a. Tiếp nhận hồ sơ
1.3.1.2. Các nhân tố thuộc về bản thân các DNNQD
Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu của thị trường với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Với mục tiêu này, doanh nghiệp phải lựa chọn sản xuất cái gì, cho ai, khả năng tiêu thụ như thế nào, điều
đó quyết định đến khối lượng và hình thức đầu tư. Vì vậy mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng chịu tác động bởi 2 yếu tố xuất phát từ phía khách hàng đó là: động cơ đầu tư của khách hàng và khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của ngân hàng.
Động cơ đầu tư của khách hàng: là điều kiện để mở rộng tín dụng của ngân hàng. Động cơ đầu tư của khách hàng bắt nguồn từ lợi nhuận. Mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận do đầu tư mang lại càng cao và có độ rủi ro càng thấp thì nhu cầu đầu tư càng lớn. Động cơ đầu tư của khách hàng có được thực hiện hay không còn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trong khi đó dự án, phương án đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn lớn mà chỉ một mình khách hàng sẽ khó thực hiện được. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Như vậy động cơ đầu tư của các khách hàng quyết định việc mở rộng cho vay của ngân hàng. Nhu cầu đầu tư của các khách hàng càng lớn, các ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng tín dụng.
Năng lực pháp lý: Doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực pháp luật, có đăng ký kinh doanh mới có đủ điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh và ký các hợp đồng vay vốn.
Năng lực tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỉ trọng vốn tự có trong tổng số nguồn vốn của khách hàng sử dụng. Điều kiện tín dụng thường quy định một tỉ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay một tỉ lệ vốn tự có tham gia phương án, dự án vay vốn.Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, việc đáp ứng các yêu cầu thanh toán còn lệ thuộc khá lớn vào kết cấu tài sản của doanh nghiệp như khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. Năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng càng lớn, càng làm cho ngân hàng có điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
quyết định đến việc có cho vay hay không mà điều quyết định ở đây là phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song đối với các DNNQD thì biện pháp bảo đảm bằng tài sản vẫn là nhân tố quan trọng để quyết định có cho vay hay không.Theo đó khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định. Giá trị bảo đảm tiền vay phải bảo đản theo tỉ lệ quy định tại nghị định số 163/2006NĐ-CP ngày 29/12/2006 của chính phủ về bảo đảm tiền vay.
Tài sản đảm bảo của DNNQD có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Nếu phân loại theo tính chất an toàn
+ Tài sản đảm bảo loại 1: là các tài sản thuộc sử dụng hoặc sử dụng lâu dài của khách hàng, hoặc đảm bảo của bên thứ ba cho khách hàng (bảo lãnh).
+ Tài sản đảm bảo loại 2: là những tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng.
- Nếu phân loại tài sản đảm bảo theo hình thức vật chất:
+ Đảm bảo bằng hàng hoá trong kho như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm. Với loại tài sản đảm bảo này, ngân hàng cần phải có khả năng kiểm soát hàng hóa đảm bảo, phải nắm vững được tính thị trường của hàng hoá, khả năng bảo quản và định giá hàng hoá.
+ Đảm bảo bằng tài sản cố định: Các tài sản này thường là nhà máy, trang thiết bị sản xuất, phương tiện vận chuyển, cây con, quyền sử dụng đất.
+ Đảm bảo bằng hợp đồng chi trả của bên thứ ba: Khi doanh nghiệp bán hàng hóa dịch vụ và nhận về các hợp đồng thanh toán. Hợp đồng này cũng sẽ trở thành hàng hoá đảm bảo cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cần phải xem xét về khả năng thanh toán của bên thứ ba, các cam kết có khả năng chuyển nhượng v..v..
+ Đảm bảo bằng chứng khoán: Đây là loại tài sản có thể bán với ít, nhiều rủi ro. Ngân hàng cũng là đơn vị có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh chứng khoán. Thông thường chứng khoán làm tài sản đảm bảo phải đáp ứng được các
yêu cầu về tính an toàn, tính thanh khoản. Nếu đáp ứng được các yêu cầu trên thì đây là một loại tài sản đảm bảo tương đối thuận tiện đối với cả ngân hàng và khách hàng.
+ Đảm bảo bằng bảo lãnh của người thứ ba: Người thứ ba này cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ đối với khoản tín dụng. Ngân hàng thường ưa chuộng nếu người bảo lãnh là người có uy tín, có khả năng thanh toán tốt (các ngân hàng, công ty lớn, nhà nước...). Còn với người bảo lãnh chưa có uy tín ngân hàng sẽ yêu cầu có tài sản đảm bảo cho bảo lãnh đó.
+ Đảm bảo bằng số dư bù: Số dư bù là số tiền gửi ký quỹ, được chuyển sang một tài khoản riêng của khách hàng hoặc có thể vẫn lưu giữ trong tài khoản tiền gửi của khách hàng nhưng họ không được quyền sử dụng cho đến khi trả nợ hết cho ngân hàng. Tuy nhiên, ký quỹ sẽ làm đọng vốn của khách hàng và nếu số tiền ký quỹ lớn thì hình thức này sẽ không phù hợp
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm đối với sự tác động từ bên ngoài. Một sự thay đổi dù nhỏ của môi trường xung quanh hay nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế cũng tác động không nhỏ tới toàn bộ hoạt động kinh doanh, khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Môi trường kinh tế-xã hội có tác động tích cực hoặc tiêu cực vào doanh nghiệp. Khi môi trường đầu tư thuận lợi, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh của mình và ngược lại, và khi doanh nghiệp mở rộng và nâng cao chất lượng đầu tư sẽ củng cố và hoàn thiện hơn môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Môi trường kinh tế-xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong đó có các NHTM hoạt động kinh doanh thuận lợi, dễ dàng trong việc cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác. Hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra khả
năng xử lý tài sản làm đảm bảo cho nợ vay và khả năng thu hồi vốn của NHTM nhanh hơn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng thấp hơn và NHTM có khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động đến việc mở rộng tín dụng, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau tuỳ theo tính chất và thời gian của hoạt động tín dụng. Đồng thời các nhân tố có liên quan với nhau, tạo sự tác động tổng hợp tới hoạt động tín dụng của NHTM. Vấn đề đặt ra là người điều hành NHTM phải nắm vững và điều khiển sự tác động của các nhân tố đó trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.