1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tác động của vốn con người lên tăng trưởng kinh tế các nước apec giai đoạn 2000 2022

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của vốn con người lên tăng trưởng kinh tế các nước APEC giai đoạn 2000 – 2022
Tác giả Hoàng Diễm Quyên, Đỗ Thị Kim Huệ, Lương Hoàng Ngọc Hà, Trương Thị Thảo, Nguyễn Ngọc Huyền, Đỗ Ngọc Anh, Lương Thị Dung, Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Bài viết
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 426,18 KB

Nội dung

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁCNƯỚC APEC GIAI ĐOẠN 2000 – 2022Hoàng Diễm Quyên1, Đỗ Thị Kim Huệ, Lương Hoàng Ngọc Hà, Trương Thị ThảoSinh viên K61 Kinh tế quốc tế

Trang 1

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC

NƯỚC APEC GIAI ĐOẠN 2000 – 2022 Hoàng Diễm Quyên 1 , Đỗ Thị Kim Huệ, Lương Hoàng Ngọc Hà, Trương Thị Thảo

Sinh viên K61 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Ngọc Huyền, Đỗ Ngọc Anh, Lương Thị Dung

Sinh viên K60 Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hải Yến

Giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết này nghiên cứu tác động của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế tại các nướcthành viên APEC trong giai đoạn 2000 – 2022 Nghiên cứu sử dụng mô hình PooledOLS, mô hình ảnh hưởng cố định FEM và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM để phântích dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của vốn con người có tác động tích cựcđến mức độ tăng trưởng kinh tế Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất các kiếnnghị và giải pháp nhằm tăng cường vốn con người và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trongcác nước APEC bao gồm tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, lao động vàđầu tư sao cho phù hợp với điều kiện của từng đất nước Bằng cách thực hiện những đềxuất này, các quốc gia có thể đảm bảo mục đích tăng trưởng kinh tế, xây dựng nền kinh

tế bền vững trong tương lai

Từ khóa: vốn con người, tăng trưởng kinh tế, APEC

1 Giới thiệu chung

1 Tác giả liên hệ, Email: k61.2214410154@ftu.edu.vn

Trang 2

APEC, diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, đã và đang trở thànhmột trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế trong khu vực châu Á

- Thái Bình Dương Với 21 nền kinh tế thành viên, APEC đại diện cho khoảng 2.95 tỷngười dân và chiếm khoảng 62% GDP thế giới và 48% thương mại thế giới vào năm

2021 Nhờ vào các hoạt động của APEC, khu vực này đã chứng kiến sự tăng trưởngmạnh mẽ, với GDP thực tế tăng từ 19 nghìn tỷ USD vào năm 1989 lên đến 52.8 nghìn tỷUSD vào năm 2021 Đồng thời, thu nhập cá nhân bình quân tăng gần bốn lần, giúp hàngtriệu người thoát khỏi nghèo đói và tạo ra một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triểntrong khoảng ba thập kỷ (theo thống kê của APEC)

Cùng với sự tăng trưởng, phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đó, câu hỏi xoayquanh tác động của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế trở nên quan trọng đối vớinhững nhà làm chính sách và nhà nghiên cứu Không thể phủ nhận vốn con người đóngvai trò quan trọng và không thể thay thế trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững

và nâng cao hiệu suất lao động Đã có nhiều nghiên cứu đi trước khám phá về tác độngcủa vốn con người, tuy nhiên còn bỏ ngỏ nhiều khoảng trống Vì lẽ đó, bài viết này sẽ tậptrung tìm hiểu về tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế của 19 quốc gia vàkhu vực hành chính trong APEC lần lượt là Úc, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc,Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, PapuaNew Guinea, Peru, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam trong giai đoạn

2000 – 2022

2 Cơ sở lý thuyết về tác động của vốn con người lên tăng trưởng kinh tế các nước APEC

2.1 Vốn con người

2.1.1 Khái niệm vốn con người

“Nguồn vốn con người” (Human Capital) lần đầu tiên được đề cập vào thế kỷXVII (Petty, 1690), và đã được Smith (1776) cùng nhiều học giả sau đó thảo luận Tuynhiên, chủ đề này hầu như lại bị mất đi sự quan tâm của các nhà kinh tế kể từ khi

Trang 3

Marshall (1930) đưa ra lời phê bình “theo quan điểm trừu tượng và toán học, con người

rõ ràng là một nguồn vốn, nhưng nó không có thị trường giao dịch để có thể được xemnhư một nguồn vốn trong các phân tích thực tiễn”

Thời kỳ phục hưng của các nghiên cứu về vốn con người bắt đầu vào những năm

1960, nhờ ảnh hưởng của các nghiên cứu: Mincer (1958), Schultz (1961), Becker (1964).Đáng chú ý là nghiên cứu về sự chuyển đổi của các nền kinh tế ở các nước phát triển cao,dẫn đến khái niệm nền kinh tế tri thức của Machlup (1962) – thuật ngữ này được sử dụngtrong các nghiên cứu từ những năm 1960 nhưng mãi cho đến những năm 1990 mới trởnên phổ biến từ sau nghiên cứu của Drucker (1992) khi cho rằng chìa khóa thành côngcủa nền kinh tế tri thức là nguồn vốn con người

Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn vốn con người Một trong những quanđiểm đầu tiên nhìn nhận nguồn vốn con người từ góc độ cá nhân, theo đó, nguồn vốn conngười là một cái gì đó giống như tài sản, trái ngược với khái niệm về lực lượng lao độngcủa quan điểm cổ điển (Schultz, 1961) Schultz (1961) đã khái quát nên ý tưởng cho rằngnăng lực sản xuất của con người lớn hơn rất nhiều so với tất cả các hình thức của cải kháckết hợp lại, quan điểm này sau đó nhận được sự đồng thuận của hầu hết các nhà nghiêncứu Gần đây hơn, khái niệm nguồn vốn con người được khái quát hóa thành kiến thức,năng lực, thái độ và hành vi trong một cá nhân (Rastogi, 2002; Westphalen, 2001) Bontis(1998) định nghĩa nguồn vốn con người đại diện cho nhân tố con người (Human Factor)trong một tổ chức, đại diện cho kiến thức chuyên môn (Expertise), kỹ năng (Skills), sựhiểu biết (Intelligence) để giúp tạo ra sự khác biệt cho tổ chức đó Các yếu tố thuộc vềcon người của một tổ chức là những yếu tố giúp họ có khả năng học hỏi, tạo sự thay đổi

và cung cấp những đột phá sáng tạo, và nếu được tạo động lực thích hợp, con người cóthể đảm bảo sự sống còn dài hạn của một tổ chức

Quan điểm thứ hai về nguồn vốn con người nhấn mạnh vào kiến thức và kỹ năng

mà một người đạt được thông qua các hoạt động đào tạo và quá trình tích lũy, chẳng hạnnhư thông qua các loại hình đào tạo bắt buộc, đào tạo sau trung học, hay đào tạo nghề (de

la Fuente & Ciccone, 2002; Alan & cộng sự, 2008)

Trang 4

Quan điểm thứ ba liên quan mật thiết với định hướng sản xuất của nguồn vốn conngười (Production-Oriented Perspective of Human) Theo quan điểm này, nguồn vốn conngười được định nghĩa là một nguồn lực cơ bản tạo ra năng suất kinh tế (Romer, 1990).Gần đây, nguồn vốn con người được Frank và Bemanke (2007) định nghĩa là sự kết hợpcác yếu tố như: Giáo dục (Education), kinh nghiệm (Experience), đào tạo (Training), sựhiểu biết (Intelligence), năng lượng để làm việc (Energy), thói quen làm việc (Workhabits), độ tin cậy (Trustworthiness) và năng lực tự quyết định (Initiative) có ảnh hưởngđến giá trị của sản phẩm cận biên của người đó Sheffin (2003) định nghĩa nguồn vốn conngười là mức độ kỹ năng và kiến thức thể hiện trong khả năng lao động để tạo ra giá trịkinh tế Rodriguez và Loomis (2007) định nghĩa nguồn vốn con người là kiến thức, kỹnăng, năng lực và đặc điểm của cá nhân tạo điều kiện cho việc tạo ra phúc lợi cá nhân, xãhội và tổng thể nền kinh tế.

Tựu trung lại, vốn con người là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sức khỏe củacon người được hình thành và tích lũy từ quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm và đúckết trong mỗi con người cho thấy vốn con người là vô hình, lượng vốn con người khôngthể xác định một cách trực tiếp giống như vật chất thông thường, do đó việc đo lường vốncon người phải được xác định một cách gián tiếp

2.1.2 Các đặc trưng cơ bản của vốn con người

Vốn con người có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: Vốn con người bao hàm nhiều yếu tố khó có thể tách biệt bao gồm kiếnthức, kỹ năng, năng lực, và các tố chất khác của các cá nhân giúp tạo ra những giá trị vềkinh tế, xã hội và của bản thân Vốn con người trước hết thuộc về mỗi cá nhân con người,

có yếu tố mang tính bẩm sinh (năng khiếu, di truyền…) và cũng có những yếu tố đượchình thành, biến đổi trong quá trình học tập, rèn luyện hay hình thành và phát triển trongquá trình sinh trưởng, hoạt động của con người

Thứ hai: Mặc dù vốn con người thuộc về cá nhân mỗi người, nhưng không phảilúc nào cá nhân con người cũng có thể kiểm soát được quá trình tích lũy và cách thức để

có thể tích lũy và sử dụng được nó Trong những năm đầu đời, các quyết định liên quan

Trang 5

đến vốn con người không do chủ nhân của nó làm là do những người xung quanh như cha

mẹ, thầy cô giáo quyết định thông qua chương trình đào tạo, giáo dục, do chủ nhân chưa

có năng lực quyết định Đến khi con người trưởng thành, có thể tự chủ và độc lập trongcuộc sống, họ có quyền quyết định quá trình đầu tư vào vốn con người của mình, nhữngảnh hưởng từ xã hội và các khuôn khổ thể chế được thực thi tại nơi họ sinh sống sẽ tiếptục tác động đến quá trình hình thành vốn con người của mỗi cá nhân

Thứ ba: Vốn con người có tính đầu tư Năng lực, kiến thức chuyên môn, các kỹnăng và cả những kinh nghiệm của con người được hình thành và tích lũy thông qua quátrình đào tạo chính quy, quá trình sống và làm việc Mức vốn con người được tích lũynhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗingười nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động Để có được những năng lựcnày người ta cần phải bỏ ra chi phí nhất định để học hành trong các trường học cuối cùngnhững trải nghiệm trên đường đời, nhiều trường hợp người ta phải trả giá rất cao – chi phíđầu tư Các loại chi phí này có thể bao gồm chi phí nuôi dạy của gia đình và xã hội từ khimới sinh, để học hành từ mẫu giáo cho đến hết phổ thông trung học, để đào tạo nghề.Ngoài ra còn những chi phí do thất bại hay để có thành công trong cuộc sống… Nhữngkhoản chi phí này sẽ giúp cho con người tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm

để rồi làm việc hoàn thành tốt công việc được giao và đem lại lợi ích lớn hơn Ảnh hưởnglớn nhất tới mức tích lũy vốn con người là giáo dục đào tạo chính quy và quá trình rènluyện trong lao động Như vậy vốn con người là kết quả của quá trình đầu tư Cũng nhưvốn hữu hình, vốn con người cũng phải thường xuyên được đầu tư bổ sung và làm mớithay thế những kiến thức kỹ năng cũ không còn phù hợp tức vốn đã “bị hao mòn” Đểtích lũy nhiều vốn con người thì phải có thời gian tích lũy nhiều hơn và cũng chi phí caohơn

Thứ tư: vốn con người vừa có tính cá nhân, vừa có tính cộng đồng Kiến thức cótính cộng đồng nếu con người sử dụng chúng trong nhiều hoạt động và nếu chúng đượclưu truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng mà không làm giảm nhiều giátrị Ngược lại, vốn con người mang tính cá biệt nếu người ta sử dụng nó trong một số íthoạt động

Trang 6

2.2 Thứ năm: Vốn con người có tính bản địa Ngoài việc những cái năng lực, kiến thức

chuyên môn, các kỹ năng và cả những kinh nghiệm của con người được hình thành vàtích lũy thông qua quá trình đào tạo chính quy, quá trình sống và làm việc thì nó cònđược hình thành và phát triển trong những điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội cụthể Những thể chế, những quan niệm xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vốn conngười để con người có thể điều chỉnh sao cho phù hợp Vốn con người mang tính bảnđịa và cũng vì thế mà vốn con người có thể phù hợp và phát huy được ở điều kiện này

mà không phù hợp hoặc phát huy ở môi trường khác

2.2.1 Các yếu tố tác động đến vốn con người

Vốn con người vừa có tính bẩm sinh vừa là kết quả của quá trình tích lũy, đầu tư,vừa có tính cá nhân, vừa có tính cộng đồng nên vốn con người chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố Khi xem xét vốn con người ở những khía cạnh khác nhau thì sẽ có những yếu tốảnh hưởng khác nhau Ví dụ ở khía cạnh” kỹ năng”, các yếu tố ảnh hưởng được đề cậpđến là quá trình học tập, rèn luyện, thực hành, đầu tư phát triển kỹ năng, yếu tố bẩm sinhliên quan đến kỹ năng, môi trường thực hành kỹ năng Hay ỏ khía cạnh kiến thức các yếu

tố ảnh hưởng được đề cập chủ yếu là quá trình tích lũy, thời gian đi học, môi trường giáodục, hệ thống giáo dục, khả năng tiếp cận giáo dục, chi phí đầu tư cho giáo dục của cánhân mỗi người…Tổng quát lại, có thể phân chia theo một số nhóm các yếu tố tác động

 Các yếu tố có tính văn hóa-xã hội cụ thể là các quy tắc, quan niệm của xã hội,quan hệ cộng đồng, tôn giáo tác động hình thành và duy trì những cái thói quen,giá trị đạo đức, tiêu chuẩn hành vi…ảnh hưởng đến năng lực, kỹ năng của mỗi con

Trang 7

người và của cộng đồng, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh lại hành vi của bản thânsao cho phù hợp

 Các yếu tố kinh tế, chính trị, chính sách, thể chế là nhóm yếu tố ảnh hưởng trựctiếp đến cách thức tổ chức nhà nước, tổ chức và quản lý xã hội, quy định các tiêuchuẩn, hành vi, định hướng phát triển của vốn nhân lực/ vốn con người đảm bảocác điều kiện đầu tư phát triển vốn con người thông qua các chiến lược, chính sáchkhám chữa bệnh, phát triển giáo dục, cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, rènluyện kỹ năng, thay đổi các thể chế văn hóa, xã hội khi cần thiết

 Các yếu tố liên quan đến gia đình hay cá nhân như điều kiện tài chính, cơ hội đầu

tư và môi trường Ví dụ, những cá nhân sinh ra trong một gia đình tài chính khágiả sẽ được đầu tư nhiều vào giáo dục hơn những cá nhân sinh ra trong điều kiệngia đình khó khăn Hơn vào đó, những quan điểm, tư tưởng của những người cha

mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng và định hướng phát triển của con cái.Tuy vậy, chất lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình mà còn

do ý chí, khả năng tiếp thu và học hỏi của mỗi con người

 Các yếu tố liên quan đến giáo dục, đào tạo: Giaos dục và đào tạo có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển vốn con người, cung cấp, kiến thức, kĩ năng,nâng cao trình độ, hoàn thiện phẩm chất một cách toàn diện cho con người Ngàynay, nhà nước đã có những quyết định, những sự thay đổi để không ngừng nângcao chất lượng giáo dục Mặc dù vốn con người là tổng hòa các yếu tố thuộc về cánhân con người nhưng trên thực tế những yếu tố này đều có thể hình thành, pháttriển, bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua quá trình giáo dục, đào tạo

2.2.2 Các tiêu chí phản ánh và đo lường vốn con người

Có khá nhiều các nghiên cứu khác nhau về vốn con người, các nghiên cứu kinh tế

cố gắng tiếp cận các khía cạnh khác nhau của vốn con người như dựa trên giáo dục, chiphí giáo dục hay thu nhập của lao động nhằm xây dựng nhiều thước đo vốn con ngườinhư tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp, tỷ lệ học sinh-giáo viên, chi phí giáodục

Trang 8

Theo K D Nguyen (2013) có các cách đo lường vốn con người như: tỷ lệ nhậphọc các cấp bậc giáo dục, số năm đi học bình quân của lao động, chi phí giáo dục và thunhập của lao động.

Trong nghiên cứu của Dinh và Tu (2016) tác giả đo lường vốn con người thôngqua các biến: số năm đi học bình quân đầu người của lực lượng lao động, chi tiêu ngânsách nhà nước cho giáo dục và y tế Kết quả của nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của vốncon người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long thông qua các chỉ tiêu đolường vốn con người như trên

Tuy nhiên, theo Tran (2014) cách tiếp cận về giáo dục để đo lường vốn con người

có vẻ bao quát và phản ánh đầy đủ hơn về bản chất vốn con người Theo đó, cách tiếp cậnnày ước tính vốn con người đo lường các chỉ tiêu về giáo dục như tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ đihọc, số năm đi học trung bình Tính hợp lý của phương pháp này là các chỉ số trên có liênquan đến đầu tư cho giáo dục và đó là yếu tố cơ bản trong việc hình thành vốn con người.Các chỉ tiêu về giáo dục là các đại diện cho vốn nhân lực chứ không phải là các chỉ tiêu

đo lường trực tiếp

Theo Nafziger (2006) trường học đưa ra kiến thức cụ thể, phát triển các kỹ năng lýluận chung, làm thay đổi các giá trị, tăng khả năng tiếp thu các ý tưởng mới và thay đổithái độ đối với công việc và xã hội Vì vậy, có thể suy ra rằng giáo dục là một thế mạnhcông cụ để thực thi vốn con người và được xem là một yếu tố quan trọng trong sản xuất

Cũng nhận định về vốn con người, tuy nhiên ở phạm vi rộng hơn Hakeem vàOluitan (2012) cho rằng tích lũy vốn con người thường được phân tách vốn con ngườivào cả vốn nhân lực trong giáo dục và vốn nhân lực sức khỏe Hai loại vốn con ngườinhư vậy đã được tìm thấy có tác động khác nhau và cơ chế truyền dẫn về tăng trưởng vàphát triển Kế thừa từ những nghiên cứu đi trước, nhằm khái quát vốn con người ở ViệtNam, đề tài này đo lường vốn con người thông qua yếu tố giáo dục và sức khỏe của laođộng Giáo dục trong phạm vi của nghiên cứu sẽ đo lường thông qua tỷ lệ nhập học tiểuhọc Theo định nghĩa World bank tỷ lệ nhập học tiểu học là tỷ lệ giữa tổng số dân nhậphọc không phân biệt tuổi, so với dân số trong độ tuổi chính thức tương ứng với trình độhọc vấn được thể hiện Giáo dục tiểu học cung cấp cho trẻ em các kỹ năng đọc, viết cơ

Trang 9

bản cùng với những kiến thức sơ đẳng về các môn học tự nhiên và xã hội Tuổi thọ củadân số là tuổi thống kê mà một người dự kiến sẽ sống đến lúc đó dựa trên tính toán củachuyên gia Số lượng lao động được xem xét đại diện cho lực lượng dân số trong độ tuổilao động Đây cũng là cách đo lường được sử dụng trong các nghiên cứu của Arif vàKhan (2019); Awan và Kamran (2017); Bardi và Ayouni (2016); Hakeem và Oluitan(2012); Sehrawat và Giri (2017).

2.3 Tăng trưởng kinh tế

2.3.1 Vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế

Bắt đầu với việc Schultz (1961) nhấn mạnh nguồn vốn con người là một trongnhững nhân tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong nền kinh

tế hiện đại, nhiều học giả đã cố gắng khám phá xem nguồn vốn con người có thể đónggóp vào sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào sau đó Trong bốn thập niên vừa qua, đã

có một lượng đồ sộ các nghiên cứu được thực hiện để xem xét vai trò của nguồn vốn conngười trong việc quyết định mức GDP và tăng trưởng GDP bình quân đầu người Mộttrong những nghiên cứu sớm nhất cố gắng đưa nguồn vốn con người vào trong nghiêncứu thực nghiệm phải kể đến là Mankiw và cộng sự (1992), các tác giả này tìm thấy sảnlượng gia tăng theo lượng dân số trong độ tuổi lao động và giáo dục trung học khi sửdụng dữ liệu của 121 quốc gia trong giai đoạn 1960–1985 Các nghiên cứu gần đây thựchiện kiểm định thực nghiệm sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như Qadri vàWaheed (2011) hay Afridi (2016) tiến hành phân tích chuỗi thời gian, trong khi nhữngnghiên cứu khác, như: Ada và Acaroglu (2014), Benos và Karagiannis (2016) kết hợp dữliệu chéo với dữ liệu chuỗi thời gian để tạo ra các bộ dữ liệu bảng, điều này cho phépkiểm soát các hiệu ứng cố định của quốc gia, và việc sử dụng dạng dữ liệu này đang dầntrở nên phổ biến Sianesi và van Reenen (2000), Temple (2002) là hai nghiên cứu tổngkết lại những nghiên cứu thực nghiệm trước đây Trong đó, Sianesi và van Reenen (2000)chủ yếu tổng kết các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đào tạo chính quy và tăngtrưởng kinh tế ở các quốc gia nói chung còn Temple (2002) thì tổng kết các nghiên cứu

Trang 10

về tác động của cả giáo dục đào tạo lẫn vốn xã hội (Social Capital) đối với sự tăng trưởngkinh tế ở các quốc gia OECD

Gần hơn, Ada và Acaroglu (2014) phân tích ảnh hưởng của nguồn vốn con ngườilên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông (Middle East) và BắcPhi (North Africa) giai đoạn 1990–2011; trong đó nhấn mạnh đến ảnh hưởng của sứckhỏe (Health) (đo lường bằng tuổi thọ, tỷ lệ sinh, và chi tiêu công cho sức khỏe) và giáodục (đo bằng tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học, tỷ lệ giáo viên tiểu học, và chi tiêu công chogiáo dục) như là những thành phần của nguồn vốn con người Afridi (2016) xem xét mốiquan hệ giữa nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế của Pakistan trên chuỗi thờigian từ năm 1972 đến 2013, trong đó, nguồn vốn con người được đại diện bởi tỷ lệ họctiểu học, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Afridi (2016) đã tìm thấy tầm quan trọng củanguồn vốn con người trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở quốc gia này và khẳng địnhhai lĩnh vực chính cần đặt nhiều mối quan tâm đó là giáo dục và sức khỏe Mặc dù trongngắn hạn, việc đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục và sức khỏe không thể hiện tính hiệu quả,nhưng điều đó giúp tạo ra các kết quả dài hạn tốt hơn

Benos và Karagiannis (2016) xem xét mối quan hệ của nguồn vốn con người bằngcách ước lượng các hàm sản xuất, sử dụng các kỹ thuật hồi quy trên dữ liệu bảng ở cáckhu vực của Hy Lạp trong giai đoạn 1971–2011 Nghiên cứu này nhấn mạnh vào ảnhhưởng của bốn bậc giáo dục lên năng suất lao động, cùng với các thước đo chất lượnggiáo dục (tỷ lệ học sinh trên mỗi giáo viên ở bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở), tỷ

lệ bỏ học, tỷ lệ thành công trong các kỳ thi đánh giá giáo dục đại học và độ lan tỏa củagiáo dục đại học (Spillovers) Benos và Karagiannis (2016) tìm thấy bằng chứng nguồnvốn con người có ảnh hưởng đến năng suất lao động, và chuyển từ ảnh hưởng tiêu cựcsang tích cực khi trình độ giáo dục tăng do sự lan tỏa của giáo dục đại học Cụ thể hơn,giáo dục tiểu học ảnh hưởng tiêu cực lên năng suất, giáo dục trung học cơ sở không cóảnh hưởng lên năng suất, trong khi giáo dục trung học phổ thông và đại học đưa đến ảnhhưởng tích cực lên năng suất lao động

Một số nghiên cứu xem xét vai trò của nguồn vốn con người đối với tăng trưởngkinh tế trong phạm vi quốc gia nhưng bao gồm các tỉnh, thành phố hoặc địa phương khác

Trang 11

nhau trong quốc gia đó Những nghiên cứu như thế tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, nơi

có các tỉnh/thành phố với tốc độ tăng trưởng chênh lệch nhau đáng kể – đặc điểm đượcxem là tương đồng với Việt Nam Chẳng hạn, Zhang và Zhuang (2011) xem xét ảnhhưởng của nguồn vốn con người lên tăng trưởng kinh tế ở cấp độ tỉnh/thành phố củaTrung Quốc Kết quả cho thấy giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng hơn là giáo dụctiểu học và trung học cơ sở Hơn nữa, bằng chứng còn cho thấy vai trò của các thànhphần của nguồn vốn con người lên tăng trưởng kinh tế theo vùng có liên quan với mức độphát triển Các tỉnh phát triển hơn được lợi nhiều hơn từ giáo dục đại học trong khi cáctỉnh kém phát triển tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào giáo dục tiểu học và trung học cơ

sở Dinh và Knoght (2011) nghiên cứu trên 30 tỉnh của Trung quốc và tìm thấy tích lũynguồn vốn con người (lẫn nguồn vốn vật chất) kích thích tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên,đầu tư vốn vật chất tạo ra sự đóng góp vào tăng trưởng chỉ khi đầu tư đó có mối quan hệchặt chẽ với sự tiến bộ trong công nghệ Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ nhập họctrung học cơ sở và bậc học cao hơn có ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế, trong đó nhấnmạnh giáo dục bậc cao hơn trong khi giáo dục tiểu học thì không ảnh hưởng lên tăngtrưởng

Su và Liu (2016) xem xét ảnh hưởng của nguồn vốn con người cùng với đầu tưtrực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế của các thành phố lớn ở Trung Quốc tronggiai đoạn 1991–2000 Hai tác giả tìm thấy nguồn vốn con người ảnh hưởng tích cực lêntăng trưởng kinh tế Nguồn vốn con người còn giúp tạo sự khuếch tán của công nghệ đikèm theo đầu tư trực tiếp nước ngoài Li và Wang (2016) cũng tìm thấy nguồn vốn conngười ảnh hưởng lên tăng trưởng các tỉnh/thành phố ở Trung Quốc Trong đó, nguồn vốncon người được chia thành cơ bản (Basic Human Capital) và cao cấp (Advance HumanCapital) Nguồn vốn con người cơ bản là tỷ lệ tham gia vào giáo dục cơ bản gồm tiểuhọc, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp Giáo dục cao cấp

là tỷ lệ tham gia bậc học sau trung học Nguồn vốn con người cơ bản góp phần tạo ra tăngtrưởng kinh tế thông qua kênh tích lũy nhân tố (Factor-Accumulateion Channel) vànguồn vốn con người cao cấp ảnh hưởng lên tăng trưởng qua kênh năng suất(Productivity Channel)

Trang 12

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế cho thấy một cách nhất quán về vaitrò quan trọng của nguồn vốn con người ở cả cấp độ quốc tế lẫn cấp tỉnh/thành phố củamột quốc gia, mặc dù có một vài sự khác biệt trong ảnh hưởng của các thành phần củanguồn vốn con người.

2.3.2 Vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo

Trong Kinh tế học của Paul A Samuelson được xuất bản năm 1948, ông đãđưa ra thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” Samuelson (1948) cho rằng các yếu tố này ở cácnước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn trởngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn”của sự nghèo khổ Với lý thuyết này nhiều quốc gia đã vận dụng vào quá trình phát triểnnền kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển Samuelson cho rằng các yếu tố này

ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăntrở ngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩnquẩn” của sự nghèo khổ “Vòng luẩn quẩn” nghèo khổ có thể được biểu thị qua Hình 1

Hình 1: Vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo

Lý thuyết này cũng cùng quan điểm với trường phái tân cổ điển cho rằng có 4nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế: nguồn nhân lực, tài nguyênthiên nhiên, tư bản và kỹ thuật

Trang 13

Trong cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ, khía cạnh giáo dục là một trongnhững yếu tố quan trọng Người nghèo thường phải đối mặt với rào cản lớn trong việctiếp cận giáo dục chất lượng cao do vấn đề tài chính và xã hội Trong khi đó, giáo dục cóvai trò vô cùng quan trọng, đầu tư và nâng cao tri thức sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế(Isola & Alani, 2005; Hổ & Hoàng, 2016; Nguyệt & cộng sự, 2018) Thiếu giáo dụckhông chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tri thức mà còn làm giảm khả năng tạo ragiá trị gia tăng trong nền kinh tế Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: sự đói nghèo hạnchế việc tiếp cận giáo dục.

Đối với y tế, đây là một trong những yếu tố cần thiết trong tăng trưởng kinh tế, hệthống y tế sẽ làm cho nền kinh tế phát triển hơn, do năng suất lao động tăng lên khi côngviệc được đảm bảo về sức khỏe (Isola & Alani, 2005; Hổ & Hoàng, 2016) Dịch vụ y tếkém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn giảm năng suấtlao động Lao động không khỏe không chỉ làm giảm năng suất mà còn tạo ra chi phí y tếtăng lên, làm gia tăng bảo đảm cho y tế và tăng gánh nặng cho người nghèo Điều này tạo

ra một vòng luẩn quẩn tiêu cực, nơi sức khỏe yếu ớt tạo ra sự đói nghèo và đói nghèotăng cường vấn đề sức khỏe

2.3.3 Tổng quan nghiên cứu

Trong thời đại kinh tế hội nhập và phát triển ngày nay, vai trò của nguồn nhân lựcvới tăng trưởng kinh tế càng được khẳng định là một yếu tố quan trọng thông qua việcnâng cao năng suất lao động, thúc đẩy hoạt động công nghệ, kinh doanh, Nhiều nghiêncứu đã chỉ ra vốn con người tác động mạnh mẽ đến sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gópphần đưa nền kinh tế của khu vực, của quốc gia hội nhập vào nền kinh tế chung thế giới

Trong nhiều thập kỷ qua, lý thuyết về tăng trưởng nội sinh đã xác định vai trò củanguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng trưởng nội sinh không xemtiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh và cho rằng tiến bộ công nghệ là do ảnh hưởng củacác yếu tố như nguồn vốn nhân lực (Lucas, 1988) và hoạt động đầu tư vào nghiên cứu vàphát triển (Romer, 1990 và Jones, 1995) Lucas (1988) đưa ra phạm trù tăng trưởng nộisinh dựa vào tích lũy vốn con người và cho phép giải thích một cơ chế cộng dồn tăng

Trang 14

trưởng mà không cần phải viện đến một tăng trưởng ngoại sinh Lucas định nghĩa, vốncon người là các kỹ năng gắn với các cá nhân, được các cá nhân này sử dụng để tạo rasản phẩm hoặc để tích lũy tri thức thông qua giáo dục Một đặc điểm độc đáo của lýthuyết Lucas (1988) là vốn con người được coi là một yếu tố sản xuất, do đó lợi nhuậncận biên không đổi hoặc ngày càng tăng của tích lũy vốn con người có thể quyết định sựtăng trưởng nội sinh Lucas giả định rằng sản xuất (Y) phụ thuộc vào lao động (L), vốn(K), và tri thức (H) Mô hình hàm sản xuất Lucas có dạng như sau:

F: Hàm sản xuất, thường được giả định có tính chất gia tăng và không giảm dần.

Mô hình tăng trưởng nội sinh của Aghion và Howitt (1998) cũng cho thấy rằngnguồn vốn con người không chỉ là nguồn động viên cho tăng trưởng kinh tế mà còn làmtăng nguồn lực để đầu tư tích lũy vào nguồn vốn con người Điều này nghĩa là, mối quan

hệ mật thiết giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế không chỉ là một hướng một chiều

mà còn là một chuỗi nhân quả, với việc cải thiện vốn con người không chỉ kích thích tăngtrưởng kinh tế mà còn tạo ra cơ hội để đầu tư và tích lũy nguồn vốn con người hơn nữa

Nguồn vốn con người đóng vai trò quan trọng và chiếm một vị trí trung tâm trongphát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Quátrình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên và quan trọng là chất lượng của nguồn nhân lực(Tran & Nguyen, 2022) Trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã chỉ ra, nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt là sự tác động của vốn conngười (hay chất lượng của nguồn nhân lực) đến hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa(Chen & Fleisher, 1996; Fleissher & Chen, 1997)

Gần hơn, Ada và Acaroglu (2014) đã phân tích về tác động của nguồn vốn conngười lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Trang 15

trong giai đoạn từ 1990 đến 2011 Trong nghiên cứu này, họ tập trung vào ảnh hưởng củasức khỏe (được đo bằng tuổi thọ, tỷ lệ sinh, và chi tiêu công cho sức khỏe) và giáo dục(được đo bằng tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học, tỷ lệ giáo viên tiểu học, và chi tiêu công chogiáo dục) như là các yếu tố quan trọng của nguồn vốn con người Afridi (2016) đã đi sâuvào mối liên hệ giữa nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế của Pakistan trongkhoảng thời gian từ 1972 đến 2013 Trong nghiên cứu này, nguồn vốn con người đượcđại diện bởi tỷ lệ học tiểu học, tỷ lệ sinh, và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Afridi (2016) nhấnmạnh tầm quan trọng của nguồn vốn con người trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ởPakistan và chỉ ra rằng hai lĩnh vực chính đáng được quan tâm là giáo dục và sức khỏe.Mặc dù trong tương lai ngắn hạn, việc đầu tư vào giáo dục và sức khỏe có thể không thấy

rõ hiệu quả ngay lập tức, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong tạo ra các kết quảtích cực và bền vững trong dài hạn

Một nghiên cứu khác của Isola & Alani, 2005; Hổ & Hoàng, 2016; Nguyệt & cộng

sự, 2018 chỉ ra vốn con người đóng một vai trò không thể phủ nhận đối với tăng trưởngkinh tế chủ yếu thông qua hai yếu tố chính: giáo dục và y tế Đối với giáo dục, nghiêncứu chỉ ra rằng giáo dục đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình thúc đẩy tăng trưởngkinh tế Việc đầu tư và nâng cao tri thức thông qua hệ thống giáo dục không chỉ tạo ramột lực lượng lao động có chất lượng cao mà còn thúc đẩy sự sáng tạo và hiệu suất làmviệc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế Đối với y tế, hệ thống y tế mạnh mẽkhông chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho nền kinh tế trở nên mạnh

mẽ hơn Năng suất lao động có thể tăng lên đáng kể khi nhân viên đảm bảo sức khỏe tốt,giảm thiểu thời gian nghỉ ốm và tăng cường sự hiệu quả trong công việc Do đó, hệ thống

y tế hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn đóng góp tích cực vào tăngtrưởng và phát triển toàn diện của nền kinh tế Sự đầu tư và chăm sóc đối với nhân sự vàsức khỏe không chỉ là một chiến lược dài hạn mà còn là chìa khóa để xây dựng một nềnkinh tế bền vững và phát triển

3 Thực trạng vốn con người và tăng trưởng

3.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế các nước APEC

Trang 16

Với mục tiêu xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữacác nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, năm 1989, tại Hội nghị Bộtrưởng Ngoại giao và Kinh tế được tổ chức ở Can-bê-ra, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu

Á - Thái Bình Dương (APEC) chính thức được thành lập với 12 thành viên thuộc khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương Trải qua nhiều biến động và sự kiện lịch sử, tính tới thờiđiểm này, APEC gồm 21 thành viên và vẫn còn 8 nước đang chờ gia nhập đó là: Lào,Campuchia, Myanma, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Mông Cổ và Columbia

3.1.1 Giai đoạn 2008 - 2013

Nguồn: World Bank

Hình 2 Tình hình tăng trưởng của một số nền kinh tế thành viên thuộc APEC giai

đoạn 2008 - 2013

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã có những tác động mạnh mẽ tới sựtăng trưởng của các quốc gia trên thế giới nói chung và các nền kinh tế thuộc APEC nóiriêng Đặc biệt năm 2009 đã chứng kiến sự sụt giảm điểm tăng trưởng của một số quốc

Trang 17

gia thành viên như US (từ 0.1 % xuống 2.6%), Korea (từ 3% xuống 0.8%), Japan (từ 1.2% xuống -5.7%)

-Trường hợp ổn định nhất trong APEC là Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng khá

ổn định trong giai đoạn 2010 - 2013 (10.6% ở năm 2010, 9.6% ở năm 2011, 7.9% ở năm

2012, 7.8% ở năm) Trước đó, ngay cả năm tệ hại nhất của kinh tế thế giới là năm 2009thì tăng trưởng GDP của quốc gia này cũng chỉ giảm từ 9.7% xuống 9.4%

Một số trường hợp đặc biệt như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản mặc dù chịu cúsốc lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính này (mức tăng trưởng gần như bằng 0), tuy nhiênnhờ các biện pháp xử lý kịp thời của chính phủ, không những đã giúp hệ thống tài chính

có thể đứng vững trước khủng hoảng mà còn tạo nên bước hồi phục thần kỳ của các nềnkinh tế này Tăng trưởng GDP của Nhật Bản từ mức -5.7% vào năm 2009 lên 4.1% vàonăm 2010, tăng trưởng của Hàn Quốc từ mức 0.8% vào năm 2009 lên 6.8% vào năm

2010, tăng trưởng của Singapore từ 0.1% vào năm 2009 lên 14.5% vào năm 2010

Về Việt Nam, GDP năm 2008 đạt 5.7%, năm 2009 đạt 5.4%, năm 2010 và 2011đạt 6.4%, năm 2012 đạt 5.5% và năm 2013 đạt 5.6% Bình quân thời kỳ 2008 - 2013,tăng trưởng kinh tế đạt 5.7%/năm GDP hiện hành của Việt Nam đang còn tương đối thấp

so với các nền kinh tế thành viên khác

Nhìn chung, các quốc gia thành viên thuộc APEC đã giải quyết được một cáchtương đối ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, có bước pháttriển đầu tiên, thậm chí một số nền kinh tế còn có bước phát triển vượt bậc

3.1.2 Giai đoạn 2013 - 2018

Trang 19

Nguồn: APEC

Khu vực APEC có GDP bình quân đầu người thực tế trung bình là 16.158USDvào năm 2018, dao động trong khoảng từ 1.964USD đến 58.248USD Ở hầu hết các nềnkinh tế, GDP bình quân đầu người thực tế đều tăng, ngoại lệ duy nhất là Brunei, nơi phụthuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và giá dầu giảm mạnh dẫn đến GDP bình quân đầungười giảm

3.1.3 Giai đoạn 2018 - 2023

Theo báo cáo năm 2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có tên “Điều hướngnhững khác biệt toàn cầu” cho thấy thực tế tăng trưởng không đồng đều đang diễn ra giữacác nền kinh tế Mỹ - Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất đều được nâng dự báo tăngtrưởng mạnh mẽ, kinh tế Nga thể hiện sức bền bất chấp 11 vòng trừng phạt của phươngTây với mức tăng trưởng có thể đạt 2.2% Châu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng củakinh tế toàn cầu khi có thể bật tăng tới 4.5% trong năm 2023 Dưới đây là chỉ số kinh tếcủa các nền kinh tế thành viên trong năm 2021

Bảng 1: Các chỉ số kinh tế của các nền kinh tế thành viên APEC năm 2021

Nền kinh tế thành viên

và năm gia nhập

Diện tích (Nghìn

km2)

Dân số (Triệu người)

GDP (Tỷ Đôla)

Xuất khẩu (Tỷ Đôla)

Nhập khẩu (Tỷ Đôla)

Trang 20

Nguồn: World Bank

Cũng trong năm 2023, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu

Á - Thái Bình Dương (APEC) đã được tổ chức tại thành phố San Francisco, Mỹ, với 21nền kinh tế thành viên, APEC chiếm tới 38% dân số, 62% GDP và gần 50% thương mạithế giới Tuy nhiên trước những dự báo mới nhất cho thấy các nền kinh tế thành viênAPEC sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2024 Cũng trong khuôn khổ Tuần lễ cấp caoAPEC 2023, chủ đề hợp tác quốc tế hướng tới tăng trưởng xanh thông qua tài chính bềnvững thu hút sự quan tâm đặc biệt Đây là một trong ba mục tiêu ưu tiên tại Hội nghị Bộtrưởng Tài chính APEC

3.2 Thực trạng vốn con người ở các nước APEC

Trang 21

Bảng 2: Tỷ lệ biết chữ của công dân từ 15 tuổi trở lên của các nền kinh tế thành viên

thuộc APEC Các thành viên Tỷ lệ biết

ước tính

Các thành viên Tỷ lệ biết

chữ (%)

Năm ước tính

Australia 96.0 96.0 2011 New Zealand 99.0 99.0 2003

Chile 98.6 98.5 2009 Papua New Guinea 65.6 62.8 2015

Hàn Quốc 99.2 96.6 2002 Philippines 95.8 96.8 2015

Indonesia 97.0 89.2 2010 Trung Quốc 97.5 92.7 2010

Nguồn: Wikipedia

Tỷ lệ biết chữ của lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam đạt mức khá cao (97.6%đối với lao động nam và 99.5% đối với nữ) so với các nền kinh tế thành viên trongAPEC Trong khi đó, tỷ lệ biết chữ của lao lao động từ 15 tuổi trở lên ở Nga đạt mức caonhất trong Diễn đàn hợp tác kinh tế (tính tại năm ươc ước tính - năm 2010) với tỷ lệ biếtchữ ở lao động nam đạt 99.7% và ở lao động nữ là 99.6% Nhìn chung, tỷ lệ lao động biếtchữ trên 15 tuổi của các nền kinh tế thành viên thuộc APEC đều khá cao, ngoại trừtrường hợp của Papua New Guinea (tỷ lệ biết chữ ở lao động nam đạt 65.6% và ở laođộng nữ là 62.8% tính đến năm 2015)

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Human capital theory: implications for human resource development: Fredrick Muyia Nafukho,Nancy Hairston &Kit Brooks: Pages 545-551 | Published online: 12 Dec 2010https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/136788604200029984314.https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-09-10-24/4.pdf Link
9. Becker, S.G. (1964). Human capital: A theoretical and empirical analysis with special reference to education Khác
10. Tran, U. M., & Nguyen, N. T. K. (2022). Developing High Quality Human Resources In The Process of Industrialization and Modernization in Vietnam Today. Webology, 19(2), 814 - 829 Khác
11. OCED. (2001). The well - being of nation: The role of human and social capital.Paris: OCED Publishing Khác
17. Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ (tapchicongthuong.vn) Khác
18. Tác động của vốn con người đến phát triển tài chính ở Việt Nam | Hà | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH (ou.edu.vn) Khác
20. Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam Tình hình và các lựa chọn…(thuviendaminh.net) Khác
21. Bảo Trợ Xã Hội Cho Những Nhóm Thiệt Thòi Ở Việt Nam (NXB Thế Giới 2005) - Lê Bạch Dương, 282 Trang | Sách Việt Nam (vietbooks.info) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w