1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội thảo nghiên cứu lịch sử văn hóa việt nam

516 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 90 Năm Nghiên cứu về Văn hóa và Lịch sử Việt Nam
Trường học Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
Chuyên ngành Lịch sử Văn hóa Việt Nam
Thể loại Hội thảo
Năm xuất bản 1992
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 516
Dung lượng 22,63 MB

Nội dung

Kỷ yếu hội thảo tập hợp khoảng 30 bài nghiên cứu về Việt Nam bằng tiếng Việt. Trong đó có các học giả nổi tiếng như các GS Hà Văn Tấn, GS Đinh Gia Khánh, GS Nguyễn Huệ Chi... cùng một số giáo sư nước ngoài khác. Ngoài ra còn một số nghiên cứu của Viễn Viễn Đông Bác cổ về văn hóa Chàm - Chăm in bằng tiếng Pháp

Trang 1

TÚSÁCHPHƯƠNG ĐÔNG s BIBLIOTHEQUEORIENTALISTE

NGHIÊN CÚU VE VAN HOA

VA LICH SU VIET NAM

OO ANS DE RECHERCHES SUR

‘LA CULTURE ET L’HISTOIRE DU VIETNAM

Trang 2

PRUNG TAM KHOA HOC XA HOF”

VA NHAN VAN QUOC GIA -

7°" CENTRE NATIONAL

©} DES SCIENCES SOCIALES:

ing › E? HUMAINES AU VIETNAM

90 NAM NGHIEN CUU VE

VAN HOA VA LICH SU VIET NAM

90 ANS DE RECHERCHES SUR LA

CULTURE ET L HISTOIRE DU VIETNAM

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI

EDITION DES SCIENCES SOCIALES

HANOI 1995

Trang 3

KY YEU HOI THAO QUOC TE

"90 NĂM NGHIÊN CỨU

VỀ VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM"

Do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia

và Viện Viễn đông bác cổ Pháp

Tổ chức tại Hà Nội tháng 12 - 1992

Trang 4

MUC LUC

Trang

1, Loi phat biéu cla GSTS Nguyễn Duy Quý

Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và

Nhân văn quốc gia 13

2 Lời phát biểu của Ngài Claude Blanchemaison

Đại sú nude Cộng hòa Pháp tại Việt Nam 15

3 Một trăm năm hướng tới sự hiểu biết về Việt Nam

4 Viện Viễn đông bác cổ Pháp với việc nghiên cứu Việt Nam

5 Trường Viễn đông bác cổ và những nghiên cứu về Việt Nam

6 Tử Hòa bình đến Đông Sơn: Một cái nhìn chung về đóng góp

của các học giả Pháp và Việt Nam cho Khảo cổ học tiền sử

Việt Nam

GS Ha Van Tấn, 37

7 Văn hóa Oc Eo: Những phát hiện sau năm 1975

8 Văn hóa Óc Eo và văn hóa Phù Nam

PGS Lương Ninh 53

9 Ghi chú về sự khuyếch tán theo địa bàn địa lý của các viên

ngọc Nha Chương 6 miền Dông Nam Á trong quá trình của

Trang 5

1 Truéng Vién déng bac cổ Pháp và nghiên cứu ngôn ngữ học

ỏ Việt Nam: DĨ vãng và triển vọng

Nguyễn Phú Phong

12 Trường Viễn đông bác cổ Pháp và các bước tiến của ngành

nghiên cúu văn học Việt Nam cổ trung đại

PGS Lại Văn Toàn

16 Sự thành lập và hoạt động của Viện Bảo tàng lịch sử

Việt Nam

Nguyễn Mạnh Lới

17 Trường Viễn đông bác cổ với Huế

Thái Công Nguyên

18 Di sản Hán-Nôm Việt Nam Suu tầm, dịch thuật, nghiên cứu

GS Tran Nghia

19 Thủ nghiệm sơ bộ về xử lý văn bản Nôm bằng máy tính

Hồ Hải Thụy

20 Suy nghi v8 các truyện Nôm khuyết danh thế kỷ 18

Quách Thanh Tâm

21 Những đóng góp của các nhà nghiên cứu người Pháp trong

việc tìm hiểu văn hóa dân gian ỏ Việt Nam

GS Dinh Gia Khanh

22 Những vấn đề khác nhau liên quan đến "Truyền ky mạn lục"

Kawamoto Kuniyé

23 Vài nhận xét về các tổ hợp phụ âm đầu có nguồn gốc Hán

GS Nguyén Tài Cẩn + Hoàng Dũng

24 Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp đối vói việc

nghiên cứu truyện Kiều: Những vấn đề cùng quan tâm và

phương hướng nghiên cúu mới

PGS Nguyễn Văn Hoàn

Trang 6

Một số nhận xét về xuất xứ của những người đỗ đạt qua

các kỳ thi củ do triều đình Việt Nam tổ chúc (1802-1858)

Philippe Langlet

Tư tưởng "Lương hoa" (vô thần) và khoa học tôn giáo

Trường đại học thực hành EPHE

Tộc danh của một số dân tộc ỏ Nam Trung Quốc và

Việt Nam - Vấn đề tên gọi Giao Chỉ

PTS Nguyễn Văn Lội

Trường Viễn đông bác cổ Pháp và những nghiên cứu

Trang 7

LOI NO! DAU

Hội thảo kỷ niệm 90 nam ngày Trường Viễn déng bóc cổ Phép dat

trụ sở tại Hà Nội đã dược tổ chúc từ ngày 2 đến ngày 5 thang 12 nam

1982 tại Hà Nội, nhân uiệc đặt lại trụ sở của Trường Viễn dông bóc cổ

Pháp

Nhu ta đã biết, qua hơn năm mươi năm có mặt tại đây, Trường da lập nên một thu uiện có giá trị cùng Uuới một loạt các bảo tùng hiện uẫn luôn tồn tại Bên cạnh đó Trường còn có nhiều công trình nghiên cứu, tra cúu Cuộc Hội thảo này kỷ niệm 90 nam nghiên cứu 0uề Việt Nam uờ cóc nền uăn minh của đất nước này trong qué khit (Oc Eo, Chàm uù các

Điều quan trọng là cuộc Hội thảo, uới tính thần củi mở, đã tập hợp được một uài dạt diện thuộc cóc cộng đồng khoa học quốc tế nghiên citu

những linh uục phong phú này Chính 0ì uậy, trong hơn bơ ngày làm uiệc, các nhà sử học, ngữ uăn học, khảo cổ học, cũng như các nhà thủ

thư uà bảo quản thư uiện thuộc cóc quốc tịch khúc nhau như Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản dã cùng nhau trao đổi những hiểu biết, những quan điểm được trích ra từ những tác phẩm cửa các bộc tiền bối, song đồng thời họ cũng muốn đóng góp cới mới

Tốt nhiên, tại cuộc Hội thảo này một số tên tuổi còn uống một, cũng

như một số chủ đề còn đề cập chưa sâu hoặc chưa được đề cập, song đối uới chúng ta điều cốt yếu không phải là hiểu thấu đáo mọi điều cũng

như không phải chỉ là hiểu biết khoa học mà cói chính là có thể nối lội

đường dây dối thoại đã bị cắt đút từ lêu

Cùng chia sẻ niềm mong muốn hiểu rõ hon nhitng nén van minh vita thú uị song cũng rất phúc tạp này, các nhà Việt Nam học từ nay lợi có thế cùng nhau dệt lên tấm thảm hiểu biết phong phú trong sự tôn trọng các cách tiếp cận của mỗi người Dù sao chăng nữa thì Trường Viễn đông bác cổ Pháp uẫn sẽ tiếp tục triển khai theo hướng này

11

Trang 8

LO! PHAT BIEU KHAI MAC

CUA GS TS NGUYEN DUY QUY”

Thưa các đại biểu và các vị khách quý!

Trước hết tôi xin được thay mặt Viện Khoa học xã hội Việt Nam trân trọng gửi lời chào mừng nồng nhiệt và lòng cám ơn chân thành đến quý

vị đại biểu và khách quý, đặc biệt là các vị đồng nghiệp từ Pháp, Nhật

Bản, Trung Quốc, Hồng Kông đã đến dự cuộc hội thảo khoa học đầy ý

ở Pháp và nhiều nước khác đã lớn mạnh lên rất nhiều, đặc biệt trong các ngành Khảo cổ học, Sử học, Ngôn ngữ học, Văn học, Dân tộc học Bên cạnh đó, ngành Khoa học xã hội và Nhân văn ở Việt Nam đã mở

rộng thêm nhiều cánh cửa, đi sâu hơn vào các lĩnh vực Triết học, Tôn giáo, Tam lý học, Xã hội học, Luật học, v.v và lưu tâm nhiều đến các

quan hệ văn hóa - xã hội của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Giới nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam luôn luôn

đánh giá cao công việc của Trường Viễn đông bác cổ Pháp trong sự nghiệp

nghiên cứu về Việt Nam mà ngày nay giới nghiên cứu Việt Nam đã kế

thừa và phát triển Nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu, chuyên đề,

chuyên luận của các nhà Việt Nam học đã được dùng làm tài liệu tham

khảo cho việc giảng dạy ở các cấp trung học, đại học cũng như ở các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn

Ngày nay trên con đường phát triển của nhân loại nói chung và của từng quốc gia nơi riêng, Khoa học xã hội và Nhân văn lại cảng có trọng

* Viện trưởng Viên KHXH Việt Nam (nay là Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia).

Trang 9

trách to lớn Hơn ai hết, các nhà Khoa học xã hội và Nhân văn là những

người có khả năng cảm nhận thấu đáo những tâm tư ước vọng trong

cuộc sống vật chất và tỉnh thần của cộng đồng mà họ là thành viên; và

họ cũng là những người có khả năng tiếp nhận nhạy bén những tiến bộ

xã hội của thế giới Chính họ là những người giữ vai trò trọng yếu trong việc thực thi cái quy luật muôn đời trong quan hệ ứng xử là: hiểu mình, hiểu người, làm người hiểu mỉnh vì mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội

Người Việt Nam có câu: "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm

lại nên hòn núi cao" Giới Khoa học xã hội và Nhân văn Việt Nam đã và đang "chụm lại" trong nhiều tổ chức và hiệp hội theo nhiều chuyên đề : khác nhau để tăng tiến, nhận thức ba mặt nơi trên phù hợp với yêu cầu của dân tộc Việt Nam và thời đại ngày nay Thành tựu khoa học được tăng nhanh khi sự hợp tác giữa các khoa học trong nước và nước ngoài được phát triển rộng rãi

Trên tỉnh thần đó, tôi xin chúc cuộc hội thảo "Nghiên cứu lịch sử -

văn hóa Việt Nam", nhân địp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Trường

Viễn đông bác cổ Pháp thành công tốt đẹp

Xin cảm ơn quý vị

Ngày 3 tháng 19 - 1992

14

Trang 10

LOI PHAT BIEU

CUA NGAI CLAUDE BLANCHEMAISON*

Kính thưa ông NGUYÊN DUY QUÝ, Viện trưởng Viện Khoa học xã

hội Việt Nam,

Kính thưa ông Léon VANDERMEERSCH, Giám đốc Trường Viễn đông

bác cổ Pháp,

Kính thưa giáo sư VŨ KHIÊU

Kính thưa ông PHẠM XUÂN NAM, Phó Viện trưởng Viện Khoa học

xã hội Việt Nam,

Thưa các bạn đồng nghiệp,

Thưa các giáo sư, thưa quý bà và quý ông,

Các bạn đã dành cho tôi một sự biệt đãi đáng ngại khi yêu cầu tôi phát biểu sáng nay tại buổi khai mạc một cuộc hội thảo đã đưa về đây các nhà bác học chủ chốt về "90 năm nghiên cứu về Việt Nam"

Chúng ta cảm nhận rất rõ rằng đây là một sự kiện lịch sử, một cuộc

họp được tổ chức tại đây, tại Hà Nội, ở một nơi mang nặng dấu ấn lịch

Chúng ta cảm nhận rất rõ rằng đây là dịp chính thức hớa cuộc tái ngộ của một cộng đồng khoa học vẫn luôn tồn tại Nhân địp này, xin cho phép tôi kính cẩn chào mừng các chuyên gia bậc thầy có mặt tại đây ngày hôm nay, dù cho họ là người Việt Nam hay đến từ Paris, Bác Kinh, Hồng Kông, Dài Bắc, TÐkyô hay từ nơi khác

Chúng ta cũng cảm thấy rất rõ rằng, từ địa điểm lịch sử này, chúng

ta sẽ cùng nhau vạch ra trong tương lai những mầm mống đầy hứa hẹn của một nền tảng kiến thức đã ăn sâu bắt rễ trong truyền thống chung của chúng ta

* Đại sứ nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

15

Trang 11

Trong các công trình của mình, chấc các bạn đã tự hỏi nhiều về môn

"Việt Nam học", về ý nghĩa và ích dụng của nó vào thời điểm cuối thế

kỷ hai mươi này Đó là giá trị vĩnh hằng của việc nghiên cứu khoa học trong một giai đoạn đảo lộn của những niềm tin chác chắn trong quá khứ Dớ là tính xác đáng của một phương thức tiếp cận vấn đề có tính chất đa ngành Dớ là sự khám phá lại và sự tự khẳng định của một bản sắc văn hóa vững mạnh và được làm phong phú thêm bởi những đóng

góp từ bên ngoài Nhưng đó cũng còn là sự hấp dẫn của một nền văn

hóa thường xuyên phải đương đầu với những thách thức: đấu tranh giành độc lập, đòi hỏi về thống nhất dân tộc và giờ đây là những thách thức

do việc phát triển kinh tế đặt ra

Việt Nam học không phải là một bộ môn khoa học bí truyền chuyên

về quá khứ Việt Nam học đã và sẽ phải là một lĩnh vực nghiên cứu đa

ngành, là một lĩnh vực trao đổi và van hóa Sự phục sinh của bộ môn này sẽ đóng góp những kiến thức quý báu vào việc phát triển của Việt Nam và của dân tộc Việt Nam ví đại

Nhưng nói như vậy là tôi đang đi quá vào những lĩnh vực không phải

của mình, tốt hơn là tôi nên nhường lời cho các chuyên gia đang có mặt

biết lẫn nhau tốt hơn Sự hiểu biết, cảm thông này rất cần thiết cho các

dự án hợp tác trong các Iĩnh vực khác và đặc biệt là trong việc đào tạo con người và phát triển kinh tế ;

Cuộc hội thảo này là sự tái hợp của Việt Nam vào cộng đồng khoa

học thế giới và châu Âu vÌ EEFEO, mà trụ sở chính đóng tại Pháp, có rất

nhiều cơ sở ở châu Á, từ Nhật Bản, Đài Loan, đến Hồng Kông, Inđônêxia, Thái Lan, Malayxia và tất nhiên cả ở Ấn Dộ nữa

Tại đây chúng ta được chứng kiến sự phát triển của mối quan hệ đồng nghiệp, của những mối quan hệ đặc biệt giữa Pháp và Việt Nam EFEO sẵn sàng đóng góp vào các mối quan hệ đó, còn đóng góp nhiều hơn nữa

so với trong quá khứ, và cùng phối hợp với các bạn để nền văn hóa Việt

Trang 12

Nam trở thành một chủ đề nghiên cứu đặc biệt `

Cuộc hội thảo này cũng cho phép nhấn mạnh hơn nữa về các phương pháp luận về khoa học xã hội, một lĩnh vực chủ chốt của tiến trình đổi:

mới mà đất nước Việt Nam đang tiến hành

Cuối cùng, xin cho phép tôi đưa ra lời kêu gọi bảo tồn các di sản của nền văn hóa Việt Nam, vốn rất phong phú và giàu cớ Và tôi tin tưởng rằng làm như vậy, tôi nhận được sự đồng tình của đông đảo các đồng

nghiệp của tôi Và để các bạn nào vốn chờ đợi một kết luận Ít nhiều mang tính chất kinh tế, tôi xin nói thêm rằng, di sản này là con chủ bài

rất lớn đối với việc phát triển du lịch trong tương lai tại đất nước này

Tôi xin cám ơn sự chú ý của các bạn và lần này xin nhường lời lại cho các nhà học giả

17

Trang 13

MOT TRAM NAM HUONG TOI SU HIEU BIET VE

VIET NAM

GS Pham Xuan Nam”

1 Hôm nay, chúng ta - những nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, cùng những đồng nghiệp Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đến đây tham dự cuộc hội thảo quốc tế

"Nghiên cứu lich sit va vén hoa Việt Nam" nhằm ghi nhận những hoạt

động và thành tựu của một học hội nghiên cứu về phương Đông và Việt

Nam xuất hiện thuộc loại sớm nhất ở phương Tây và có tiếng trên toàn thế giới, mà mỗi chúng ta ít nhiều đều có những liên hệ nghề nghiệp và

những mối dây cảm tình Học hội đó được chính thức mang tên Trường

Viễn đông bác cổ Pháp (Ecole Francaise d’ Extrême-Orient) ngày 20 - 1

- 1900, cách đây gần 93 năm

Thật ra, tổ chức tiền thân của EFEO đã ra đời từ ngày lỗ - 12 - 1898 với tên gọi Phới đoàn Khảo cổ học thường trực tại Đông Dương (Mission Archéologique Permanente en Indochine) Còn muốn nhìn nhận mối quan tâm và những hoạt động khoa học đầu tiên của người Pháp ở Việt Nam, thì cơ thể ngược lên mười lam nam trước nữa, với sự ra đời của Hội nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes Indochinoises) vao năm 1883 tai Sai Gon

Cũng có thể nói thêm về một học hội nữa ra đời muộn hơn và và chịu

sự hướng dẫn chuyên môn của EFEO, đó là Đó thònh hiếu cổ xố

(Asscciation đes Amis du Vieux Hué), thành lập năm 1913 tại Huế

Có thể nói rằng ba học hội này, với 3 tập san khoa học của nó là BEFEO, BSEI và BAVH (Bulletin de ]' Ecole Francaise @’ Extréme-Orient, Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Bulletin des Amis du Vieux Hué), đã trở thành những trung tâm nghiên cứu cớ

nhiều thành-tựu về khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam cho đến

* Phó Viện trưởng Viện KHXH Việt Nam

19

Trang 14

trước khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (9/1945) Va trong ba

học hội nới trên, EEFEO luôn luôn được coi là một trung tâm khoa học:

cố uy tín hơn cả

Hơn nữa, trong khi Đó thành hiếu cổ xã (AVH) chỉ tồn tại đến những

năm 40, Hội nghiên cứu Đông Dương (SEI) cing chỉ hoạt động đến những năm 70, thì EFEO vẫn duy trì hoạt động cho đến ngày nay Những công trình nghiên cứu, những số tập san BEFEO được tiếp tục phát hành,

cũng như chính lý do tổ chức cuộc hội thảo này, với sự có mặt của ngài

Giám đốc và nhiều thành viên EBFEO tại đây, là những bằng chứng về sức sống của một học hội hoạt động liên tục trong ngót một thế kỷ qua

2 Có thể nối rằng, với sự ra đời và hoạt động của EFEO, cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Pháp với Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông

nơi chung đã được đặt trên cơ sở một tổ chức nghiên cứu khoa hoc cd

quy củ và quy mô đáng kể

Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, dưới con mắt của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, việc thành lập EFEO không nằm ngoài mục đích "khai hóa" văn mỉnh và "tìm hiểu rõ hơn để cai trị tốt hơn" ở

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, những hoạt động kiên trì, nhất quán và có phương pháp của bBFEO trong việc điều tra, khảo sát, sưu tầm, thu thập, bảo quản những di sản của quá khứ cùng nhiều công trình

nghiên cứu nghiêm túc của các nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngữ văn học v.v thuộc học hội này, về mặt khách quan, đã vượt ra ngoài

ý đồ của các nhà cầm quyền thực dân và thực tế đã để lại một khối lượng

đồ xộ những tư liệu vô cùng quý báu và những phát hiện có giá trị về

lịch sử, văn hóa Việt Nam ;

Bản thân nhiều học giả và cả một số chính khách Pháp, khi đi vào tìm hiểu lịch sử và văn hóa Việt Na¡a, đã phải thừa nhận rằng dân tộc

Việt Nam quả đã có một nền văn minh vat chat vA van minh tinh thần

độc đáo, phong phú, không thể xem thường

Trong cuộc tranh luận tại Hạ nghị viện Pháp ngày 2-4-1909, nghị sĩ

M Pressensé đã nới: "Trên thực tế (tại Việt Nam), chúng ta đứng trước

một nền văn minh, nền văn mỉnh này không giống nền văn minh của chúng

ta (Pháp), song nó cũng đã phát triển, cũng đã tỉnh tế, cũng đã tiến bộ

trong một số tương quan nào đó như nền văn minh của chúng ta"),

Trang 15

Dac biét, ngay sau khi thanh lap, EFEO dugc giao chic nang bảo tồn

các cổ vật, di tích và thắng cảnh trên toàn Đông Dương Với chức năng

dé, EFEO đã đóng góp nhiều công sức cho việc xây dựng một số bảo tàng lịch sử và văn hớa lớn như Bảo tàng Chàm ở Đà Nẵng; Bảo tàng Blanchard de-la Brosse, nay là Bảo tàng lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh Trong hoạt động thư viện, EFEO cũng đã dày công thu thập các

loại sách báo, thư tịch Hán Nôm, các thác bản văn bia, ảnh và bản đồ,

các hương ước, bản thảo v.v tạo nên sự phong phú của một tàng thư

lớn không chỉ về Việt Nam mà còn liên quan cả đến các nền văn hớa lớn

của các nước phương Dông Tu nam 1957 6ng Léon Vandermeersch thay

mat EFEO da ban giao toan bé kho tang ndi trén cho phia Viét Nam ma

ngày nay các viện nghiên cứu: Hán Nôm, Thông tin khoa học xã hội của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các bảo tàng của Bộ Văn hóa Việt Nam đang tiếp tục bảo quản và khai thác

8 Thật ra, ngay sau khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập (9-1945), Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đứng đầu là Chủ

tịch Hồ Chí Minh, đã, rất quan tâm đến việc giữ gìn những giá trị văn hớa truyền thống của dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ đất nước Chính phủ đã cho thành lập Đông Phương bác cổ học uiện với một Hội đồng cố vấn gồm những học giả nổi tiếng như Cao Xuân Huy, Dang Thai Mai, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Văn

Tố, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giáp (trong đó có một số người đã từng làm việc tại EFEO) Học viện này có trách nhiệm tiếp tục những công việc mà EFEO đã làm là "bảo tồn tất cả cổ tích trog toàn cõi Việt Nam" Sác lệnh số 65, ngày 23-11-1945 của Chính phủ Lâm thời đã chỉ rõ: "Những luật lệ về việc bảo tồn cổ tích vẫn để nguyên như cũ"; đồng

thời nhấn mạnh "cấm phá hủy đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ

tự khác như cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn",

"cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách

vở có tính tôn giáo hay không nhưng có Ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn"Œ), Điều đó cho thấy Nhà nước cách mạng Việt Nam có thái độ rất khách quan và trân trọng đối với những công việc mà EFEO đã thực hiện

Năm 1953, trong lúc cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập đang ở thời

kỳ gay gắt nhất, trên chiến khu Việt Bác, một tổ chức nghiên cứu khoa

Viet Nam « ; “Ba - Công ¡1 12 nigay, 1-2-1745, TT TỶ

ire DAI HEC TONG HOP AG XH Be

Âgêgv be sÉ

Trang 16

học xã hội và nhân văn đã được thành lập, do nhà sử học Trần Huy Liệu

đứng đầu Đó là Bơnu Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, tiền thân của Viện

Khoa học x& hội Việt Nam ngày nay

Trong gần 4 thập kỷ qua, nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam,

mà nòng cốt là Viện Khoa học xã hội và một số trường đại học trong cả nước, đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt

Khảo cổ học cớ bước tiến lớn trong việc điều tra, khảo sát, khai quật,

nghiên cứu, phát hiện hàng trăm di chỉ văn hớa theo cả chiều rộng không gian của toàn quốc và chiều dài thời gian của tiền sử và lịch sử lâu đời

của dân tộc

Các lĩnh vực khác như sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học, nghiên cứu Hán Nôm và văn hóa dân gian cũng thu được kết quả đáng khích lệ (Nhiều tham luận của các bạn đồng nghiệp của chúng tôi sẽ nới

rõ về điều này)

Đi đôi với công tác nghiên cứu, một đội ngũ các nhà khoa học xã hội

va nhân văn Việt Nam gồm nhiều thế hệ đã được đào tạo, thử thách trong các hoạt động và từng bước trưởng thành

Gần đây việc chính phủ trực tiếp giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì ba chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước, trong

đó có Chương trình Văn bóa, van minh vi su phút triển va tiến bộ xã

hội, cũng như việc xây dựng một cơ sở vật chất tương đối hiện đại có

khả năng bảo quản kho sách Hán Nôm, xây dựng Bảo tàng dân tộc học

có quy mô lớn v.v là những biểu hiện mới của quá trình phát triển các

ngành khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng của nó trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay

Dé thực hiện được vai trò đơ, đội ngũ các nhà khoa học xã hội và nhân văn chúng tôi cũng phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ và khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học Trong quá trình ấy, mối quan hệ trao đổi và hợp tác nghiên cứu giữa các khoa học xã hội và nhân văn Việt

Nam với các bạn đồng nghiệp Pháp và các nước khác là một nhân tố vô

cùng quan trong Su học hỏi lẫn nhau, sự hợp tác cùng nhau trê# tỉnh thần bình đẳng, hữu nghị sẽ giúp cho chúng tôi có thêm điều kiện để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình là góp phần vào việc chấn hưng nền văn hóa dân tộc, trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hớa truyền thống, đồng thời tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại, xem đó là động lực quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong thời đại ngày nay

22

Trang 17

Hiéu biét hon v8 minh, hiéu biét hon vé moi ngudi va dé moi ngudi

hiểu hơn uề mình, đó là thái độ ứng xử của người Việt Nam trong cuộc sống, cũng là định hướng hành động của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

Cùng với truyền thống phương Đông, người Việt Nam rất coi trọng

sự hiểu biết (tri) Không có sự hiểu biết đúng đắn sẽ không có được một việc làm (hành) xác đáng Chính vỉ thế chúng tôi tin rằng những hoạt

động khoa học xã hội và nhân văn, những công trình nghiên cứu về Việt

Nam, trong đó có những công việc mà BFEO đã làm trong ngót một thế

kỷ qua, và nhiều nhà Việt Nam học khác đã làm trong những thập kỷ gần đây, sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình xây dựng một mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp hơn không chỉ giữa các nhà khoa học, mà giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới

Hiểu biết để hợp tóc uờ hợp tác dể hiểu biết, đó là ý tưởng mà chúng

tôi muốn bày tỏ tại cuộc Hội thảo có mặt đông đảo những nhà Việt Nam

học thuộc nhiều nước trên thế giới này, và cũng để ghi nhận những hoạt động và thành tựu nghiên cứu rất đáng trân trọng về Việt Nam của Trường Viễn đông bác cổ Pháp nhân 90 năm thành lập của nó tại Việt Nam

Tiếp lời giáo sư Nguyễn Duy Quý, cho phép tôi một lần nữa thay mặt Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các đồng nghiệp Việt Nam nhiệt liệt

chào mừng sự có mặt của các bạn và chân thành cảm ơn những điều tốt

đẹp mà các bạn đã làm Vì một sự hiểu biết uề Việt Nam

23

Trang 18

LOI PHAT BIEU CUA GIAO SU

LEON VANDERMEERSCH

Nam 1898, Đoàn Khảo cổ thường trực Đông Dương ra đời, rồi năm

1900 lấy tên là Viện Viễn đông bác cố, sự kiện đó, trong bước ngặt của thế kỷ đã đánh đấu một thay đổi tỉnh thần có ý nghĩa trong việc môn Đông phương học châu Âu thừa nhận giá trị đặc thù của các nền văn hóa lớn phương Đông Cho tới lúc đó nền khoa học phương Tây cũng mới chỉ quan tâm đến phương Đông dưới góc độ thuần túy tò mò tìm hiểu

về ngữ văn, bằng cách tìm trong các văn bản của tác gia ví đại cổ điển phương Đông một giá trị về sự thông thái uyên bác nhất Cả Chézy, cả Burnouf lin Bergaigne, trong việc nghiên cứu Ấn Độ, cả Bémuzard, ca đJulien lẫn Biot trong việc nghiên cứu Trung Quốc, dẫu họ đã khó nhọc

để tìm đọc rất công phu những văn bản chữ Phạn hoặc chữ Trung Quốc,

nhưng chưa hề bước chân ra khỏi các thư viện của họ ở Paris, họ thấy

không cần phải tới châu Á, trên chính mảnh đất trù phú của những nền

văn hớa mà họ nghiên cứu, trong giới của họ, họ tự hào là không cần

tiếp xúc với thực tế sinh động của những thế giới ngoài phương Tây, với những nền văn học mà họ lớn tiếng cho rằng đã mổ xẻ về ngữ văn trong

trừu tượng

Tuy nhiên ý nghĩ cho rằng khoa nghiên cứu văn bản không thể được

xây dựng khi tách rời đối tượng nghiên cứu với bối cảnh con người, cuối

cùng đã nảy sinh trong những bộ óc ưu tú VÌ vậy, vào khoảng cuối thế

kỷ, có ba viện sỉ thuộc "Viện Hàm lâm Văn khắc và Văn học" là Auguste ' Barth, sử gia của giáo phái Vệ-đà, Emile Sénart, sử gia về Phật giáo, và Michel Bréal, người tiên phong của môn ngôn ngữ học Ấn - Âu, đã dự định thành lập một học viện nghiên cứu phương Dong, dat 6 chau A La những nhà Ấn Độ học, trước tiên họ nghỉ đến việc đặt cơ sở này ở một trong những tô giới Pháp ở Ấn Dộ: Chandenagor hoặc Pondichéry, nhưng tính chất thứ yếu của những vị trí dư thừa này, những vị trí chỉ còn là

25

Trang 19

hồi ức về sự bành trướng rộng lớn của nước Pháp ở thế kỷ XVII, liệu tính chất đó có hạn chế sự vươn rộng của một cơ quan mà họ muốn uy

tín của nó phải ngang bằng với Trường Rôme hoặc Trường Athène? Vì vậy, người ta đã chọn Dông Dương - một vị trí có nhiều hứa hẹn về mặt

văn hóa, làm trụ sở để đặt cơ quan mà điều lệ đã được khởi thảo do chính ba viện sĩ trên và việc kiểm tra về mặt khoa học sẽ do "Viện Hàn

lâm Văn khác và Văn học" đảm nhận Như vậy, theo quyết định đăng trên Công báo Đông Dương ngày 15-12-1898, đoàn Khảo cổ thường trực

ra đời, với mục đích đề ra như sau:

1- Tiến hành nghiên cứu khảo cổ học và ngữ văn học của bán đảo Đông Dương, bằng mọi cách, tạo điều kiện thuận lợi để nắm được lịch

sử, những công trình nghệ thuật và những thổ ngữ Đông Dương 2- Góp phần nghiên cứu một cách khoa học những vùng và những nền văn minh lân cận: Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai

Một năm sau, sắc lệnh của tổng thống nước Cộng hòa ngày 26-2-1901

đã đặt tên lại là Viện Viễn đông bác cổ - gọi tất là ÉFEO; mục đích của

cơ quan không hề thay đổi, nhưng nay phải ghi rõ nước Nhật Bản vào danh sách những nước có nền văn mỉnh cần được đưa vào chương trình

nghiên cứu

Mới đầu, cơ quan được đặt tại Sài Gòn, và sau đó được chuyển về Hà Nội năm 1902, đây là thời điểm Viện Viễn đông bác cổ đặt trụ sở đầu tiên tại thủ đô nước Việt Nam, và tôi xin câm ơn những nhà chức trách Việt Nam đã rộng lòng tạo cho chúng tôi địp để kỷ niệm 90 năm thời

điểm đó, bằng cuộc hội thảo đã tụ họp chúng ta ở đây hôm nay

Nhưng cho phép tôi kể qua một giai thoại để làm nổi bật sự chính xác đáng ngạc nhiên của việc trùng hợp về thời điểm mà tôi muốn gắn cho nó một ý nghĩa tượng trưng Chuyển về Hà Nội, ngày 1-6-1902 Viện

đã được chuyển vào những khu tạm thời trong ba ngôi nhà nhỏ ở phố Gambetta (ngày nay là phố Trần Hưng Đạo) và ở số 3 phố Thợ Nhuộm, tuy nhiên Viện cũng đã được dành cho những ngôi nhà đang được xây

và trước tiên là ngôi nhà làm nơi triển lãm về bảo tàng học, cuộc triển

lãm đó đã thực sự khai mạc ngày 16-11 Tuy nhiên, để long trọng đánh dấu ngày đặt trụ sở của Viện, một cuộc hội thảo lớn mang tên "Hội nghị quốc tế đầu tiên về các chương trình nghiên cứu Viễn Dông", được tổ chức trong khuôn khổ cuộc triển lãm, và khai mạc ngày 3-2-1902, cách đây đúng 90 năm, vì hôm nay là ngày 3-2-1992, Tôi xin nêu lên là, trong 26

Trang 20

hội nghị đó, trong số khoảng 50 ban tham luận được trình bày trước cử

tọa của nửa tá nước, thì có hai ban của người Việt Nam: Một bài nghiên

cứu văn khắc trên mộ của Võ Trường Toàn do Nguyễn Khác Huề trình bày và một bài nghiên cứu văn khác Toái Sơn và Vinh Tê của Trần Ban Hạnh

Tôi xin kết thúc giai thoại nhỏ trên để nhấn mạnh sự đóng góp quan trọng của những nhà bác học Việt Nam vào công việc của Viện ngay từ buổi đầu Tôi muốn đặc biệt nhớ lại ở đây ba người trong số họ, có những công trình chiếm vị trí hàng đầu trong những xuất bản phẩm của Viện Viễn đông bác cổ: đó là Nguyễn Văn Khoan, chuyên nghiên cứu những tín ngưỡng và nghỉ lễ thờ cúng Việt Nam; Trần Văn Giáp mà những nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn đánh gid cao ngay nay,

và Nguyễn Văn Huyên, nhà tiên phong trong việc nghiên cứu xã hội Việt

Nam, và sau này trở thành bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ đầu

tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ta cớ thể thêm vào những tên tuổi này rất nhiều học giả uyên bác khác Tôi chỉ xin Kể thêm ở đây một người bạn của riêng tôi mà tôi rất đau buồn vì ông đã mất vào thời

kỳ chính tôi phụ trách Viện Viễn đông bác cổ ở Hà Nội, năm 1957, đó

là Trần Hàm Tấn, chuyên gia y học cổ truyền Trung - Việt, hơn thế nữa, ông đã để lại cho chúng ta một loạt những chuyên đề đáng lưu ý về những đền miếu, chùa chiền chính ở Hà Nội

Cho phép tôi gợi lại bây giờ tất cả những đóng góp của người Pháp trong công cuộc nghiên cứu về Việt Nam, trong khuôn khổ Viện Viễn đông bác cổ, qua công trình nghiên cứu của 4 nhà nghiên cứu đã để lại những đấu ấn mạnh mẽ nhất Người đầu tiên trong số họ là Henri

Maspéro (1883 - 1945), đến Hà Nội tháng ba năm 1908, lúc 24 tuổi Cho

tới năm 1920, năm ông giữ chức ở Trường trung học Pháp, cũng là lúc ông chuyển hướng sang nghiên: cứu Trung Quốc học thuần túy, H Maspéro chuyên chú hoàn toàn nghiên cứu về Việt Nam học mà ông đã quyết đẩy lên trên hai phương diện: phương diện lịch sử và phương diện ngôn ngữ Về mặt sử học, bằng sự phê phán có phương pháp những nguồn tài liệu Việt Nam và Trung Quốc ông đã làm cho cổ sử đất nước thoát khỏi sự bao phủ của những đã sử truyền thuyết lam lu mé su that Ve phương diện ngôn ngữ học, ông đã mở ra những con đường phân tích lịch đại các mối quan hệ của tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán Những công việc này đòi hỏi phải xây dựng một cơ sở tài liệu vững chắc và H

Maspéro đã cống hiến không nhỏ khi ông dày công sưu tập, trong 10

27

Trang 21

năm, những tài liệu đủ các loại: các sách cổ, các hình rập và hồ sơ điều tra Tất cả những cái đó đã tạo nên một mảng phong phú nhất về quỹ tài liệu Việt Nam của thư viện cũ của Viện Viễn đông bác cổ, và nó đã được bảo quản rất tốt cho tới ngày nay bởi Trung tâm quốc gia Khoa học

xã hội Việt Nam Tiếp sau là một đồng nghiệp trẻ của ông, Léonard

Aurousseau (1888 - 1929), đã mất sớm, cũng đã góp phần lớn, bằng công

việc của mình vào cổ sử Việt Nam, từ năm 1910, ông đến Hà Nội cho đến khi ông mất đột ngột vào năm 1929 Người ta sẽ còn ghi nhớ rằng trong khoảng từ 1-8-1913, đến lúc ông bị động viên vào tháng 11-1914,

L Aurousseau đã làm gia sư cho nhà vua yêu nước trẻ Duy Tân mà ông

đã trở thành bạn Sau đó là Emile Gaspardone (1895-1982), thành viên của Viện tại Hà Nội từ 1926 đến 1936 mà sự nghiệp lâu dài của ông

được tiếp tục sau đó tại Trường Ngôn ngữ phương Đông và ở Trường

trung học Pháp, đã được dành hoàn toàn cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam, cho tới khi ông mất ở Nhật Bản năm 1982 Ông đã để lại cho

chúng ta bản kê có hệ thống đầu tiên của toàn bộ nguồn tài liệu cổ bằng tiếng Việt liên quan đến các thể chế, lịch sử, văn học, các truyền thuyết

và các tôn giáo, được phân loại trong một thư mục đồ sô, xuất bản vào

năm 1934 và nó đã trở thành công cụ làm việc không thể thiếu đối với những nhà nghiên cứu Việt Nam học Cuối cùng, tôi không thể không nhớ Maurice Durand (1914-1966), là giám đốc cuối cùng của Trung tâm

cũ của Viện Viễn đông bác cổ tại Hà Nội Sinh ra tại Hà Nội, con trai của người phụ trách Văn phòng dịch thuật địa phương và mẹ là người

Việt, Maurice Durand, thành viên của Viện Viễn đông bác cổ từ 1947

đến 1957, sau đó là người phụ trách học tập ở Trường Thực hành cao

học, là biểu tượng sống của cùng một lúc hai nền văn hóa Pháp - Việt

và đều nắm vững câ hai rất hoàn hảo, và của sự gắn bó sâu sắc với sự nghiệp hợp tác khoa học giữa hai nước mà ông đã tận lực phục vụ cho tới hơi thở cuối cùng, trong những điều kiện khó khăn nhất Tác phẩm

đồ sộ của ông trải rộng về các mặt, từ nhân chủng học văn hóa, đến dân tộc học; từ văn học lịch sử, và đã được nối ở Pháp bởi những công trình

của nhiều học trò của ông mà một số có mặt trong cuộc hội thảo này Ít

lâu sau, khi Maurice Durand ra di, Trung tâm cũ của Viện Viễn đông bác

cổ ở Hà Nội cũng đóàg cửa vào năm 1959

Và bây giờ, sau hơn 30 năm, chúng ta lại có mặt ở đây để nối lại quan

hệ giữa Viện Viễn đông bác cổ và một cơ quan quốc gia Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu trong cả nước về khoa học xã hội Đó là Trung tâm

28

Trang 22

-Khoa học xã hội Liệu vấn đề ở đây phải chăng là cứ tiếp tục một cách đơn giản cái quá khứ mà tôi vừa nêu? Xin thưa không phải chỉ như thế,

vì những mối tương quan giữa văn hóa phương Tay và văn hóa phương

Đông một lần nữa đã thay đổi về tầm vóc Viện Viễn đông bác cổ đã được thành lập, tôi xin nhắc lại, từ đêm trước của thế kỷ XX, bởi vì khát

vọng về một nền Đông phương học trên thực địa đã cho ta thấy cái hạn

hẹp của nền Dông phương học trong 4 bức tường Giờ đây, khi gần bước

sang thế kỷ XXI, lại có niềm khao khát vươn tới sự đa dạng của các nền

văn hớa chân chính, tức là: tới sự trao đổi giữa các nền văn hóa với sự

thừa nhận tính đích thực giữa những giá trị riêng của mỗi nền văn hóa,

chủ nghĩa đó đã làm ta ý thức được việc cần thiết vượt khỏi khuôn khổ của sự hạ cố còn gắn liền với truyền thống gọi là truyền thống về phương Đông học, ngay cả khi truyền thống này vươn tới truyền thống khác ngay trên mảnh đất của nó Sự thức tỉnh mới này không nảy sinh một cách bột phát trong tâm trí mọi người Nó xuất phát từ chỗ: nền văn minh phương Tây đã từng thống trị toàn cầu từ cuộc cách mạng công nghiệp phương Tây, ngày nay đang bị các nền văn hóa không thuộc phương Tây đuổi kịp, những nền văn hớa này đã phát triển rất thành công mà không

hề mất tính đặc trưng của nó, cũng không hề bị Tây hóa

Vào cuối thế kỷ XX này, tổng sản lượng quốc gia của các nước Á Đông:

Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á cũng ngang

tầm với tổng sản lượng quốc gia của Cộng đồng kinh tế châu Âu hoặc của Bác Mỹ (thí dụ: năm 1992: ð000 tỷ đô la: Á Đông; 6000 tỷ: Cong

đồng kinh tế châu Âu; 6200 tỷ: Tổ chức trao đổi tự do Bác Mỹ)

Vùng sôi động nhất trên hành tỉnh từ nay là vùng châu Á ven Thái Bình Dương mà sự chuyển mình về kinh tế đang tiến hành, không hề bị mất đi đặc thù về văn hóa Sự chuyển mỉnh mạnh mẽ đó sẽ được ghỉ

mãi trong lịch sử như một hiện tượng đặc biệt của thời đại chúng ta và

nó đã làm chuyển biến sâu sắc tính chất của cuộc đối ¿hoại giữa Viễn Tay và Viễn Đông, bằng cách giải phóng cuộc đối thoại đó khỏi mặc cảm

tự cao hoặc tự ty Ngay cả nếu giọng điệu diễn văn không thay đổi, mỗi bên vẫn cảm thấy tỉnh thần của những báo cáo trao đổi qua lại đã hoàn

toàn mới Không còn nữa sự áp đặt đơn phương một hệ thống giá trị bằng cách ngụy trang sự bất bình đẳng về việc trao đổi bởi sự quan tâm thuần túy uyên bác đối với những nét riêng biệt của bên kia, mà phải

học tập ở bên kia những cái tạo ra giá trị của sự khác biệt đó, mà cùng

nhau thừa nhận chính những giá trị phổ biến chỉ đạo việc tạo lập mối

29

Trang 23

liên hệ xã hội trong sự đa dạng phong phú của các nền văn hóa Chính trong tinh thần đớ, chứ không phải tỉnh thần của bộ môn Đông phương

học trước đây, mà là tỉnh thần của chủ nghĩa đa nguyên văn hóa, không

có nó, sẽ không thể có được nền văn minh của sự phát triển, mà Viện

Viễn đông bác cổ vừa đề nghị với Trung tâm quốc gia Khoa học nhân

văn Việt Nam một sự hợp tác mới Một sự hợp tác mà, tất nhiên, với

tinh thần đớ, chỉ có ý nghĩa nếu nớ càng được mở rộng càng tốt, vượt

ra khỏi những cách ngăn quốc gia Cho nên, tôi xin đặc biệt cảm ơn các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản đã mang tới hội thảo này chỗ dựa từ khoa học của họ và hơi ấm của tình bạn

Tôi xin gửi tới những nhà lãnh đạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những người phụ trách của Trung tâm Khoa học xã hội quốc gia lòng biết ơn của tôi về sự tiếp đón và xin gửi tới những vị tham gia cuộc gặp gỡ này tất cả lòng mong mỏi của tôi cho cuộc hội thảo được phong phú về mặt khoa học và tạo ra những công trÌnh mới, xứng đáng với truyền thống vi đại của sự nghiệp nghiên cứu về Việt Nam

30

Trang 24

TRUONG VIEN DONG BAC CO PHAP VA

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VIỆT NAM

TS Phan Thanh Thủy

Chính tại Việt Nam, Trường VĐBCP (Viễn đông bác cổ Pháp) đã thiết lập Trung tâm đầu tiên của Trường và từ đấy tiến hành các cuộc khảo cứu đầu tiên Trường bắt đầu công việc của mình bằng nghiên cứu nguồn gốc lịch sử An Nam, mà một thành viên nổi tiếng của Trường, Paul Pelliot

và thông tín viên lừng danh là Leopold Cadièere, được giao nhiệm vụ chuẩn bị và đăng trên tờ EFEO IV (1904) Và sau đó, Trường còn phải ` công bố các công trình Việt Nam khác được xuất bản năm 1928 và năm

1934 do một thành viên khác của Trường thảo ra - Emile Gaspardone(2), Cùng một lúc với việc khảo cứu các tài liệu, Trường VĐBCP quan tâm phát triển các cuộc nghiên cứu địa lý rất cần thiết cho việc tìm hiểu cổ

sử, sử hiện đại và sử cận đại VÌ vậy mà năm 1902 và 1903, ban tin của Trường đã công bố các kết quả nghiên cứu của Leopold Cadière về địa

lý - sử học của Quảng Bình), rồi năm 1904, với tác giả Paul Pelliot "Hai

đường đi từ Trung Quốc sang Ấn Độ cuối thế ky thi VIII", một bản báo cáo luôn có giá trị và là chỗ dựa của nhiều nhà sử học Hai công trình

nghiên cứu khác về địa lý sử học được đăng trên bản tin EFEO số X và

XVI mà tác giả là một thành viên lỗi lạc khác của Trường là Henri Maspéro Những nghiên cứu này được một thành viên khác của Trường

là Nguyễn Thiện Lâu tiếp tục, giữa những năm 1938 - 1945, ông này đã

cho đăng nhiều bài đặc sác về Trung phần Việt Nam) cũng trong môn

học đó Các công trình này, tuy nhiên cũng không làm chúng ta quên môn địa lý hình thể và nhân chủng mà Charles Robequin va Pierre Gourou - là cán bộ của cơ quan Quốc gia giáo dục biệt phái sang Trường làm thành viên tạm thời, đã cho in trên bản tin của Trường những tác phẩm tuyệt vời như "Thanh Hóa - nghiên cứu địa lý một tỉnh An Nam",

+ Giảng viên trưởng Đại học Pari 7, Pháp

31

Trang 25

và "Nông dân đồng bàng Bác Bộ, nghiên cứu địa lý nhân chủng”, các công trình này còn được tiếp tục bằng nhiều cuộc nghiên cứu khác mà hai ông

đã sử dụng các tư liệu sưu tầm được trong thời kỳ biệt phái

Song song với việc trên, Trường còn cho công bố công trình về tiền

sử thời ky, do la những tác phẩm của các thành viên nhà Trường như

H Hubert - người đã cho xuất bản "Thời kỳ tiền sử Dông Duong” nam

1902, như Henri Parmentier trong bản tin EFEO XVIII (1918), nhu P.B

Lafont trong ban tin EFEO XLVIII-I (1954), hoặc các thành viên thông

tín mà đáng viết nhiều nhất như Madeleine Colani (đã cho xuất bản "Vài trạm ở Hòa Bình" (bản tin EFEO XXIX (1929), "Khảo cứu tiền sử ở vịnh

Hạ Long" (Hội nghị 17/12/1938, Hồ sơ EFEO số 17) và E Saurin, người

đã tiến hành nghiên cứu các "Via thời kỳ đồ đá mới trong vùng Bán Mong" thuộc Nghệ An (B.ILI.E.H VI 1943)

Những tài liệu và cơ sở địa lý từ các công trình nói trên đã cho phép

công bố một số bài có liên quan đến lịch sử, như bài "Lũy Đồng Hới" (BEFEO VI, 1906) Sau đơ Henri Maspéro đã cho in ở BEFEO vào giữa các năm 1916 và 1918, nhiều bài nơi về lịch sử đất Việt, trong có phần nghiên cứu đặc sắc về biên giới Việt Nam - Khmer vào giữa thế kỷ thứ

XIH và thế kỷ thứ XIVỮ) Các công trình về lịch sử đó được Leonard

Aurousseau tiếp tục với tác phẩm "Cuộc xâm lăng đất An Nam lần thứ nhất của Trung Quốc vào thế kỷ thứ II thời đại chúng ta" (BEFEO XXIII, 1923)

Sau thé chiến thứ hai, Bùi Quang Tung - thành viên của Trường VĐBCP trong hơn 10 năm, đã cho công bố một số công trỉnh nghiên cứu điểm, và nhất là trong bản tin EFEO LI (1963) "Bản Niên đại Việt Nam”

mà các nhà ngôn ngữ Việt Nam đã và còn phải sử dụng lâu đài sau nây Vào Trường sau thế chiến thứ hai một thời gian ngắn, Maurice Durang bất đầu gắn bó với môn dịch phê phán "bản Cương mục” Tiếc thay, ông chết sớm, nên chỉ công bố được hai chương của phần sơ bộ trong tập 1

của Thư viện thông tin của EFEO (1950) và trong BEFEO X LVII (1955)

Không có người Việt Nam nào thay thế ông sau khi chết, nhà Trường không vì thế mà ngừng công bố các công việc sử liệu ở Viet Nam Nhurg thay vào đấy, Trường đã công bố các kết quả công tác của các nhà khoa học ngoại quốc tại Trường, được biết là: bạn đồng nghiệp của tôi ở Dại học Paris VII, ông Philippe Langlet cho xuất bản trong các bản công bố

của Trường các chương 3ð, 36, 37 của "Cương mục"É) giữa các năm 1978

và 1990, và ngay cả của tôi, đó là bản "dịch phê phán” (traduction

32

Trang 26

critique) cua 4 chương trong cuốn "Hoàng Lê nhất théng chi" (EFEO, tap văn bản và tài liệu về Đông Dương, XV, 1985) Tôi cũng vừa đưa in 4 chương sau đây

Song song với việc nghiên cứu các văn bản Sử học, thì các tổ chức

chính trị xã hội thời xa xưa ở Việt Nam cũng được quan tâm, một chứng

minh vé điều này là tác phẩm "Các trường công ở Việt Nam ở thế kỷ XVIH" xuất hiện năm 1969 trong các bản công bố của Trường, số IX IV

Su niên đại và cận đại cũng không bị bỏ quên Chính vi thế mà một thành vi2n của Trường, ông Po Dharma và một nhà nghiên cứu khoa học

¢ UNRS, ông Mak Phoeun, đã tiến hành tim tdi cdc sự can thiệp khác nhau của người Việt Nam vào Cao Mên, bằng cách đối chiếu các tài liệu Khmer, các biên niân sử Việt Nam và các quan hệ với phương Tây, một

việc từ trước tới nay chưa ai làm và đã cung cấp chất liệu cho việc viết

hai bài dài đăng trong BEFEO?) và một tài liệu thứ tư đã thảo xong và

sắp được xuất bản Một thành viên khác của Trường, ông Pierre-Yves' Manguin, đã xuất bản năm 1984 một tác phẩm dựa trên nguồn tài liệu tây phương, nghiên cứu "Nhà Nguyễn, Macao và Bồ Dào Nha" giữa năm

1773 và 1802, tài liệu xuất bản EFEO số CXXXIV) Một cựu thành viên'

của Trường, ông P B Lafont hiện chỉ đạo xuất bản nhiều tài liệu về biên

giới bán đảo Đông Dương, với sự tham gia của nhiều thành viên khác của Trường Một quyển sách về biên giới Việt Nam được phát hành năm

1990, và một quyển thứ hai, nói về việc xác định biên giới Lào - Việt giữa các năm 1976 và 1992 vừa được đưa in Cuối cùng, một số bài về thế kỷ thứ XIX cũng được đăng trong bản tin, tác giả các bài này là các chuyên gia của thời đại đó, đặc biệt là Nguyễn Thế Anh, Giám đốc nghiên

cứu của EPHE và là thành viên của Ban đọc của BEFEO, tác giả của nhiều bài, trong đó có "Vua Thành Thái thoái vị" (BEFEO IXIV, 1977)

và "Tính dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX: Lời phát biểu trong một bức thư lý thú gửi hoàng đế Anh Cát Lợi" BEFEO IXV, 1978, và "Cài cách thuế điền thổ năm 1875 ở Việt Nam" (BEFEO IXXVIII, 1991)

Bây giờ đến ngôn ngữ, Léopold Cadière đã nghiên cứu vấn đề này và

từ năm 1902 đến 1908 đã cho in trong các bản tin nhiều bài về ngôn

ngữ, căn cứ trên khẩu ngữ của Quảng Bình và Thừa Thiên?) Năm

19120, Henri Maspéro cũng làm việc này, và nhất là từ 1948 cả ông

A G Haudricourt khi ông trở thành thanh viên của Trường Ông Haudricourt là tác giả một bản báo cáo - phê phán (compte rendu critique) v8 van hoc Việt, trong BEEFEO cũng như một bản dịch cớ lời

33

Trang 27

bàn về "Các quan hệ trong chuyến đi thăm thủ đô”, mang số 87 trong có

các bản công bố của Trường Cuối cùng cũng không nên quên nơi đến việc nghiên cứu nền văn học cận đại do Nicole Louis-Hénard, một thành

viên khác của Trường, đã cùng Dương Đình Khuê cũng tiến hành đăng

ở BEFEO IXXVO?),

Nghiên cứu nền văn minh Việt Nam cũng chiếm một danh mục dài

trong các bản công bố của nhà Trường Không quay lại với các công trỉnh dân tộc học của Léopold Cadière, người ta không thể bỏ quên thời kỳ sau

1945 với một bài quan trọng của Guy Morechand, thành viên nhà Trường,

về "Ngư dân vùng Nha Trang" đăng trong BEFEO XLXVII-IC?), nhiều chú

thích về kỹ thuật người Việt do Pierre Huard, thành viên thông tấn xuất bản cho đến 1970, tác phẩm "Hình tượng đân gian Việt Nam" do Maurice Durand đưa in trong bản công bố của Trường Sau cùng, vì không thể

nói hết tên sách, bài dịch có dẫn giải của Nicole Louis-Henard về cuốn

"Việt Nam phong tục", (hai cuốn do Trường xuất bản năm 1975 và 1980)

Cũng phải nhác lại để nhớ là, Trường đã thiết lập và tổ chức tại Hà Nội

bảo tàng dân tộc học, bảo tàng này chẳng may đã bị phá hủy vào cuối

thế chiến thứ hai

Trong các yếu tố của nền văn mỉnh này, tôn giáo học cũng chiếm một

vị trí lớn Chi xin nhắc lại việc xuất bản năm 1955 va 1957 cuén "Tin

ngưỡng và cách hành đạo của người Việt Nam" mà tác giả là Léopold Cadière, trong đó có ba cuốn vừa được in lại trong năm nay Trong các công trỉnh nghiên cứu về các tôn giáo trên đất Việt, tín ngưỡng dân gian

chiếm một vị trí quan trọng Chúng ta nhớ lại việc nghiên cứu về "Các

thần thánh Việt Nam theo Hội Chân Biên" xuất bản năm 1988), hoặc

cuốn sách nơi về các ông bà đồng và các lễ hội tổ chức mà Maurice Durand đã đưa in năm 1959 trong các bản tin của Trường Một vị trí quan trọng còn được giành cho Phật giáo Lần đầu tiên, Trần Văn Giáp một thành viên khác, đã nghiên cứu nguồn gốc và các trường phái của đạo Phật trong thời kỳ sơ khởi của đạo này ở Việt Nam, công trÌnh này

đã được in công bố tại BEFEO XXXIIU”), Công trình này, năm 1975, đã

được bổ sung cho đến thời kỳ cận đại mà các tác giả la P B Lafont Nguyễn Trần Huân cũng giới thiệu các giáo phái ở Việt Nam trong cùng tác phẩm

Trong các yếu tố khác của nên vân minh Việt Nam, Trường cũng dành một vị trí xứng đáng Xin kể để chứng minh công trỉnh nghiên cứu Raymond Deloustal về "Công lý ở thời cổ Việt Nam" tđăng trong BEEFEO

34.

Trang 28

VIII và XII! và công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huy về "Luật

đời Lê", xuất bản năm 1980 trong BEFEO IXVIHG®),

Cuối cùng, Trường không quên môn học nghệ thuật, vì một thành viên

của Trường: Louis Bezacier đã xuất bản năm 1959 một "Danh mục các

công trình nghệ thuật ở Bác Việt Nam" cùng nhiều bài và một tác phẩm

về "nghệ thuật Việt Nam" Và Bernard-Philippe Groslier, một thành viên

khác của Trường đã hai lần giới thiệu nghệ thuật này trong những tác phẩm phổ biến khoa học Cùng với các công bố trên, Trường đã tiến hành các công trình phục hồi Trước tiên, ở Bác Việt Nam, Văn Miếu,

Chùa Một cột và một số công trình văn hóa khác được các kiến trúc sư

của bộ phận khảo cổ của Trường ghi chép lại về mặt kiến trúc và phục

hồi lại Rồi tới Trung phần Việt Nam, ở Huế, Điện Cần Chánh được phục

hồi Cuối cùng, chính Trường đã thành lập và tổ chức ra Bảo tàng khảo

cổ ở Hà Nội, cho đến nay vẫn được gọi là Bảo tàng Louis Finot Một trong các vị giám đốc đầu tiên của Trường cũng cho in rập lại một cách

có hệ thống tất cả các văn khác ở Bác Việt Nam và hầu hết các văn khắc

ở miền Trung, vì cho đến năm 1945, hon 20.000 văn khắc đã nằm trong

"vốn" văn khác Việt Nam của Trường :

Mặc dù người ta đề nghị tôi chỉ nói đến một dân tộc Việt, tôi phải ngừng lại đây để khỏi vượt quá thời gian dành cho tôi Hiển nhiên có nhiều tác phẩm viết của các thành viên của Trường được xuất bản trong các công bố của Trường Nhưng dù tôi không thể nêu hết tên và các đầu

đề mà tôi mong muốn, tôi nghi rằng tôi đã chứng minh là trên thực tế, Trường không coi nhẹ một môn học nào trong việc nghiên cứu về Việt Nam Huống chỉ các công trỉnh được xuất bản hay công bố này lại được Viện Nghiên cứu các vấn đề Đông Dương (BSED) và tờ Dân Việt Nam tích cực giúp đỡ, mà phần lớn các bài được in là do các thành viên của Trường thảo ra

Tiến sỉ PHAN THANH THỦY

Phó giáo sư Trường đại học Paris VII

Gussieu)

Ghi chu

1 Cadière và Pelliot: Nghiên cứu đầu tiên về nguồn gốc người An Nam của lịch sử An Nam

2 Gaspardone - Thư viện An Nam

3 Cadiére - Địa lý sử học tỉnh Quảng Bình theo các niên đại của Hoàng gia và Di tích lịch

sử ở Quảng Bình

đỗ

Trang 29

4 Maspéro - Nền bảo hộ An Nam đưới thời Tang Tác phẩm đầu tay về địa lý sử học và nghiên cứu lịch sử An Nam

5 Nguyễn Thiệu Lâu: Cảng và thành phố Fai Fo thế kỷ thứ XVII - Sổ EFEO số 30

- Nguồn gốc Huế - Sổ EFEO số 34

6 - Parmentier (h) Anciens tambours au Tonkin (Các trống đồng ở Bắc Bộ)

7 - Lafont (PB): Note cur un site néolithique de la province de Pletku (Ghi chú về một địa

hình thời kỳ đồ đá mới ð Pleiku) ,

Maspéro (H): La frontiére de "Annam et du Cambodge du Vile au XIVe siécle (Bién gidi

An Nam - Cao Men ti thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thú XIV

8 - Langlet (P): Texte et commendtaire du Miroir complet de histoire Viet établi par ordre impérial (1856-1884)

- Chương 35 (1706-1721) BEFEO IXV (1978)

- Chương 36-37 (1722-1735 - EFEO - Tập văn bản và tài liệu về Đông Dương, XIV 1985

9 - Mak Phoeun et Po Dharma: Lcs premiére ‘intervention militaire vietnamienne au Cambodge (1658-1659) BEFEO IXXIII, (1984) et la deuxiéme intervention (1673-1679) BEFEO

IXXYVII, (1988) (Cuộc can thiệp quân sự đầu tiên của Việt Nam vào Cao Mên và cuộc can thiệp

lần thứ hai)

10 Cadière (L): Phonetique annamite (dialecte du Haut Annam) (Publication de LEFEO no IIT, 1902) et Monographie de “a” voyelle non accentuée, en annamite et en sion-annamite (BEFEO 1V, 1904) (Ngũ âm học An Nam (thổ âm Thượng An Nam) và "Ban chuyên khảo về “a”, nguyên

ân cuối chữ không dần tiếng, tiếng An Nam và Trung Quốc - An Nam)

11 - Maspéro (H): Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite Les initiales (BEFEO XII 1912) (Nghiên cứu về ngữ âm trong lịch sử tiếng An Nam Các chữ cái đầu)

12 - Louis Henard (N) va Duong Dinh Khué: Apergcu sur la poésie vietnamienne de la décade pré-révolutionnaire (1978) (Nhin bao quat về thơ ca Việt Nam các thập kỷ tiền Cách mạng)

13 - Morechand (Guy): Caractéres économiques et sociaux d’une région de péche maritime

du Centre - Viet Nam (Nha Trang - BEFEO XLVII, ler.semestre 1953) (Tính chất kinh tế xã

hội một vùng ngư dân ỏ Trung phần Việt Nam)

1 - Tác giả Trương Đình Hòa (EFEO Tập văn bản và tài liệu về Đông Dương XVI 1988),

15 - Tran Van Gidp: Lhistoire du bouddhisme en Annam - Des origines au XIII siécle (1932)

(Lịch sử Phật giáo ở An Nam Từ khỏi đầu đến thế kỷ XIII)

16 - Nguyễn Ngọc Huy: Le Code des Lê Quốc triều hình luat (Lois pénales de la dynastie

Nationale (BEFEO LXVII 1980)

36

Trang 30

TU HOA BINH DEN DONG SON:

MOT CAI NHIN CHUNG VE DONG GOP

CUA CAC HOC GIA PHAP VA VIET NAM

CHO KHAO CO HOC TIEN SU VIET NAM

GS Ha Văn Tấn”

1 Một thời hoàng kim (âge d' or) trong nghiên cứu thời đại dé

(age de la pierre)

Có thé coi Henri Mansuy (1857-1937) va Madeleine Colani (1866-1943)

là những người tiên phong trong Khảo cổ học tiền sử Việt Nam

H Mansuy là người của Sở Địa chất Đông Dương (Service Géologique

de l’ Indochine) con M Colani thì trong một thời gian đài là cộng tác viên của Trường Viễn đông bác cổ Từ năm 1906, H Mansuy đã khai quật (fouille) hang (grotte) Phố Bình Gia ở tỉnh Lạng Sơn (Mansuy 1909) Mười lãm năm sau, H Mansuy đã cùng với M Colani, tiến hành những cuộc điều tra tích cực trong vùng sơn khối (massif) Bắc Sơn (Mansuy

1924, 1925a, 1925b, Mansuy et Colani 1925) Cuối cùng 27 di chi (sites)

hang đã dược phát hiện và miêu tả Từ đây, giới khảo cổ học biết đến

một văn hóa Bác Sơn

Bay giờ, H Mansuy đã già, và M Colani thay thế ông trong công tác điền dã khảo cổ học Cuộc điều tra do M Colani tiến hành trong vùng

hang núi đá vôi tỉnh Hòa Bình vào mùa hè năm 1926 đã phát hiện được

20 đi chỉ với kỹ nghệ đá (industrie lithique) còn cổ xửa hơn Bacsonien

và quyển sách quan trọng của bà "LÂge de la pièrre dans la province de Hoa Binh" đã được công bố năm 1927 Kết quả cuộc nghiên cứu tiếp tục trong vùng hang núi đá vôi các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hớa và Quảng Bình các năm tiếp theo đã được M Colani công bố trong Tập san Trường

Viễn đông bác cổ (Colani 1929; 1930)

* Viện trưởng Viện Khảo cổ-học

37

Trang 31

Nhờ những nghiên cứu của M Colani ma tai Premier Congrés des

Préhistoriens d` Extrême-Orient họp tại Hà Nội tháng Giêng năm 1932,

thuật ngữ văn hóa Hòa Bình đã được thừa nhận Proehisforica Asia

Orientalis 1932)

Cũng trong năm 1932, M Colani đã khai quật nhiều di chỉ đồi vỏ sò (amas de coquillage) mà H le Breton đã phát hiện trước kia trong các tỉnh Hà Tỉnh và Nghệ An

Nam 1988, tuy tuổi đã già, M Colani vẫn tiếp tục điều tra khảo cổ (investigation archéologique) trong ving Vinh Ha Long va Bái Tử Long Trong vòng ba tháng rưỡi, với chiếc thuyền con lênh đênh trên mặt biển,

M Colani đã phát hiện nhiều đi chỉ thời đại đá mới (sites néolithiques)

trên các đảo và ven bờ

Có thể nói là M Colani đã hiến trọn cuộc đời mình cho công cuộc

nghiên cứu tiền sử Việt Nam

Một nhà khảo cổ học Pháp khác cũng đã cớ đóng góp lớn cho việc nghiên cứu thời đại đá (l’age de la Pierre) ở Việt Nam là Étienne Patte Năm 1923, E Patte đã khai quật đồi vỏ sò (amas de coquillage) Bàu Trớ, một di chỉ hậu kỳ đá mới (néolithique supérieur) ở tỉnh Quảng Bình Kết quả cuộc khai quật này đã được công bố trên Tập san Trường Viễn đông bác cổ (Patte 1924) Từ tháng Chạp năm 1926 đến tháng Giêng năm 1927, E Patte đã khai quật một di chỉ đồi vỏ sò khác ở Da Bút Thanh Hoa E Patte da tim duge nhiều rìu mài lưỡi (haches à tranchant poli) ở đây, cùng với 12 ngôi mộ táng ngồi xổm (douze sépultures avec inhumation en position accroupie) mà những xương cốt người thì mãi sau này Patte mới công bố (Patte 1968) BE Patte coi Đa Bút là một di chi

Edmond Saurin cting ed nhitng đóng góp cho việc nghiên cứu thời đại

đá ở Việt Nam với các khai quật một số hang Hòa Bình và néolithique

ở miền tây các tỉnh Nghệ An và Thanh Hớa (Saurin 1940)

Như vậy, trong các thập kỷ thứ ba và thứ tư của thế kỷ này, các nhà khảo cổ học Pháp đã có những phát hiện và nghiên cứu quan trọng về

thời đại đá ở Việt Nam

2 Đi tìm những văn minh của thời đại kim khí (Âge des Métaux) Cũng trong những phần tư đầu tiên của thế kỷ này, một số văn hớa thời đại kim khí ở Việt Nam được phát hiện

38

Trang 32

Từ đầu thế kỷ, người Pháp đã bát đầu sưu tập các vật đồng thau (bronze) cé trong vung Bác Bộ và Bác Trung Bộ Năm 1908, trống đồng

Ngoc Li được tìm thấy ở Hà Nam Từ năm 1918 trong bài "Anciens

tambours de bronze) trên tập san Trường Viễn đơng bác cổ, H Parmentier đã chú ý đến sự giống nhau giữa các hình trang trí trên trống đồng với các hình trang trí trên các cơng cụ và vũ khí bằng đơng thau trong collection d` Argence Dĩ là những dấu hiệu đầu tiên của một vãn hĩa Nhân việc phát hiện ngẫu nhiên một nhớm đơ đồng thau do một _nơng dân Việt Nam câu cá trên bờ sơng Mã ở làng Đơng Sơn, Thanh Hoa vào năm 1924, Trường Viễn đơng bác cổ đã ủy cho L Pajot khai quật địa điểm Đơng Sơn từ năm 1924 đến nâm 1928 Kết quá những cuộc khai quật này, đã được Victor Goloubew, một học giả cĩ tên tuổi của Trường Viễn đơng bác cổ miêu tả và nghiên cứu, và bài viết của ơng,

cĩ tên là "ƯÃge du Bronze au Tonkin et dans le Nord Annam" da duge cơng bố năm 1929 (Goloubew 1929) Tu day, giới khảo cổ học biết đến

m6t van hda thai dai dong thau (Age du Bronze), ma vé sau, nam 1934,

R Heine-Geldern, đề nghi dat tén la van hĩa Đơng Sơn (Heine-Geldern

1934)

V Goloubew đã cĩ nhiều đĩng gĩp cho việc nghiên cứu văn hĩa Đơng Sơn Ơng đã viết hàng loạt những bài nghiên cứu về văn hĩa này Ngồi

việc cơng bố những tài liệu khai quật được ở Đơng Sơn (Goloubew 1929;

1932a; 1937a), ơng đã đi sâu nghiên òứu peuple de Dong Son (Goloubew

1936), mối liên hệ giữa họ với người Mường (Goloubew 1987b), những ngơi nhà của họ (Goloubew 1938) cũng như nguồn gốc và sự lan truyền

(L origne et la diffusion) cua tréng đồng (Goloubew 1932b)

Trong khoảng các năm 1934-1935, nhận lời mời của Trường Viễn đơng

bác cổ, nhà khảo cổ học Thụy Điển Olov Janse cũng đã đến Việt Nam, khai quật lại địa điểm Đơng Sơn Kết quả cuộc khai quật này làm cho

chúng ta nhận thức rõ hơn về văn hĩa Đơng Sơn (Janse 1936; 1947-1951) Trong các tác giả Pháp của Trường Viễn đơng bác cổ ngồi V Goloubew, H Parmentier, J Przyluski va M Colani cũng quan tâm dén việc giải thích các hình trên trống đồng (Przyluski 1931; Colani 1940) Cũng từ đầu thế kỷ, những đi chỉ của văn hơa Sa Huỳnh đã được biết

đến ở tỉnh Quảng Ngãi Năm 1923, bà Labarre đã khai quật các chum

Garre) 6 Sa Huynh Nam 1925, H Parmentier đã cơng bố kết quả các cuộc khai quật ở Sa Huỳnh trong bài "Dépơts de jarres à Sa Huynh”, trên tập san Trường Viễn đơng bác cổ (Parmentier 1925) Năm 1934, M

39

Trang 33

Colani tiép tuc khai quật Sa Huỳnh Trong bài công bố năm 1937 về cuộc

khai quật này, M Colani đã coi khu mộ chum (champ de jarres funéraires) ở đây là thuộc van héa Sa Huynh (Colan 1937)

Như vậy là các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện được hai van hớa khdo cổ thuộc thời đại kim khí ở Việt Nam: Văn hớa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hớa Sa Huỳnh ở phía Nam Trong những năm 60, E Saurin và*H Fontaine còn tìm được những khu mộ chum trong lưu vực sông Đồng Nai (Saurin 1962, 1973; Fontaine 1971, 1975)

3 Những nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học Việt Nam

„rên Bulletin de L’ Ecole Francaise d’ Extréme-Orient nam 1980, tôi

đã trình bày về "Nouvelles recherches pr€histoziques et protohistoriques

au Vietnam" (Hà Văn Tấn 1980) Gần đây, ở deuxième symposium

Franco-Thai họp ở Trường đại học Silpakorn, Bangkok năm 1991, tôi cũng

đã trình bày những nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học Việt Nam

về những di chỉ thời đại đá mà trước đây các học giả Pháp đã khai quật (Hà Văn Tấn 1991)

Ỏ đây, tôi chỉ nhắc lại một cách tóm tắt những kết quả nghiên cứu

mới mà các nhà khảo cổ học Việt Nam đã thu được liên quan đến các

văn hóa tiền sử đã được các học giả Pháp xác lập trước đây

, — Trước hết, tôi muốn nơi về văn hóa Hòa Bình thuộc thời đại đá Như chúng ta biết khi mới phát hiện văn hóa này, Colani đã coi nó là một

văn hóa đá cũ (paléolithique) Ý kiến này trong một thời gian dài, đã bị nhiều hóc giá phản đối Nhưng đến nay, chúng tôi đã biết đến những di tích văn hóa Hòa Bình cớ niên đại đá cũ Chẳng hạn, hang Làng Vàng

ở Hóa Bình được Colani khai quật trước đây va đã được các nhà khảo

cổ học Việt Nam khai quật lại, đã cho một nién dai C4 là 16.470 + 80

BP Hang Xóm Trại chứa những công cụ Hòa Bình điển hình như Sumatralithes, haches courtes, haches à tranchant poli, có đến 20 niên

đại C! năm trong khoảng 17.000 - 18.000 năm BP Rõ ràng là văn hớa Hòa Bình đã gó một bộ phận sớm thuộc thời đại đá cũ (âge paléolithique) Đặc biệt là các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được một văn

hóa tồn tại trước văn hóa Hòa Bình, được đặt tên là văn hớa Sơn Vi (Hà

Văn Tấn 1976) Văn hóa này thuộè đá cũ hậu kỳ (Paléolithique supérieur)

và cũng nhự văn hóa Hòa Bình, là một kỹ nghệ cuội (une industrie sur

40

Trang 34

galets) Chúng tôi đã chứng mỉnh rằng văn hóa Hòa Bình là có nguồn gốc từ văn hóa Sơn Vi Văn hớa Sơn Vì có thể đã bất đầu khoảng 25.000

BP Gần đây các nhà khảo cổ học Việt Nam lại phát hiện được một kỹ

; nghệ đá (industre lithique) có trước Sơn Vi, đó là kỹ nghệ Ngườm, ở tỉnh

Rac Thái Khác với văn hớa Sơn Vì và văn hóa Hòa Bình, kỹ nghệ Ngườm

là một kỹ nghệ mảnh tước (industrie sur éclats) Cong cu (outillage) trong

ky nghệ Ngườm gồm những mũi nhọn (pointes) hay nạo (grattoirs) làm bằng những mảnh tước (éclats) nhỏ được tu chỉnh (à retouches) Chúng tôi cho rằng sự biến chuyển từ các kỹ nghệ mảnh tước (industries sur ếclats) sang kỹ nghệ cuội (industries sur galets) có thể đánh đấu một

sự biến chuyển về khí hậu và môi trường (Hà Văn Tấn 1985),

Các nhà khảo cổ học Việt Nam không những đã phát hiện các văn hóa tiền Hòa Bình (pré - Hoabinhiennes) mà còn xác lap (identifier) cac văn hóa hậu Hòa Bình (post - Hoabinhiennes) (Hà Văn Tấn 1988) Trong các văn hóa hậu Hòa Bình ở Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu khá kỹ

văn hóa Da Bút, mà di chỉ gốc tên (site éponyme) là Đa Bút trong tỉnh

Thanh Hớa đã được E Patte khai quật năm 1932 Các di chi nay phân

bố trong tỉnh Thanh Hóa thuộc các giai đoạn khác nhau Ỏ.các di chỉ sớm, phổ biến loại rÌu mài lưỡi (haches à tranchant poli) còn ở các đi chỉ

muộn, đã có những rìu mài nhẫn, không có vai và thiết điện bầu dục

(haches bien polies, sans épaulements et dont la section tranversale est

ellipsoide) Văn hóa Đa Bút được coi là phát triển Hên tục từ văn hóa

Bác Sơn Văn hớa Đa Bút có niên đại bất đầu khoảng 6500 BC

Văn hóa Quỳnh Văn cũng là một văn hóa hậu Hòa Bình phân bố trong các tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh Trong văn hớa này, các nhà khảo cổ học đã gap un outillage lithique exclusivement taillé Pas de polissage Mot dac trưng khác của văn hớa Quỳnh Văn là sự phổ biến của đồ gốm có đáy nhọn (poterie à fond pointu) Loại gốm này không có trong các văn hớa khác Tôi nghĩ rằng Colani đã gặp loại công cụ ghé déo (taillé) cua văn hóa Quỳnh Văn khi bà khai quật các đồi vỏ sò (amas de coquillage) ở vùng Cầu Giát, Nghệ An, cớ điều là bấy giờ Colani coi đó là những đồ

đá cũ (outils paléolithiques) (Colani 1933)

Di chỉ Bàu Tró mà E Patte đã khai quật thì đã trở thành di chỉ gốc tên (site éponyme) của một văn hóa hậu kỳ đá mới (néolithique supérieur)

mà các nhà khảo cổ học Việt Nam đã xác lập, phân bố rộng trong các

41

Trang 35

tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình Các nhà khảo cổ học Việt Nam

đã chứng minh rằng văn hóa Bàu Tró là bát nguồn từ văn hóa Quỳnh

Văn

Cũng như vậy, các di chỉ mà Colani đã phát hiện ở vùng vịnh Hạ Long

và Bái Tử Long đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam nhớm vào trong một văn hơa hậu kỳ đá mới có tên là Hạ Long, với công cụ đá đặc trưng

là chiếc bôn có vai có nấc (lherminette épaulée à gradin)

Về thời đại kim khí (Age des Métaux) ở Việt Nam, các nhà khảo cổ

học chúng tôi cũng đã có được những hiểu biết mới

Chúng tôi đã khai quật hàng loạt khu mộ táng (nécropole) và nơi cư trú (habitation) thuộc văn hóa Dong Son Van hoa Dong Son da bat dau vào khoảng 700 BC và kéo dai dén vai thé ky sau Cong nguyén Van hda Đông Sơn đã phân bố rộng ở miền Bác Việt Nam, từ biên giới phía Bác

cho đến bờ sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình

Điều đặc biệt có ý nghĩa là các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy các văn hơa tiền Dông Sơn (pré-Dongsoniennes) trong các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả Đó là các văn hóa thuộc thời đại đồng thau (Age du Bronze) có đặc điểm địa phương khác nhau, đã phát triển liên tục trong từng khu vực, và trở thành những cội nguồn của văn hóa Dông Sơn Các văn hóa đó, cuối cùng đã hội nhập thành văn hóa Đông Sơn, như các dòng sông đổ vào biển Sự phát triển văn hóa từ tiền Đông Sơn đến Đông Sơn có thể trình bày theo sơ đồ sau, theo sự hiểu

biết hiện nay:

Niên đại

2000-1500 BC Phùng Nguyên Cồn Chân Tiên Đền Đồi

700 BC - 200 AD VAN HOA DONG SON

42

Trang 36

Việc phát hiện các văn hóa tiền Đông Sơn đã làm sáng tỏ nguồn gốc

bản địa của văn hóa Đông Sơn Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Việt Nam

không phủ nhận các ảnh hưởng từ bên ngoài đến văn hớa Đông Sơn (Hà Văn Tấn 1990)

Hiện nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, phân bố từ Thừa Thiên cho đến khu vực

sông Đồng Nai Một khu vực có nhiều di chỉ Sa Huỳnh là Quảng Nam -

Đà Nẵng Niên đại của văn hóa Sa Huỳnh tương đương với niên đại văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc

Điều thú vị là cũng như đối với văn hóa Dông Sơn, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy các di chỉ tiền Sa Huỳnh (pre - Sahuynhien) thuộc thời đại đồng thau (âge du Bronze), có niên đại lên đến giữa thiên niên kỷ thứ hai (IIỶ millénaire) BC Nếu như năm 1980, trong bài viết trong Tập san Trường Viễn đông bác cổ, tôi còn cho rang l’origine de Sahuynhien reste une énigme, thì hiện nay, vấn đề này đã được làm sáng

tỏ Thậm chí, người ta còn nhận ra cội nguồn xa xưa của văn hóa này

từ văn hóa đá mới (néolithique) Bàu Tró

Văn hóa 85a Huỳnh còn kéo đài cho đến lúc có ảnh hưởng của văn hóa

Hán Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy các khu mộ chum Sa

Huỳnh cùng với những đồng tiền Trung Quốc đời Hán

Trong lưu vực sông Đồng Nai, các nhà khảo cổ học chúng tôi cũng xác lập được một sự phát triển văn hóa thời đại kim khí riêng biệt Có người gọi văn hóa thời đại đồng thau 6 đây là văn hóa Đồng Nai Các di

chỉ thuộc giai đoạn sớm của nó là những di chỉ mà H Fontaine trước

đây gọi là "Phươctanien" Còn ở giai đoạn muộn, đã xuất hiện những rìu

đồng thau được đúc trong những khuôn hai mang (moules bivalves), ma không nghỉ ngờ gì, có ảnh hưởng qua lại với vùng Campuchia va Dong

Bắc Thái Lan

4 Kết luận

Ỏ đoạn kết luận trong bài viết năm 1980, trên Tập san Trường Viễn

đông bác cổ, tôi đã viết: "Grâce à la documentation arechéologique

enrichie d’une maniére exceptionelle ces derniéres années, nous sommes

4 méme d’avoir maintenant une image plus claire - et en grande partie, différente de celle présentée dans le passé sur la préhistoire et la protohistoire du Vietnam Maiis les nombreux succes dans l’étude

43

Trang 37

archéologique au Vietnam n’empéchent pas que bien des questions restent

en suspens dans ce domaine Des lacunes demeurent, dans l'espace comme dans le temps" Đến hôm nay, tôi thấy vẫn có thể nói như vậy,

mặc dầu chúng tôi đã cố gắng rất nhiều , Trong nỗ lực phác họa bức tranh tiền sử Việt Nam, chúng tôi thấy

không có gÌ ngăn cách giữa công việc của chúng tôi với những công trình của các nhà khảo cổ học tiền sử Pháp trước đây Chúng tôi luôn luôn kính trọng việc làm cũng như tác phẩm của họ Những thiếu sót mà họ phạm phải về luận điểm cũng như về phương pháp trong các công trình của họ vào đầu thế kỷ là dễ hiểu Nhưng những phát hiện của họ có ý nghĩa thật sự to lớn Họ đã có-những đóng góp đặc biệt quan trọng cho

việc nghiên cứu tiền sử (préhistoire) Việt Nam Họ còn nêu cho chúng

tôi những tấm gương sáng trong lao động khoa học Lòng say mê và nghị lực phi thường của M Colani đã làm chúng tôi xúc động Chúng tôi cũng cảm phục sự uyên bác của E Patte cũng như sự nhạy cảm và tịnh tế của V Goloubew và J Przyluski

Đã lâu rồi, không có sự hợp tác giữa các nhà khảo cổ học Pháp và

Việt Nam Đã đến lúc, chúng ta cần suy nghĩ nghiêm chỉnh về vấn đề

này.

Trang 38

VAN HOA OC EO:

NHUNG PHAT HIEN SAU 1975

PGS Lé Xuan Diém,

Đào Côn”

Như chúng ta đã biết, nền văn hóa này đã được biết đến từ nửa thế

kỷ nay và đã nổi tiếng thế giới từ sau cuộc khai quật khu di tích Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang) Song thật đáng tiếc là, trong nhiều chục năm sau đó, hầu như không có thêm những phát hiện mới Bởi lẽ đó mà những kiến giải khoa học cũng như những hiểu biết về nền văn hóa này, phần lớn đều dựa trên cơ sở nguồn tài liệu khai quật và những di vật thu thập

được trong khu di tích Óc Eo

Phải đến sau 197ð, mới lại có những hoạt động khảo cổ học hướng vào việc tìm kiếm, nghiên cứu nền văn hóa nói trên Nhờ những hoạt động khảo

cổ trong thời gian nây, chúng ta mới có tiền đề về tư liệu khoa học để mở rộng và nâng cao những hiểu biết về nền văn hóa Óc Eo

Cho đến nay, số lượng di tích của nền văn hóa này, không chỉ có 12 địa điểm đã biết từ mấy chục năm trước đây, mà hiện đã có tổng số gần

80 nơi Chúng thường có diện tích từ hàng chục đến hàng trăm hecta Phạm vi phân bố cũng rất rộng Ngoài vùng đất thấp, trang sinh lay ven biển ("Tứ giác Long Xuyên", "U Minh Thượng") thuộc miền tây Sông Hậu (ngoại Bassac), các di tích của nền văn hóa này còn có mặt khá phổ biến tại các vùng "Đồng Tháp Mười", vùng đất "Giồng" cận biển, vùng đất phù

sa cũ, mới ven rìa châu thổ sông Cửu Long và hạ lưu các con sông Dồng Nai, sông Sài Gòn, Sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, thậm chí còn thấy đấu vết cụ thể tại phía nam khu rừng nguyên sinh Cát Tiên (Lâm Đồng) thuộc vùng trung lưu sông Dồng Nai Có thể nói rằng văn

hóa Oc Eo cd dia bàn tồn tại và phát triển đa dạng, gồm nhiều môi

trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên khác nhau, không chỉ có vùng

+ Viện KHXH thành phố Hồ Chí Minh

45

Trang 39

địa - sinh thái đầm lầy ven biển, mà nó còn phát triển trên vùng địa -

sinh thái ven các thềm sông, trên cát "giồng" đất Dây là một ghi nhận mới và quan trọng về đặc điểm môi trường tự nhiên của văn hóa Óc Eo

Từ ghi nhận mới trên đây, các cuộc khai quật trong thời gian mười

mấy năm qua, cũng đã được triển khai trên nhiều vùng địa hình khác nhau

Trong vùng đất thấp trũng miền tây sông Hậu, ngoài cuộc khai quật

lần thứ hai khu di tích Óc Eo (An Giang), còn có các cuộc khai quật di

tích Nền Chùa, Kè Một (Kiên Giang), Đá Nổi (Thoại Sơn - An Giang) Tại vùng đồng trũng "Đồng Tháp Mười", có các cuộc khai quật di tích

Gò Tháp (Đồng Tháp), Rộc Chanh (Long An) Trên vùng đất "giồng" cận

biển có các cuộc đào tại di tích Lưu Cừ (Trà Vinh), Gò Thành (Tiền

Giang) Và, trên các vùng phù sa cũ - mới ven rỉa châu thổ sông Cửu Long và châu thổ sông Đồng Nai lần lượt có các cuộc đào tai di chi Binh

Tủ, Trâm Quỳ, Gò Sao (Long An), gò Cổ Lâm Tự, Vườn Dầu (Tây Ninh),

gò Chùa Phụng Sơn (TP Hồ Chí Minh), Cây Gáo, Gò Bường (Đồng Nai)

Ngoài ra, cũng có nhiều cuộc đào thám sát tại khá nhiều di tích Trong

dé, dang chú ý là các cuộc thám sát tại di tích Cạnh Đền (Kiên Giang),

Tra Cot (An Giang), Vinh Hung (Minh Hai), Gd Hang (Long An), Can

Giờ (TP Hồ Chí Minh) và di tích Dồng Nai (Lâm Đồng)

Có nhiều phát hiện mới từ trong các cuộc khai quật và đào thám sát nơi trên, mà nổi bật nhất là phát hiện các di chỉ có kiến trúc bằng vật liệu kiên cố Những di chỉ loại này đã có mặt khá phổ biến, trong phần

lớn các di tích văn hớa Óc Eo, mà hiện nay có thể thấy có hai loại hình chính là loại kiến trúc tôn giáo và loại kiến trúc mộ táng

Loại kiến trúc tôn giáo được gọi bàng các tên khác nhau: "đền thờ",

"đền đài", "đền tháp", "tháp", mà ngày này hầu như chỉ còn lại phần nền

- móng (trừ tháp Chớt Mạc, tháp Bình Thạnh và tháp Vĩnh Hưng) Một

số di chỉ thuộc loại này đã được khai quật Đơ là các di chỉ Gò Cây T:ôm

(Oc Eo}, Gò Nền Chùa (Nền Chùa), Gò Linh Miếu Bà (Gò Tháp), Gò Lưu

Cừ II (Lưu Cừ), Gò Rộc Chanh (Rộc Chanh), Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Năm

Tước (Bình Tả), Gò Tram Quy (Trâm Quỳ), Gò Sao (Gò Sao), Gò Cổ Lâm

Tự (Thành Diền), Gò Vườn Dầu (Vườn Dầu), Gò Phụng Sơn (Gò Chùa Phụng Sơn), Gò Cây Gáo (Cây Gáo), Gò Bường (Gò Bường)

Các kiến trúc nơi trên, được xây móng toàn bằng đá (Gò Nền Chùa),

gạch - đá - cát hỗn hợp (Gò Cây Trôm, Gò Phụng Sơn), hoặc bằng gạch

46

Trang 40

(Gò Linh Miếu Ba, Gd Luu Cừ II, Gò Xoài, Gò Đồn, Gò Cổ Lâm Tự, Cây Gáo, Gò Bường, Rộc Chanh, Vườn Dâu, Chót Mạt ) Cấu trúc nền móng

eó bình diện hình vuông đều đặn, lớn rộng (Gò Cây Trôm), hoặc hình

chữ nhật (Gò Nên Chùa, cây gáo);, hình chữ nhật có đường bẻ góc đơn

giản (Gò Linh Miếu Bà, Gò Xoài ), phức tạp (Gò Lưu Cừ II); hoặc có

hình đồ gốm nhiều kiến trúc hợp thành (Gò Đồn, Gò Trâm Quỳ, Gò Sao, Chót Mạt, Gò cổ Lâm Tự) Dáng chú ý là phần lớn các kiến trúc dù lớn

hay nhỏ, đều có một cấu trúc "hố thiêng" hình viên trụ hoặc một "giếng

thiêng" hình huyệt vuông, ăn sâu xuống lòng nền kiến trúc khoảng lm

- Øm; điền đầy gạch - cát trắng hoặc gạch - đất sét và thường có chôn

một bộ phận của tượng (tay, thân ) hoặc linga, yoni bằng đá, hoặc các loại di vật khác (lá vàng, đồ đồng, gốm vỡ, than tro, cát trắng )

Loại hình kiến trúc thứ hai là loại mộ hỏa táng, mà trước đây được

Louis Malleret quan niệm là những "đống đá" thiêng Đây là loại di chỉ được biết đến lần đầu tiên (1982), trong cuộc khai quật di tích Nền Chùa (Kiên Giang) Sau đó, lần lượt được tìm thấy trong di tích Óc Eo, Đá

Nổi (An Giang), Kè Một, Cạnh Đền (Kiên Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp),

Gò Thành (Tiền Giang) Cấu trúc của loại hình đi chỉ này khá đa dạng

Có ngôi mộ được xây toàn bàng đá - cát (Óc Eo); hoặc xây bằng gạch đá cát hôn hợp (Nền Chùa, Đá Nổi, Kè Một) hoặc bằng gạch là chủ yếu (Gò Tháp, Gò Thành) Cách thức xây cũng có nhiều sự khác nhau, gồm mộ

gồ và gò mộ Mộ gò là gồm những gò đất đáp riêng biệt mặt trên đó chỉ

chôn có 1 ngôi mộ như các mộ NC82-PNI, NC83-PN3, NC83-NCI,

NC83-NC2, NC83-TKI (Nền Chùa); 8 mộ gò được phát hiện ở Óc Eo;

những ngôi mộ bị đào phá ở Đá Nổi (An Giang), Cạnh Đền (Kiên Giang),

mộ gò Kè Một và 4 ngôi mộ GT88-M1, GT88-M2, GT88-M3 và GT89-MI

ở Gò Thành Gò mộ là những gò lớn mà trên đó có chôn nhiều mộ và

thuộc loại mộ không có nấm trên bề mặt Đến nay, loại gò mộ này chỉ mới được phát hiện ở các địa điểm Nền Chùa, Gò Tháp, Dá Nổi và Gò

Thành

Huyệt mộ cũng có nhiều loại: hình vuông, gần chữ nhật, hình phêu, hình thang, vách đất hoặc xây bàng gạch; phía trên được ốp bàng đá, bằng gạch hoặc có đặt vài vật thờ bằng đá (linga) ở Gò Nền Chùa; táng

đá hình bán nguyệt ở Gò Cây Cóc - Óc Eo

Bên cạnh những biểu hiện khá đa dạng về cấu trúc, hình dáng, vật

liệu kiến trúc, trong tất cả những ngôi mộ đã phát hiện, hầu như đều có

một kiến trúc hình khối trụ vuông bốn cạnh đều nhau Chúng được xây

47

Ngày đăng: 08/08/2024, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w