1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH - Đề tài: "Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay " potx

26 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hìn

Trang 1

QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH

Đề tài:

Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay

GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu

Trang 2

Đề Tài: Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay

Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu

GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất

-

Phần 1: Khái quát hoạt dộng kinh doanh lữ hành

1 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành

Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch Năm 1841 ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi

Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của các vua chúa, quan lại Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành, do bị chia cắt

và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển Khi đất nước thống nhất do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh

tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1886) Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi

2 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành

Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư số 715/TCDL ngày 9/7/1994)”

Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành Mỗi một quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch Các tiêu thức thông thường dùng để phân loại bao gồm:

Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành

Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành

Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành

Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch

Trang 3

2

Quy định của các cơ quan quản lý du lịch

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa

Hiện nay cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại hầu hết các nước trên thế giới được thể hiện trên sơ đồ 2

- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi

du lịch

- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch

vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc

tế đưa vào Việt Nam

Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch

lẻ

Đ iểm bán độc lập

Công ty lữ hành Công ty du lịch

Công

ty lữ hành nhận khách

Công

ty lữ hành tổng hợp

Công

ty lữ hành gửi khách

Công

ty lữ hành quốc tế

Công

ty lữ hành nội địa

Sơ đồ 2 Phân loại các công ty lữ hành

Trang 4

a Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai thác các chương trình du lịch khác Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển

b Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành

-Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp dịch

vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch

- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng

4 Hệ thống sản phẩm của công ty lữ hành

Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành Căn cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành 3 nhóm cơ bản:

Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay

Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện vận chuyển khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô

Môi giới cho thuê xe ô tô

Môi giới và bán bảo hiểm

Trang 5

Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian

c Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp

Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến

du lịch Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí

Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy, đường bộ

Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

5 Một số công ty lữu hành nổi tiếng ở Việt Nam

Công ty du lịch Vietravel Năm thành lập: 1995: Vietravel chuyên cung cấp dịch vụ lữ

hành trong và ngoài nước

Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Năm thành lập: 1999: Chuyên kinh doanh các

dịch vụ như: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, vận chuyển xuất nhập khẩu, xây dựng

Công ty du lịch Fiditour Năm thành lập: 1989: Chuyên kinh doanh lữ hành nội địa và

quốc tế, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vé máy bay, dịch vụ du học, trung tâm tổ chức sự kiện MICE

Công ty du lịch Bến Thành Năm thành lập: 1989: Hoạt động trong các lĩnh vực như

dịch vụ lữ hành, nhà hàng khách sạn dịch vụ thương mại – XNK và dịch vụ đầu tư phát triển

Trang 6

Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội (Hanoi Toserco) Năm thành lập: 1988: Toserco là một

trong những công ty lữ hành hàng đầu ở Hà nội và Việt nam chuyên kinh doanh dịch vụ

lữ hành quốc tế và trong nước, dịch vụ cho thuê xe, đặt vé máy bay

Phần 2: Phân tích sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành việt nam hiện nay

A, Phân tích sự phát triển

1, Kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp lữ hành việt nam hiện nay

Là một ngành kinh doanh khá mới mẻ ở việt nam, nhưng hoạt dộng kinh doanh lữ hành

cho thấy một sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực vào hoạt dộng kinh doanh

du lịch cũng như nền kinh tế việt nam Với doanh thu 1190 tỷ đồng và chỉ chiếm 26.69%

trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch thì cho đến năm 2010 doanh thu từ kinh

doanh lữ hành đạt 13733,3 tỷ đồng và chiếm 37,4% Sự tăng trưởng mạnh doanh thu của

hoạt động kinh doanh lữ hành cho thấy sự phát triển mạnh của ngành tại việt nam hiện

nay

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hoạt động kinh doanh lữ hành việt nam liên tục phát triển và mở rộng về quy mô, chất

lượng dịch vụ, thu hút lượng lớn khách du lịch và cùng với đó là đem lại doanh thu ngày

càng lớn

Doanh thu của các cơ sở lữ hành liên tục tăng từ năm 2000- 2010, với tốc độ tăng ngày

càng lớn, và từ doanh thu 1190 tỷ đồng năm 2000 thì đến năm 2010 doanh thu đạt

13733,3 tỷ đồng Mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2005, tăng trưởng so với năm 2004

là 144,2%

Còn số lượt khách thì có sự biến động nhiều, nhưng nhìn chung số lượt khách trong suốt

giai đoạn từ năm 2000-2010 có sự tăng lên đáng kể, năm 2010 đạt hơn 8,2 triệu lượt

khách

Đơn vị tính

Trang 7

6

2, Phân tích sự phát triển và cơ cấu doanh thu của ngành

Bảng 2:Cơ cấu doanh thu hđ lữ hành phân theo thành phần kinh tế (từ năm 2001-2010)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tỷ đồng TỔNG SỐ 2009,0 2430,4 2633,2 3302,1 4761,2 5304,7 7712,0 8409,6 10289,7 13733,3 Kinh tế Nhà nước 1001,1 1386,8 1323,1 1598,1 2097,3 2284,5 2972,2 3247,8 3621,6 4537,5 Kinh tế ngoài Nhà nước 464,9 557,0 758,7 954,5 1598,8 1937,3 3323,3 3735,3 5062,1 8066,2

Doanh thu du lịch lữ hành được phân theo 3 thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước,

kinh tế ngoài nhà nước, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Từ bảng số liệu thống kê trên ta thấy được doanh thu tất cả 3 thành phần kinh tế liên tục

tăng lên từ năm 2001-2012, doanh thu năm 2001 chỉ đạt 2009 tỷ đồng thì đến năm 2010,

doanh thu tăng lên rất nhanh, gấp 6,8 lần doanh thu 2001 và đạt 13733,3 tỷ đồng

Sự thay đổi cơ cấu doanh thu cũng theo nhiều chiều hướng khác nhau: Chứng kiến sự sụt

giảm liên tục trong cơ cấu của doanh thu kinh tế nhà nước và khu vực vốn đầu tư nước

ngoài, cùng với đó là sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu kinh tế ngoài nhà nước

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Kinh tế ngoài Nhà nước

Kinh tế Nhà nước

Trang 8

Và đặc biệt thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên do sự tăng lên của thành phần kinh tế cá thể, đến năm 2010 thành phần kinh tế cá thể đóng góp doanh thu 8062,6 tỉ đồng trong tổng số 8066,2 tỷ đồng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước Nền kinh tế

cá thể ngày càng tăng trưởng mạnh và cho thấy được tầm quan trọng của nó trong sự đóng góp doan thu toàn ngành kinh doanh lữ hành

Trong khi sự phát triển mạnh của doanh thu lữ hành trong nước thì cơ cấu doanh thu thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, cho đến năm 2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ còn chiếm 8,2% trong cơ cấu doanh thu nước ta Điều này cũng cho thấy được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp nội đia, ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và đóng góp tích cực trong sự phát triển

3, Tình Hình Biến Động Nguồn Khách

Phân tích tình hình biến động nguồn khách nội địa và khách quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch để hiểu rõ hơn về lượng khách các cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành khai thác qua các năm và sự biến động nguồn khách

Bảng 3: Tình hình biến động nguồn khách (từ năm 2000-2010) ĐVT: 1000 lượt kdl

3113, 4

4669, 9

3976, 2

5155, 2

5433, 9

4897, 0

4804, 3

4997, 3

8074, 2

8234, 2

2400, 5

2914, 7

3287, 0

2591, 7

2559, 8

2589, 0

5274, 2 5415

Khách quốc tế Khách trong nước

Trang 9

Nhưng sự tăng lên của khách du lịch sử dụng dịch vụ lữ hành trong các nguồn khách có

sự biến động khác nhau trong thời gian này Sự thay đổi nguồn khách trong các năm, trong giai đoạn đầu năm 2000-2002 là sự tăng lên của khách, và từ năm 2003-2006 có nhiều sự thay đổi, còn giai đoạn cuối là sự tăng số lượng khách của cả 3 loại nguồn khách một cách mạnh mẽ, trong đó nguồn khách trong nước tăng mạnh nhất

4, Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến việt nam năm 2012, và tốc độ phát triển khách

du lịch quốc tế

4.1, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2012

Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 614.673 lượt, giảm 6,26%

so với tháng trước và tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2011 Tính chung 12 tháng năm

2012 ước đạt 6.847.678 lượt, tăng 13,86% so với cùng kỳ năm 2011

Ước tính tháng 12/2012

12 tháng năm 2012

Tháng 12/2012

so với tháng trước (%)

Tháng 12/2012

so với tháng 12/2011

12 tháng

2012 so với cùng

kỳ năm trước

Đi công việc 107.527 1.165.966 92,80 108,65 116,25

Thăm thân nhân 102.568 1.150.934 94,13 103,20 114,26

Trang 12

 Cơ cấu khách du lịch quốc tế theo phương tiện đến

- Khách du lịch quốc tế sử dụng phương tiện hàng không chiếm tỉ lệ cao, Việc xuất hiện nhiều hãng hàng không giá rẻ, cùng với việc hình thành ngày càng nhiều đường bay thẳng từ Việt nam đến các nước và ngược lại đã góp phần làm tăng tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến việt nam bằng đường hàng không trong những năm qua

- Khách du lịch đường bộ cũng chiếm một tỉ lệ tương khá, chủ yếu là các nước lân cận, có đường biên giới chung với việt nam Và loại phương tiện đường bộ ngày càng cho thấy ưu điểm và phát triển trong giai đoạn vừa qua

- Trong giai đoạn từ năm 2000-2010, khách du lịch bằng đường biển chiếm tỷ trọng thấp, tuy nhiên cho tới năm 2012 với việc đầu tư và thu hút khách du lịch loại hình đường biển của các công ty lữ hành thì lượng khách du lịch bằng đường biển tăng lên khá nhanh, và là một loại hình tiềm năng rất hấp dẫn

 Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyến đi

- Khách du lịch quốc tế đến việt nam với mục đích du lịch nghỉ ngơi khá lớn, năm

2012 có tới 4.170.872 lượt trên tổng số 6,8 triệu lượt khách

- Khách du lịch đi công việc, thăm thân nhân trong năm 2012 có số lượng gần bằng nhau, với hơn 1,15 triệu lượt khách

- Và khách du lịch quốc tế đi với mục đích khác chiếm tỉ lệ nhỏ, 359.906 lượt khách

 Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo quốc tịch

- Hoạt động lữ hành, tuyên truyền quảng cáo việt nam phát triển mạnh trong thời gian qua đã có đóng góp lớn trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến việt

Trang 13

12

nam, và ngày càng mở rộng thêm nhiều thị trường mới, khách du lịch đến việt nam từ nhiều quốc gia khác nhau

- Trong đó một số thị trường trọng điểm như Trung quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Mỹ, Nga, malaysia… có sự tăng trưởng ngày càng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn

- Các công ty lữ hành cần phân tích rõ tình hình khách du lịch quốc tế đến việt nam

và các thị trường gửi khách chiếm tỉ trọng lớn để xác định các phương án đầu tư, thu hút và quyết định kinh doanh để đáp ứng được nhu cầu khách

- Sự phát triển về quy mô và số lượng của doanh nghiệp lữ hành

5, Sự phát triển về số lượng, chất lượng doanh nghiệp lữ hành

Số lượng doanh nghiệp lữ hành tính đến tháng 9/2011

Tổng cả

nước

DN nhà nước

DN cổ phần

DN liên doanh

Cty TNHH

313, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 596 doanh nghiệp Từ số liệu trên cho thấy doanh nghiệp lữ hành tư nhân ngày càng đóng vai trò chình trong hoạt động kinh doanh

lữ hành, đặc biệt là lữ hành nội địa Điều này thể hiên được sự năng động và nhạy bén của thành phần này đồng thời cũng thể hiện được chính sách của nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả tích cực Trong thời gian qua, hoạt động các doanh nghiệp lữ hành ngày càng sôi động và phát triển cả về số lượng và chất lượng Nhiều doanh nghiệp đã đạt được con số khổng lồ như saigontourist, vietravel,…

Năm 2012, công ty lữ hành Saigontourist đạt doanh thu hơn 2.000 tỉ đồng, tăng 25% so năm 2011 Saigontourist hiện là doanh nghiệp lữ hành duy nhất tại Việt Nam đạt tổng doanh thu chuyên doanh lữ hành trên 2.000 tỉ đồng và có tỷ lệ lãi trên vốn đạt hơn 110% Trong năm 2012, Saigontourist phục vụ 450.000 lượt du khách trong và ngoài nước, tăng gần 15% Đặc biệt, Saigontourist là một trong số ít hãng lữ hành Việt Nam đón khách tàu biển quốc tế, khi trung bình mỗi tháng đón 8 chuyến tàu cập cảng đưa khách tham quan các điểm đến trong nước Chỉ từ tháng 11/2012 - 4/2013, Saigontourist

dự kiến đón tổng cộng 90 chuyến tàu biển của riêng hãng tàu Star Cruise, mang theo hơn 130.000 du khách và thuyền viên cập các cảng Việt Nam

Năm 2011, Vietravel đã chính thức xác lập vị trí top 16 công ty lữ hành hàng đầu châu Á

do báo TTG Asia – Tờ báo chuyên ngành du lịch của ngành công nghiệp lữ hành châu Á bình chọn và công nhận Đạt giải thưởng trên cùng Vietravel là những thương hiệu nổi tiếng thế giới trong nhiều lĩnh vực Vào tháng 9/2012, Vietravel một lần nữa nhận được thông báo chính thức của TTG Asia về kết quả bình chọn Theo đó, Vietravel giữ vững

Ngày đăng: 16/03/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2. Phân loại các công ty lữ hành - QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH - Đề tài: "Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay " potx
Sơ đồ 2. Phân loại các công ty lữ hành (Trang 3)
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010) - QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH - Đề tài: "Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay " potx
Bảng 1 Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010) (Trang 6)
Bảng 2:Cơ cấu doanh thu hđ lữ hành phân theo thành phần kinh tế (từ năm 2001-2010) - QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH - Đề tài: "Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay " potx
Bảng 2 Cơ cấu doanh thu hđ lữ hành phân theo thành phần kinh tế (từ năm 2001-2010) (Trang 7)
Bảng 3: Tình hình biến động nguồn khách (từ năm 2000-2010)  ĐVT: 1000 lượt kdl - QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH - Đề tài: "Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay " potx
Bảng 3 Tình hình biến động nguồn khách (từ năm 2000-2010) ĐVT: 1000 lượt kdl (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w