Tuy nhiên, tất cả đều là những ý kiến phiến diện bởi cả Phật giáo và Nho giáo không mang tính quyết định văn hoá trong việc xây dựng chính quyền nhà nước độc lập tự chủ, cũng có nghĩa là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
_ _
BÀI TẬP THU HOẠCH
Môn: Lịch sử văn hóa Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Trần Phương Anh
Mã SV: 11218718
Lớp chuyên ngành: Quản trị khách sạn 63
Hà Nội-2022
Trang 2MỤC LỤC
A THỜI KỲ VĂN HÓA PHONG KIẾN QUÝ TỘC 3
1 Vũ công với chế định văn hóa 3
2 Chế định văn hoá từ sự hoà mục 3
3 Nói về chính chất văn hoá phong kiến quý tộc 4
4 Tiếp thu văn hoá ngoại nhập 4
5 Một nền văn học bác học Hán Nôm phong phú 5
6 Sự suy tàn của văn hoá phong kiến quý tộc 5
B THỜI KÌ VĂN HOÁ PHONG KIẾN QUAN LIÊU Ở ĐỈNH CAO 7 1 Ý nghĩa văn hoá của vũ công Lê Lợi thắng Minh 7
2 Đặc trưng văn hoá phong kiến quan liêu 7
3 Phát triển văn hoá tinh thần ở thời Lê sơ 8
4 Vua Lê Thánh Tông với đỉnh cao văn hoa phong kiến quan liêu 9
C THỜI KÌ VĂN HOÁ PHONG KIẾN QUAN LIÊU KHỦNG HOẢNG BẾ TẮC 10
1 Khủng hoảng kinh tế xã hội triền miên 10
2 Văn hoá nông nghiệp lúa nước mở rộng về phương Nam 10
3 Đời sống tinh thần trong tình trạng chia đôi đất nước 11
4 Ý nghĩa văn hoá của Tây Sơn – Quang Trung 12
5 Phong kiến nhà Nguyễn nhìn từ góc độ văn hoá học 13
6 Về di sản văn hoá thời Nguyễn 15
7 Lời kết chung 15
A THỜI KỲ VĂN HÓA PHONG KIẾN QUÝ TỘC
Trang 3Thời kì văn hoá phong kiến quý tộc là nói về thời kì văn hoá Việt Nam từ khi giành được độc lập
tự chủ năm 905 ở ông Khúc Thừa Dụ cho đến hết thời Trần năm 1400 Nhưng trước khi diễn giải về thời
kì văn hoá này, cần phải đính chính lại về cách gọi thiếu chính xác của không ít tác giả về thời kì văn hoá này và cả thời kì sau nhà Lê, nhà Nguyễn
Tác giả Trần Ngọc Thêm trong sách "Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam" đã viết: "Thời Lý Trần
là văn hoá Phật giáo, thời Lê là văn hoá Nho giáo"
Tác giả Trần Quốc Vượng trong sách "Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm" viết: "Chế độ Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XIV là nền quân chủ Phật giáo, chế độ các vua Lê - Nguyễn thế kỉ XV đến thế kỉ XIX là nền quân chủ Nho giáo"
Tác giả Hoàng Vinh trong sách "Những vấn đề văn hóa trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam" thì lại viết: "Thời Ngô Quyền, nhà Đinh, nhà Tiền Lê là chế độ quân chủ Phật giáo, thời Lý Trần là chế độ quân chủ dung hoà tam giáo, thời Lê sơ, Lê mạt cho đến nhà Nguyễn là chế độ quân chủ phong kiến Nho giáo"
Tuy nhiên, tất cả đều là những ý kiến phiến diện bởi cả Phật giáo và Nho giáo không mang tính quyết định văn hoá trong việc xây dựng chính quyền nhà nước độc lập tự chủ, cũng có nghĩa là không mang tính quyết định tính chất văn hoá trong việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam phong kiến độc lập tự chủ, mà chỉ hỗ trợ về tinh thần trong việc xây dựng nền văn hoá ấy, mà ta thấy biểu hiện ra như sau:
Thời Đinh – tiền Lê – Lý – Trần tiếp thu mạnh Phật giáo là vì với tinh thần bình đẳng của nó đã khẳng định tinh thần độc lập tự chủ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" và tôn sùng Phật giáo trong tinh thần
để cao tôn thờ Thích ca thần quyền để củng cố địa vị tối cao nhà vua vương quyền Đồng thời để cao nhất mực tôn vua là con trời (thiên tử) thì ở đâu bằng Nho giáo, cũng như chế độ truyền tử quyền huynh thế phụ, vua chết con trai trưởng lên làm vua thì ở đâu bằng Nho giáo Vì thế suốt thời Đinh tiền Lê – Lý – Trần tiếp thu Phật giáo nhưng cũng vẫn tiếp thu cả Nho giáo Cũng có nghĩa là tiếp thu văn hoá ngoại nhập Phật giáo, Nho giáo là để củng cố thêm các nền văn hoá độc lập tự chủ chứ không mang bản chất của cái nền văn hoá độc lập tự chủ ấy mà ta gọi là văn hoá Phật giáo hay văn hoá Nho giáo
Nhìn vào ta thấy ở thời Đinh- tiền Lê-Lý-Trần, văn hóa phong kiến quý tộc gồm những nội dung
cơ bản sau:
Chế độ phong hầu kiến ấp
Chế độ lựa quan lại theo chế độ nhiệm tử
1 Vũ công với chế định văn hóa
Văn hóa phong kiến phương Bác xâm lược luôn diễn ra với mưu đồ xâm lược - thống trị nước ta ngày một quyết liệt hơn, không có vũ công không đánh đuổi được chúng Năm 905 vũ công của Khúc Thừa Dụ lật đổ ách thống trị nhà Đường bước đầu xây dựng văn hoá độc lập tự chủ Nhưng chỉ vài chục năm sau, năm 931 vũ công của Dương Đình Nghệ đã phá tan quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, và liên ngay sau đó năm 938 với vũ công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền mới chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc Ngô Quyền xưng vương xây dựng chế độ phong kiến quý tộc, con cháu tướng lĩnh thay nhau chế định bốn phương Đặc biệt ở thời Trần, nếu không có vũ công oanh liệt thì làm sao văn hóa Đại Việt đứng vững phát triển lên 1 bước nữa vào thời Trần
Vũ công với chế định văn hoá mà Trần Hưng Đạo để lại giá trị tinh thần "Ta thường tới bữa quên
ăn, nửa đêm vỗ gối Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa Chỉ tiếc rằng chưa xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù "kẻ thù tràn đến chẳng những thái ấp của ta chẳng còn mà vợ con các người cũng
bị hãm vào vòng khốn đốn " đã gây lên tinh thần "Sát thát" mãnh liệt chiến thắng giặc Nguyên Mông lúc bấy giờ Và ông còn căn dặn lại "Nới sức dân là kế sách giữ nước quan trọng hàng đầu"
Chính ý chí là sức mạnh văn hoá của những vũ công đó, cụ thể là sức mạnh văn hoá nông nghiệp lúa nước đã tạo nên những vũ công đó
2 Chế định văn hoá từ sự hoà mục
Biểu hiện ra những khía cạnh sau:
Nghề nuôi sống con người cũng là nghề mang sức mạnh văn hoá dân tộc – nghề canh tác nông nghiệp lúa nước – nên không thể không chăm lo đến nó Ý nghĩa văn hoá mà biểu tượng này là nhằm nêu gương động viên khuyến khích nhân dân yêu mến chăm lo cái nghề nuôi sống con người
Trang 4Tiếp đến nói về vấn đề trị thuỷ - điều kiện quan trọng hàng đầu của canh tác nông nghiệp lúa nước mà Vua Nước thực hiện được hay không để hoà mục được với Dân Làng thì có thể nói suốt thời tiền Lê - Lý – Trần nhà nước phong kiến quý tộc đều thực hiện rất tốt vấn đề này
Cùng với những khía cạnh trên đây, còn phải thấy động lực tạo lên sự hoà mục giữa Vua Nước với Dân Làng là cốt cách của con người văn hoá nông nghiệp lúa nước giàu lòng tương thân tương ái, tình nghĩa xóm làng vẫn còn lưu giữ được ở Vua Nước quý tộc
Như vậy, kéo dài năm thế kỉ (X – XIV) trải qua các triều Đinh - tiền Lê – Lý – Trần, văn hoá Đại Cồ Việt (thời Đinh tiền Lê), văn hoá Đại Việt (thời Lý-Trần) mang tính chất văn hóa phong kiến quý tộc, không có những vũ công liên tục diễn ra thì nền văn hoá đó vẫn có nguy cơ trở lại như thời Bắc thuộc và không thể trụ vững nổi để phát triển.Chính sự phát triển đó là sức mạnh văn hoá nội lực
để làm nên những vũ công Sức mạnh văn hoá nội lực đó chính là sức mạnh của văn hoá nông nghiệp lúa nước khi đã tạo ra được sự hoà mục giữa Vua Nước và Dân Làng Đặc biệt Vua Nước quý tộc vẫn còn giữ được cốt cách con người nông nghiệp lúa nước, giàu lòng tương thân tương ái như các vua Lý – Trần, càng làm cho sự hoà mục văn hoá tăng lên gấp bội
3 Nói về chính chất văn hoá phong kiến quý tộc
Dưới chế độ văn hoá phong kiến quý tộc, "đất của vua, chùa của bụt", mọi đất đai và thần dân trên đất đai đó đều là của vua Do nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, quốc khố nhà vua chủ yếu là thóc Từ đó dẫn đến nhà vua trả lương cho mỗi một quan lại bằng cách phong cấp một vùng đất đai và cư dân trên đó làm bổng lộc sinh sống gọi là phong hầu Người được phong cấp đất đai và cư dân trên đó lập thành thái ấp của mình gọi là kiến ấp, tổ chức cày cấy làm ra của cải nông nghiệp nuôi sống cư dân trên
đó và chủ yếu làm giàu cho quý tộc được phong cấp đất Từ chế độ phong hầu kiến ấp này mà gọi thành chế độ phong kiến Tầng lớp quý tộc được phong hầu kiến ấp này đời đời cha truyền con nối làm quan với triều đình trị dân Tầng lớp được phong hầu kiến ấp thường là tầng lớp có vũ công Đồng thời nhà vua cũng có ruộng tịch điền, ruộng sơn lăng (ruộng phục vụ cho việc tế tự lăng miếu nhà vua) và ruộng quốc khố do tù nhân và điền nô cày cấy thu hoa lợi nhập vào kho nhà nước Ở thời Đinh tiền Lê – Lý – Trần văn hoá sản xuất cũng là văn hoá tổ chức đời sống, văn hoá chính trị cơ bản được diễn trình ra như thế
Ở thời Lý – Trần cũng mở khoa cử tuyển lựa quan lại nhưng chưa trở thành một thiết chế văn hoá phổ biến Do đó việc tuyển lựa quan lại qua chế độ khoa cử ở thời Lý – Trần chưa phải là phổ biến, mà tuyển quan lại chủ yếu vẫn từ trong dòng họ quý tộc cất nhắc lên
Ta có thể kết luận tính chất của văn hoá phong kiến quý tộc thời Lý – Trần cơ bản quy lại có hai nội dung:
Một là dòng họ quý tộc cha truyền con nổi thay nhau làm vua làm quan
Hai là thực hiện chế độ phong hầu kiến ấp, tiến hành sản xuất nông nghiệp theo quan hệ lãnh chúa nông nô, lãnh chúa trực tiếp bóc lột sức lao động của nông nô trong việc làm ruộng
4 Tiếp thu văn hoá ngoại nhập
Xây dựng nền văn hoá độc lập tự chủ mang tính chất phong kiến quý tộc, các triều đại Đinh – tiền Lê –
Lý – Trần đã tiếp thu cả Phật giáo và Nho giáo trong việc xây dựng nền văn hoá phong kiến quý tộc của mình
Tiếp thu văn hóa Phật giáo: Khai quật trong lòng kinh đô Hoa Lư phát hiện hàng chục cột đá khắc kinh Phật do vua Đinh Tiên Hoàng cho tiến hành, nhà vua cho dựng chùa Nhất Trụ (một cột) ở trong kinh thành làm nơi thờ Phật Sang thời Trần, vua Trần Thái Tông rất mực tu Phật, viết sách "Thiền Tông chỉ nam" như đã giới thiệu trên
Vậy tại sao ở thời Lý – Trần Phật giáo lại được tôn sùng như vậy? Do Phật giáo đã vào nước ta từ những thế kỉ đầu Công nguyên và cứ luồn sâu bám rễ vào xóm làng người Việt cho đến tận ngày nay Triết lí nhà Phật phù hợp với triết lí thác sinh của cư dân nông nghiệp, Phật giáo nêu cao tinh thần bình đẳng bác ái cũng rất phù hợp với binh đẳng tương thân tương ái của cư dân nông nghiệp, và tinh thần bình đẳng vô ngã của Phật giáo đã giúp nêu cao tinh thần đấu tranh chống xâm lược thời Bắc thuộc Thì nay tinh thần này vẫn được coi trọng trong xây dựng đất nước Nhưng còn một lí do quan trọng nữa là từ
Trang 5chính ngay yêu cầu của các dòng họ quý tộc tôn thờ đức Phật Thích Ca tối cao tâm linh thần quyền để củng cố, đề cao đức vua tối cao vương quyền và lí do "phú quý sinh lễ nghĩa" của tầng lớp quý tộc Tiếp thu Nho giáo Xây dựng chế độ phong kiến thì không thể không rất mực tôn vua – thiên tử (con trời) mà rất mực tôn vua thì ở đâu bằng Nho giáo
Như thế thời kì văn hoá phong kiến quý tộc Đinh – tiền Lê – Lý – Trần tiếp thu Phật giáo với sự thăng hoa của nó đã tạo ra những giá trị văn hoá vật thể chùa, tháp, tượng Phật gắn với núi cao cảnh đẹp, với kinh đô và các làng quê gắn liền với sinh hoạt Phật giáo trong đó để gây ra nếp sống xã hội thờ Phật,
lễ Phật Còn tiếp thu Nho giáo mở rộng ra là văn hoá Trung Hoa mới góp vào dòng chảy chính xây dựng văn hoá phong kiến quý tộc Biểu hiện ra chế độ phong hầu kiến ấp (phong kiến) định ra văn hoá sản xuất, văn hoá tổ chức đời sống trong mối quan hệ lãnh chúa nông nô, văn hoá chính trị cha truyền con nối đời đời kế tiếp nhau làm vua, làm quan và văn hoá ngôn từ trong việc sáng tạo văn thơ mà ta sẽ thấy ở mục tiếp sau
5 Một nền văn học bác học Hán Nôm phong phú
5.1 Văn học chức năng
Tức là văn học mang chức năng ghi chép lại những sự kiện lịch sử Như ông Lý Thường Kiệt viết bài thơ động viên quân sĩ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" như đã giới thiệu ở trên Ông Trần Hưng Đạo viết Hịch Tướng Sĩ "Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa " như đã giới thiệu trên
5.2 Văn học Phật giáo
Do các nhà sư hoặc các nhà vua, quý tộc hâm mộ Phật giáo, sáng tác văn học nhằm ca tụng nhà Phật
Phật là trở về với tính không (vô sinh vô tử)
Phật là bản thể chân như (bản tính vật chất không thay đổi)
Phật là tính không, là con người không tiếp tục sinh ra nữa Tu phật là hoát khổ là trở về bản thể chân như (gốc của vật chiều) về với tính không, về với vô sinh vô tử Ở đây, Phật khuyên con người tức là vật chất sự sống quay trở lại hoà đồng với vật chất vật lí vô cơ Không sinh, không diệt, tức là vật chất sự sống trên trái đất này trở về với vật chất vũ trụ được hình thành từ cách đây 15 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang
Phật là tâm: Tu Phật quan niệm về sinh tử Con người tu Phật nhưng chẳng ai tránh được cái chết 5.3 Văn học với tầng lớp Nho sĩ
Sang thời Trần, Nho giáo dần được coi trọng, xuất hiện tầng lớp Nho sĩ, nhiều người sáng tác thơ văn để lại đến nay nhiều tác giả tên tuổi như Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Nguyên Đán,
6 Sự suy tàn của văn hoá phong kiến quý tộc
Động lực văn hoá cho sự phát triển là con người, con người Dân – Làng dưới thời Lý – Trần chỉ sống bằng cái nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, hạn lụt thì mất mùa ập đến, đói kém diễn ra ngay, xã hội lâm vào mất ổn định Quan liêu thời Trần chỉ lo ăn chơi rượu chè, đi vào sa đọa thoái hóa Đặc biệt con người làm ra của cải nuôi sống xã hội bấy lâu nay thân phận họ chỉ là những người nông nô, ăn cơm chủ, cày ruộng chủ, đi lính cho chủ
Năm 1400 thay ngôi họ Trần lập ra nhà Hồ, đã thức thời đề ra những cải cách nhằm biến đổi văn hoá phong kiến quý tộc cuối thời Trần thành một nền văn hoá khác nó, những cải cách đó là:
Chính sách bạn điền bạn nô, nhằm hạn chế mở rộng điền Lấy có phát động thực chất cố hữu cơ Nói (cuối n trang thái ấp, giải phóng nông nô – lực lượng đang phản kháng quyết liệt quan hệ lãnh chúa nông nô
Ban hành tiền giấy (mục đích chính là để lấy đồng đúc súng đạn chuẩn bị kháng chiến chống Minh), nhưng khách quan đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá, chợ búa buôn bán không phải gánh đi một gánh tiền đồng
Hạn chế Phật giáo, bắt các sư sãi dưới 50 tuổi sát hạch không ai đạt phải hoàn tục Đây không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng tôn giáo, vì không ít những kẻ trốn việc quan đi ở chùa
Coi trọng Chu Công và Khổng Tử, đề cao Nho giáo, cải cách khoa cử
Tầng lớp quý tộc cuối triều Trần đại biểu là các vị vua đã đi vào sa đoạ thoái hoá không còn đủ niềm tin để hoà mục với Dân - Làng Họ đã vùng lên khởi nghĩa mãnh liệt để chống lại Vua – Nước, nên không còn đủ sức mạnh văn hóa để lập nên vũ công Nói tóm lại, sự thất bại nhanh chóng của Hồ Quý Ly
Trang 6trước sự xâm lược của phong kiến nhà Minh đã nói lên một điều là, văn hoá phong kiến quý tộc Việt Nam cuối triều Trần, trong đó có Hồ Quý Ly đã ở vào lúc suy tàn không còn đủ sức để chiến thắng văn hoá phương Bắc xâm lược; dẫn đến nước ta bị giặc Minh chiếm đóng thống trị, văn hoá Việt Nam lại đứng trước một thách thức gay go, quyết liệt
Trang 7B THỜI KÌ VĂN HOÁ PHONG KIẾN QUAN LIÊU Ở
ĐỈNH CAO
1 Ý nghĩa văn hoá của vũ công Lê Lợi thắng Minh
Giặc Minh xâm lược thống trị nước ta; chúng ý thức rất rõ ràng là lần này phải làm sao triệt phá tận gốc, huỷ diệt tận rễ văn hoá Việt Nam Chúng xoá tên nước Đại Việt, biến nước ta thành một quận của Trung Hoa gọi là quận Giao chỉ Chúng ý thức được rằng phải làm sao phá tan những văn minh nông nghiệp xóm làng Việt Nam – nền tảng vững chắc nhất để văn hoá Việt Nam tồn tại phát triển Một chân lí văn hoá nông nghiệp lúa nước Việt Nam là hễ khi nào Dân - Làng mất đi vế Vua - Nước của chính nó, thì dân tình trở lên khốn đốn, văn hoá dân tộc đứng trước một thử thách hiểm nghèo Vấn đề đặt ra là không có vũ công thì không thể giải quyết được bế tắc của tình trạng đó, vũ công với chế định văn hoá liền diễn ra Cuối cùng cuộc tụ nghĩa Lam Sơn đã làm được điều đó - chiến thắng văn hoá phong kiến phương Bắc xâm lược trong tình thế có thể nói văn hoá Việt Nam đang như "ngàn cân treo sợi tóc"
Nghĩa là phát huy mạnh chiến tranh du kích, chiến tranh dân nhân và đánh địch không chỉ bằng quân sự (cường bạo) mà còn đánh vào lòng người (chỉ nhân đại nghĩa) bao vây, địch vận, dụ hàng làm tan
rã hàng ngũ địch đã mang lại kết quả không nhỏ trong suốt quá trình chiến tranh giải phóng dân tộc Chiến tranh là hành động quân sự ở mặt trước sân khấu chính trị để giải quyết sự bất hoà về văn hoá ở phía sau sắn khấu chính trị Ý nghĩa văn hoá của vũ công Lê Lợi thắng Minh cũng là như thế, nhằm giải quyết sự bất hoà cố hữu giữa văn hoá phong kiến phương Bắc xâm lược với quyết tâm khẳng định xây dựng nền văn hoá độc lập tự chủ của nhân dân ta đã hình thành nên từ buổi đầu dựng nước là nghề nông nghiệp lúa nước Nhà Làng – Nước gắn liền làm một Xây dựng nền văn hoá dân tộc độc lập tự chủ,
từ bao đời, tổ tiên ta và cả chúng ta ngày nay đều tiếp thu văn hoá ngoại nhập để xây dựng văn hoá dân tộc, đó là điều cần thiết đối với tiến bộ văn hoá Việt Nam lúc đó (sẽ giải thích rõ ở ngay mục sau)
2 Đặc trưng văn hoá phong kiến quan liêu
Văn hoá Đại Việt hay cũng gọi là văn hoá phong kiến quan liêu phát triển đến đỉnh cao của nó với những đặc trưng như sau:
Văn hoá sản xuất Nền tảng kinh tế nuôi sống xã hội vẫn là nông nghiệp lúa nước nhưng tính chất văn hoá biểu hiện ra khác nhau là vấn đề chiếm dụng ruộng đất Ở thời Lê sơ danh nghĩa ruộng đất và thần dân trong cả nước đều thuộc về nhà vua, nhưng ruộng đất thực chất không phải do nhà nước (vua) nắm giữ hết, mà được phân ra như sau:
Ruộng quốc khố (ruộng thu hoa lợi nhập vào kho nhà Như th nước) thì lập đồn điền do những tội đồ, dân lưu vong tập trung dân tư hữ lại cày cấy, hoặc phát canh cho những tá điền cày cấy nộp tô người tá đ phån sån vào kho nhà nước
Ruộng của nhà nước đem làm lộc điền thưởng cho những người có công trạng, ruộng này cha truyền con nối hoặc hết đời thu lại Loại ruộng này thực chất trở thành ruộng tư, chủ ruộng phát canh cho tá điền cày cấy nộp tô cho chủ
Ruộng công làng xã thực hiện phép quân điền chia cho quan lại cấp thấp, quân lính, dân đinh, vợ goá, con côi họ tự cày cấy ruộng được chia, nộp thuế cho nhà nước (vua)
Ruộng đất tư hữu của nông dân hoặc địa chủ bình dân (người có nhiều ruộng nhưng không làm quan tước gì) thì họ tự cày cấy, hoặc phát canh cho tá điền cày cấy nộp tô cho chủ, chủ nộp thuế cho nhà nước (vua)
Như thế diễn trình sản xuất ở thời Lê sơ là do người nông dân tư hữu tự cày cấy trên mảnh ruộng của mình, hoặc là người tá điền lĩnh ruộng của địa chủ cày cấy thu hoạch nộp phần sản phẩm thoả thuận cho chủ ruộng, còn lại mình hưởng Mối quan hệ xã hội kiểu này là mối quan hệ địa chủ –
tá điền (mượn ruộng)
Động lực văn hoá cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở đây là con người, con người sản xuất dù là kiểu nào thì họ cũng được tự do suy nghĩ trên mảnh ruộng của mình đang cày cấy, người tá điền thì cũng phải tăng năng suất để sau khi nộp tô cho chủ ruộng thì phần còn lại của mình được
Trang 8nhiều hơn, người nông dân tự do thì cũng vậy để sau khi nộp thuế cho nhà nước (vua) bồ thóc của mình đầy hơn
Cùng với quan hệ xã hội giải phóng sức lao động trên đây, các vua triều Lê sơ cũng ra sức chăm
lo đến việc trị thuỷ - khía cạnh quan trọng hàng đầu của sản xuất nông nghiệp lúa nước Tình hình
ấy đã tạo ra được sự hoà mục giữa Vua – Nước và Dân – Làng, động lực văn hoá quan trọng hàng đầu cho sự phát trển Nông nghiệp phát triển, sản xuất nông nghiệp dư thừa trở thành hàng hoá; yêu cầu phải có chợ để trao đổi đặt ra, mạng lưới các chợ quê ra đời Nông nghiệp phát triển, đời sống được nâng lên thì nhu cầu hàng tiêu dùng cũng tăng lên, nhiều làng nông nghiệp chuyển sang chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công nghiệp, hoặc dịch vụ trao đổi buôn bán Như các làng Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà (Bắc Giang) chuyên sản xuất đồ gốm
Đặc biệt ở kinh kì do nhu cầu tiêu dùng của bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu trung ương, chợ và các phố phường xuất hiện ồ ạt Dân các làng nghề thủ công lần lượt kéo về kinh kì lập phường sản xuất đồ thủ công, buôn bán hàng hoá Ở thời Lê sơ ngoại thương cũng đã mở ra, thuyền buôn các nước láng giềng vẫn thường qua lại buôn bán, các mặt hàng sành sứ, vải lụa, lâm sản quý vẫn là những thứ mà thương nhận nước ngoài ham thích Các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh); Càn Hải Hội Thống (Nghệ An) và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang là những khu chợ trao đổi hàng hoá Ruộng đất – tài nguyên quan trọng hàng đầu của kinh tế nông nghiệp cũng đã phổ biến trở thành hàng hoá những sĩ tử khôi ghi tên lập danh
Trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước, nhưng đến thời Lê sơ mở ra mối quan hệ mới trong diễn trình sản xuất là quan hệ địa chủ – tá điền, đã giải phóng được sức lao động, đưa năng suất nông nghiệp lên cao hơn, sản phẩm nông nghiệp dư thừa trở thành hàng hoá, kéo theo yếu tố công thương nghiệp phát triển Ta nói thời Lê sơ là đỉnh cao văn hoá phong kiến quan liêu là vì
nó đã tạo ra yếu tố khác nó để thay thế nó, điều này còn thể hiện ở khía cạnh tiếp sau
Văn hoá chính trị xã hội Bàn đến ý nghĩa văn hoá xã hội cuả chính sách tuyển lựa quan lại phục vụ cho bộ máy nhà nước
Tại sao thời Lê sơ ngay từ đầu đã đề cao khoa bảng Nho học, đó là vì để đáp ứng yêu cầu của tầng lớp xã hội mới đã hình thành từ cuối thời Trần; đó là tầng lớp địa chủ bình dân Tầng lớp đó có tiềm lực kinh tế, họ yêu cầu vươn lên nắm quyền lực chính trị Lê Lợi là đại biểu cho sức mạnh văn hoá Dân – Làng Việt Nam vươn lên chiến thắng văn hoá phong kiến phương Bắc xâm lược, nhưng cũng là đỉnh cao của tầng lớp địa chủ bình dân
có tiềm lực kinh tế vươn lên đoạt lấy quyền lực chính trị cao nhất là làn vua
Đồng thời coi trọng đề cao khoa bảng còn mang một ý nghĩa văn hoá tích cực là tạo được
sự hoà mục giữa Vua – Nước với Dân – Làng Dân – Lang có lối thoát cả về kinh tế và chính trị càng tăng thêm lòng tin vào Vua Nước, càng tạo được sự ổn định xã hội, mà ổn định xã hội là động lực văn hoá cực kì quan trọng cho sự phát triển
Còn một ý nghĩa văn hoá nữa là vua Lê Thái Tổ tổ chức thi "Minh kinh" ở kinh đô cho phép mọi người có học đều có thể tham dự Vua Lê Thái Tông cho phép các sĩ tử không phân biệt giàu nghèo, sang hèn (có phân biệt con em những người ca nhạc gọi là xướng
ca vô loài không được dự thi), bất cứ ai có trình độ học vấn đều có thể tham gia khoa bảng thi Hương, thi Hội
Như thế đề cao khoa bảng ai có tiềm lực kinh tế thì có thể vươn lên nắm lấy quyền lực chính trị rồi lại quay lại làm giàu về kinh tế, một kiểu vận hành văn hoá mang tính chất tư bản chủ nghĩa Tóm lại văn hoá phong kiến quan liêu thời Lê sơ cả về hạ tầng kinh tế và thượng tầng kiến trúc xã hội đều có được những yếu tố văn hoá tư bản chủ nghĩa trong lòng nó
3 Phát triển văn hoá tinh thần ở thời Lê sơ
Do việc coi trọng khoa bảng Nho học dẫn đến khuyến khích các sĩ tử đua nhau dùi mài kinh sử, trau dồi kiến thứ mong chiếm ngôi cao bảng vàng, từ đó nhân tài nở rộ phát triển văn hoá tinh thần ở thời Lê
sơ, biểu hiện ra các mặt văn học, sử học, địa lí, âm nhạc
Về văn học: Nguyễn Trãi (đỗ Thái sinh học 1400 dưới triều Hồ) để lại những tập thơ văn nổi tiếng như: "Bình Ngô Đại Cáo", "Quân trung từ mệnh tập", "Ức trai thi tập", "Quốc âm thi tập",
"Lam Sơn thực lục"
Về sử học: trên cơ sở sách "Đại Việt sử kí tục biên" gồm 10 quyển của Phan Phu Tiên và sách
"Đại Việt sử kí" của Lê Văn Hưu viết từ thời Trần
Trang 9Về địa lí, cùng với "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi còn có "An nam hình thắng đồ" của Đàn Văn
Lễ và "Hồng Đức bản đồ" (không rõ tác giả)
Về âm nhạc: tương đối phát triển Bấy giờ nổi lên bài nhạc "Bình ngô phá trận" hỗn hợp cả tấu nhạc và múa khi ngày hội mừng chiến thắng Âm nhạc dân gian bị coi là tục nhạc loại ra khỏi cung đình
4 Vua Lê Thánh Tông với đỉnh cao văn hoa phong kiến quan liêu
Lê Thánh Tông làm vua trong những năm 1460 – 1497, sử học đánh giá về ông như sau: Vua sáng lập chế độ, vạn vật khả quan, mở mang đất đai bờ cõi khả rộng, thực là bậc vua anh hùng thì lược đến Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được" Về thời kì văn hoá phong kiến quan liêu ở đỉnh cao, quả là vua Lê Thánh Tông đã có công rất lớn trong việc xây dựng đỉnh cao văn hoá
ấy, biểu hiện ở:
Khuyến khích phát triển nông nghiệp Ngay sau khi lên ngôi (1461) nhà vua đã xuống chiếu Từ nay về sau, trong việc làm ruộng phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai để đủ ăn mặc Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy thì quan cai trị bắt trình trị tội
Khuyến khích phát triển công thương nghiệp Năm Hồng Đức thứ 8 (1477) ra sắc chỉ cho các huyện, châu, xã mở thêm chợ mới cho tiện mua bán Năm Hồng Đức 12 (1481) vua phê chuẩn lời tâu giữ nguyên dân ở các phủ huyện khác đến kinh đô mở phố phường buôn bán để hoạt động kinh doanh ở chốn thiên kinh được sầm uất
Về khoa bảng Nho học ở thời vua Lê Thánh Tông, như Phan Huy Chú đã chép: "Cách lấy người đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng đời sau không thể nào sánh kịp, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém; tính riêng trong 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã mở được 12 khoa thi Hội chọn được 501 Tiến sĩ trong đó
có 9 Trạng nguyên đóng góp cho nhân tài đất nước
Xây dựng nhà nước pháp quyền đạt đến đỉnh cao phong kiến quan liêu Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương trên đây nhằm "Các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau, nặng nhẹ cùng giữ gìn nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn việc nhỏ không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo đúng phép" Công cụ đắc lực của chính quyền nhà nước là pháp luật Bộ luật quy định rõ về chế độ ruộng đất, kỉ luật quân đội, tội phạm phép nước, thừa kế tài sản, quan hệ gia tộc, quan hệ nam nữ Bộ luật thể hiện rất rõ ý thức giai cấp phong kiến nhà Lê, nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của người nông dân tự do và phụ nữ, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ đất nước Như thế, cả nền tảng kinh tế xã hội, cả về thượng tầng kiến trúc, vua Lê Thánh Tông thực sự đã
có công lớn tạo ra văn hoá phong kiến quan liêu đến đỉnh cao của nó, biểu hiện ra là đã thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp để trong lòng nó mở ra yếu tố kinh tế hàng hoá công thương nghiệp, đồng thời xây dựng mẫu mực về một nhà nước pháp quyền phong kiến quan liêu, và sự tuyển lựa quan lại cho bộ máy nhà nước ấy đạt đến đỉnh cao mẫu mực
Thế nhưng giai cấp phong kiến cầm quyền, mà mở đầu từ vua Lê Thánh Tông tiếp thu Nho giáo,
cứ giữ nguyên cái "sai lầm chết người" là tư tưởng bảo thủ Nho về kinh tế là "vi phú bất nhân, vi nhân bất phú" (làm giàu là bất nhân, giữ chữ nhân thì đừng làm giàu), thực ra Nho giáo cũng khuyến khích làm giàu nhưng chỉ là giàu theo cách khai thác đất đai trồng trọt chăn nuôi, chứ không làm giàu bằng phát triển công thương nghiệp
Tư tưởng bảo thủ Nho về kinh tế "trọng nông ức thương" mở đầu từ vua Lê Thánh Tông và cứ kéo dài mãi ở tầng lớp phong kiến cầm quyền tiếp sau đã làm cho văn hoá Việt Nam không phát triển lên được văn hoá tư bản chủ nghĩa, mà cứ mãi quẩn quanh trong văn hoá phong kiến quan liêu nông nghiệp lúa nước tự cấp tự túc, làm cho nó lâm vào khủng hoảng bế tắc ngay sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, chỉ được một đời vua nữa là Lê Hiến Tông, thì xã hội liền lâm vào khủng hoảng bế tắc triền miên phân liệt chiến tranh
Trang 10C THỜI KÌ VĂN HOÁ PHONG KIẾN QUAN LIÊU
KHỦNG HOẢNG BẾ TẮC
Như đã trình bày ở phần trước, thời Lê sơ, văn hoá sản xuất đã mở ra quan hệ địa chủ, tá điền, giải phóng được sức sản xuất nông nghiệp, kéo theo thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển.Văn hoá Việt Nam cứ mãi vận hành "nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rỗng, nhất nông nhì sĩ" Học hành thi đỗ làm quan làm thầy thì thành kẻ sĩ nếu không vẫn mãi là người nông dân, kinh tế chỉ có nông nghiệp, mất mùa hạt gạo lên ngôi thì lại nhất nông nhì sĩ Xã hội Việt Nam cứ lê thể kéo dài mãi điệp khúc diễn ra như thế cho đến suốt thời phong kiến quan liêu nhà Nguyễn, cũng có nghĩa là văn hoá Việt Nam cử mãi khủng hoảng bế tắc văn hoá phong kiến quan liêu nông nghiệp tự cấp tự túc cho đến trước khi đế quốc Pháp xâm lược thống trị nước ta Thời kì văn hoá phong kiến quan liêu khủng hoảng bế tắc ta thấy biểu hiện ra ở những khía cạnh như sau:
1 Khủng hoảng kinh tế xã hội triền miên
Bản tính của con người là ham muốn giàu có, mà muốn giàu có thì không thể không mở mang công thương nghiệp "phi thương bất phú" Nay nền kinh tế chỉ có quẩn quanh trong nông nghiệp thủ công
tự cấp tự túc, mà nông nghiệp thì làm sao giàu được, nếu có giàu thì cũng chỉ có đầy kho thóc, mà giàu ở con người đâu chỉ có thóc, còn phải có bao thứ ngọc ngà châu báu khác Từ đó dẫn đến quy luật vận hành văn hoá chỉ có "nhất sĩ nhì nông" thì con người chỉ có cách leo lên sĩ cao nhất, càng chiếm được quyền lực chính trị to nhất thì càng tước đoạt được của cải vật chất nhiều nhất, mà quyền lực chính trị to nhất là chiếm được ngôi vua Đồng thời con người không có lối thoát về đầu tư vốn liếng, trí tuệ cho kinh doanh công thương nghiệp làm giàu, thì con người chỉ biết dùng của cải giàu có vào ăn chơi hưởng lạc, điển hình là các ông vua Vì thế văn hoá bắt đầu khủng hoảng thì diễn ra các vua ăn chơi truỵ lạc, rồi dẫn đến tranh giành ngôi vua phân liệt cát cứ chiến tranh liên miên
Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn sau vua Lê Thánh Tông tình hình chính trị xã hội diễn ra khủng hoảng trầm trọng như thế? Câu trả lời là tầng lớp phong kiến thống trị không ưu tiên mở mang công thương nghiệp mà cứ giữ mãi kinh tế nông nghiệp lúa nước tự cấp tự túc Nông nghiệp lúa nước mà Vua Nước sa đoạ không chăm lo đến Dân – Làng (trị thuỷ) thì mất mùa liền diễn ra, dân tình đối kém thì lại vùng lên khởi nghĩa, tình hình chính trị xã hội lại làm vào khủng hoảng
Nhìn vào ta thấy tính chất văn hoá của chiến tranh Nam Bắc triều hay chiến tranh Trịnh – Mạc chẳng phải là do yêu cầu của thống nhất thị trường cho kinh tế hàng hoá mà chỉ là tranh giành quyền lực chính trị phong kiến trên nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước, chỉ là phản ánh văn hoá Việt Nam tiếp tục diễn ra tình trạng khủng hoảng bế tắc
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn hay chiến tranh Đàng trong - Đàng ngoài cũng chỉ mang tính chất tranh giành quyền lực chính trị to hơn cao hơn, chứ vẫn không phải là do yêu cầu mở rộng thị trường cho kinh tế công thương nghiệp Nếu vì mở rộng kinh tế thị trường cho kinh tế công thương nghiệp thì hai bên
đã không thể dễ dàng chia đôi đất nước Và việc chia đôi đất nước cũng vẫn chỉ là phản ánh văn hoá phong kiến quan liêu nông nghiệp lúa nước Việt Nam sâu sắc hơn trong tình trạng khủng hoảng bế tắc chưa tìm ra lối thoát