Xác định được những chỉ số cụ thể ở cả người đang vàchưa mắc bệnh tiểu đường: chỉ số đường huyết Glucose,chỉ số huyết áp Blood Pressure, hàm lượng Insulin trongmáu, độ dày da và các ch
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, trong đó bệnh tiểu đường đang gia tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại Theo tổ chức Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) thì trên thế giới hiện nay: Theo tổ chức Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) thì trên thế giới hiện nay: Mỗi 6 giây có 1 người chết vì bệnh tiểu đường (tương đương với 5 triệu ca tử vong), cứ 11 người thì có 1 lớn người mắc bệnh tiểu đường (tương đương với 415 triệu người), trong 7 ca sinh thì có 1 ca bị ảnh hưởng bởi tiểu đường thai kỳ, dự báo đến năm 2040 sẽ có khoảng 642 triệu người mắc bệnh Ngày 20/12/2006, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ban hành nghị quyết số 61/225 trong đó thừa nhận bệnh Đái tháo đường là căn bệnh “phổ biến – mãn tính – nguy hiểm và chi phí tốn kém” Ở Việt Nam, Bộ Y tế thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta tăng 211%, và với con số này, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng người bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới Và hiện nay Việt Nam đã có gần 5 triệu người Việt bị bệnh tiểu đường;theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, chỉ trong vòng 3 năm (2019 - 2022), số ca mắc bệnh đã tăng thêm 1.5 triệu người Dự báo số người mắc bệnh này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới Chính vì vậy mà nhóm chúng mình đã lựa chọn chủ đề về "Thực trạng sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường" để có thể nghiên cứu rõ hơn và đưa ra những biện pháp cũng như những kết luận phù hợp cho tình trạng đáng cảnh báo này.
Mục tiêu
Xác định được các yếu tố tác động đến việc mắc chứng bệnh tiểu đường ở nữ giới ngày nay Từ đó phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến bệnh tiểu đường giúp cho nữ giới nói riêng và tất cả mọi người nói chung có thể phòng bị và kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thông qua phân tích, nhóm chúng em xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mắc chứng bệnh tiểu đường hiện nay Từ đó xác định những mục tiêu cụ thể hơn như sau:
Xác định được độ tuổi tập trung nhiều người mắc chứng bệnh tiểu đường ở nữ giới.
Xác định được những chỉ số cụ thể ở cả người đang và chưa mắc bệnh tiểu đường: chỉ số đường huyết (Glucose), chỉ số huyết áp (Blood Pressure), hàm lượng Insulin trong máu, độ dày da và các chỉ số cân đối của cơ thể.
Xác định được số tiền mà sinh viên sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm trực tuyến trong thời gian ngắn (cụ thể là 1 tháng).
Biết được mức độ quan tâm đến sức khỏe của nữ giới như thế nào? Các yếu tố tác động của như cái chỉ số ảnh hưởng như thế nào đổi với nữ giới?
Giúp cho mọi người hiểu được tầm ảnh hưởng của bệnh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện khảo sát trên đối tượng mắc và không mắc bệnh tiểu đường, thuộc giới tính nữ.
Bộ dữ liệu này có nguồn gốc từ Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney
Câu hỏi nghiên cứu
Bạn thuộc đối tượng đang hay không mắc chứng bệnh tiểu đường?
Bạn có đang trong giai đoạn thai kì không? Nếu có thì bạn thuộc thứ mấy của thai kì?
Chỉ số đường huyết (Glucose) trong máu của bạn là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp (Blood Pressure) thông thường của bạn dao động là bao nhiêu?
Hạm lượng Insulin trong máu của bạn là bao nhiêu?
Đọ dày da (Skin Thickness) của bạn là bao nhiêu?
Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn là bao nhiêu?
Gia đình đã từng có người mắc chứng bệnh tiểu đường hay chưa?
Tỉ lệ phần trăm mắc bệnh theo dõi trên phả hệ của bệnh nhân là bao nhiêu?
Tần suất kiểm tra các chỉ số trên của bạn là bao nhiêu?
Phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu đề tài nghiên cứu, cách xây dựng thang đo, cách thu thập dữ liệu bằng việc khảo sát, cách chọn mẫu, quá trình thu thập thông tin, cơ sở phân tích dữ liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu đề tài Mẫu nghiên cứu được gửi tới các đối tượng thông qua mạng xã hội Đề tài nhóm được thực hiện dựa trên sự kết hợp bằng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc để đưa ra các câu hỏi khảo sát online nhằm sử dựng thang đo cho phù hợp với các chỉ số của cơ thể của đối tượng nữ giới hiện nay.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra khảo sát trực tuyến với cỡ mẫu là gồm 9 biến và 768 quan sát bằng phương pháp thu thập dữ liệu với các bảng câu hỏi và câu trả lời trắc nghiệm Thông tin dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo, kiểm định thang đo.Nghiên cứu định lượng cung cấp dữ liệu trực quan về yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường ở nữ giới, những nguyên nhân và mức độ quan tâm đến sức khỏe của nữ giới về căn bệnh tiểu đường.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đề tài "Thực trạng sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường" sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn khái quát về căn bệnh
Các yếu tố được đưa ra để nghiên cứu, có tính đặc trưng và liên quan chặt chẽ, đồng thời có tính ảnh hưởng cao của căn bệnh tiểu đường Qua đó sẽ giúp cho các đối tượng được khảo sát có cái nhìn tổng thể hơn về căn bệnh tiểu đường, đồng thời các kết luận được đưa ra cũng sẽ hữu ích đối với hầu hết nhũng đang lo ngại về căn bệnh này Cuộc khảo sát cũng đã chỉ ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến căn bệnh tiểu đường và thông qua đó cũng cho mọi người (đặc biệt là nữ giới) có cái nhìn rõ hơn về thực trạng của căn bệnh này.
Khảo sát này cũng chính là một trong những cơ sở giúp ích cho không chỉ bệnh nhân mà đối với các nhà khoa học, bệnh viện cũng có thể xác định được mức độ quan tâm, cũng như yếu tố tác động mạnh gây ra bệnh tiểu đường, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm và phương pháp điều trị tối ưu cho từng yếu tố ảnh hưởng.
DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dữ liệu và thang đo
Dựa trên thực trạng sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường và phạm vi chúng em đề xuất trong mô hình nghiên cứu này bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường của bệnh nhân nữ có độ tuổi từ 21 trở lên như sau: Pregnancies (thể hiện số tuần thai kỳ), Glucose (thể hiện mức độ Glucose trong máu), BloodPressure (thể hiện số đo huyết áp), SkinThickness (thể hiện độ dày của da), Insulin (thể hiện mức độ Insulin trong máu), BMI (thể hiện chỉ số khối cơ thể), Diabetes Pedigree (thể hiện tỷ lệ phần trăm bệnh tiểu đường dựa vào phả hệ), Age (thể hiện tuổi tác), Outcome (thể hiện kết quả cuối cùng 1 là Có và 0 là Không).
Cụ thể, trong các nghiên cứu y học đã chỉ ra các yếu tố cùng kết hợp sẽ gây ra khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hay thấp, lấy ví dụ 2 yếu tố “Glucose” và “BMI”:
Yếu tố “Glucose” là một trong các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường Theo y học, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc không thể tự sản sinh ra insulin để chuyển hóa glucose trong máu, điều này dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao bất thường Nếu như nồng độ vượt quá 126 mg/dL khi bệnh nhân đói, hoặc sau khi ăn 2 giờ vượt quá 200 mg/dL thì khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Yếu tố “BMI” là chỉ số khối lượng cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng, nếu chỉ số vượt quá 25 thường gây ra tình trạng béo phì đồng thời dẫn tới nhiều loại bệnh, trong đó có tiểu đường Đặc biệt khi chỉ số đạt mức 27, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng gấp đôi.
Thông qua dữ liệu nghiên cứu, các nhận xét khách quan sẽ giúp người đọc hiểu được nguy cơ từ các chỉ số sức khỏe của mình để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là các bệnh nhân đang mang thai kỳ.
2.1.2 Thang đo của dữ liệu
Qua bộ dữ liệu trên, chúng em đã sử dụng thang đo tỷ lệ cho các biến bao gồm tuần của thai kỳ mang thai, độ tuổi, chỉ số glucose, chỉ số insulin, độ dày của da, chỉ số BMI và tỷ lệ phần trăm mắc bệnh theo dõi trên phả hệ của bệnh nhân Kết quả sẽ được chúng em mã hóa và sử dụng thang đo định danh để đưa ra câu trả lời một cách đơn giản nhất và thống kê nhanh chóng được số lượng người mắc bệnh hay không mắc bệnh trong mẫu quan sát.
Phân tích số liệu
Dữ liệu đã xử lý bằng cách phân nhóm:
Link dữ liệu được lấy về từ Kaggle: DIABETES
Mô tả bộ dữ liệu:
Bộ dữ liệu gồm 9 biến và 768 quan sát:
Dữ liệu định lượng: Pregnancies, Glucose, BloodPressure, BMI, Insulin, SkinThickness, DiabetesPedigreeFunction, Age.
Dữ liệu định tính: Outcome.
Dữ liệu các biến được thu thập theo thang đo:
Thang đo tỉ lệ: Pregnancies, Glucose, BloodPressure,
Thang đo định danh: Outcome.
Bảng tần số của Pregnancies
Nhận xét: Có tổng cộng 768 quan sát Trong đó: tuần thai kỳ là 1 xuất hiện nhiều nhất với giá trị 135 lần chiếm 17.58% trong mẫu quan sát, trong khi tuần thai kỳ 15 và 17 xuất hiện ít nhất với giá trị ngang nhau là 1 lần, sự chênh lệch giữa các giá trị là 134 lần.
Bảng tần số của Glucose
Nhận xét: Có tổng 750 quan sát Trong đó: chỉ số đường huyết 103.482 xuất hiện nhiều nhất với giá trị 174 lần chiếm 23.20% trong mẫu quan sát, trong khi chỉ số đường huyết 34.494 xuất hiện ít nhất với giá trị là 1 lần chiếm 0.13%.
Bảng tần số của BloodPressure
Nhận xét: Có tổng cộng 767 quan sát, trong đó chỉ số huyết áp 63.444 xuất hiện nhiều nhất với giá trị 278 lần cao gấp 1,5 lần so với chỉ số 74.018 có số lần xuất hiện nhiều thứ hai Chỉ số 42.296 xuất hiện ít nhất với giá trị 2 lần, chiếm 0.26% trong mẫu quan sát.
Nhận xét: Có tổng cộng 767 quan sát trong đó chỉ số độ dày của da là 25.74 xuất hiện nhiều nhất với số lần là 181 chiếm 23.6%, gấp 181 lần so với số lần xuất hiện ít nhất Chỉ số độ dày của da ít nhất là 60.06 chiếm 0.13% trong mẫu quan sát.
Nhận xét: Có tổng cộng 767 quan sát, trong đó Hormone
Insulin có chỉ số xuất hiện nhiều nhất ở 0 với giá trị là 462 chiếm 60.23%, xuất hiện ít nhất ở 586.584, 659.907 và 733.23 với số lần xuất hiện là 1 chiếm 0.13% trong mẫu quan sát.
Nhận xét: Có tổng 767 quan sát, trong đó chỉ số khối cơ thể ở mức 29.08 xuất hiện nhiều nhất với giá là 195 lần chiếm 32.46% và mức 58.16 xuất hiện ít nhất là 1 lần chiếm 0.13% trong mẫu quan sát.
Bảng tần số của Diabetes Pedigree Function
Nhận xét: Có tổng 766 quan sát , trong đó chỉ số tiểu đường do di truyền xuất hiện nhiều nhất ở mức 0.078 với tần số là 273 lần chiếm 35.64%, mức 2.108 là thấp nhất với 2 lần xuất
Bảng tần số của Age
Nhận xét: Có tổng 767 quan sát, trong đó độ tuổi 21 xuất hiện nhiều nhất với giá trị là 300 lần chiếm 39.11%, còn độ tuổi xuất hiện ít nhất là 67.8 với giá trị là 5 lần xuất hiện chiếm 0.65%.
Bảng tần số của Outcome
Nhận xét: Có tổng 768 quan sát, trong đó tình trạng mắc bệnh tiểu đường có tần số là 268 chiếm 34.9%, còn số người với thể trạng bình thường có tần số là 500 chiếm 65.1% trong mẫu quan sát.
Lập bảng tần số đồng thời:
Bảng tần số Pregnancies theo Outcome
Nhận xét: Tình trạng mắc tiểu đường trong các tuần thai kỳ chiếm mức 268, còn lại 500 là thể trạng bình thường trong thai kỳ Nhìn chung mức người bị tiểu đường trong thai kỳ ít hơn người thể trạng bình thường là 1.87 lần.
Bảng tần số Glucose theo Outcome
Nhận xét: Nhìn chung đa số cơ thể trong mẫu quan sát có chỉ số đường huyết ở mức bình thường nhiều hơn, và gấp 1.95 lần so với cơ thể có đường huyết cao
Bảng tần số Blood Pressure theo Outcome
Nhận xét: Trong mẫu quan sát, đa số chỉ số huyết áp nằm ở mức bình thường và chiếm 499, còn chỉ số huyết áp cao chiếm 268.
Bảng tần số Skin Thickness theo Outcome
Nhận xét: Phần lớn độ dày ở da của các mẫu quan sát là bình thường chiếm 500, còn lại 267 là các thể trạng có vấn đề.
Bảng tần số Insulin theo Outcome
Nhận xét: Nhìn chung phần lớn hormone insulin là bình thường ở mẫu quan sát và chiếm 500, lượng còn lại là 267 thể trạng có vấn đề về hormone insulin.
Bảng tần số BMI theo Outcome
Nhận xét: Đa số chỉ số khối cơ thể nằm ở mức độ bình thường, 267 trong số 767 quan sát có chỉ số khối cơ thể vượt quá mức bình thường và chiếm 0.534 lần so với chỉ số khối cơ thể bình thường.
Bảng tần số Diabetes Pedigree Function theo Outcome
Nhận xét: Đa số lượng người bị di truyền do tiểu đường chiếm 267, còn lượng mẫu quan sát có kết quả bình thường là
499 và gấp 1.87 lần so với người bị di truyền do tiểu đường.
Bảng tần số Age theo Outcome
Nhận xét: Trong tổng mẫu quan sát độ tuổi xuất hiện tình trạng tiểu đường là 31.4, 41.8, 47 Các độ tuổi còn lại thì tình trạng mắc bệnh tiểu đường ít hơn thể trạng bình thường.
Các đặc trưng đo lường khuynh hướng tập trung:
Pregnancies (Tuần thai kỳ): Mean = 3.845052
Glucose (Chỉ số đường huyết ): Mean = 120.8945
BloodPressure (Chỉ số huyết áp): Mean = 69.10547
SkinThickness (Độ dày ở da): Mean = 20.53646
DiabetesPedigreeFunction (Di truyền thế hệ): Mean 0.4718763
Pregnancies (Tuần thai kỳ): Med = 3
Glucose (Chỉ số đường huyết): Med = 117
BloodPressure (Chỉ số huyết áp): Med = 72
SkinThickness (Độ dày ở da): Med = 23
DiabetesPedigreeFunction (Di truyền thế hệ): Med 0.3725
BMI (Chỉ số khối cơ thể): Med = 32
Biểu đồ thể hiện thực trạng bệnh tiểu đường xảy ra:
Nhận xét: Trong tổng mẫu quan sát, lượng người bị tiểu đường chiếm 34.9%, còn người có thể trạng bình thường chiếm65.1% Nhìn chung thì lượng người mắc bệnh tiểu đường ít hơn lượng người có thể trạng bình thường Tuy nhiên qua biểu đồ thì thấy được hiện trạng xuất hiện bệnh tiểu đường khá phổ biến.
Giả thuyết nghiên cứu và thống kê suy diễn
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Ta tiến hành xây dựng các giả thuyết cho các yếu tố liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
Yếu tố thai kỳ (pregnancies), cho cặp giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về yếu tố thai kỳ (pregnancies) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
H1: Có sự khác biệt về yếu tố thai kỳ (pregnancies) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Chỉ số đường huyết (glucose), cho cặp giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về chỉ số đường huyết (glucose) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
H1: Có sự khác biệt về chỉ số đường huyết (glucose) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Chỉ số huyết áp (bloodpressure), cho cặp giả thuyết:
H0: Không có sự khác biệt về chỉ số huyết áp
(bloodpressure) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
H1: Có sự khác biệt về chỉ số huyết áp (bloodpressure) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Triệu chứng dày da (skinthickness), cho cặp giả
H0: Không có sự khác biệt về triệu chứng dày da
(skinthickness) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
H1: Có sự khác biệt về triệu chứng dày da (skinthickness) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Chỉ số hormone đồng hóa (Insulin), cho cặp giả thuyết:
H0: Chỉ số hormone đồng hóa (Insulin) không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
H1: Chỉ số hormone đồng hóa (Insulin) có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Chỉ số khối cơ thể (BMI), cho cặp giả thuyết:
H0: Chỉ số khối cơ thể (BMI) không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
H1: Chỉ số khối cơ thể (BMI) có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction), cho cặp giả thuyết:
H0: Chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
H1: Chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Độ tuổi (Age), cho cặp giá thuyết:
H0: Độ tuổi (Age) không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. H1: Độ tuổi (Age) có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường
Ta tiến hành kiểm định sự phù hợp của các biến với phân phối chuẩn bằng cách mô tả dữ liệu.
Yếu tố thai kỳ (pregnancies):
⇒ Dữ liệu biến pregnancies xấp xỉ phân phối chuẩn.
Chỉ số đường huyết (glucose):
⇒ Dữ liệu biến glucose xấp xỉ phân phối chuẩn.
Chỉ số huyết áp (bloodpressure):
⇒ Dữ liệu biến bloodpressure xấp xỉ phân phối chuẩn.
Triệu chứng dày da (skinthickness):
Chỉ số hormone đồng hóa (Insulin):
⇒ Dữ liệu biến Insulin xấp xỉ phân phối chuẩn.
Chỉ số khối cơ thể (BMI):
⇒ Dữ liệu biến BMI xấp xỉ phân phối chuẩn.
Chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction):
⇒ Dữ liệu DiabetesPedigreeFunction xấp xỉ phân phối chuẩn.
⇒ Dữ liệu Age xấp xỉ phân phối chuẩn
Vì các dữ liệu đã xấp xỉ phân phối chuẩn nên ta tiến hành ước lượng và kiểm định với giả thuyết đã cho.
Yếu tố thai kỳ (pregnancies):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của yếu tố thai kỳ (pregnancies) là (3.606; 4.083).
Chỉ số đường huyết (glucose):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của chỉ số đường huyết (glucose) là (118.623; 123.159).
Chỉ số huyết áp (bloodpressure):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của chỉ số huyết áp (bloodpressure) là (67.734; 70.476).
Triệu chứng dày da (skinthickness):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của triệu chứng dày da (skinthickness) là (19.406; 21.666).
Chỉ số hormone đồng hóa (Insulin):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của chỉ số hormone đồng hóa (Insulin) là (71.63607; 87.96289).
Chỉ số khối cơ thể (BMI):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của chỉ số khối cơ thể (BMI) là (31.4341; 32.55106).
Chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction):
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) là (0.4484063; 0.4953463).
⇒ Vậy với độ tin cậy là 95% thì khoảng ước lượng của độ tuổi (Age) là (32.40784; 34.07393).
Kiểm định sự khác biệt của yếu tố thai kỳ (pregnancies) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0 < alpha = 0.05
⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về yếu tố thai kỳ(pregnancies) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0 < alpha
= 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có yếu tố thai kỳ (pregnancies) lớn hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt của chỉ số đường huyết (glucose) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0 < alpha = 0.05
⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về chỉ số đường huyết (glucose) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0 < alpha
= 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết (glucose) lớn hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt của chỉ số huyết áp(bloodpressure) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0.0715 > alpha 0.05 ⇒ Chấp nhận H0 Vậy không có sự khác biệt về chỉ số huyết áp (bloodpressure) giữa bệnh nhân tiểu đường với người bình thường, do người bình thường có huyết áp cao hay thấp chưa chắc đã mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0.0358 < alpha = 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có chỉ số huyết áp (bloodpressure) cao hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt của triệu chứng dày da(skinthickness) giữa bệnh nhân tiểu đường với người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0.0383 < alpha 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về triệu chứng dày da (skinthickness) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0.0192 < alpha = 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy bệnh nhân tiểu đường xuất hiện triệu chứng dày da (skinthickness) nhiều hơn so với người bình thường
Kiểm định sự khác biệt của chỉ số hormone đồng hóa(Insulin) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0.0003 < alpha 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về chỉ số hormone đồng hóa (Insulin) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0.0001 < alpha = 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có chỉ số hormone đồng hóa (Insulin) lớn hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt của chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0 < alpha = 0.05
⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0 < alpha
= 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt của chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0 < alpha = 0.05
⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0 < alpha
= 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người mắc bệnh tiểu đường có chức năng phả hệ bệnh tiểu đường (DiabetesPedigreeFunction) lớn hơn người bình thường.
Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi (age) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định 2 phía: với diff = 0, p-value = 0 < alpha = 0.05
⇒ Bác bỏ H0 Vậy có sự khác biệt về độ tuổi (Age) giữa bệnh nhân tiểu đường và người bình thường.
Kiểm định đuôi bên trái: với diff < 0, p-value = 0 < alpha
= 0.05 ⇒ Bác bỏ H0 Vậy người có độ tuổi càng lớn có khả năng bị bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường
Thông qua kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, ta thấy phần lớn các yếu tố như: chỉ số đường huyết, chỉ số BMI, độ tuổi, đều có sự khác biệt giữa bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và người bình thường Các yếu tố đó càng lớn thì khả năng người đó mắc bệnh càng cao Điều này gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của mỗi người, vì thế cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe, chú ý đến các chỉ số, yếu tố này để có cách phòng tránh bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe bản thân.