1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx

118 734 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế, quá trình thực thi CSTT của Việt Nam đã có nhiều thay đổi căn bản và ngày càng trở nên thích ứng hơn với những mục tiêu điều tiết nền kinh tế, góp phần tích cực cho sự ổn định thị trường tài chính, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay kinh tế trong nước cũng như thế giới ngày càng có nhiều thay đổi khó lường đã khiến cho quá trình xây dựng và thực thi CSTT ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, mặc dù đã góp phần quan trọng trong tiến trình ổn định nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng nhưng CSTT ở nước ta vẫn còn bộc lộ không ít những bất cập và hạn chế. Các giải pháp đưa ra còn mang tính tình thế, tạm thời và chưa thật sự linh hoạt, thậm chí còn gây nên những bất ổn. Chẳng hạn, bằng việc liên tục thay đổi các mục tiêu điều hành CSTT NHNN đã góp phần kiềm chế lạm phát nhưng lại gây những tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, thị trường tài chính và cả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Từ chỗ các ngân hàng thiếu vốn nghiêm trọng trong giai đoạn đầu 2008 lại chuyển sang thừa vốn vào những tháng cuối năm 2008, trong khi các doanh nghiệp - đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lại đối mặt với hàng loạt khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Chính những diễn biến này cho thấy việc sửa đổi, hoàn thiện hơn nữa CSTT là đòi hỏi thực tế khách quan của nền kinh tế. Đó không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của NHNN, của các nhà lãnh đạo mà còn là nhiệm vụ bức thiết đối với mỗi chúng ta - những người nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế chính trị, những người góp tiếng nói của mình vào trong quá trình hoạch định đường lối, chính sách của đất nước. Vì vậy, việc nhận diện rõ ràng và cụ thể các mục tiêu của CSTT nhằm thực thi một CSTT linh hoạt, hữu hiệu, thích nghi tốt với diễn biến thời cuộc là yêu cầu bức thiết đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới. Với ý nghĩa đó, vấn đề “Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế ở nước ta, những nghiên cứu về CSTT ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng của Chính phủ, của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà quản trị… Nhiều công trình đã được công bố, chẳng hạn như: * Về sách, có một số cuốn sách đã được phát hành như - Nguyễn Võ Ngoạn (1996), Hệ thống công cụ CSTT quốc gia trong nền kinh tế thị trường”, NXB Tài chính. - Nguyễn Duệ (chủ biên), Nguyễn Văn Tiến, Tô Kim Ngọc (1999), Đồng tiền chung Châu Âu và CSTT của NHTW Châu Âu, NXB Thống kê - Lê Vinh Danh (2005), CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW, NXB Tài chính. * Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: - Đặng Chí Chơn (1995), NHNN và việc thực thi có hiệu quả CSTT trong cơ chế thị trường Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế: 5.02.09 TP Hồ Chí Minh. - Nguyễn Võ Ngoạn (1995), Hoàn thiện các công cụ của NHNN Việt Nam để thực hiện CSTT quốc gia, Luận án phó tiến sĩ kinh tế: 5.02.09 . - Hoàng Xuân Quế (2003), Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của CSTT ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế: 5.02.09. - Lê Thị Thanh Hằng (2007), Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế: 60.31.12. * Một số bài viết đã được công bố trên các báo, tạp chí: - Hoàng Ngọc Hòa (2003), “Những thách thức đối với tài chính - tiền tệ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và phát triển. - Hoàng Yến (2004), “Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến CSTT và chính sách thương mại của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 8. - Đinh Xuân Hạ (2005), “Đổi mới điều hành CSTT của NHNN trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số 8. - MU (2005),“Ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến CSTT quốc gia”, Tạp chí Ngân hàng Ngoại Thương, số 5. - Nguyễn Thành Trung (2006), “Vai trò CSTT của Việt Nam và những khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5. - Nguyễn Văn Hậu (2008), “Toàn cầu hóa tài chính với CSTT - tín dụng quốc gia”, Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học, Số 18. Mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu rất nhiều, rất đa dạng và phong phú, bên cạnh những đóng góp có giá trị cho việc nghiên cứu lý luận hay ứng dụng, thực thi… nhưng tiếp cận CSTT trên phương diện kinh tế chính trị thì còn rất hạn chế, thậm chí chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề “Thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay” trên phương diện kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích Hệ thống hóa những vấn đề lý luậnthực tiễn của việc thực thi CSTT làm cơ sở để phân tích thực trạng thực thi CSTT ở Việt Nam trong trong giai đoạn 2001 - 3/2009. Trên cơ sở những quan điểm và phương hướng đã được xác định, luận văn đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi CSTT ở Việt Nam giai đoạn đến 2015. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề chính sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thực thi CSTT, kinh nghiệm thực thi CSTT của một số nền kinh tế và rút ra một số gợi ý cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 3/2009. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả CSTT của Việt Nam giai đoạn đến năm 2015. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trên phương diện kinh tế chính trị, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những quan hệ kinh tế chủ yếu trong quá trình thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn 2001 - 3/2009. Nếu xét theo quy trình thì quá trình thực thi chính sách tiền tệ bao gồm 5 hoạt động cơ bản sau: hoạt động soạn thảo và ban hành CSTT; hoạt động thẩm định, đánh giá CSTT; hoạt động tổ chức thực hiện CSTT; hoạt động chuyên môn của CSTT và hoạt động kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu luận văn chỉ chú trọng tập trung nghiên cứu các hoạt động thực thi chính sách trực tiếp liên quan đến những mục tiêu chủ yếu của CSTT - đó là, đảm bảo cung ứng và điều tiết tổng phương tiện thanh toán; kiểm soát hoạt động tín dụng trong nền kinh tế; kiểm soát ngoại hối và kiểm soát việc tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Và, những công cụ chủ yếu như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung đánh giá những tác động của thực thi CSTT đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến đầu năm 2009 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Những nguyên lý cơ bản của Kinh tế chính trị Mác - Lênin, các lý thuyết hiện đại về CSTT và thực thi CSTT. - Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng của Nhà nước và NHNN cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trong quá trình điều hành và thực thi CSTT. - Những cam kết khu vực và quốc tế có liên quan 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng Mácxit, luận văn chú trọng sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác-Lênin: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp phân tích với tổng hợp, so sánh, 6. Ý nghĩa lý luậnthực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích cơ sở khoa học của việc thực thi CSTT ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thực thi CSTT Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 - 3/2009, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi CSTT của Việt Nam giai đoạn đến 2015. Từ đó, luận văn là cơ sở, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, hoạch định và thực thi CSTT nước ta trong giai đoạn đến 2015. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương và 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNTHỰC TIỄN CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1. Chính sách tiền tệthực thi chính sách tiền tệ 1.1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ Trong thực tế, có nhiều loại chính sách kinh tế và những chính sách này được phân loại dưới nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn như: vi mô, vĩ mô; ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;… Theo các quan điểm phổ biến hiện nay thì chính sách tiền tệ thuộc nhóm chính sách kinh tế vĩ mô ngắn hạn. Nếu các chính sách kinh tế là công cụ của Nhà nước để điều tiết và hướng nền kinh tế tới mục tiêu mong muốn, chúng thường bị chi phối bởi 3 nhóm yếu tố: chủ thể ban hành và thực thi chính sách kinh tế là Nhà nước, nền kinh tế mà trực tiếp là những bộ phận, những chức năng của nền kinh tế trực tiếp là đối tượng điều chỉnh của chính sách …và, môi trường thực thi chính sách; thì, chính sách tiền tệ cũng không nằm ngoài những cái chung đó. Tuy nhiên, căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế và giác độ nghiên cứu mà luận văn đề cập thì chính sách tiền tệ còn được tiếp cận theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. - Theo nghĩa hẹp, CSTT là chính sách bảo đảm việc cung ứng mức cung tiền (tổng phương tiện thanh toán) trong từng thời kỳ (thường là một năm) phù hợp với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế hay các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác. - Theo nghĩa rộng, CSTT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, là hệ thống các giải pháp và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường tiền tệ và tín dụng do NHTW khởi thảo và thực thi nhằm ổn định giá trị đồng tiền, hướng nền kinh tế vào những mục tiêu mong muốn [18, tr.217]. Trong tác phẩm “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính” F.S. Mishkin đã đưa ra quan niệm CSTT theo nghĩa rộng: CSTT là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá hối đoái [17, tr.211]. Ở Việt Nam, Điều 2 Luật NHNN Việt Nam ban hành năm 1997 đã nêu rõ: CSTT là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống của nhân dân [27]. Từ đó, có thể thấy CSTT có các đặc trưng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, CSTT là một bộ phận hữu cơ cấu thành các chính sách kinh tế. Như chúng ta đã biết, trong tổng thể các chính sách kinh tế của một quốc gia, mỗi chính sách đề có vị trí và vai trò riêng của nó. Trong đó, CSTT luôn được xem là một chính sách trung tâm, gắn kết nhiều chính sách lại với nhau. Bởi lẽ, các nền kinh tế hiện đại đều là nền kinh tế tiền tệ, nói cách khác - những nền kinh tế này đã được tiền tệ hóa cao độ (tính theo chỉ số hóa tiền tệ M 2 /GDP). Vì vậy, ở các nền kinh tế này các quan hệ kinh tế chủ yếu phải dựa trên, xoay quanh và được phản ánh bởi các quan hệ tiền tệ, tiền tệ đã xâm nhập và trở thành một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế và do vậy CSTT là chính sách kinh tế trung tâm và có vai trò ngày càng quan trọng. Thứ hai, CSTT thuộc nhóm chính sách kinh tế vĩ mô - do đó, nó không có mục đích tự thân mà phải hướng tới phục vụ các mục tiêu của nền kinh tế Muốn thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần phải thực thi nhiều chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có CSTT. Khác với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách kinh tế đối ngoại… thì CSTT chủ yếu chỉ tác động ở thị trường tiền tệ, và qua đó tác động đến đến mặt cầu của nền kinh tế, ảnh hưởng đến giá cả, đầu tư, việc làm, sản lượng … Thứ ba, mặc dù CSTT chỉ chủ yếu tác động và làm thay đổi những cân bằng ngắn hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh ổn định kinh tế, vừa hướng sự cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế vận động xoay quanh giới hạn khả năng sản xuất - tức là, đạt được mức hiệu quả trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng kinh tế, do đó, góp phần làm giảm tính chu kỳ của nền kinh tế, nhưng nó còn ảnh hưởng mặc dù gián tiếp nhưng rất quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế ở cả trung và dài hạn. Chẳng hạn như, bằng việc thay đổi mức lãi suất, sử dụng định chế mức lãi suất ưu đãi mà CSTT góp phần khuyến khích đầu tư mới, huy động các nguồn vốn, tăng tiết kiệm, tích lũy và do đó tăng đầu tư đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ tư, NHTW là cơ quan chức năng của Chính phủ, trực tiếp tham gia vào quá trình soạn thảo, ban hành và thực thi CSTT. Việc thực hiện chức năng này của NHNN ở mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào mô hình tổ chức bộ máy của quốc gia đó. Ở Việt nam, NHNN là thành viên của chính phủ, trực tiếp chịu sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, tính độc lập rất thấp nên ít tính linh hoạt và điều đó ảnh hưởng không ít đến hiệu quả thực thi CSTT. Và điều ngược lại có thể xảy ra đối với các nền kinh tế mà NHNN có tính độc lập rất cao. 1.1.1.2. Quan niệm thực thi chính sách tiền tệ Thứ nhất, thực thi CSTT phải mang tính hệ thống. Vì CSTT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia và trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động với nhau. Do vậy một CSTT hữu hiệu đòi hỏi phải được thiết lập và vận hành trong mối quan hệ với các chính sách khác, chứ không nên tự coi mình là một yếu tố độc lập tuyệt đối mặc dù bản thân CSTT có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, việc sử dụng và thực thi CSTT không thể độc lập, tách rời với những chính sách kinh tế vĩ mô khác mà nó phải được đặt trong một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất - Đó là một tất yếu kinh tế và mang tính phổ biến. Thứ hai, thực thi CSTT phải đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán. Tính đồng bộ và nhất quán luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình thực thi CSTT. Thứ ba, thực thi CSTT phải linh hoạt, chủ động, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành cán cân thanh toán quốc tế không để bị thâm hụt. Nhưng cũng phải có nhiều phương án dự phòng để tính toán trong trường hợp có diễn biến mới trên thị trường quốc tế. 1.1.2. Nội dung cơ bản và hình thức thực thi chính sách tiền tệ CSTT là một thành tố quan trọng của hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô, vì vậy việc xây dựng và thực thi CSTT phải gắn với những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế vĩ mô trọng yếu - cụ thể, phục vụ đắc lực quá trình đổi mới, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế cả về ngắn hạn và dài hạn. Theo như giới hạn nghiên cứu đã nêu, nội hàm của vấn đề này được trình bày ở một số hoạt động thực thi cơ bản sau: 1.1.2.1. Cung ứng và điều tiết tổng phương tiện thanh toán trong lưu thông * Lượng tiền cung ứng (Tổng phương tiện thanh toán - MS) Theo lý thuyết về số nhân tiền ta có: Trong đó: s là tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi MS = x H r a là tỷ lệ dự trữ thực tế tiền gửi H là tiền cơ sở (cơ số tiền tệ) H = U + R a U là tiền mặt trong lưu thông R a là tiền mặt dự trữ trong các ngân hàng Từ đó, có thể thấy, những thay đổi trong 3 biến (H, r a và s) làm cho cung ứng tiền tệ thay đổi như thế nào: Thứ nhất, cung ứng tiền tệ tỷ lệ thuận với cơ số tiền. Vì vậy, sự gia tăng cơ số tiền làm tăng cung ứng tiền tệ theo cùng một tỷ lệ. Thứ hai, tỷ lệ dự trữ trên tiền gửi càng thấp, thì ngân hàng càng cho vay nhiều và tạo thêm nhiều tiền từ mỗi VNĐ dự trữ, tức càng được nhiều tiền. Bởi vậy, sự cắt giảm tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi làm số nhân tiền và cung ứng tiền tăng lên. Thứ ba, tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi (s) càng thấp, công chúng càng giữ ít VNĐ, các NHTM càng giữ nhiều VNĐ thì càng tạo ra được nhiều tiền. Vì vậy, sự cắt giảm tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi làm số nhân tiền và cung ứng tiền tệ tăng lên. Trên thực tế, tốc độ lưu thông tiền tệ còn bị chi phối bởi: tốc độ chu chuyển vật tư hàng hóa, lòng tin của dân cư vào giá trị đồng tiền, sự tiên liệu của dân cư vào thời cơ và vận hội làm ăn sinh lời, khuynh hướng chi tiêu của dân chúng, chính sách kinh tế tài s + r a s + 1 [...]... tài chính phát trier là một trong những điều kiện cần và đủ để thực thi có hiệu quả CSTT Năm là, các tác động bên ngoàì như: xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính tiền tệ thế giới,… cũng ảnh hưởng đến quá trình thực thi CSTT của các quốc gia 1.2 SỰ CẦN THI T PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.2.1 Những tất yếu thuộc về vai trò của thực thi chính sách. .. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ 1.1.4.1 Các chủ thể thực thi Đối với Việt Nam, việc tổ chức và thực thi CSTT được quy định ở Điều 3 của Luật NHNN như sau: Quốc hội quyết định và giám sát việc thực thi CSTT của quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với mức tăng trưởng kinh tế, cân đối ngân sách nhà nước Chủ tịch nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do... tr.207] Như đã biết, tiền tệ đi vào lưu thông qua nhiều kênh, trong đó có hai kênh chính là ngân sách và tín dụng Do đó, việc ổn định tiền tệ luôn gắn chặt với thu chi ngân sách và tín dụng NHTW chỉ thực hiện được sự ổn định tiền tệ thực sự khi chính sách tài khóa của Chính phủ theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân sách Một chính sách tài khóa bành trướng dựa trên thâm hụt ngân sách xét về trung và dài hạn... ngân sách thặng dư Đây là trường hợp rất hiếm, vì nó rút bớt khối tiền tệ dư thừa, tác động có lợi cho mối tương quan giữa tổng cung và tổng cầu tiền tệ 1.1.3 Các công cụ thực thi chính sách tiền tệ Công cụ thực thi CSTT là những công cụ được các chủ thể sử dụng (kể cả chủ thể phi Nhà nước) để thực thi chính sách Vì vậy, công cụ thực thi CSTT có phân thành 2 nhóm là nhóm các công cụ bên trong bao gồm:... lượng tín dụng, các nguồn tiền gửi của các NHTM và TCTD, theo các định hướng chính sách cụ thể sau: * Đa dạng hóa các thành phần của khối tiền tệ Để tăng tầm kiểm soát của NHTW, tích cực kiềm chế lạm phát, tăng nguồn tín dụng, người ta thực hiện chính sách đa dạng hóa các thành phần của khối tiền tệ trong lưu thông bằng cách NHTW thúc đẩy các NHTM thu hút tất cả các nguồn tiền gửi của mọi doanh nghiệp và... đó là: chính sách tài khóa, CSTT, chính sách thu nhập và chính sách kinh tế đối ngoại Đồng thời người ta cho rằng, mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó Dó đó, tiền tệ đã thâm nhập và trở thành một yếu tố có vai trò hết quan trọng trong mọi nền kinh tế Vì vậy, CSTT luôn được xem là chính sách có vị trí trung tâm, gắn kết các chính sách kinh... cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng xây dựng và thực thi CSTT quốc gia, quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và hoạt động Ngân hàng; là ngân hàng phát hàng, ngân hàng của các TCTD và Ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính Phủ Hoạt động của NHTW nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các TCTD, thúc đẩy hoạt động kinh tế Để tư vấn cho Chính Phủ... hưởng xấu đến mục tiêu ổn định tiền tệ của CSTT Khi ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có thể vay NHTW, NHTM bằng cách phát hành trái phiếu và được NHTW, NHTM mua Đây là hình thức tài trợ tiền tệ Tuy nhiên, khi Chính phủ vay như vậy sẽ làm tăng tổng lượng tiền tệ được đưa vào lưu thông Chính điều này gây bất lợi cho mục tiêu ổn định tiền tệ Cách tốt hơn là Chính phủ vay của các tổ chức phi Ngân hàng hoặc... rằng chính sách phục hồi kinh tế bằng ngân sách thực chất cũng là CSTT Sự kết hợp giữa chính sách ngân sách với CSTT tăng thêm khối lượng tiền tệ là một yếu tố đảm bảo cho sự phục hồi phát triển kinh tế Tuy nhiên, khi chính sách ngân sách và CSTT theo đuổi những mục tiêu khác nhau dẫn tới những xung đột nhất định Trường hợp dễ thấy là bên cạnh CSTT thắt chặt lại có những chính sách bành tướng ngân sách. .. sách tiền tệ 1.2.1.1 Thực thi chính sách tiền tệ với vai trò tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Về thực chất, nền kinh tế thị trường chính là nền kinh tế tiền tệ Trong nền kinh tế đó, ổn định và tăng trưởng là hai mục tiêu bền chặt với nhau, tiền đề cho nhau Bởi lẽ, không thể có tăng trưởng kinh tế mà không có đầu tư; không thể có đầu tư mà không có tiết kiệm; không thể có tiết kiệm mà thi u . LUẬN VĂN: Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thi t của đề tài Hơn 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế, quá trình thực thi CSTT của Việt Nam. khảo, luận văn gồm 3 chương và 8 tiết. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1. Chính. TIỀN TỆ 1.1.1. Chính sách tiền tệ và thực thi chính sách tiền tệ 1.1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ Trong thực tế, có nhiều loại chính sách kinh tế và những chính sách này được phân loại

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
2. Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu (2005), Kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến hội nhâp, website www.dangcongsan.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến hội nhâp
Tác giả: Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu
Năm: 2005
3. Đặng Chí Chơn (1995), NHNN và việc thực thi có hiệu quả CSTT trong cơ chế thị trường Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ kinh tế,TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: NHNN và việc thực thi có hiệu quả CSTT trong cơ chế thị trường Việt Nam
Tác giả: Đặng Chí Chơn
Năm: 1995
4. Nguyễn Văn Công (2004), Chính sách tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách tỷ giá hối đoái trong tiến trình hội nhập kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
5. Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2007
7. Lê Vinh Danh (1997), CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW ở các nước tư bản phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW ở các nước tư bản phát triển
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
8. Lê Vinh Danh (2005), CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSTT và sự điều tiết vĩ mô của NHTW
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
9. Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động Ngân hàng, Nxb Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền và hoạt động Ngân hàng
Tác giả: Lê Vinh Danh
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2006
11. N. Gregory Mankiw (2002), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Tác giả: N. Gregory Mankiw
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
12. Đinh Xuân Hạ (2005), “Đổi mới điều hành CSTT của NHNN trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới điều hành CSTT của NHNN trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Đinh Xuân Hạ
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Hậu (2008), “Toàn cầu hóa tài chính với CSTT - tín dụng quốc gia”, Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học, (Số 18) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa tài chính với CSTT - tín dụng quốc gia”", Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu
Năm: 2008
14. Hoàng Ngọc Hòa (2003), “Những thách thức đối với tài chính - tiền tệ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (Số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thách thức đối với tài chính - tiền tệ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, "Tạp chí kinh tế và phát triển, (
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Năm: 2003
15. Hoàng Ngọc Hòa (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Hoàng Ngọc Hòa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
16. Lê Thị Thanh Hằng (2007), Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành CSTT của NHNN Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Thanh Hằng
Năm: 2007
17. Vũ Văn Hóa, Đinh Xuân Hạng (2007), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tiền tệ
Tác giả: Vũ Văn Hóa, Đinh Xuân Hạng
Nhà XB: Nxb Tài Chính
Năm: 2007
18. Trần Quang Lâm (2003), Tập bài giảng kinh tế vĩ mô, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng kinh tế vĩ mô
Tác giả: Trần Quang Lâm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
19. Lê Quốc Lý (2004), Tỷ giá hối đoái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ giá hối đoái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam
Tác giả: Lê Quốc Lý
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
20. C.Mác - Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
21. C.Mác - Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
22. C.Mác - Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: oàn tập
Tác giả: C.Mác - Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Dây chuyền tác động của lãi suất chiết khấu - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Sơ đồ 1.1 Dây chuyền tác động của lãi suất chiết khấu (Trang 20)
Sơ đồ 1.2: Chuỗi tác động của NHTW khi mua giấy tờ có giá trên - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Sơ đồ 1.2 Chuỗi tác động của NHTW khi mua giấy tờ có giá trên (Trang 22)
Bảng 2.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không kỳ hạn và dưới 12 tháng - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không kỳ hạn và dưới 12 tháng (Trang 48)
Bảng 2.2: Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007 - 3/2009 - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.2 Diễn biến Dự trữ bắt buộc năm 2007 - 3/2009 (Trang 50)
Bảng 2.3: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.3 Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN (Trang 51)
Bảng 2.4: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007 - 2008 - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.4 Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN 2007 - 2008 (Trang 52)
Bảng 2.5: Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN năm 2009 - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.5 Diễn biến các mức lãi suất điều hành của NHNN năm 2009 (Trang 53)
Bảng 2.6: Một số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.6 Một số hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam (Trang 54)
Đồ thị 2.1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và Tổng phương tiện - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
th ị 2.1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và Tổng phương tiện (Trang 58)
Đồ thị 2.2: Diễn biến lãi suất huy động và cho vay VNĐ năm 2008 - 3/2009 - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
th ị 2.2: Diễn biến lãi suất huy động và cho vay VNĐ năm 2008 - 3/2009 (Trang 59)
Bảng 2.9: Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế theo giá thực tế - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.9 Cơ cấu kinh tế phân theo ngành kinh tế theo giá thực tế (Trang 71)
Bảng 2.10: Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế giai đoạn - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.10 Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế giai đoạn (Trang 72)
Đồ thị 2.3: Diễn biến CPI qua 11 tháng 2008 - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
th ị 2.3: Diễn biến CPI qua 11 tháng 2008 (Trang 73)
Bảng 2.11: Việc làm và số lượng lao động trong các doanh nghiệp - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.11 Việc làm và số lượng lao động trong các doanh nghiệp (Trang 74)
Bảng 2.12: Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.12 Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo (Trang 75)
Bảng 2.13: Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2008  ĐVT: Triệu USD - LUẬN VĂN: Thực Thi chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay potx
Bảng 2.13 Tình hình xuất - nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2008 ĐVT: Triệu USD (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w