1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo dự án thống kê đề tài mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên ueh trong quá trình làm việc nhóm

48 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • I) Bối cảnh nghiên cứu (10)
  • II) Cơ sở lý thuyết (10)
  • III) Mục tiêu đề tài (12)
  • IV) Đối tượng nghiên cứu (12)
  • V) Lí do lựa chọn đề tài (12)
  • VI) Thông tin cần thu thập để nghiên cứu (13)
  • VII) Phương pháp nghiên cứu (13)
  • VII) Tài liệu tham khảo (14)
  • Phần 1: Thông tin chung (15)
  • Phần 2: Quá trình làm việc nhóm (18)
  • Phần 3: Mức độ hài lòng của sinh viên (36)
  • Kết luận (42)
  • PHỤ LỤC (43)

Nội dung

Trang 1 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhUniversity of Economics Ho Chi Minh City BÁO CÁO DỰ ÁN THỐNG KÊĐề tài:Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viênUEH trong quá trình là

Bối cảnh nghiên cứu

“Làm việc nhóm” đã không còn là một hoạt động xa lạ, gắn chặt với công việc, học tập của hầu hết tất cả mọi người “Làm việc nhóm” hay thường được gọi là “teamwork” luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Mỗi bạn sinh viên đều đã phải hợp tác với nhau để làm việc nhóm để hoàn thành các bài tập giảng viên yêu cầu, tổ chức các sự kiện trong các câu lạc bộ,

Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả khi làm việc nhóm sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:trưởng nhóm (leader), thành viên nhóm (teammate), thời gian dành ra để làm việc nhóm, Đặc biệt, do tần suất làm việc nhóm không thường xuyên ở cấp trung học, các bạn sinh viên năm nhất thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn Với mong muốn hiểu rõ hơn về thực trạng làm việc nhóm của các sinh viên UEH hiện nay, chúng tôi đã chọn chủ đề “Mức độ hài lòng và hiệu quả của sinh viên UEH trong quá trình làm việc nhóm” làm đề tài nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết

“Làm việc nhóm” - “teamwork” là sự hợp tác làm việc để cùng đạt được mục đích cuối cùng bởi một nhóm người, là một phương pháp làm việc vô cùng quen thuộc trong tất cả môi trường, từ học tập, làm việc đến vui chơi, giải trí Mấu chốt của “làm việc nhóm” là sự tương tác, hỗ trợ nhau thường xuyên, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm Ngoài ra, các thành viên nhóm có thể sử dụng những kỹ năng của bản thân nhằm đóng góp, xây dựng công việc nhóm tốt hơn.

2 Hiệu quả làm việc nhóm

Về định nghĩa “hiệu quả làm việc nhóm”, theo Hackman (1990) và Sundstrom (1999), đó là mức độ mà kết quả công việc cuối cùng của nhóm đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá, sự kỳ vọng của người khác về chất lượng, số lượng, hiệu suất công việc, đồng thời thể hiện sự hài lòng của các thành viên cũng như cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của các cá nhân trong tương lai Ngoài ra, một nhóm làm việc hiệu quả còn thể hiện ở tính duy trì bền vững, nhóm không có bất đồng, mâu thuẫn nội bộ và có thể tiếp tục thực hiện các chức năng khác sau khi đã kết thúc công việc Tính bền vững vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình làm việc nhóm (Berkowitz, 1954).

Các yếu tố đánh giá hiệu quả làm việc nhóm:

● Lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm

● Động viên, khích lệ tinh thần, quan tâm chân thành đến các thành viên khác

● Tích cực phát biểu ý kiến, chủ động đưa ra yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết

● Các kênh giao tiếp rõ ràng, linh hoạt, kịp thời

● Các thành viên có kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận

● Chất lượng, năng suất làm việc của từng cá nhân

● Sự lãnh đạo, dẫn dắt, ủy quyền trách nhiệm của người lãnh đạo, v.v.

3 Thực trạng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay Đa số các trường Đại học tại Việt Nam hiện nay thực hiện quy chế đào tạo tín chỉ, dần dần đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó hoạt động làm việc nhóm giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động, tư duy phản biện, tinh thần tự học Các giảng viên hiện nay đã tích cực áp dụng các hoạt động làm việc nhóm trong các buổi học, góp phần tạo nên các sản phẩm trí tuệ chất lượng, tạo ra cơ hội giúp sinh viên lĩnh hội tri thức hiệu quả Tuy nhiên, dù đã nhận thức được ý nghĩa của phương pháp học tập này, nhiều sinh viên vẫn lo lắng, gặp nhiều khó khăn khi làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm chỉ mang tính hình thức, tập trung vào thành quả, chú trọng điểm số mà không quan tâm đến quá trình làm việc, hợp tác để tạo ra sản phẩm Sự đánh giá điểm số của các nhóm còn chủ quan, chỉ đánh giá biểu hiện từng thành viên chứ không cho điểm hoạt động làm việc của nhóm Ngoài ra, tinh thần chủ động, ý thức tham gia đóng góp ý kiến của sinh viên còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm.

Tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), hoạt động làm việc nhóm diễn ra thường xuyên, không chỉ ở các môn học chuyên ngành mà còn xuất hiện ở các môn đại cương, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, phong trào sinh viên, Ngay từ năm nhất, các tân sinh viên đã được hướng dẫn về phương pháp làm việc nhóm thông qua các buổi sinh hoạt định hướng đầu năm học, qua sự chỉ dẫn của giảng viên từ những môn học đầu tiên Với hình thức đăng ký tín chỉ, nhiều sinh viên dễ dàng duy trì các nhóm đã gắn bó từ năm nhất, tiếp tục làm việc trong các môn học, dự án tiếp theo Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, phần lớn sinh viên đều từng gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc nhóm, hầu hết xuất phát từ cách quản lý nhóm, mâu thuẫn nội bộ, sự thất vọng trước kết quả không đạt yêu cầu, Một số sinh viên liên tục thay đổi nhóm làm việc do thiếu kỹ năng, kiến thức chuyên môn, thái độ không đúng mực, dẫn đến tình trạng các thành viên khác không hài lòng và không thể duy trì nhóm làm việc trước đó.

Mục tiêu đề tài

● Mục tiêu 1: Tìm hiểu góc nhìn chung của mọi người về vấn đề “Làm việc nhóm” trong môi trường học tập nói riêng

● Mục tiêu 2: Hoàn thành báo cáo theo tiêu chuẩn của môn học "Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh"

Thêm vào đó, chúng tôi cũng tự đặt ra các mục tiêu riêng cho bản thân từng thành viên trong nhóm:

● Mục tiêu 1: Củng cố kiến thức đã học của môn "Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh" qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu

● Mục tiêu 2: Nâng cao kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm trong xuyên suốt 5 tuần làm việc

● Mục tiêu 3: Có cái nhìn chính xác hơn khi gặp phải các vấn đề, sự kiện trong xã hội hiện nay.

Lí do lựa chọn đề tài

- Đề tài thực tế, gần gũi với sinh viên.

- Chúng tôi chọn đề tài trên vì muốn tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm và cái nhìn tích cực hơn trong quá trình học tập, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, trao đổi kiến thức một cách dễ dàng, thuận tiện.

- Ứng dụng những kiến thức và kĩ năng đã học cùng các công cụ hỗ trợ xử lí số liệu vào thực tiễn nghiên cứu đề tài nhóm.

Thông tin cần thu thập để nghiên cứu

● Giới tính của đối tượng khảo sát

● Bạn đã từng làm việc nhóm chưa?

● Bạn có nghĩ làm việc nhóm hiệu quả hơn làm việc cá nhân?

● Bạn thường làm việc nhóm cho mục đích gì? Và theo hình thức nào?

● Tần suất tham gia làm việc nhóm trong một học kỳ?

● Bạn thường đảm nhận vai trò nào?

● Số lượng thành viên tham gia bạn cho là hiệu quả nhất?

● Thời gian trung bình (phút) bạn dành ra mỗi lần làm việc nhóm

● Bạn đã từng tham gia các khóa học hay các buổi hội thảo chia sẻ về kỹ năng làm việc nhóm chưa?

● Bạn từng nhận số điểm cao nhất và thấp nhất khi làm việc nhóm là bao nhiêu?

● Mức độ ảnh hưởng từ khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng, sự hợp tác của các thành viên đến kết quả làm việc nhóm?

● Làm việc nhóm tác động như thế nào đến kết quả học tập của bạn?

● Trong tương lai bạn vẫn sẵn sàng làm việc nhóm?

Phương pháp nghiên cứu

- Chọn vấn đề để nghiên cứu

- Lập ra những câu hỏi khảo sát về vấn đề trên

- Thiết kế bộ câu hỏi gồm 18 câu trên Google form

- Gửi form khảo sát cho 150 sinh viên thông qua các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,…

- Sử dụng Google form, SPSS, Excel để thống kê, thu thập dữ liệu và tiến hành làm bài báo cáo

- Phân tích các kết quả đã thu được và bắt đầu làm báo cáo dựa vào những phân tích đó.

Thông tin chung

Câu 1: Giới tính của bạn là gì?

Bảng 1: Bảng tần số thể hiện tỷ lệ giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

Giới tính Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Lấy mẫu 150 sinh viên tham gia khảo sát Trong đó, có 101 sinh viên nữ chiếm 67.3 %, 49 sinh viên nam chiếm 32.7% Tỷ lệ sinh viên nữ chênh lệch hơn so với sinh viên nam Kết quả khảo sát được trình bày ở hình 1.

Câu 2: Bạn đang học khóa nào tại trường ?

Bảng 2: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên các khóa trong trường UEH.

Số lượng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét: Theo khảo sát, trong tổng số 150 sinh viên khảo sát có 33 sinh viên thuộc khoá 44, chiếm 22% Khoá 45 có 38 sinh viên chiếm 25.3%; khoá 46 chiếm 26.7% với 40 sinh viên và khoá 47 có 39 sinh viên chiếm 26%.

Câu 3: Nhóm ngành bạn đang theo học:

Bảng 3: Bảng tần số thể hiện các nhóm ngành của sinh viên

Nhóm ngành Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Quản trị, kinh doanh, marketing 56 0.373 37.3

Tài chính, Kế toán, kiểm toán 35 0.233 23.3

Nhận xét: Trong tổng số 150 sinh viên các khoá có 56 sinh viên thuộc các nhóm ngành quản trị, kinh doanh, marketing chiếm 37.3% Nhóm ngành tài chính, kế - kiểm toán có 35 sinh viên chiếm 23.3%; nhóm ngành kinh tế chiếm 17.4% (26 sinh viên); nhóm ngành ngoại ngữ và công nghệ thông tin có số lượng sinh viên bằng nhau (9 sinh viên) và chiếm 6%; còn lại 15 sinh viên thuộc nhóm ngành uật chiếm 10%.

Quá trình làm việc nhóm

Câu 1: Bạn đã từng làm việc nhóm chưa?

Bảng 4: Bảng tần số thể hiện tỷ lệ sinh viên đã từng và chưa từng tham gia làm việc nhóm

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét: Dựa trên dữ liệu khảo sát, ta thấy rằng có 147 sinh viên từ các khoá 44, 45, 46 và 47 (chiếm 98%) đều đã từng làm việc nhóm trong tổng số 150 sinh viên tham gia khảo sát, chiếm hầu như hoàn toàn số lượng sinh viên khảo sát, còn lại 2% (3 sinh viên) chưa bao giờ làm việc nhóm Qua đó, có thể khẳng định rằng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng, thiết yếu mà mỗi học sinh, sinh viên đều được thích nghi, trang bị những kiến thức phù hợp trong suốt quá trình học tập và làm việc để có thể đem lại năng suất hiệu quả nhất Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều sinh viên chưa được tiếp cận đến kỹ năng này Số ít này đều thuộc sinh viên khóa 47 chứng tỏ đây là những sinh viên khi mới vào trường chưa từng học tập theo hình thức làm việc nhóm Nhưng có thể suy ra rằng, trong tương lai chắc chắn những sinh viên này sẽ được tiếp cận, làm việc, và bổ sung nhiều kiến thức hơn về kỹ năng làm việc nhóm trong trường UEH.

Câu 2: Bạn thích làm việc nhóm theo hình thức nào?

Bảng 5: Bảng tần số thể hiện sự đồng tình về quan điểm “làm việc theo nhóm hiệu quả hơn làm việc cá nhân”

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm Đồng ý 129 0.878 87.8

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát của 147 sinh viên đã từng làm việc nhóm cho thấy hầu như sinh viên đồng tình với quan điểm trên với số lượng 129 sinh viên chiếm 87.8% và chỉ có 18 sinh viên chiếm 12.2% không đồng ý với quan điểm đó Có thể hiểu rằng số ít những sinh viên này đã gặp khó khăn, không hài lòng hoặc không phù hợp với công việc làm việc nhóm

 Nhiều bạn sinh viên đồng tình với quan điểm làm việc nhóm mang lại hiệu quả cao hơn làm việc cá nhân.

Câu 3: Tần suất tham gia làm việc nhóm (môn học, dự án, clb) của bạn trong 1 học kỳ?

Bảng 6: Bảng tần số thể hiện tần suất tham gia làm việc nhóm trong một học kì

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Tần suất sinh viên tham gia làm việc nhóm nhiều nhất là 4-6 lần/ học kì với

43.5% và thấp nhất là trên 9 lần/học kì có tỉ lệ là 8.8%

 Điều này cho thấy các bạn sinh viên có trung bình là 4 đến 6 môn trong học kì để học và làm việc chung với nhau

Câu 4: Bạn thường đảm nhận vai trò nào?

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện vị trí thường đảm nhận của sinh viên khi làm việc nhóm.

Vị trí Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Số người tham gia ở vị trí leader là 66% gấp gần 2 lần ở vị trí member là

34% Sinh viên thường có xu hướng chọn làm leader khi làm việc nhóm vì thấy được lợi ích phát triển bản thân, rèn luyện khả năng lãnh đạo, học hỏi nhiều hơn, thấu hiểu được năng lực cá nhân

Câu 5 Thời gian trung bình (phút) bạn dành ra mỗi lần làm việc nhóm?

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện thời gian trung bình mà sinh viên dành ra để làm việc nhóm

(phút) Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Từ (1) và (2) suy ra 180; 240; 360; 480 là các giá trị bất thường

Nhận xét: Dữ liệu về thời gian trung bình mà sinh viên dành ra để làm việc nhóm tập trung ở mức thấp, dao động ở phạm vi hẹp Gần 75% sinh viên tham gia khảo sát làm việc nhóm với thời gian từ dưới 100 (với 60 chiếm 31.29%).

Thời gian nhiều nhất mà sinh viên dành ra để làm việc nhóm được ghi nhận là 480 phút/lần và thời gian ít nhất được ghi nhận là 15 phút/lần Số trung vị nhỏ hơn số trung bình suy ra phân bố không đều, có hơn 50% sinh viên làm việc nhóm dưới thời gian trung bình của mẫu được khảo sát

Bên cạnh đó, phân tích trên cũng cho ta thấy một số trường hợp ngoại lệ có thời gian trung bình là 180, 240, 360, 480 nằm ngoài giới hạn từ -10 đến 150 Điều này có thể xuất phát từ những khó khăn trong vấn đề tranh luận, sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên khi làm việc nhóm làm kéo dài thời gian giải quyết vấn đề Mặt khác, độ khó của những bài tập/ tiểu luận nhóm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian làm việc nhóm với mục đích hoàn thành công việc một cách chất lượng và hiệu quả nhất Do đó, những bạn sinh viên này phải dành rất nhiều thời gian để làm việc nhóm so với thời gian trung bình mà số đông đã bỏ ra

Câu 6: Bạn thích làm việc nhóm theo hình thức nào?

Bảng 9: Bảng tần số thể hiện sự lựa chọn hình thức làm việc nhóm.

Hình thức Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Hầu hết sinh viên chọn hình thức làm việc nhóm là vừa online và offline Qua khảo sát, phần lớn sinh viên muốn kết hợp cả 2 để thuận tiện hơn, họp online cho những buổi tổng kết lại vấn đề để tiết kiệm thời gian, họp offline cho những buổi thảo luận ý kiến.

Câu 7: Số lượng thành viên tham gia nhóm bạn cho là hiệu quả nhất?

Bảng 10: Bảng tần số thể hiện số lượng thành viên trong một nhóm mà sinh viên cho là hiệu quả nhất.

Số lượng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Theo khảo sát, ta thấy sinh viên mong muốn số thành viên trong nhóm là 5-7 người Qua đó có thể thấy được, sinh viên cảm thấy rằng đây là số lượng vừa đủ không quá nhiều cũng không quá ít, không bị thiếu ý tưởng hoặc là mâu thuẫn ý tưởng với nhau.

Câu 8: Bạn thường làm việc nhóm cho mục đích gì?

Bảng 11: Bảng tần số thể hiện mục đích làm việc nhóm của sinh viên

Mục đích Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Chuẩn bị bài thuyết trình trên lớp

Chuẩn bị cho bài tiểu luận nhóm 101 0.2457 24.57

Khảo sát về mục đích làm việc nhóm thì có 138 câu trả lời chọn chuẩn bị bài thuyết trình nhóm, 101 câu trả lời chọn chuẩn bị cho bài tiểu luận nhóm, 65 câu trả lời chọn các hoạt động trong CLB, 106 trả lời chọn làm bài tập/deadline, khác là 1.

Theo dữ liệu khảo sát thì chuẩn bị bài thuyết trình trên lớp là cao nhất, có thể đây là việc mà các giảng viên yêu cầu nhiều trong các môn học nhằm tạo điều kiện cho các bạn làm việc cùng nhau, trao dồi kỹ năng thuyết trình.

Chuẩn bị cho bài tiểu luận và làm bài tập cũng được sinh viên chọn nhiều, đây là yêu cầu không thể thiếu của một môn học, việc làm này giúp sinh viên hoàn thiện khả năng của mình hơn Tham gia câu lạc bộ được chọn với số lượng trung bình cho ta thấy số lượng sinh viên tham gia câu lạc bộ không quá nhiều.

=> Có nhiều mục đích cho việc làm nhóm, nhưng có lẽ mục đích chung là giúp sinh viên phục vụ cho nhu cầu học tập, học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Trong vấn đề này, nhóm đặt ra một giả thuyết sau:

Giả sử có một bài nghiên cứu cho rằng, mỗi mục đích phục vụ cho việc làm nhóm dưới đây đều có ít nhất 50% sinh viên tham gia khảo sát từng thực hiện Kiểm định giả thuyết sau đây để đánh giá xem nghiên cứu này có đúng với cuộc khảo sát hay không Với mẫu gồm 147 quan sát, sử dụng mức ý nghĩa 5%

Ta có giá trị tỷ lệ tổng thể: p = 0.5, cỡ mẫu n = 147, 🙞 = 0.05 Vì n*p > 5 và n*(1 - p) >

5 nên ta có thể xấp xỉ phân phối mẫu của 🙞 bằng phân phối chuẩn chuẩn hóa

Gọi p là tỷ lệ sinh viên từng thực hiện cho mỗi mục đích làm việc nhóm.

Tiến hành kiểm định, ta được bảng sau:

Mục đích làm việc nhóm Số SV lựa chọn � ̅ z p-value Kết luận

Chuẩn bị bài thuyết trình trên lớp 138 0.9388 10.6403 1.0000 H0 đúng

Chuẩn bị cho bài tiểu luận nhóm

Các hoạt động cho CLB 65 0.4422 -1.4015 0.1616 Bác bỏ H0

Làm bài tập/deadline 106 0.7211 5.3614 1.0000 H0 đúng

Từ giá trị z, ta tìm được p-value từ bảng tra xác suất tích lũy của phân phối chuẩn chuẩn hóa Bác bỏ H0 nếu p-value < 🙞= 0,05.

Như vậy, từ kiểm định giả thuyết trên, ta có thể kết luận rằng trong cuộc khảo sát này có

3 mục đích là chuẩn bị bài thuyết trình trên lớp, chuẩn bị bài tiểu luận nhóm, làm bài tập/ deadline có tỷ lệ sinh viên thực hiện đạt trên 50% Các hoạt động cho CLB vẫn chưa đạt trên 50%.

Câu 9: Bạn đã từng tham gia khóa học hay các buổi hội thảo chia sẻ về kỹ năng làm việc nhóm chưa?

Bảng 12: Bảng tần số thể hiện tỉ lệ tham gia các khóa học liên quan đến làm việc nhóm của sinh viên

Tần số Tần suất Tần suất phần trăm

Nhận xét : Chúng tôi nhận thấy nhiều sinh viên ở UEH vẫn chưa từng tham dự các khóa học nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của mình vì một số lí do cá nhân Dựa vào kết quả khảo sát, có hơn một nửa số lượng sinh viên chưa từng tham gia các khóa học này (chiếm tỉ lệ là 55.1%) Bên cạnh đó vẫn có một số sinh viên đã tham gia các khóa học để nâng cao, phát triển kỹ năng làm việc nhóm của bản thân khi tỉ lệ “Đã từng” chiếm 44.9%

Mức độ hài lòng của sinh viên

Câu 1: Khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng ảnh hưởng đến kết quả làm việc nhóm?

Bảng 18: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng ảnh hưởng đến kết quả nhóm

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Nhận xét : Dựa vào biểu đồ histogram hình 15 ta có thể thấy hình dạng phân phối có khuynh hướng lệch phải Từ đó ta có thể suy ra rằng, khả năng lãnh đạo của nhóm trưởng ảnh hưởng lớn đến kết quả của nhóm Có đến 31% các bạn trường UEH cho rằng nhóm trưởng có ảnh hưởng rất tốt Đa phần số còn lại cho rằng kết quả làm việc nhóm có sự tác động nhóm trưởng là tốt chiếm 54%.

Câu 2: Mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm?

Bảng 19: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy mức độ hợp tác của các thành viên nhóm

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Nhận xét : Dựa vào hình 16 và bảng 19 ở trên, số sinh viên thể hiện ý kiến mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm là tệ và rất tệ chỉ có 5 sinh viên ( chiếm khoảng 2% ở mức độ tệ và 1% ở mức độ rất tệ) Những sinh viên này có thể đã đạt được số điểm học tập không cao, trong phạm vi từ 0 tới 6 điểm vì họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các thành viên nhóm dẫn đến số điểm họ nhận được không được ở mức thoả đáng Nhìn vào biểu đồ histogram hình 16 ta thấy biểu đồ phân phối lệch phải Vì thế mà ta thấy được phần lớn sinh viên UEH cho rằng mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm chọn tốt ( chiếm xấp xỉ 48%) và rất tốt

(chiếm xấp xỉ 29%) Nhóm phối hợp rất tốt và tốt là nhóm phát huy được tối đa khả năng của các thành viên vì mục tiêu chung của nhóm Giữa các thành viên có sự ăn ý, nhịp nhàng, hỗ trợ cùng giải quyết vấn đề cuối cùng của nhóm Bên cạnh đó có 30 sinh viên ( chiếm 20% ) cảm thấy bình thường với vấn đề này.

Câu 3: Làm việc nhóm tác động như thế nào đến kết quả học tập của bạn?

Bảng 20: Bảng tần số thể hiện tần suất người tham gia khảo sát cảm thấy tác động động làm việc nhóm đến kết quả học tập

Mức độ Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%)

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ histogram của hình 17, ta có thể thấy biểu đồ phân phối lệch phải, nhờ đó ta thấy rằng làm việc nhóm có ảnh hưởng tốt và rất tốt cho kết quả học tập của sinh viên UEH (chiếm xấp xỉ 81%) Dựa vào biểu đồ 13 điểm số cao nhất là 10 và trung bình điểm cao nhất là 9.22 càng chứng minh rằng làm việc nhóm ở sinh viên UEH đang thực hiện rất tốt dẫn đến kết quả cũng tốt Ngoài ra, có 17% sinh viên cho rằng làm việc nhóm có ảnh hưởng bình thường và 2% sinh viên cho rằng làm việc nhóm ảnh hưởng tệ đến kết quả học tập của họ và dựa trên biểu đồ 14 ta thấy 24 sinh viên có điểm từ 0-6 (chiếm xấp xỉ 16.4%) Có lẽ vì lối học “thụ động” phải lắng nghe, ghi chép phục vụ cho bài kiểm tra đã dần trở thành thói quen với mỗi sinh viên trong quá khứ Điều này vô tình đã làm cho sinh viên thiếu nhiều những kỹ năng cần thiết cho làm việc nhóm dẫn đến làm việc nhóm ở đại học có phần khó khăn hơn gây nên những kết quả học tập không tốt.

Câu 4 : Trong tương lai, bạn vẫn sẵn sàng làm việc nhóm?

Bảng 21 :Bảng tần số thể hiện tần suất của người tham gia khảo sát về việc sẵn sàng làm việc nhóm trong tương lai

Lựa chọn Tần số Tần suất Tần suất phần trăm(%) Đồng ý 142 0.966 96.6

Nhận xét : Phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đồng ý sẵn sàng làm việc nhóm trong tương lai (xấp xỉ 96.6% ), không đồng ý ( chỉ chiếm 3.4%) Chứng tỏ sinh viên UEH có xu hướng cởi mở hơn trong việc làm việc Đặc biệt, “làm việc nhóm” là một việc rất tốt và cần thiết không chỉ ở môi trường học tập mà còn ở cả môi trường làm việc, nó mang lại cho chúng ta những hiệu quả tốt nhất Dù là yếu tố tính chất công việc có yêu cầu cao hay chỉ là những công việc phổ thông, thì sự cần thiết của làm việc theo nhóm là không thể thiếu.

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w