1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo dự án thống kê đề tài thực trạng sinh viên học đại ngày nay

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của tiểu luậnKhảo sát thực trạng: Đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng “học đại” trong sinh viên ngày nayPhân tích các yếu tố ảnh hưởng: Xác định các yếu tố dẫn đến tình trạn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

  

BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊ

ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG SINH VIÊN HỌC ĐẠI NGÀY NAY

Giảng viên hướng dẫn: Nhóm:

1

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

1 Giới thiệu 2

2 Mục tiêu của tiểu luận 2

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

3 Cơ sở lý thuyết 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

IV KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19

5 Kết luận 19

6 Khuyến nghị 19

Nhóm 5:

Trần Minh Khôi 2354010169Nguyễn Hoàn Tú Trâm 2354010470Nguyễn Hoàng Phúc 2354010324Trần Huỳnh Thừa 2354010442Phan Huỳnh Hương 2354010150Lương Thị Huyền Trang 2354010462Trần Thị Yến Nhi 2354010302

Đặng Phúc Thịnh 2354010399

2

Trang 3

I.MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu

Hệ thống giáo dục đại học đã và đang là con đường phổ biến mà nhiều bạn trẻ lựachọn với hy vọng mở ra những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn Tuy nhiên, việc vào đạihọc chỉ để có bằng cấp mà không chú trọng vào chất lượng học tập – hiện tượng "họcđại" – đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cánhân mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực của xã hội Câu hỏi đặtra là: "Liệu việc theo học đại học mà không thực sự đầu tư vào việc học có thực sựmang lại lợi ích lâu dài? Hay chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận giáo dục đại học đểđảm bảo rằng sinh viên không chỉ tốt nghiệp với tấm bằng, mà còn có kỹ năng và kiếnthức thực sự?" Đề tài “Thực trạng sinh viên học đại ngày nay” này sẽ đi sâu vào việckhảo sát, phân tích thực trạng “học đại” trong sinh viên, đồng thời tìm hiểu các nguyênnhân gây ra hiện tượng này, đánh giá hệ quả của việc "học đại" và đề xuất các giảipháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

2 Mục tiêu của tiểu luận

Khảo sát thực trạng: Đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng “học đại” trong sinh viên ngày nay

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng: Xác định các yếu tố dẫn đến tình trạng “học đại”.Đánh giá hệ quả: Xem xét tác động của việc "học đại" đối với sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

Đề xuất giải pháp: Đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng giáo dục đại học và khuyến khích sinh viên học tập một cách nghiêm túc.

Với mẫu nghiên cứu là 114 sinh viên Kết cấu của nghiên cứu bao gồm: phần một mở đầu, phần hai trình bày kết quả nghiên cứu, phần cuối cùng là kết luận và khuyến nghị.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3 Cơ sở lý thuyết

4 Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học đại học.Kích cỡ mẫu khảo sát: 114 mẫu.

3

Trang 4

Cách thức thu thập dữ liệu: Trực tuyến bằng Google form.Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu dựa theo phương pháp thuận tiện Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi cho việc tiếp cận đối tượng phù hợp với mục tiêu và ít tốn kém nhưng tính đại diện không cao ( vì khả năng được chọn của mẫu của các phầntử trong tổng thể không được tuân thủ) Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể chọn những phương pháp khác để dữ liệu thu thập có tính đại diện và tổng quát hóa cao hơn.

Phạm vi nghiên cứu:

Được thực hiện tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng Thông qua 2 bước: nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định tính và nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định lượng Mục đích sử dụng nghiên cứu sơ bộ định tính để nhằm phân tích và thu thập dữ liệu dựa trên việc mô tả hay quan sát về đặc tính của sinh viên như: năm học, ngành học… Từ đó đưa đến việc nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm sử dụng các số liệu để thu thập các thông tin và kiểm định giả thuyết Đề tài “Thực trạng sinh viên học đại ngày nay” được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát Khảo sát đượcthực hiện bằng trực tuyến nhờ vào công cụ Google Form.

Thời gian khảo sát:

Ngày 27/6/2024 đến ngày 12/7/2024 Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng excel Phân tích kết quả bằng phần mềm Excel.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích nghiên cứu

câu 1 : Đầu tiên chúng tôi phân tích để tìm ra tỷ lệ và số lượng sinh viên hiện đang họcở năm nào, sau đó tiến hành phân tích về các nhân tố ảnh hưởng về mặt tâm lý lẫn tinhthần đã tác động đến việc học và dẫn đến tình trạng học đại của sinh viên hiện nay Sau khi thu thập các mẫu từ google form và đã tiến hành phân tích dữ liệu bằng excel thì chúng tôi đã thống kê lại được số sinh viên ở các năm như sau:

4

Trang 5

Năm 1: 88 người ( 77,19% )Năm 2: 14 người ( 12.28% )Năm 3: 7 người ( 6,14%)Năm 4: 5 người (4,39%)

Theo như thống kê thì ta thấy được, tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 114 người Trong đó, sinh viên năm nhất chiếm 77,19% tương ứng với 88 người, sinh viên năm 2 chiếm 12,28% tương ứng với 14 người, sinh viên năm 3 chiếm 6,14% tương ứng với 7người, sinh viên năm 4 chiếm 4,39% tương ứng với 5 người Qua đó, ta thấy rằng thựctế là sinh viên năm nhất chưa có những định hướng rõ ràng Vì vậy, phần lớn dữ liệu phân tích sẽ xoay quanh sinh viên năm nhất, bởi vì các bạn là những người mới bước chân vào môi trường mới mang tên đại học và không thể tránh khỏi việc học đại.Câu 2:

5

Trang 7

Theo bảng thống kê, các ngành nghề: Công nghệ thông tin ( 14,9%), Marketing

(8,77%), Quản trị kinh doanh (18,4%) chiếm tỷ lệ cao nhất Một trong những lý do cácngành nghề này chiếm tỷ lệ cao do đây là các ngành đang hot hiện nay Có thể thấy lý do các bạn sinh viên chọn các ngành nghề này một phần do xu hướng chạy theo ngànhhot.

câu 3:

Hoàn toàn không thích: 1 người ( 0,88%)Không thích: 5 người (4,39%)

Bình thường: 10 người (8,77%)Thích: 49 người (42,98%)

Hoàn toàn thích: 49 người (42,98%)

Với đề tài “ Thực trạng sinh viên học đại ngày nay” thì việc yêu thích ngành học là yếu tố lớn nhất tác động đến các bạn sinh viên Qua các dữ liệu từ khảo sát và được phân tích bằng excel, số lượng sinh viên hoàn toàn yêu thích ngành học của mình chiếm 42,98%, tương đương 49 sinh viên Số lượng sinh viên yêu thích ngành học của mình chiếm 42,98%, tương đương với 49 sinh viên Số lượng sinh viên không thích

7

Trang 8

cũng không ghét ngành học của mình chiếm 8,77%, tương đương 10 người Số lượng sinh viên không thích ngành học của mình chiếm 4,39%, tương đương 5 người Số lượng sinh viên hoàn toàn không thích ngành học của mình chiếm 0,88%, tương đương 1 người Thái độ học tập của sinh viên phần lớn do ảnh hưởng của ngành học mình yêu thích Theo số liệu thống kê cho thấy, hầu hết các sinh viên khảo sát đều yêuthích ngành học của mình Thái độ thích hay không thích có thể thấy rõ ràng bắt đầu từnăm 2 trở lên, tức là đã có khoảng thời gian tiếp xúc và nghiên cứu ngành học đó Các bạn sinh viên bắt đầu nhận thức và định hướng được ngành học có phù hợp với mình hay không Nếu yêu thích tức là đã định hướng đúng ngay từ đầu, ngược lại không thích do đã định hướng sai hoặc chọn đại.

Câu 4:

8

Trang 10

Câu 5:

Lý do lại chọn ngành học:

Ngành học hứa hẹn một cuộc sống ổn định, hạnh phúc: 35.96% (41 người)

10

Trang 11

Để thỏa mãn đam mê, trau dồi thêm giá trị cho bản thân: 31.58% (36 người)Không có lý do rõ ràng: 22.81% (26 người)

Thoả mãn ước nguyện của người thân trong gia đình: 9.65% (11 người)

Thông qua phân tích này, chúng ta có thể thấy được xu hướng và ưu tiên của những người tham gia khảo sát trong việc chọn ngành học, Tỷ lệ lớn nhất của lí do chọn ngành là vì ngành hứa hẹn một cuộc sống ổn định, hạnh phúc chiếm 35,96% Lý do thỏa mãn đam mê và không có lý do rõ ràng cũng có tỷ lệ cao lần lượt chiếm 31.58% và 22.81% Cuối cùng, thỏa mãn ước nguyện của người thân trong gia đình chiếm 9.65% là lý do ít được nhắc đến nhất Số liệu cho thấy một phần lớn người tham gia khảo sát chọn ngành học dựa trên mong muốn có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc.Điều này có thể phản ánh xu hướng tìm kiếm sự bảo đảm và an toàn về mặt kinh tế và tâm lý.Một số người tham gia khảo sát cũng chọn ngành học dựa trên đam mê và mong muốn phát triển bản thân Đây là một yếu tố quan trọng thể hiện sự tự do và sự sáng tạo trong lựa chọn nghề nghiệp Mặc dù có số người ít, nhưng vẫn có những người chọn ngành mà không có lý do rõ ràng Điều này có thể cho thấy sự ảnh hưởng từ áp lực xã hội hoặc sự thiếu thông tin,khả năng hiểu biết về lựa chọn ngành.

Một số người chọn ngành để thoả mãn ước nguyện của người thân trong gia đình, cho thấy mối quan tâm và sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ và mong đợi từ gia đình.

Câu 6:

11

Trang 12

Thời gian học tập trong một ngày:Dưới 30 phút: 15 người (13.16%)

Từ 30 phút đến 1 tiếng: 32 người (28.07%)Từ 1 đến 2 tiếng: 24 người (21.05%)2 tiếng trở lên: 43 người (37.72%)

Dựa trên dữ liệu về thời gian học tập của sinh viên hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ hơn về thực trạng và xu hướng học tập của sinh viên hiện nay Có một nhóm đáng kể (37.72%) sinh viên dành từ 2 tiếng trở lên mỗi ngày cho việc học tập Điều này cho thấy sự cam kết mạnh mẽ và khả năng tự quản của sinh viên trong việc nghiên cứu và học tập Mặc dù có một phần sinh viên chỉ dành thời gian học tập rất ít dưới 30 phút (13.16%), nhưng phần lớn sinh viên (67.84%) dành từ 30 phút đến 2 tiếng mỗi ngày cho việc học tập, cho thấy sự phân bổ thời gian hợp lý để cân bằng giữa học tập và cáchoạt động khác Tuy nhiên, vẫn có một phần sinh viên (13.16%) chỉ dành rất ít thời gian cho học tập hàng ngày, điều này có thể phản ánh sự áp lực từ các yếu tố khác như công việc, hoạt động ngoài trường hay áp lực xã hội Sự đa dạng trong thời gian học tập của sinh viên cho thấy rằng mỗi cá nhân có cách tiếp cận và cam kết riêng trong việc nghiên cứu Việc dành nhiều thời gian hơn cho học tập có thể dẫn đến hiệu quả học tập cao hơn và đạt được mục tiêu học tập cá nhân Đối với những sinh viên dành ít

12

Trang 13

thời gian hơn cho học tập, có thể cần cân nhắc và tối ưu hóa thời gian để đảm bảo đạt được thành công trong học tập và nghiên cứu.

Câu 7:

Hoàn toàn không hứng thú: 7 người (6,1%)Không hứng thú một phần: 2 người (1,8%)Bình thường: 49 người (43,0%)

Hứng thú một phần: 39 người (34,2%)Hoàn toàn hứng thú: 17 người (14,9%)

Theo như thống kê, ta thấy được trong tổng số 114 sinh viên tham gia khảo sát về việc hứng thú đến lớp, có 7 sinh viên hoàn toàn không hứng thú tương ứng với 6,1%, có 2 sinh viên không hứng thú một phần tương ứng với 1,8%, có 49 sinh viên cảm thấy bình thường tương ứng với 43,0%, có 39 sinh viên cảm thấy hứng thú tương ứng với 34,2% và 17 sinh viên còn lại hoàn toàn hứng thú tương ứng với 14,9% Từ những dữ liệu trên cho thấy đa số các bạn cảm thấy ổn và thích thú khi đến lớp, điều đó xuất pháttừ sự yêu thích ngành học, mê các hoạt động ở lớp và mong muốn học cái mới Tuy nhiên, vẫn còn một số ít sinh viên có cảm giác ngược lại, xuất phát từ việc chọn ngành học không phù hợp, quá sức với bản thân, mê chơi hoặc không cân bằng được việc đi làm thêm và đi học Qua đó, ta thấy rằng, bản thân mỗi sinh viên cần nghiêm túc, cẩn thận và tìm hiểu kĩ sở thích bản thân, hoàn cảnh, kinh tế gia đình và về các ngành

13

Trang 14

trước khi quyết định theo học, như vậy mới có thể có sự đam mê, kiên trì và đạt được kết quả tốt trong học tập.

Câu 8:

Trong giờ học:

Tập trung 0%: 3 ngườiTập trung 25%: 6 ngườiTập trung 50%: 32 ngườiTập trung 75%: 64 ngườiTập trung 100%: 9 người

Từ cuộc khảo sát 114 sinh viên, ta thấy trong giờ học, sinh viên khá chăm chú, cụ thể tập trung 100% có 9 người, tập trung 75% có 64 người, tập trung 50% có 32 người Bên cạnh đó vẫn còn phần ít người bị xao nhãng gồm 3 người không tập trung và 6 người chỉ tập trung 25% Việc lơ là, không chăm chú trong giờ học sẽ gây ra hệ lụy khá nhiều như không hiểu bài, chán nản việc đến lớp, thậm chí là rớt môn Nhưng qua dữ liệu trên, ta thấy các bạn sinh viên cũng khá chú ý, nghiêm túc trong giờ học ở lớp.

Câu 9:

14

Trang 15

Mục tiêu trong quá trình học tập:

Tích lũy kiến thức,kĩ năng để phát triển bản thân : 81 ngườiVừa đủ điểm qua môn: 15 người

Xét tuyển học bổng: 13 người

Gây ấn tượng với bạn bè, người thân: 5 người.

Từ khảo sát thực tế có số liệu cụ thể ta thấy rõ được rằng mục tiêu trong quá trình học tập của sinh viên là tích luỹ kiến thức, kĩ năng để phát triển bản thân là chủ yếu

( 71,05%~81 người) phần còn lại là học để đủ điểm qua môn chiếm tỷ lệ phần trăm cao thứ 2 ( 13,15%~15 người) Mục tiêu của sinh viên học để xét tuyển học bổng đứngthứ ba ( 11,4%~13 người) và học để gây ấn tượng với bạn bè, người thân đứng

cuối( 4,39%~5 người) Dữ liệu đã chứng minh sinh viên vẫn quan tâm việc tích lũy kiến thức chuyên môn và học kĩ năng là chính.

Câu 10:

15

Trang 16

Việc giả sử không có hình phạt của giảng viên khi sinh viên nghỉ học không xin phép vào buổi học mà sinh viên không thích được thể hiện qua biểu đồ sau:

Có thể xảy ra: 45,6%( cao nhất)Chắc chắn xảy ra: 22,8%( thứ 2)Có thể không xảy ra: 18,4%( thứ 3)

Chắc chắn không xảy ra : 13,2%( cuối cùng)

Như vậy, cần có hình phạt để răng đe sinh viên khi nghỉ học không xin phép, nếu không có hình phạt, giữa việc thích học và phải học, sinh viên sẽ dễ hiểu lầm từ đó đưara quyết định sai lầm và dẫn đến kết quả là “ học đại” chứ không phải “ đại học” Tỷ lệsinh viên có thể nghỉ học vì môn học không thích chiếm tỷ lệ cao nhất( 45,6%), một con số đáng báo động, nếu đó là môn học nền tảng thì sẽ gây ra hậu quả rất to lớn Ảnhhưởng đến tương lại và kiến thức chuyên môn mà một sinh viên cần có.

Câu 13:

16

Trang 17

Hoàn toàn không đồng

Bạn có những dự định gì cho nghề nghiệp trong tương lai khi tốt nghiệp đại học?

Có dự định sẽ kiếm việc làm đúng với ngành học: 47 người (41,23%)

Chưa có dự định phù hợp, vì bản thân còn đang mơ màng: 27 người (23,68%)Hoàn toàn có những dự định rõ ràng và chi tiết trong tương lai: 27 người (23,68%)Hoàn toàn chưa có dự định gì: 13 người (11,4%)

17

Trang 18

Từ bảng trên với đề tài “ Thực trạng sinh viên học đại ngày nay”, ta có thể thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai khi tốt nghiệp đại học là điều rất quan trọng Tỉ lệ những người hoàn toàn chưa có dự định gì rất thấp chiếm 11,4% tương đương với 13 người Trong khi đó tỉ lệ sinh viên có dự định sẽ kiếm việc làm đúng với ngành họckhá cao chiếm 41,23% tương đương với 47 người Hiện nay, công việc làm thêm rất đa dạng, các bạn sinh viên nên chọn cho mình một công việc phù hợp, bổ trợ cho chuyên ngành mà mình đang theo học Bởi điều đó sẽ giúp sinh viên tích lũy được rất nhiều kỹ năng công việc Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc đúng ngành nghề cũng làđiểm cộng trong hồ sơ xin việc sau này Ví dụ sinh viên học Tài chính – Kế toán thì cóthể tìm việc làm như thu ngân, nhập sổ sách, số liệu… Còn lại số sinh viên chưa có dự định phù hợp, vì bản thân còn đang mơ màng và sinh viên hoàn toàn có những dự địnhrõ ràng và chi tiết trong tương lai có tỉ lệ bằng nhau là 23,68% tương đương với 27 người Định hướng nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp sinh viên được làm công việc phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, từ đó đảm bảo chất lượng cuộc sống cả về khía cạnh vật chất và tinh thần Quyết định nghề nghiệp sai lầm sẽ khiến bạn cảm thấy chánnản, bất lực, bế tắc và mất niềm tin vào chính mình Việc hướng nghiệp chính xác ngay từ đầu giúp sinh viên chạm đến thành công nhanh hơn vì công việc ấy nằm đúng sở trường và đam mê của mình.

Trang 19

Bản thân có cảm giác tội lỗi vì không kiếm được việc làm như mong đợi: 17 người (14,91%)

Hối hận nhưng sẽ chấp nhận và thích nghi với cuộc sống ấy: 14 người (12,28%)Cảm thấy đã lãng phí thời gian và tiền bạc: 12 người (10,53%)

Qua bảng khảo sát và số liệu trên, ta dễ dàng thấy được rằng số sinh viên cảm thấy đâylà cơ hội để bản thân học hỏi thêm các kiến thức nghề nghiệp khác chiếm tỉ lệ lớn nhấtlà 71 người tương đương với 62,28% Những kiến thức tại trường lớp chỉ được gói gọntrong những trang lý thuyết dài, thiếu không gian cho việc áp dụng những lí thuyết đó vào thực tiễn Qua việc trải nghiệm những lĩnh vực mới, bản thân có thể được học và áp dụng ngay trong chính công việc mà mình đang trải nghiệm Khi tìm được niềm yêu thích thực sự của mình, bản thân sẽ có động lực và hứng thú để hoàn thành công việc đó hơn so với một công việc lương cao nhưng nhàm chán Những sinh viên còn lại thì có hướng suy nghĩ khác, làm công việc trái ngành là một thất bại đối với họ Bản thân có cảm giác tội lỗi vì không kiếm được việc làm như mong đợi là 17 người chiếm tỉ lệ 14,91%, hối hận nhưng sẽ chấp nhận và thích nghi với cuộc sống ấy có 14 người với tỉ lệ 12,28% Số sinh viên còn lại sẽ cảm thấy đã lãng phí thời gian và tiền bạc chiếm 10,53% tương đương với 12 người Có thể nói, mặc dù làm công việc trái ngành không phải là trường hợp của đại đa số, nhưng có một sự thật là các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực có trình độ cao Họ luôn tìm kiếm những người có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc Và lẽ đương nhiên, việc làm trái ngành là không có chuyên môn của ngành mới, xem như bản thân đã đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác.

IV.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5 Kết luận6 Khuyến nghị

19

Ngày đăng: 06/08/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w