1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo đồ án nhập môn đề tài tham quan doanh nghiệp

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tham Quan Doanh Nghiệp
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Trần Thị Mi Xơn, Trần Thượng Quảng
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Hóa Học
Thể loại Báo cáo đồ án nhập môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 862,78 KB

Nội dung

Các danh hiệu cao quý:– Năm 2010: Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng ba.– Năm 2011: Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua.– Năm 2012: Công ty được Thủ tư

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

- -BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

ĐỀ TÀI:

THAM QUAN DOANH NGHIỆP

Giảng viên giảng dạy

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Lịch sử công ty

1.1: Cơ sở vật chất, đất đai nhà xưởng 2

1.2: Nhân lực, chuyên môn, kỹ thuật, quản lí 3

1.3: Trình độ công nghệ 5

1.4: Nguồn nguyên liệu 6

Chương II: Nội quy an toàn lao động 2.1: Công tác an toàn lao động máy móc 6

2.2: Công tác phòng cháy, chữa cháy 7

2.3: Công tác cấp cứu tan nạn lao động 9

Chương III: Quy trình công nghệ sản xuất Tìm hiểu dây chuyền sản xuất ure mới 11

Trang 3

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ CÔNG TY

1.1.Cơ sở vật chất, đất đai, nhà xưởng

Ngày 18/2/1959 Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Trung Quốc hiệp định về việc

Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng nhà máy Phân đạm Đây là món quà tặng biểu tượng cho tình hữu nghị của Đảng và nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam

Đầu năm 1960 nhà máy Phân đạm đầu tiên của Việt Nam được

khởi công xây dựng trên mảnh đất 40ha thuộc xã Thọ Xương cách

thị xã Bắc Giang về phía bắc 1km (nay thuộc phường Thọ Xương,

thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) Sau 5 năm xây dựng, Nhà

máy đã hình thành với tổng số 130 công trình

Ngày 03/02/1965 khánh thành Phân xưởng Nhiệt điện Ngày

19/05/1965 Phân xưởng Tạo khí đã khí hoá than thành công (đã

sản xuất được khí than để làm nguyên liệu sản xuất Amôniắc)

Ngày 01/06/1965 Xưởng Cơ khí đi vào hoạt động Tuy nhiên cuộc chiến tranh phá

hoại của đế quốc Mỹ đã làm dang dở và kéo dài ngày sản xuất bao đạm đầu tiên tới 10

năm sau Để bảo vệ tính mạng của công nhân và tài sản của Nhà nước, Chính phủ đã

quyết định đình chỉ việc đưa nhà máy vào sản xuất Phân xưởng Nhiệt điện chuyển

thành nhà máy Nhiệt điện Hà Bắc bám trụ sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng

Xưởng Cơ khí chuyển thành Nhà máy Cơ khí hoá chất Hà Bắc sơ tán lên Lạng Giang và

sản xuất theo nhiệm vụ thời chiến, Khu Hoá tháo dỡ thiết bị đưa trở lại Trung Quốc

Trong 2 cuộc chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã đánh phá Nhà máy Điện 52 trận

với hàng ngàn tấn bom đạn Tự vệ nhà máy đã tham gia chiến đấu 63 trận, góp phần bắn

rơi một máy bay Mỹ và bắn bị thương một số chiếc khác

Đầu năm 1973, Nhà máy được khôi phục xây dựng và mở rộng, ngày 01/05/1975 Chính phủ hợp nhất Nhà máy Điện Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí Hoá chất Hà Bắc và các phân xưởng Hoá thành lập Nhà máy Phân đạm Hà Bắc Ngày 12/12/1975 sản xuất ra bao đạm mang nhãn hiệu Lúa vàng đầu tiên

Ngày 30/10/1977 Phó Thủ tướng Đỗ Mười cắt băng khánh thành Nhà máy Phân

Đạm Hà Bắc, đứa con đầu lòng của ngành sản xuất đạm Việt Nam

Năm 1976-1983 sản xuất gặp nhiều khó khăn, sản lượng năm 1981 chỉ đạt 9000 tấn

đạm urê bằng 9% công suất thiết kế Ngày 17/01/1983 Chủ tịch Hộ đồng Bộ trưởng có

Chỉ thị 19-CP nhằm duy trì và đẩy mạnh sản xuất của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc

Trang 4

Ngày 10/10/1988 Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hoá chất

Hà Bắc

Ngày 13/02/1993 đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc

Ngày 20/10/2006 chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc

Trong quá trình phát triển, Công ty đã được sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Các đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Trần Đức Lương đã về thăm và làm việc tại Công ty

1.2.Nhân lực, chuyên môn, kỹ thuật, quản lí

Kể từ khi đưa Nhà máy vào sản xuất năm 1976 đến nay, Công ty đã sản xuất hơn 2 triệu tấn đạm urê, 2 tỷ KWh điện, 45.000 tấn NH3 thương phẩm, 180.000 tấn phân trộn NPK, 30.000 tấn CO2 lỏng rắn chất lượng cao, 3.500.000 chai Oxy thương phẩm, 1500 tấn than hoạt tính phục vụ nền kinh tế quốc dân

Các danh hiệu cao quý:

– Năm 2010: Công ty được Chủ tịch nước tặng Huân chương độc lập hạng ba

– Năm 2011: Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua

– Năm 2012: Công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ Thi đua

Ngày 01/01/2016 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc

Ngành nghề kinh doanh:

– Sản xuất, kinh doanh phân đạm Urê;

– Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón;

– Sản xuất, kinh doanh hóa chất;

– Sản xuất, kinh doanh Amôniắc lỏng;

– Sản xuất, kinh doanh Các bon điôxít (lỏng,

rắn);

– Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khí

công nghiệp

– Sản xuất, kinh doanh điện và hàng cơ khí

– Xây lắp công trình công nghiệp; xây lắp công trình dân dụng; tư vấn hoạt động xây dựng; thiết kế thiết bị, công nghệ công trình hóa chất

– Kinh doanh xuất, nhập khẩu phân bón, hóa chất và các sản phẩm khí công nghiệp

Công ty luôn chủ động, linh hoạt trong điều hành phương thức sản xuất, kinh doanh; chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm giữa urê và NH3 theo nhu cầu thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Nhờ vậy, sản phẩm sản xuất đến đâu bán hết đến đó,

Trang 5

gần như không có hàng tồn kho, tốc độ quay vòng vốn nhanh, góp phần bảo đảm cân

đối dòng tiền cho hoạt động của công ty

Các đơn vị thành viên Công ty gồm 12 phòng Kỹ thuật, Nghiệp vụ, 10 đơn vị sản xuất

bao gồm:

Các phòng Nghiệp vụ:

Văn phòng công ty

Phòng Tổ chức nhân sự

Phòng Kế hoạch – Đầu tư

Phòng Thị trường

Phòng Kế toán thống kê tài chính

Phòng Vật tư vận tải

Phòng Bảo vệ quân sự

Phòng Y tế

Các phòng kỹ thuật:

Trang 6

Phòng Kỹ thuật Sản xuất

Phòng Điện – Đo lường – Tự động hoá

Phòng Cơ khí – Xây dựng

Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)

Các đơn vị sản xuất – kinh doanh:

Xưởng Than

Xưởng Nước

Xưởng Nhiệt

Xưởng Tạo khí

Xưởng Amôniắc

Xưởng Tổng hợp Urê

Xưởng thành phẩm

Xưởng Điện

Xưởng Đo lường – Tự động hoá

Xưởng Sửa chữa và lắp đặt thiết bị hoá chất

1.3.Trình độ công nghệ

Năm 2006 năng lực sản xuất đã đạt được những thành tựu sau:

+ urea hơn 170 000 tấn/ năm

+ NH3 đạt 100 000 tấn/ năm

+ CO2 lỏng, rắn đã sản xuất được 30 000 tấn/ năm

Và để đạt được những con số trên thì các sản phẩm đều được áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:200 từ năm 2007 và có những danh hiệu chất lượng sản phẩm uy tín tạo tin tưởng cho người dùng trên thị trường

Hiện tại công ty còn áp dụng những quy trình sản xuất công nghệ cao vào các loại

phân đạm và nâng cao chất lượng các thành phẩm để tạo nên một thương hiệu uy tín Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược

phát triển công ty trong giai đoạn tiếp theo để

đảm bảo đáp ứng được lượng cung cầu cần

thiết cho người tiêu dùng và nền nông nghiệp

nước nhà, hạn chế tình trạng nhập khẩu, tiến

tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế

1.4 Nguồn nguyên liệu

Sản phẩm chính của Công ty là phân đạm Urê, ngoài ra Công ty còn sản suất thêm các sản phẩm phụ khác như: phân NPK, CO2 lỏng và rắn, Amoniắc lỏng, Oxi, than hoạt

Trang 7

tính Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm trên chủ yếu từ than đá, không khí, hơi nước

Quy mô công suất:

- Công suất thiết kế ban đầu: khoảng 100.000 tấn ure/ năm

- Giai đoạn 1976-1983 gặp nhiều khó khăn, sản lượng năm 1981 chỉ đạt 9000 tấn

đạm urê bằng 9% công suất thiết kế

- Sản lượng ure qua các năm: năm 1991: 44.891 tấn, năm 1996:120.690 tấn năm

2006: 173.553 tấn, năm 2007: 183.618 tấn

- Sản lượng ure hiện nay trên 200.000 tấn/năm, từ năm 2014 : 500.000 tấn/năm

CHƯƠNG II: NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG

2.1 Công tác an toàn máy móc lao động

A Quy trình kỹ thuật an toàn cấp 1

1 Mọi cán bộ công nhân viên chức trước khi vào làm việc không được uống rượi, bia

và phải được nghỉ ngơi thoả đáng

2 Phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chế độ nội quy của Công ty, Xưởng, phân Xưởng

3 Cấm đi lại lung tung, phải mặc quần áo thao tác gọn gàng, có đầy đủ trang bị phòng

hộ lao động

4 Không tự ý đóng mở, othao tác, sử dụng các máy móc, thiết bị không phải phạm vi mình quản lý, chấp hành nghiêm kỷ luật, lao động, cấm ngủ gật, không có nhiệm vụ không được vào Xưởng cũng như nơi làm việc

5 Cấm hút thuốc lá và những việc gây ra tia lửa, khi cần phải làm đầy đủ các thủ tục mới được phép dùng lửa

6 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình thao tác và các quy trình kỹ thuật an toàn, biết cách xử dụng các loại mặt nạ Làm việc trên cao từ 3 m trở lên phải đeo dây an toàn, túi đựng dụng cụ

Trang 8

7 Không phải công nhân điện, không được sửa chữa các thiết bị về điện

8 Cấm đứng ở nơi có khí độc tụ lại, không đứng ở những nơi đang phóng (xả) khí độc

9 Cấm đi lại và đứng ở những nơi đang cẩu vật lên cao, gần thiết bị đang chuyển động, nơi đang xì dò, nơi đang thử áp các thiết bị, nơi đang xảy ra sự cố

10 Biết xử dụng các trang thiết bị cứu hoả, biết số điện thoại của bộ phận cứu hoả

11 Cấm phơi quần áo, để vật dễ cháy trên đường ống thiết bị có nhiệt độ cao

12 Khi xảy ra sự cố, không đựơc hoảng sợ bỏ chạy, khi xảy ra sự cố nhanh chóng tìm cách xử lý và báo cáo các đơn vị liên quan biết

13 Những bộ phận chuyển động, hướng có tiếp xúc phải có bảo hiểm 14- Khi đào đất phải được phép của phòng Cơ khí, phòng Đ- ĐLTĐH, Phòng KTCN

B Quy trình an toàn cấp II

1 Công nhân đi ca phải chấp hành mọi quy định về an toàn của Công ty, phải ghi chép đầy đủ, trung thực các số liệu khống chế ghi vào báo biểu

2 Tích cực học tập tham gia các hoạt động về an toàn

3 Công nhân mới vào làm việc phải được học và kiểm tra sát hạch hợp cách về an toàn 3 cấp

4 Khi vào các thùng, tháp để sửa chữa phải được phân tích khí độc hợp cách và có người bảo vệ thì mới được tiến hành làm việc

5 Khi thao tác sửa chữa các đường dịch NH3 phải xả hết áp, trao đổi để đuổi hết khí độc mới tiến hành sửa chữa sau khi đã có phiếu phân tích hợp cách

6 Khi vận hành các thiết bị chuyển động nghiêm cấm không được mang găng tay, tóc phải cuốn gọn, đội mũ

7 Không được hút thuốc lá trong Xưởng, không được tùy tiện dùng lửa, khi cần phải

có giấy cho phép

8 Mọi công nhân phải nắm được nơi để dụng cụ cứu hoả, mặt nạ phòng độc v.v nhớ

số điện thoại của trạm cấp cứu và cứu hoả để liên hệ khi cần thiết

9 Trong sản xuất phải đề phòng bỏng dịch Urê, hơi nước, chú ý các chất độc hại sau:

- NH3 phải (0,02 mg/l)

- CO2 phải (0,1 %V)

- H2S phải (0,01 mg/l)

- CO phải (0,03 mg/l)

10 Khi làm việc ở trên cao 3m trở lên (nơi có khí độc hại) phải đeo dây an toàn

11 Công tác sửa chữa các van và thiết bị quan trọng của Xưởng phải được ghi chép vào hồ sơ cẩn thận, phải nắm vững tình hình vận hành, kiểm tra định kỳ đề phòng sự cố xảy ra Lưu đồ công nghệ trong công ty

2.2.Công tác phòng cháy chữa cháy

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó

Trang 9

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại

bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn

2 Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm

đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn

3 Sự cố, tai nạn là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc

đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản

4 Phòng ngừa sự cố, tai nạn là các hoạt động nhằm loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra sự cố, tai nạn, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng phòng tránh, thoát nạn; thẩm định, thẩm duyệt, kiểm định về các điều kiện bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, tài sản đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị; theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện an toàn, phòng, chống sự cố, tai nạn; xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ; tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ

5 Cơ sở là từ gọi chung cho công ty, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác

Điều 4: Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ

1 Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ

2 Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ

3 Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ

Điều 5 Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa

cháy

1 Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các

sự cố, tai nạn dưới đây:

a) Sự cố, tai nạn cháy;

b) Sự cố, tai nạn nổ;

c) Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

d) Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

đ) Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

e) Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu; g) Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

Trang 10

h) Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

i) Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật

2 Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm

2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (sau đây viết gọn là Nghị định số30/2017/NĐ-CP); cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

Điều 6: Các hành vi nghiêm cấm

1 Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi

2 Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa, cứu nạn, cứu hộ

3 Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả

4 Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ

5 Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân

2.3 Cấp cứu tan nạn lao động

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư

trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó

Điều 3 Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại

bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w