1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm dân số và phát triển báo cáo hạnh phúc thế giới

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo Hạnh phúc Thế giới
Tác giả Nguyễn Hằng Hà, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phan Hải Hải Linh, Trần Ánh Nhật Lâm, Vũ Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đỗ Khánh Linh, Bùi Cẩm Tú, Phạm Kiều Trinh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Dân số và phát triển
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

-Mức độ hài lòng của người dân trong các quốc gia được xem xét không dựa vàoý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu hay các nhà hoạch định chính sách, mà là cá nhân mỗi con người tự đánh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

🙢🙢🙢

Bộ môn: Dân số và phát triển Tên đề tài: Báo cáo hạnh phúc thế giới

Nhóm: Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực

1 Nguyễn Hằng Hà

2 Nguyễn Thị Thanh Nhàn

3 Phan Hải Hải Linh

4 Trần Ánh Nhật Lâm

5 Vũ Bảo Ngọc

6 Nguyễn Thị Ngọc Mai

7 Đỗ Khánh Linh

8 Bùi Cẩm Tú

9 Phạm Kiều Trinh

Trang 2

PHẦN 1: Giới thiệu về Báo cáo, Phân tích 8 tiêu chí

1, GIỚI THIỆU VỀ BÁO CÁO:

- Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) là thước đo hạnh phúc được xuất bản bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UN Sustainable Development Solutions Network)

-Ngày 01 tháng 4 năm 2012, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới lần đầu tiên được phát hành

-Bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc lần đầu được công bố vào ngày 20 tháng 3 năm 2012 Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc đặt là ngày Quốc tế Hạnh phúc -Số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia

- Bản Báo cáo gồm 6 tiêu chí sau:

❖ GDP bình quân đầu người

❖ Hỗ trợ xã hội

Trang 3

❖ Tuổi thọ trung bình

❖ Quyền tự do lựa chọn cuộc sống

❖ Sự rộng lượng

❖ Nhận thức về tham nhũng

- Mỗi tiêu chí trên được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, được theo dõi liên tục và so sánh với các quốc gia khác

-Đại lượng cơ bản đánh giá hạnh phúc được WHR sử dụng là mức độ hài lòng với cuộc sống, được đo bằng thang điểm 10, từ “cực kỳ không hài lòng” đến

“cực kỳ hài lòng”

-Mức độ hài lòng của người dân trong các quốc gia được xem xét không dựa vào

ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu hay các nhà hoạch định chính sách, mà

là cá nhân mỗi con người tự đánh giá về phúc lợi của chính họ - điều được coi là quan trọng nhất trong nghiên cứu mức độ hài lòng với cuộc sống

- Các đại lượng khác, như tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp hay lạm phát, học vấn hay hoàn cảnh cá nhân chỉ có ý nghĩa chừng mực

-Báo cáo được chia ra làm nhiều chương khác nhau, thường đi sâu vào các vấn

đề liên quan đến hạnh phúc, bao gồm: những bệnh lý liên quan đến thần kinh, hay không?”, và (2) “Tham nhũng có phổ biến trong các doanh nghiệp tại quốc gia của bạn hay không?”

lợi ích khách quan của hạnh phúc, tầm quan trọng của đạo đức, ý nghĩa của chính sách,

2, PHÂN TÍCH 8 TIÊU CHÍ:

● GDP bình quân đầu người (GDP per capita):

-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất hàng năm Con số này thường được tính bởi một cơ quan thống kê của chính phủ Mỗi quốc gia tính toán GDP một cách độc lập Chia GDP cho tổng dân số của một quốc gia, chúng ta sẽ có GDP bình quân đầu người Đây được cho là phương pháp chính xác nhất để xác định mức độ giàu có của một quốc gia

- Hầu hết chúng ta đều biết, sự giàu có của một quốc gia có mối tương quan cao với hạnh phúc của nó GDP bình quân đầu người cao cho phép sự phát triển, tăng trưởng, thuận tiện và rất nhiều thứ khác dẫn đến mức độ hạnh phúc cao hơn

● Hỗ trợ xã hội (Social support):

Trang 4

-Yếu tố quan trọng tiếp theo được xác định bởi Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là

“Hỗ trợ xã hội” Yếu tố này được xác định bởi kết quả khảo sát dữ liệu của Gallup World Poll Trong bảng khảo sát, những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Nếu bạn gặp rắc rối, bạn có người thân hoặc bạn bè mà bạn có thể tin tưởng để giúp bạn bất cứ khi nào bạn cần hay không?” Mọi người chỉ có thể trả lời “Có” hoặc “Không”, “Có” sẽ bằng “1” và “Không” sẽ bằng “0”

● Sự hào phóng (Generosity)

Sự hào phóng cũng được xác định bởi kết quả khảo sát của Gallup World Poll Những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Bạn đã quyên góp tiền cho một

tổ chức từ thiện trong tháng qua?” “Có” là “1” và “Không” là “0” Dựa vào kết quả của báo cáo, người ta đưa ra kết luận rằng bạn sẽ hạnh phúc hơn khi bạn vui vẻ chia sẻ hạnh phúc của riêng mình đến những người khác

Kỳ vọng sống lành mạnh (Healthy life expectancy)

-Ước tính về kỳ vọng sống lành mạnh dựa trên số năm “khỏe mạnh” trung bình

từ khi sinh ra đến khi chết đi và được Liên Hiệp Quốc tính toán dựa trên hơn

100 yếu tố sức khỏe khác nhau

-Mối tương quan giữa kỳ vọng sống lành mạnh và Chỉ số Hạnh phúc cao có thể thấy rõ dựa vào những kết quả được hiển thị trên báo cáo

● Quyền tự do lựa chọn cuộc sống (Freedom)

-Quyền tự do lựa chọn cuộc sống là một yếu tố quan trọng khác trong Báo cáo Hạnh phúc Cũng giống như Hỗ trợ xã hội, yếu tố này được xác định dựa trên kết quả khảo sát của Gallup World Poll Những người phỏng vấn đã được hỏi như sau: “Bạn có hài lòng hoặc không hài lòng với sự tự do của mình trong việc chọn lựa những việc bạn có thể làm trong cuộc sống của bạn hay không?” Mọi người chỉ có thể trả lời “Có” hoặc “Không”, “Có” sẽ bằng “1” và “Không” sẽ bằng “0” Trung bình của tất cả các câu trả lời đưa ra kết quả đại diện cho quyền

tự do lựa chọn cuộc sống có mặt ở một quốc gia

● Nhận thức về tham nhũng (Corruption)

- Yếu tố này được xác định bằng cách tính trung bình dựa vào kết quả từ hai câu hỏi sau đây: (1) “Tham nhũng có lan rộng khắp Chính phủ tại quốc gia của bạn

3, Chủ đề báo cáo hạnh phúc các năm:

Báo cáo hạnh phúc 2012:

-Chủ đề trọng tâm : Nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau

Báo cáo hạnh phúc 2013:

-Chủ đề trọng tâm : Sức khỏe tâm thần và hạnh phúc

Báo cáo hạnh phúc 2015:

Trang 5

-Chủ đề trọng tâm : Xu hướng và sự khác biệt toàn cầu về hạnh phúc / Phát triển bền vững và hạnh phúc

Báo cáo hạnh phúc 2016:

-Chủ đề trọng tâm : Bình đẳng giới là một mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hạnh phúc toàn diện

Báo cáo hạnh phúc 2017:

-Chủ đề trọng tâm: Vai trò của các yếu tố xã hội trong hỗ trợ hạnh phúc Báo cáo hạnh phúc 2018:

-Chủ đề trọng tâm: Di cư và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2019:

- Chủ đề trọng tâm: Cộng đồng và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2020 :

-Chủ đề trọng tâm: Môi trường, xã hội đô thị và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2021:

-Chủ đề trọng tâm: Covid 2019 và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2022:

-Chủ đề trọng tâm: Ánh sáng rực rỡ trong thời kỳ đen tối

KL: Báo cáo các năm ngày càng hoàn thiện hơn và không ngừng đổi mới, phản ánh được thực trạng về sự tác động của mọi mặt đời sống xã hội đến

sự cảm nhận hạnh phúc của người dân thế giới qua từng giai đoạn.

PHẦN 2: Báo cáo hạnh phúc thế giới 2022

1 Hạnh phúc, sự rộng lượng và niềm tin trong COVID-19 và hơn thế nữa:

cuộc sống, tăng lợi ích của việc có người để nương tựa khi khó khăn và tăng tác động tiêu cực của việc gặp vấn đề về sức khỏe hoặc thất nghiệp

- Đối với những người trẻ tuổi, sự hài lòng trong cuộc sống đã giảm xuống, trong khi đối với những người trên 60 tuổi, điều đó lại tăng lên Lo lắng

và căng thẳng đã tăng lên 8% vào năm 2020 và 4% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch

- Niềm tin và lòng nhân từ trong và sau COVID-19:

Trang 6

+Thay đổi đáng chú ý nhất được thấy trong COVID-19 là sự gia tăng toàn cầu về lòng nhân từ Lòng nhân từ này giúp con người có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và hài lòng khi thấy cộng đồng sẵn sàng chung tay giúp đỡ nhau khi hoạn nạn Nhìn chung, ở mọi khu vực đã có sự gia tăng lớn về tỷ lệ những người quyên góp tiền

từ thiện, giúp đỡ người lạ và làm công việc tình nguyện

+COVID-19 cũng đã chứng minh tầm quan trọng thiết yếu của niềm tin đối với hạnh phúc của con người Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong năm 2020 và 2021 đã thấp hơn rõ rệt ở những quốc gia mà dân chúng có niềm tin cao hơn vào các tổ chức công

và những nơi có ít sự bất bình đẳng hơn

2 Xu hướng nhận thức về tiến bộ và hạnh phúc

- Mối quan tâm đến hạnh phúc và sức khỏe đã tăng mạnh

- Ngược lại, sự chú ý đến thu nhập và GDP đang giảm dần, và trong các cuốn sách xuất bản từ năm 2013, từ “GDP” ít xuất hiện hơn từ 'hạnh phúc'

- “Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được nhắc đến rộng rãi và thường xuyên hơn

- Những nghiên cứu học thuật về hạnh phúc đã nổ ra và hiện có sự tham gia của nhiều tác giả từ khắp nơi trên thế giới

- Khi các tổ chức, học giả hoặc chính phủ xác định sự phát triển thông qua thước đo mới, họ dần hướng đến các chỉ số hạnh phúc Điều này phản ánh khao khát mạnh mẽ của công chúng đối với quan niệm về sự tiến bộ này

và các dữ liệu về hạnh phúc ngày càng nhiều

- => Những nghiên cứu khoa học về hạnh phúc đã và đang giúp chính phủ

đề ra các chính sách tốt hơn

3 Sử dụng dữ liệu từ mạng xã hội để nắm bắt cảm xúc trước và trong trong đại dịch COVID-19

- Hàng triệu người chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của họ thông qua mạng xã hội mỗi ngày Hệ thống phân tích dữ liệu mạng xã hội tự động đem đến những triển vọng mới trong việc phân tích xu hướng cảm xúc

- Nghiên cứu về các dòng tweet trên Twitter đã xem xét các thay đổi hàng ngày và hàng tuần của những cảm xúc tích cực và tiêu cực trước và trong thời điểm diễn ra dịch COVID-19 tại Vương quốc Anh và Áo Những kết quả cảm xúc này sẽ được so sánh với các kết quả đã được ghi lại trong các

Trang 7

cuộc khảo sát xã hội theo phương thức truyền thống trước đó Hai phép đo cảm xúc này (dựa trên mạng xã hội và dựa trên khảo sát) có sự liên kết chặt chẽ với nhau

- Liên quan đến tác động của COVID-19, dữ liệu của Twitter ở 18 quốc gia cho thấy sự lo lắng và buồn bã gia tăng mạnh mẽ trong thời kỳ

COVID-19 Những thay đổi này có liên quan mật thiết đến tỷ lệ mắc COVID-19

và tính nghiêm ngặt của các biện pháp phòng chống COVID

- Làm thế nào để phân tích tốt nhất các dữ liệu truyền thông để tạo ra được các thước đo hợp lý về cảm xúc của người dân vẫn là một chủ đề nghiên cứu quan trọng Ta có thể thấy rằng các thước đo cảm xúc từ mạng xã hội

có thể bổ sung hiệu quả cho các thước đo dựa trên khảo sát thông thường – một bước tiến lớn cho nghiên cứu về hạnh phúc

4 Khám phá cơ sở sinh học của hạnh phúc

- Các nghiên cứu gen cho thấy khoảng 30-40% sự khác biệt về hạnh phúc giữa các cá nhân trong một quốc gia là do sự khác biệt về gen 60-70% còn lại là do tác động của các ảnh hưởng môi trường không phụ thuộc vào gen

- Một số người được sinh ra với một tập hợp các biến thể di truyền giúp dễ dàng cảm thấy hạnh phúc, trong khi những người khác thì kém may mắn hơn Nhưng gen và môi trường nhìn chung có mối tương quan với nhau: gen có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn môi trường của mỗi người cũng như cách phản ứng của họ với môi trường đó Đồng thời, gen có thể tác động đến cách con người bị ảnh hưởng bởi thế giới xung quanh – có 'sự tương tác giữa gen và môi trường'

- Phát hiện mới về vùng não liên quan đến hạnh phúc : vùng DMN ( hình ảnh) Vùng não này hoạt động tích cực nhất khi một người không tập trung vào thế giới bên ngoài và bộ não đang ở trạng thái nghỉ ngơi khi tỉnh táo, chẳng hạn như khi mơ mộng và tâm trí lang thang Nghiên cứu chỉ ra rằng: vùng DMN hoạt động càng mạnh bao nhiêu thì người đó càn

Trang 8

ít hạnh phúc bấy nhiêu

- Nhiều quá trình khác trong cơ thể con người rất quan trọng để giải thích

sự khác biệt về hạnh phúc giữa các cá nhân Ví dụ, cảm xúc tích cực nhiều hơn có thể liên quan đến mức serotonin cao hơn và mức cortisol thấp hơn, trong khi đó hệ thống miễn dịch kém có liên quan đến mức độ hạnh phúc thấp hơn

Trang 9

=> Chúng ta nên ứng dụng những phát hiện từ nghiên cứu thông tin di truyền để tạo ra các biện pháp can thiệp, chính sách xã hội, hoạt động và môi trường nâng cao hạnh phúc giúp phát huy những tiềm lực di truyền, đồng thời bù đắp tổn thương và rủi ro

5 Cân bằng và hài hòa

- Trong số những trải nghiệm tích cực, văn hóa phương Đông đặc biệt coi trọng những trải nghiệm về sự cân bằng và hài hòa Đây là những cảm xúc tích cực quan trọng, nhưng chúng đã gần như bị bỏ quên trong nghiên cứu hạnh phúc

- Vào năm 2020, lần đầu tiên, Gallup World Poll đã đặt câu hỏi về những trải nghiệm:

● Cuộc sống của bạn có đang cân bằng?

● Bạn có cảm thấy bình yên với cuộc sống của mình?

● Bạn có trải nghiệm sự tĩnh lặng trong nhiều ngày?

● Bạn yêu thích một cuộc sống bình lặng hơn một cuộc sống thú vị?

● Bạn tập trung vào việc chăm sóc người khác hay bản thân ?

- Những trải nghiệm về sự cân bằng, tĩnh lặng đang dần thịnh hành hơn ở các nước phương Tây Nơi này cũng đạt được mức độ hài lòng cao nhất - điều ít phổ biến hơn ở các nước nghèo hơn và cả những nước ở Đông Á

- Phần lớn người dân ở hầu hết mọi quốc gia thích một cuộc sống yên ổn hơn là một cuộc sống thú vị Mong muốn này đặc biệt cao ở các nước nghèo hơn, đặc biệt là ở châu Phi - nơi sự yên bình là một điều xa xỉ

- Cả sự cân bằng và yên bình đều góp phần mạnh mẽ vào một cuộc sống mãn nguyện ở tất cả các khu vực trên thế giới

PHẦN 3: Báo cáo hạnh phúc thế giới có phải là thước đo hạnh phúc hoàn hảo ?

Những điểm hạn chế của Báo cáo hạnh phúc:

1 GDP:

Trang 10

-Đất nước đặc biệt Bhutan đã chuyển sang tính GNH (Gross National

Happiness) thay cho GDP nên không thể xếp hạng

-Trong khi các biến còn lại ít có sự biến động động trong một khoảng thời gian, thì GDP biến động hàng năm -> GDP chiếm vai trò lớn trong điểm đánh giá Như có thể thấy trong báo cáo 2022, top 30 các nước hạnh phúc nhất đều là các quốc gia phát triển ( trừ Costa Rica)

Mặc dù GDP của quốc gia này tương đối thấp so với nhiều nước phương Tây, nhưng Costa Rica vẫn xếp hạng rất cao về Chỉ số Hạnh phúc trên thế giới năm 2019 (đứng thứ 12 trên 156 quốc gia) Theo nghiên cứu, tất cả người Costa Rica dường như rất hạnh phúc, mặc dù đất nước đang gặp rắc rối bởi tội phạm, cơ sở hạ tầng kém phát triển và bạo lực, nhưng điều đó vẫn không ngăn được người dân cảm thấy hạnh phúc Điều này chứng minh GDP không phải là yếu tố chính và quan trọng nhất để đánh giá Chỉ số Hạnh phúc tại một vài quốc gia.

-Kèm theo đó, GDP đã luôn có các khuyết điểm như: không thể tính toán mọi yếu tố trong nền kinh tế (tự cung tự cấp, người nội trợ, ), không đề cập đến yếu

tố môi trường, tài nguyên thiên nhiên; tính cả những khoản vô nhân đạo (vũ khí chiến tranh) → chưa phải là một công cụ đánh giá tốt

2

Không nhắc tới được các yếu tố như thất nghiệp, bất bình đẳng giới/giai cấp (do không có số liệu cụ thể) Đây là vấn đề do chính WHR đưa ra và

họ cũng biết tầm quan trọng của những tiêu chí này

3

Kích thước mẫu của Gallup chỉ tính tương đối “trung bình” ( khảo sát

1000 người) Do đó, mức độ tin cậy và tỷ lệ sai sót của các kết quả có thể dao động ở mỗi quốc gia Theo phương pháp khảo sát này, các quốc gia

có dân số lớn nhiều khả năng sẽ kém chính xác hơn trong kết quả nghiên cứu

4 Đánh giá lấy theo chủ quan ý kiến của 1000 người, không đảm bảo tính toàn

bộ trên cả đất nước VD: Ở Australia, người bản địa có vẻ có chỉ số hạnh phúc cao hơn (tuy không có con số cụ thể chứng minh do sự đo lường về hạnh phúc

có họ khác so với tiêu chuẩn trong WHR)

Trang 11

Even though Indigenous Australians had a lower socioeconomic indicator,

“Indigenous Australians were significantly more likely to report above average satisfaction with their life… and those in remote areas report higher levels of happiness than those in non-remote areas” (Biddle, 2013) The variables within the World Happiness Report in some aspects do not relate to the way Indigenous Australians measure happiness

5 Trong tiêu chí về Sự tử tế, câu hỏi là “ Bạn có quyên góp tiền cho các tổ chức

từ thiện gần đây”, theo tôi, sự tử tế mang nghĩa rộng hơn và biểu hiện trong nhiều trường hợp khác nhau

=> Quan niệm “ Hạnh phúc” đối với mỗi người là khác nhau, các yếu tố để đánh giá cũng vô cùng phong phú 8 tiêu chí đánh giá trên không thể áp đặt với tất cả mọi người

Ngày đăng: 14/08/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w