mục tiêu nghiên cứu (9)
  • IV. Ý nghĩa (9)
  • I. Một số khái niệm cơ bản (9)
  • II. Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ qua internet ( bạo lực mạng) (10)
  • III. Thực trạng hiện nay (10)
  • IV. Hậu quả của bạo lực ngôn từ qua internet (11)
  • I: Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam (37)
    • 2. Nâng cao kỷ luật tự giác, ý thức trau dồi bản thân và tự bảo vệ mình của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên (37)
    • 3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng (37)
    • 4. Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong phòng chống bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội (38)
  • PHỤ LỤC (39)

Nội dung

“Học phải đi đôi với hành”, những kiến thức lý thuyết sẽ trở nên vônghĩa nếu chúng ta không thể áp dụng nó vào thực tế, thấu hiểu được điều ấy,nhóm sinh viên chúng tôi đã thực hiện nghiê

Mục tiêu nghiên cứu

 Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về vấn nạn bạo lực ngôn từ trực tuyến và hậu quả mà nó để lại

 Phân tích mức độ sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay và hành vi, cách ứng xử của sinh viên khi gặp phải bạo lực ngôn từ

 Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực ngôn từ trực tuyến

 Nâng cao, phát triển kỹ năng làm việc nhóm đồng thời bổ sung kiến thức môn học qua quá trình nghiên cứu

Ý nghĩa

Đề tài nghiên cứu “ Văn hóa Internet: Tự do ngôn luận hay bạo lực ngôn từ” mong muốn có thể vượt qua ý nghĩa đơn thuần là một bài tập cuối kỳ để trở thành một nguồn tài liệu hữu ích giúp cho mỗi cá nhân có cái nhìn tổng quan hơn về vấn nạn bạo lực ngôn từ trên mạng và có nhận thức đúng đắn về hậu quả to lớn tác động đến những người nạn nhân bị bạo lực ngôn từ.

PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một số khái niệm cơ bản

- Bạo lực ngôn từ qua Internet ( bạo lực mạng) là hành vi sử dụng ngôn từ xúc phạm, phỉ báng, đe dọa hoặc gieo rắc tin tức giả mạo nhằm gây tổn hại hoặc gây căng thẳng tâm lý cho người khác Đây là một hình thức bạo lực trực tuyến thường xảy ra trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn và trang web.

- Tự do ngôn luận là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý.

Tuy nhiên một số người đang nhầm lẫn 2 điều này với nhau, lợi dụng quyền tự do ngôn luận của mình để công kích người khác qua mạng xã hội Chúng ta đều có quyền tự do ngôn luận, nhưng chúng ta không có quyền dùng nó để xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và những quyền lợi chính đáng của người khác.

Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ qua internet ( bạo lực mạng)

Trước hết là sự thiếu ý thức, không hiểu mức độ và tác động của từ ngữ đến người khác Bên cạnh đó là đề cao cái tôi của bản thân, gây ra sự tranh cãi vì khác suy nghĩ, quan điểm tồn tại trong môi trường mạng không kiểm duyệt. Môi trường trực tuyến thường tạo ra sự ẩn danh và cảm giác không trách nhiệm, khiến một số người tự do sử dụng ngôn từ bạo lực vì họ nghĩ sẽ khó để tìm ra danh tính và chịu trách nhiệm trực tiếp Đồng thời, môi trường trực tuyến có thể tạo lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của thông điệp bạo lực ngôn từ quá mạng xã hội, gây tác động lớn và nhanh chóng đến mọi người.

Thực trạng hiện nay

Hiện nay, bạo lực ngôn từ đang dần trở nên nghiêm trọng và lan rộng trên toàn cầu Các nghiên cứu và thống kê cho thấy sự gia tăng của bạo lực ngôn từ trực tuyến và sự lan truyền nhanh chóng qua các nền tảng trực tuyến. Theo kết quả một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 4 năm 2019, 21% thanh niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ từng là nạn nhân của bạo lực ngôn từ mạng Không chỉ một số nhóm nhất định mà bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân hoặc người thực hiện bạo lực ngôn từ Thực trạng này không chỉ tác động đến cá nhân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến các nhóm đối tượng nhạy cảm, như các nhóm dân tộc, tôn giáo, giới tính… và quan điểm chính trị Bạo lực ngôn từ gây ra sự kỳ thị, phân biệt và căng thẳng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự đoàn kết và hòa bình trong xã hội

Ngày nay chính mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bạo lực ngôn từ Với tính đa dạng và phổ biến của các nền tảng trực tuyến, thông điệp bạo lực có thể được lan truyền rất nhanh và rộng rãi Bài viết, bình luận hay hình ảnh xúc phạm có thể dễ dàng được chia sẻ và lan truyền trên mạng xã hội, tác động đến một lượng lớn người dùng Hậu quả của bạo lực ngôn từ trên mạng rất nghiêm trọng, không chỉ đối với cá nhân mà còn đến sự phát triển cá nhân và xã hội Những người bị ảnh hưởng có thể trở nên tự ti, thiếu tự tin và mất lòng tin vào môi trường trực tuyến Sự lan truyền của bạo lực ngôn từ cũng tạo ra một môi trường không an toàn và gây sự lo ngại trong xã hội Trong bối cảnh này, nhận thức về thực trạng của bạo lực ngôn từ là cần thiết để tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm giảm bớt sự lan truyền và hạn chế tác động tiêu cực của nó.

Hậu quả của bạo lực ngôn từ qua internet

Bạo lực ngôn từ có thể gây ra sự tổn thương tâm lý và cảm xúc đối với nạn nhân Những lời lẽ xúc phạm, đe dọa hay phỉ báng có thể gây ra sự tự ti, lo lắng, căng thẳng, giảm tự tin Nạn nhân có thể trở nên cô đơn, tách biệt và mất niềm tin vào xã hội Tạo cho họ cảm thấy bị cô lập Từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần, như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ và cảm giác bất an. Nạn nhân cũng có thể trải qua stress mãn tính và trở nên dễ bị mất ngủ, mất ăn hoặc có ý muốn tự tử Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, tạo ra một môi trường không an toàn và gây sự căng thẳng trong mối quan hệ xã hội Đồng thời, bạo lực ngôn từ cũng làm suy yếu mối quan hệ, gây sự mất mát và xung đột trong cộng đồng Bạo lực ngôn từ có thể làm giảm sự tự do ngôn luận và ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt Khi một cá nhân hoặc một nhóm bị đe dọa, xúc phạm hoặc bị tác động bởi bạo lực ngôn từ, họ có thể tự kiềm chế hoặc sợ hãi khi thể hiện ý kiến hoặc quan điểm của mình Đặc biệt, nếu tình trạng bạo lực ngôn từ mạng còn ngày càng lan rộng thì các mối quan hệ xã hội sẽ dần trở nên tệ đi, gây mất trật tự và đoàn kết xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng Google biểu mẫu.

- Sử dụng phần mềm Excel, Word.

- Một mẫu ngẫu nhiên gồm 200 sinh viên tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

- Phân tích các kết quả thu thập được sau đó tiến hành báo cáo trên kết quả đã được phân tích.

PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Câu 1: Bạn bao nhiêu tuổi ?

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát Độ tuổi 18-19 20-21 22-23 24-25 Tổng

Hình 1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát

*Nhận xét: Trong tổng số 200 mẫu đã khảo sát, người có độ tuổi từ 18 đến 19 chiếm tỷ lệ cao nhất với 130 người (65%) điều này cũng thể hiện rằng đây là độ tuổi chủ yếu sử dụng mạng xã hội và sẽ tiếp xúc trực tiếp với bạo lực ngôn từ trực tuyến và có cái nhìn trực tiếp về ảnh hưởng mà nó đem đến; ở độ tuổi 20-

21 chiếm 27% với 54 người ; giảm dần hơn ở độ tuổi 22-23 với 10 người (5%) và chiếm tỷ lệ thấp nhất là người có độ tuổi 24-25 với 3% (6 người ).

Câu 2: Giới tính của bạn là gì ?

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Giới tính Nam Nữ Tổng

Hình 2: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

*Nhận xét: Sau khoảng 1 tuần tiến hành khảo sát, nhóm nhận được tổng cộng

200 mẫu đơn khảo sát Trong đó, người tham gia khảo sát chủ yếu là nữ, chiếm khoảng 60,5% (121 người) Còn lại 79 người là nữ, chiếm khoảng 39,5%.

Câu 3: Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với mạng xã hội là năm bao nhiêu tuổi?

Bảng 3.1: Bảng tần số thể hiện số tuổi lần đầu tiếp xúc với MXH của sinh viên tham gia khảo sát. Độ tuổi 8-9 10-11 12-13 14-15 16 trở lên Tổng

Bảng 3.2: Bảng phân tích trung bình độ tuổi lần đầu tiếp xúc với MXH của sinh viên

Phương sai 3,88 Độ lệch chuẩn 1,97

Khoảng biến thiên 8 Độ trải giữa 3

Lấy mẫu là số tuổi tiếp xúc với mạng xã hội lần đầu tiên của 200 sinh viên tham gia khảo sát, chúng ta có: ´x= Σ xi n = 11,92 s =√ Σ( n − xi − 1 ´ x ) 2 = 1,969

Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1-α) = 0.9) = 0.95 và vì vậy α) = 0.9 = 0,05 Ta sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α 2 = t 0,025¿1,96

Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là: ´x ± t α

Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng độ tuổi trung bình mà các sinh viên lần đầu tiên tiếp xúc với mạng xã hội rơi vào khoảng từ11,65 đến 12,19 tuổi.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện độ tuổi lần đầu tiên tiếp xúc với MXH của sinh viên

*Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng phân tích trên, lần đầu tiên những người được khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội nằm trong khoảng từ 8 tuổi đến 16 tuổi Biểu đồ cho thấy rằng 25% số người khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội từ lúc 13 tuổi, 50% số người khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội trước lúc 12 tuổi, 75% số người khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội từ 10 tuổi, 100% số người khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội trước lúc 16 tuổi Độ tuổi trung bình mà người được khảo sát tiếp xúc với mạng xã hội lần đầu tiên là 11,92 tuổi.

Câu 4: Thời gian mà bạn sử dụng mạng xã hội trong một ngày ?

Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện thời gian sử dụng MXH trong một ngày của sinh viên

Phương sai 4,96 Độ lệch chuẩn 2,23

Khoảng biến thiên 9 Độ trải giữa 2

Bảng 4.2 Bảng phân tích trung bình thời gian sử dụng MXH trong một giờ của sinh viên

Lấy mẫu là thời gian dùng mạng xã hội trong một ngày của 200 sinh viên tham gia khảo sát, chúng ta có: ´x= Σ xi n = 2,64 s =√ Σ( n − xi − 1 ´ x ) 2 = 2,23

Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1-α) = 0.9) = 0.95 và vì vậy α) = 0.9 = 0,05 Ta sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α

Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là: ´x ± t α

Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên rơi vào khoảng từ 2,22 đến 3,06 giờ

Ngày 10/2/2019, tờ báo điện tử của VTV đưa tin với tiêu đề “ Người Việt dành trung bình 2,32 giờ một ngày cho mạng xã hội” Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra rằng với thế hệ trẻ hiện nay, khi mà công nghệ bùng nổ, thời đại mà điện thoại trở thành vật bất ly thân của các sinh viên thì liệu số liệu này có đúng với các bạn hay không? Chúng em cho rằng thời gian trung bình mà các sinh viên sử dụng mạng xã hội trong một ngày sẽ lớn hơn 2,32 vậy nên hãy cùng thực hiện một phương pháp thống kê để kiểm tra nhận định này.

Gọi à là thời gian trung bỡnh mà sinh viờn dành cho mạng xó hội trong một ngày Ta có:

Theo tính toán ở trên chúng ta đã có ´ x= Σ xi n = 2,64 và s =√ Σ( n − xi − 1 ´ x ) 2 = 2,23, thế 2 giỏ trị trờn vào cụng thức t = s x − à ´ /√ n ta được: t = 2,64 2,23/ − √ 2,32 200 ¿ 2,029

Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1-α) = 0.9) = 0.95 và vì vậy α) = 0.9 = 0,05 Ta sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α = t 0,05¿1,645

Do đó H 0 bị bác bỏ

Vậy với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng trung bình thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày của sinh viên lớn hơn 2,32 giờ

Câu 5: Bạn đang có mấy tài khoản mạng xã hội?

Bảng 5.1: Bảng tần số thể hiện số tài khoản MXH của sinh viên

Bảng 5.2: Bảng phân tích số tài khoản MXH trung bình của sinh viên

Phương sai 11,02 Độ lệch chuẩn 3,32

Khoảng biến thiên 11 Độ trải giữa 5

Lấy mẫu là số tài khoản mạng xã hội của 200 sinh viên tham gia khảo sát, chúng ta có: ´x= Σ xi n = 4,14 s =√ Σ( n − xi − 1 ´ x ) 2 = 3,32

Giả sử độ tin cậy của khảo sát là 95%, hệ số tin cậy là (1-α) = 0.9) = 0.95 và vì vậy α) = 0.9 = 0,05 Ta sử dụng phân phối t với bậc tự do 199, t α

Khoảng tin cậy của trung bình tổng thể là: ´x ± t α

Do đó với độ tin cậy là 95% chúng ta có thể kết luận được rằng số tài khoản mạng xã hội trung bình của sinh viên rơi vào khoảng 3,68 đến 4,6 tài khoản.

Từ câu 4 và câu 5 chúng ta có biểu đồ phân tán biểu hiện sự tương quan giữa 2 biến

Biểu đồ thể hiện tương quan giữa thời gian sử dụng MXH với số tài khoản MXH

Hình 4: Biểu đồ phân tán thể hiện sự tương quan giữa thời gian sử dụng MXH và số tài khoản MXH của sinh viên

*Nhận xét: Biểu đồ trên trực quan hóa mối tương quan giữa 2 biến là thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày và số tài khoản mạng xã hội của người dùng dựa vào các tọa độ toán học Mối tương quan này được biểu diễn dưới dạng chấm tròn đại diện cho hai biến, với một biến phụ thuộc là thời gian sử dụng mạng xã hội chạy cố định dựa vào trục tung và một biến độc lập là số tài khoản mạng xã hội chạy cố định dựa vào trục hoành Nhìn một cách tổng quan trên biểu đồ thì chúng ta có thể dự đoán rằng, nếu như sinh viên càng có nhiều tài khoản thì thời gian mà họ dùng cho mạng xã hội càng nhiều Để thấy rõ hơn điều đó, nhóm chúng em đã thực hiện vẽ thêm đường xu hướng vào biểu đồ phân tán.Trong biểu đồ chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng đường xu hướng đang đi lên phía trên, đồng nghĩa với việc chúng ta có thể hiểu là hai biến này có mối quan hệ đồng biến Hay chúng ta có thể hiểu rằng, nếu như số tài khoản mạng xã hội tăng lên thì thời gian mà sinh viên dùng mạng xã hội sẽ tăng lên và ngược lại nếu số tài khoản mạng xã hội giảm thì thời gian sinh viên dành cho mạng xã hội cũng giảm Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận xét dựa trên biểu đồ, mang tính chất chủ quan và tính chính xác kém Vậy nên để kiểm tra độ tương quan của 2 biến này một cách chính xác nhất, chúng ta hãy cùng thực hiện một phép thống kê kiểm định thông qua hệ số tương quan của 2 biến trên

Gọi x là biến số tài khoản mạng xã hội của sinh viên , y là thời gian mà sinh viên dùng cho mạng xã hội mỗi ngày, ta có: x y

Trung bình 4,14 2,64 Độ lệch chuẩn 3,32 2,23

Hiệp phương sai mẫu: sxy¿∑ ( x i − x ´ ) ( y i − ´ y ) n −1 =6,3711

Hệ số tương quan mẫu: rxy¿ s xy s x s y = 6,3711 3,32×2,23=¿0,86

Hệ số tương quan có giá trị là 0,86 cho ta thấy mối quan hệ đồng biến giữa thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày và số tài khoản mạng xã hội của sinh viên Hệ số tương quan khá lớn, thể hiện mối quan hệ tuyến tính mạnh giữa hai biến số, có nghĩa là số tài khoản mạng xã hội gần như ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian mà sinh viên sử dụng mạng xã hội trong một ngày Số tài khoản mạng xã hội tăng thì thời gian dùng mạng xã hội sẽ tăng và ngược lại

Câu 6: Mạng xã hội bạn thường dùng là gì?

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện các nền tảng MXH mà sinh viên hay sử dụng Tên mạng xã hội Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

* Nhận xét: Facebook và Tiktok là hai nền tảng được sinh viên ưa thích hơn cả vì có nhiều công dụng khác nhau Có tới 30% sinh viên trong cuộc khảo sát trả lời rằng họ yêu thích việc sử dụng nền tảng Facebook Với câu hỏi tương tự, chúng em cũng nhận về 28,75% cho câu trả lời là Tiktok Có thể thấy được rằng mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn facebook nhưng tiktok vẫn đang có được một sức nóng và sức tiếp cận nhất định trong nền tảng này

Câu 7: Bạn dùng mạng xã hội nhằm mục đích gì?

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Mục đích sử dụng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

Từ những dữ liệu thu được ở câu 6 và câu 7 chúng ta có bảng 2 biến sau:

Bảng 7.2: Bảng 2 biến thể hiện sự tương quan giữa các nền tảng MXH và mục đích sử dụng của nó

*Nhận xét: Từ bảng 2 biến trên, ta thấy rõ được sự tương quan giữa 2 biến định tính là các nền tảng mạng xã hội và mục đích sử dụng mạng xã hội, từ đó đưa ra được kết luận rằng mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có những vai trò riêng trong việc phục vụ đời sống của con người chúng ta

Ví dụ như Zalo sẽ có chức năng chủ yếu là học tập khi có tới 50/70( khoảng 71,43%) ý kiến khảo sát cho rằng họ dùng Zalo để phục vụ cho công việc học tập của bản thân mình Bên cạnh đó đối với nền tảng Facebook, thì mục đích sử dụng có vẻ phong phú hơn khi câu trả lời khảo sát mà biểu mẫu thu về xuất hiện nhiều ý kiến như: học tập, giải trí, công việc, Tuy nhiên có lẽ việc sử dụng Facebook để giải trí là chức năng chính của Facebook vì có khoảng 60/120 người ( 50%) cho biết họ dùng Facebook để giải trí Khác với 2 nền tảng trên thì Tiktok và Instagram lại là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn có ý định mua sắm thông qua mạng xã hội Chúng ta thấy được có 96 người trong cuộc khảo sát yêu thích Instagram thì trong đó có tới 68 người ( khoảng 70,83% ) dùng nó vào việc mua sắm Còn với Tiktok chúng ta thấy được rằng có 60/115 người ( khoảng 52,17%) sử dụng nó cho việc mua sắm và 37/115 người ( khoảng 32,17%) sử dụng nó cho việc giải trí Mỗi nền tảng sẽ có một chức năng đặc thù riêng, vậy chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp bạo lực ngôn từ ở đâu nhất ? Có lẽ chúng ta sẽ hiếm khi gặp những trường hợp một tập thể chì chiết cá nhân trong nền tảng dùng để học tập như Zalo, hay sự lăng mạ, công kích vô lý của một bộ phận đối với một cá nhân trong một nền tảng chủ yếu để mua sắm như Instagram Thế nhưng, chúng ta lại bắt gặp điều này ở hai nền tảng được gắn mác giải trí như Facebook và Tiktok Những lời lẽ cay nghiệt, câu từ chế giễu, miệt thị ngoại hình, thậm chí là quấy rối là những thứ mà chúng ta có thể bắt gặp khi lướt Facebook hay Tiktok Dưới cái mác “ nói đùa”, “ góp ý” , họ dùng quyền tự do ngôn luận của mình, thể hiện quan điểm của bản thân bằng cách bác bỏ ý kiến của người khác theo một cách vô cùng khiếm nhã chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình Họ luôn cho rằng mình đúng, bản thân thượng đẳng và cho mình cái quyền được phán xét đúng sai trong cuộc đời của người khác Bạo lực mạng như một thú vui, một trò chơi tiêu khiển mà họ là những người sau màn hình, không cần phải chịu trách nhiệm cho những lời nói mình đưa ra, cũng chẳng cần biết rằng những bình luận đó trở thành những con dao vô hình, có thể góp phần gián tiếp lấy đi mạng sống của một con người

Câu 8: Bạn đã từng bị bạo lực ngôn từ chưa?

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện những sinh viên chưa từng và đã từng bị bạo lực ngôn từ

Bạn đã từng bị bạo lực ngôn từ chưa? Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Hình 5: Biểu đồ thể hiện phần trăm số lượng sinh viên đã từng và chưa từng bị bạo lực ngôn từ

*Nhận xét: Từ dữ liệu trên, ta có thể thấy rằng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội Internet đang là một vấn đề đáng lo ngại Gần một nửa số người tham gia khảo sát (45%) đã từng trải qua kinh nghiệm bị bạo lực ngôn từ Điều này cho thấy tình trạng bạo lực ngôn từ trên Internet không phải là một hiện tượng cô lập, mà có mức độ phổ biến đáng báo động, đã ảnh hưởng một phần đáng kể đến cộng đồng trực tuyến.

Cần lưu ý rằng việc 55% người tham gia khảo sát chưa từng bị bạo lực ngôn từ không có nghĩa là họ chưa gặp phải vấn đề này hoặc không quan tâm đến nó.

Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự chênh lệch này, ví dụ như việc không bị báo cáo hoặc không nhận ra hành vi bạo lực ngôn từ.

Một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ở Việt Nam

Nâng cao kỷ luật tự giác, ý thức trau dồi bản thân và tự bảo vệ mình của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên

của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên

Sự tự ý thức là yếu tố quan trọng trong sự hình thành, phát triển tính cách của cá nhân bởi đi kèm với tự ý thức là khả năng tự đánh giá, điều chỉnh để hoàn thiện bản thân Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự trau dồi, kỉ luật tự giác để thấy được những thiếu hụt cần hoàn thiện của mình, những ưu điểm cần phát huy để nâng cao giá trị bản thân, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những giá trị tiêu cực Đồng thời, mỗi chúng ta cũng cần trang bị cho mình những kiến thức và tâm lý vững chắc để bảo vệ mình trước những bình luận ác ý và những thông tin sai sự thật.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng

Luật An ninh mạng được Nhà nước ban hành nhằm bảo vệ người dùng hợp pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá rối các thế lực phản động; phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng Theo đó, Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan đến văn hoá ứng xử Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng để giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hoá ứng xử khi tham giá mạng xã hội,cũng chính là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ anh ninh mạng quốc gia.

Tích cực nâng cao vai trò của gia đình và trường học trong phòng chống bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

chống bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Hiện nay, có một tỷ lệ lớn người dùng Internet ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, do đó, giáo dục việc sử dụng ngôn ngữ mạng khi còn nhỏ là rất quan trọng Gia đình, nhà trường có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bạo lực ngôn từ trực tuyến từ người trẻ

Trong trường học, giáo viên, giảng viên nên chú ý đến trau dồi đạo đức học sinh thông qua tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, tạo ra những sân chơi lành mạnh với các hoạt động ngoại khóa, thể thao, văn nghệ thu hút sự hứng thú của học sinh, tổ chức các chương trình, hội thảo để học sinh, sinh viên có cơ hội nói lên những quan điểm, suy nghĩ của mình Bên cạnh đó, giáo viên, giảng viên và nhà trường cũng cần phát triển chất lượng truyền thông khi truyền đạt kiến thức và kĩ năng cho học sinh, sinh viên; đặc biệt chú trọng hơn việc giáo dục kỹ năng để giúp học sinh có kĩ năng giải quyết hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống và học tập, hướng dẫn tham gia sử dụng và ứng xử đúng mực trên mạng xã hội.

Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt sự thay đổi trong tâm sinh lý của con cái để kịp thời điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của các em, giúp các em hoàn thiện nhận thức của mình Trong thời đại công nghệ thông tin, phụ huynh cũng cần tích cực học hỏi, cập nhật kiến thức mạng, sử dụng thành thạo các công cụ mạng để hướng dẫn con mình sử dụng mạngInternet lành mạnh, có hiệu quả.

Ngày đăng: 15/08/2024, 13:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w