1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

180 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh
Tác giả Tăng Minh Châu
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Hùng Việt, TS. Trần Thị Minh Phượng
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TĂNG MINH CHÂU

ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 922 90 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS PHẠM HÙNG VIỆT

2 TS TRẦN THỊ MINH PHƯỢNG

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những tư liệu và

số liệu trong luận án là trung thực Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng hệ thống ngữ liệu từ các sách, báo, nguồn tư liệu đăng trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án

Tác giả luận án

Tăng Minh Châu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, quý thầy cô giáo của Học viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS Phạm Hùng Việt và TS Trần Thị Minh Phượng đã luôn tận tình hướng dẫn, góp ý, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty lữ hành quốc tế V&V travel đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành nhiệm vụ học thuật được giao phó Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này

Tp.HCM, tháng 01 năm 2024

Tác giả luận án

Tăng Minh Châu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh 7

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về địa danh lịch sử văn hóa trên thế giới và Việt Nam 12

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật trên thế giới và Việt Nam 14

1.2 Cơ sở lý thuyết 16

1.2.1 Về địa danh và phân loại địa danh 16

1.2.2 Khái niệm địa danh lịch sử văn hóa 21

1.2.3 Vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ 25

1.2.4 Về lí thuyết tên gọi và định danh 30

1.2.5 Một số vấn đề về lý thuyết chuyển dịch 37

1.3 Tiểu kết chương 1 47

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 48

2.1 Vấn đề thu thập - phân loại địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 49

2.1.1 Nguyên tắc thu thập và phân loại địa danh 49

2.1.2 Kết quả thu thập và phân loại địa danh 49

2.2 Đặc điểm phân loại địa danh 50

2.3 Tiêu chí phân loại địa danh 51

2.3.1 Địa danh tự nhiên - không tự nhiên 51

2.3.2 Tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ 52

2.4 Vấn đề cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 58

2.5 Mối quan hệ giữa thành tố chung và thành tố riêng trong cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 60

2.5.1 Thành tố chung 62

2.5.2 Thành tố riêng 69

2.6 Tiểu kết chương 2 74

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 76

Trang 5

3.1 Vấn đề nghĩa 76

3.2 Vấn đề phân loại ý nghĩa 78

3.3 Đặc điểm định danh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 80

3.3.1 Định danh theo phương thức tự tạo 80

3.3.2 Định danh bằng phương thức chuyển hóa 96

3.4 Mối quan hệ giữa tác thể định danh - chủ thể định danh - ý nghĩa địa danh 99

3.5 Tiểu kết chương 3 101

Chương 4 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CHUYỂN DỊCH ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM SANG TIẾNG ANH 103

4.1 Các tiêu chí đảm bảo tương đương của sản phẩm dịch thuật 104

4.2 Thực trạng cách chuyển dịch hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 105

4.3 Kết quả khảo sát kiểu loại tương đương sản phẩm dịch thuật địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 106

4.3.1 Tương đương thành tố chung 107

4.3.2 Tương đương thành tố riêng 111

4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 118

4.4.1 Thuận lợi 118

4.4.2 Khó khăn 120

4.5 Phương hướng và giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch Việt - Anh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 123

4.5.1 Phương hướng chuẩn hóa chuyển dịch 123

4.5.2 Giải pháp chuẩn hóa chuyển dịch 123

4.6 Ý kiến đề xuất chuyển dịch Việt - Anh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 125

4.6.1 Về chuẩn hóa hình thức sản phẩm chuyển dịch 125

4.6.2 Về chuẩn hóa nội dung sản phẩm chuyển dịch 127

4.7 Tiểu kết chương 4 132

KẾT LUẬN 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVHTT & DL Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch

ĐDLSVHVN Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.2: Bảng kết quả thu thập ĐDLSVHVN theo đối tượng địa lý 46 Bảng 2.3.2: Bảng thống kê kết quả phân loại ĐDLSVHVN 52 Bảng 2.5.2.2: Bảng thống kê số lượng âm tiết ĐDLSVHVN 67 Bảng 2.5.2.3: Bảng thống kê đặc điểm cấu tạo âm tiết thành tố riêng ĐDLSVHVN 69 Bảng 3.3.1.1: Bảng phân loại định danh thành tố chung xét theo loại hình

ĐDLSVHVN 77 Bảng 3.3.1.2: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh tự nhiên 79

Bảng 3.3.1.3: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh công trình nhân tạo

85 Bảng 3.3.1.4: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh hành chính 90

Bảng 3.3.1.5: Bảng đặc điểm định danh phức của địa danh vùng 91 Bảng 4.3.1.1: Bảng khảo sát tương đương “từ - từ” trong thành tố chung 104 Bảng 4.3.1.2: Bảng khảo sát tương đương “từ - ngữ” trong thành tố chung 105 Bảng 4.3.1.3: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - ngữ” trong thành tố chung 105 Bảng 4.3.1.4: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - từ” trong thành tố chung 106 Bảng 4.3.1.5: Bảng khảo sát tương đương “1:1” trong thành tố chung 106 Bảng 4.3.1.6: Bảng khảo sát tương đương “1:2” trong thành tố chung 107 Bảng 4.3.1.7: Bảng khảo sát tương đương “1:3” trong thành tố chung 107 Bảng 4.3.2.1: Bảng khảo sát tương đương “từ - từ” trong thành tố riêng 109 Bảng 4.3.2.2: Bảng khảo sát tương đương “từ - ngữ” trong thành tố riêng 110 Bảng 4.3.2.3: Bảng khảo sát tương đương “ngữ - ngữ” trong thành tố riêng 111 Bảng 4.3.2.4: Bảng khảo sát “Bất tương đương” trong thành tố riêng 112

Trang 8

Bảng 4.3.2.5: Bảng khảo sát tương đương “1:1” trong thành tố riêng 114 Bảng 4.3.2.6: Bảng khảo sát tương đương “1:2” trong thành tố riêng 114 Bảng 4.6.1: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm chuyển dịch về hình thức 124 Bảng 4.6.2.1: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố chung địa danh bằng phương pháp “từ đối từ” và “dịch thông báo” 125 Bảng 4.6.2.2: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố riêng địa danh bằng phương pháp “từ đối từ” 127 Bảng 4.6.2.3: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch thành tố riêng địa danh bằng phương pháp “dịch thông báo” 128 Bảng 4.6.2.4: Bảng đề xuất chuẩn hóa sản phẩm dịch địa danh kết hợp 3 phương pháp 129

2 SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.2.5.3: Qui trình diễn dịch trong phương pháp dịch giải nghĩa 42

Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ mô hình phân loại hệ thống ĐDLSVHVN 51

Sơ đồ 3.4: Mối quan hệ ba khái niệm trong định danh 97

3 MÔ HÌNH

Mô hình 2.5: Mô hình cấu trúc ĐDLSVHVN 57

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam từng bước nâng tầm phát triển nền kinh tế vĩ mô và phần nào đạt những kết quả khả quan từ các ngành kinh tế trọng tâm và mũi nhọn Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0, Việt Nam hứa hẹn hội nhập hiệu quả và nhanh chóng với thời đại công nghệ cao hiện nay của thế giới Một trong những thành công vượt bậc trong nền kinh tế của Việt Nam là sự phát triển của các ngành công nghiệp du lịch, ngành công nghiệp “không khói” Du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước tiến đáng kể khi chúng ta được UNESCO công nhận hơn 30 di sản thế giới ở nhiều hạng mục khác nhau tính đến tháng 10 năm 2019 Nhiều di tích, địa danh được các tạp chí uy tín trên thế giới như Forbes, Travellers bầu chọn là những điểm đến được du khách toàn thế giới ưa thích Trong quá trình hội nhập thế giới, công tác nghiên cứu về từ ngữ du lịch góp phần chuẩn hóa hệ thuật ngữ du lịch ở nước ta hiện nay còn đơn điệu và thiếu tính hệ thống

Tác giả đơn cử một phần nhỏ trong bức tranh từ ngữ của cả ngành du lịch đó

là hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam (ĐDLSVHVN) Công việc xác định các từ ngữ chuyên ngành này tưởng chừng đơn giản nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có một quyển từ điển chính thức để làm cơ sở tra cứu cho các từ ngữ chuyên môn thuộc ĐDLSVHVN Nếu có chỉ là các cuốn từ điển biên soạn mà tác giả nêu các

từ ngữ chỉ tên gọi sau đó giải nghĩa bằng tiếng Việt dựa trên tên gọi của các ĐDLSVHVN Vì vậy, việc nghiên cứu đối dịch Việt Anh giữa các ĐDLSVHVN chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp vay mượn trực tiếp, tra cứu từ điển sau đó chuyển sang ngữ đích (tiếng Anh) Việc chuyển ngữ không được thực hiện trên cơ sở phân tích cấu tạo từ pháp, ngữ nghĩa từ vựng để xác định nghĩa cũng như ý nghĩa của các thành tố trực thuộc địa danh Những năm qua, đã có những nghiên cứu ban đầu

về đối chiếu ngôn ngữ trong lĩnh vực Du lịch như luận án “Đối chiếu thuật ngữ du lịch Anh Việt” của Lê Thị Thúy Hà (2014); Từ điển du lịch Việt Nam (Nhiều tác giả)

(2011); Tourism through festivals in Vietnam của Lê Thị Tuyết Mai (2012); một số

tài liệu khác được cho là cung cấp các thuật ngữ về chuyên ngành lữ hành cũng đa

Trang 10

phần dựa vào giải nghĩa từ điển và chuyển ngữ trực tiếp mà chưa được nghiên cứu

học thuật một cách có hệ thống

Tựu trung, việc nghiên cứu và xác lập định danh ngôn ngữ cho các ĐDLSVHVN là công việc hết sức cần thiết tại thời điểm đất nước đang xúc tiến công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí và thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới Trong 20 năm làm công tác hướng dẫn du lịch và gần 10 năm tham gia công tác giảng dạy thực tế tại các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh, nhận thấy việc nghiên cứu về vấn đề này là rất cần thiết, chúng tôi chọn

đề tài “ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH” làm đề tài của luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa danh và đặc điểm định danh của hệ thống ĐDLSVHVN, xác định và đề xuất cách chuyển dịch hệ thống địa danh sang tiếng Anh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài, gồm các vấn đề: lí thuyết địa danh học, quan niệm về

từ, ngữ, về cơ sở định danh, lí thuyết chuyển dịch tên riêng, danh xưng, mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử, văn hóa;

- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ của phức thể ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;

- Nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;

- Phân tích nội hàm văn hóa, lịch sử trong hệ thống ĐDLSVHVN;

- Phân tích các tiêu chí tương đương, kiểu loại và tỉ lệ tương đương của sản phẩm chuyển dịch với địa danh gốc ở tiếng Việt;

- Đề xuất phương pháp chuyển dịch ngữ liệu ĐDLSVHVN sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương qua kiểm chứng sản phẩm dịch thuật

Trang 11

3 Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung vào hệ thống địa danh lịch sử văn hóa trải dài trên đất nước Việt Nam để thực hiện nghiên cứu đề tài Hiện nay, đất nước Việt Nam có tổng cộng khoảng 4000 di tích đã được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia và được phân loại theo 5 hạng mục: Di tích lịch sử văn hóa, Di tích thắng cảnh, Di tích nghệ thuật,

Di tích khảo cổ, Di tích lịch sử cách mạng Tác giả thực hiện khảo sát, phân loại và

chọn lọc nhóm địa danh có chứa các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia liên quan

đến hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách để thực tế hóa tính khả thi của công trình nghiên cứu Những địa danh, công trình xây dựng thuần túy bình thường như

nhà riêng, cơ quan, công sở không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài chọn ra các di tích cấp quốc gia là đối tượng nghiên cứu của luận án, các di tích, địa danh cấp quận huyện hay tỉnh thành hoặc các công trình kiến trúc chưa được công nhận là di tích cấp quốc gia cũng không nằm trong phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo tên gọi thể hiện qua từ, ngữ

và phân tích cách thức định danh của ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt và tìm hiểu cách thức chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Anh

3.3 Ngữ liệu nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu luận án là hệ thống ĐDLSVHVN trong tiếng Việt được rút ra từ 2 nguồn ngữ liệu chính:

- Danh mục các công trình được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia theo cơ sở dữ liệu thống kê của Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đến thời điểm thực hiện luận án

- Danh mục các công trình nghiên cứu song ngữ địa danh Việt - Anh, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành địa danh và hệ thống phiên bản tiếng Anh của các trang mạng

về chủ đề ĐDLSVHVN

Trang 12

Tổng số ngữ liệu được lựa chọn đưa vào khảo sát trong luận án là các địa danh,

di tích được BVHTT & DL Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia, gồm 795 ĐDLSVH trải dài tại 63 tỉnh thành trên toàn Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu được áp dụng như sau:

4.1 Phương pháp miêu tả

Để phân tích, mô tả rõ đặc điểm định danh của các từ ngữ chỉ tên gọi của công trình hay địa danh, áp dụng phương pháp quan sát, miêu tả ngôn ngữ, xác định ý nghĩa lịch sử văn hóa trong tên gọi của chủ thể ở tiếng Việt từ đó xác định và sử dụng

từ ngữ thích hợp để định danh chủ thể bằng tiếng Anh Trong phương pháp miêu tả, luận án tập trung vào các thủ pháp sau;

4.1.2 Thủ pháp thống kê - phân loại

Thủ pháp này giúp tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của tên gọi các ĐDLSVHVN trong tiếng Việt

4.2 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu - dịch thuật

Phương pháp dịch được sử dụng để xem xét cách thức dịch các đơn vị ngôn ngữ nói chung từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác để đi đến các nhận xét,

đề xuất về cách chuyển dịch tên gọi ĐDLSVHVN từ tiếng Việt sang tiếng Anh

4.3 Phương pháp điền dã ngôn ngữ học

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa

ĐDLSVHVN ở một số vùng, miền

Trang 13

5 Đóng góp của luận án

5.1 Đóng góp về lí luận

Luận án chỉ ra đặc điểm về cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa của các ĐDLSVHVN; ý nghĩa và nội hàm lịch sử văn hóa ẩn trong các phương thức định danh địa danh này Bên cạnh đó, luận án còn khảo sát và đề xuất cách chuyển dịch địa danh mang tên gọi đặc thù sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương trong lý thuyết chuyển dịch

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Trang 14

- Phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, truyền đạt các kinh nghiệm về chuyển dịch ngôn ngữ chuyên ngành văn hóa, lữ hành;

- Hỗ trợ hiệu quả cá nhân nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống địa danh, di tích song ngữ Việt - Anh

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục kèm theo, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam

Chương 3: Đặc điểm định danh hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam

Chương 4: Thực trạng và đề xuất chuyển dịch địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam sang tiếng Anh

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới

Từ thế kỷ thứ 1 sau công nguyên (SCN), cụ thể vào năm công lịch 58, các nhà

sử học đã bắt đầu biên soạn bộ thư tịch có nội dung giới thiệu địa danh được xếp vào

loại văn bản cổ nhất có tên “Hán thư” Trong đó, thư tịch đề cập khoảng 4000 địa

danh cổ của Trung Hoa vào thời điểm trước công nguyên (TCN) Sau đó, đến thời

Bắc ngụy (515 - 527), Lịch Đạo Nguyên dựa trên bản gốc của cuốn “Thủy kinh” do người Tam quốc viết trước đó để biên chú lại thành cuốn “Thủy kinh chú sớ” với

mục đích ghi chép rõ hơn, phong phú hơn về lịch sử, nguồn gốc của các dòng sông ở Trung Hoa lúc bấy giờ Tuy nhiên, tài liệu này chỉ phần lớn thực hiện biên soạn về các con sông ở Trung Hoa mà không thể hiện nhiều thông tin ở lĩnh vực khác như sơn danh, thủy danh, phương danh, phố danh [187]

Đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu 20, hai học giả là Dương Thủ Kính và

Hùng Hội Trinh trên cơ sở cuốn “Thủy kinh chú” cũ, đã biên soạn thành khoảng 40

quyển với hơn 1.050.000 chữ Tại phương Tây, cụ thể ở Ý vào đầu thế kỉ thứ 17 (1667), cuốn từ điển đầu tiên về nơi chốn ở Roma đã ra đời dưới dạng giải nghĩa các tên gọi ở Roma Đến những năm đầu của thế kỉ 20, các nhà nghiên cứu ở Anh và các nước Châu Âu mới bắt đầu nghiên cứu về các địa danh (tên gọi địa lý) Vào thời điểm này, phương pháp thực hiện đã bài bản hơn và đặt tên gọi chính thức cho lĩnh vực

nghiên cứu này là Địa danh học (Toponymy) Điển hình là cuốn “Địa danh học Pháp” của tác giả A.Dauzat viết năm 1948 [185] Tiếp theo đó, vào những năm 1950,

công việc nghiên cứu địa danh theo các hướng tiếp cận khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa đã dần được thực hiện khá nhiều bởi các nhà ngôn ngữ học tại các nước phương Tây nói chung

Sau thế chiến thứ hai, tại Mỹ, nhà địa danh học nổi tiếng George.R Stewart

đã hoàn thành cuốn Names on the Land: A historical account of Place - naming in the United States (1945) Trong tác phẩm này, ông giới thiệu nguồn gốc hình thành

Trang 16

và nguyên cớ thay đổi trong tên gọi của các nhóm đơn vị địa lý tự nhiên/nhân văn trên toàn đất nước Mỹ dưới sự tác động của lý do chính trị trong giai đoạn thế chiến thứ hai Mặt khác, ông vận dụng các lý thuyết nghiên cứu lịch sử kết hợp với ngôn ngữ học lịch sử để giải quyết các vấn đề về căn nguyên tên gọi của đối tượng địa lý, địa hình này Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu đi vào thực hiện loạt tác phẩm khảo

sát tên gọi các nơi chốn thuộc những tiểu bang của Mỹ như: Toposaurus: A humourous Treasury of Top-O-Nyms (1990): Tác phẩm đi vào giải thích sự lý thú

trong nguồn gốc tên gọi của các địa danh gắn liền với vật thể, sự vật gần gũi với cuộc

sống đời thường; Naming New York: Mahattan places and how they got their names (2001): Công trình này viết về nguồn gốc hình thành địa danh tại thành phố Nữu -

Ước (New York) của Mỹ với phạm vi khảo sát các đơn vị hành chính tại khu vực

quận Mã Nhật Tân (Mahattan); Native American place names of Connecticut (2006):

tác phẩm khảo sát đặc trưng tên gọi có nguồn gốc “tiếng Mỹ” bản xứ của nhóm địa

danh tại tiểu bang Connecticut; Place names of Winconsin (2016): Tương tự tác

phẩm trước, công trình này đi vào khảo sát và phân tích nguồn gốc và đặc điểm định

danh của nhóm địa danh bản địa tại tiểu bang Connecticut Có thể thấy, các nghiên

cứu nêu trên đa phần được thực hiện bằng cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu chuyên ngành lịch sử (Historic) và từ nguyên (Etymology)

Tại Anh, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực địa danh được hình thành hầu hết

từ sau thế chiến thứ hai Vào những thập niên 70, cũng tương tự tình hình nghiên cứu địa danh tại Mỹ, các nhà ngôn ngữ học đã cho ra đời các nghiên cứu về địa danh nước Anh nói chung và địa danh các vùng miền trên toàn lãnh thổ Anh quốc Có thể kể đến

các chuyên khảo: English Place-name (1977) của tác giả Kenneth Cameron: Đây

được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về hệ thống địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Anh tại Anh quốc, tác giả đã đi vào liệt kê, phân loại và bình giảng mấy vấn đề

về sự hình thành tên gọi của địa danh vương quốc Anh; Place names in the landscape: The geographical roots of Britain Place names (2000) của tác giả Margaret Galling,

kế thừa các nghiên cứu trước đây về địa danh tại vương quốc Anh, công trình này giới thiệu một cách tổng thể địa danh hiện hữu trên toàn vương quốc Anh (Bao gồm

4 quốc gia: Ái-Nhĩ-Lan (Ireland), Tô-Cách-Lan (Scotland), Anh-quốc (England) và

Trang 17

Uy-Nhĩ-Sĩ (Xứ Wales); The place names of Hamsphire (1989): công trình này do tác

giả Richard Coats thực hiện để khảo sát tên gọi và các đặc trưng văn hóa của khu vực

Hamsphire, một hạt thuộc vương quốc Anh; The book of London place names (2010):

trong cuốn sách này, tác giả Caroline Taggart thống kê số lượng khá lớn địa danh và

đi vào phân tích cách thức định danh cũng như đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ cấu thành nên địa danh thuộc thủ đô hoa lệ tại đất nước Anh Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu thực hiện các chuyên khảo về nguồn gốc ngôn ngữ và đặc điểm cấu tạo hệ thống

địa danh tại hạt Cornwall, một hạt nghi lễ của Anh, tiêu biểu như: Saxon Place-names

in East Cornwall; Cornish place names elements (1987); Cornish place name and language (1995); A Gazetteer of Cornish Manor (1998); An index to the historical place names of Cornwall volume 1-2 (2007)

Về tác phẩm từ điển, Dauzat cùng với Ch.Rostaing đã hoàn thành cuốn “Từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” dựa trên cuốn sách được xuất bản trước

đó 15 năm [186] Tại các quốc gia Châu Âu và Mỹ, các bộ từ điển chuyên ngành địa

danh cũng được các nhà nghiên cứu địa danh cho ra đời như: Dictionary of American place names (1970); The concise Oxford dictionary of English place names (1974);

A dictionary of English place names (1991), Dictionary of London place names (2001); Dictionary of British place names (2019) Có thể thấy, các tác phẩm cho thấy

bước tiến đáng kể trong việc tiếp cận chuyên ngành địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học thay vì hướng tiếp cận lịch sử, văn hóa như trước đây

Một trong những nghiên cứu nổi bật trong giai đoạn này là cuốn sách mang

tên “Toponymy - the Lore, Laws and Language of Geographical Names” của nhà

nghiên cứu Naftali Kadmon Trong tác phẩm này, tác giả đã khái quát những vấn đề

lý thuyết chính yếu của nghiên cứu Địa danh học, chỉ ra và nghiên cứu sâu về 5 chủ

đề chính trong Địa danh học: Dẫn luận về đề tài Địa danh học; Tên gọi địa danh như một hiện tượng văn hóa; Quá trình chuyển biến của địa danh; Sự chuẩn hóa địa danh

và các tác động; Địa danh trên bản đồ Gần đây, tác giả Francesco Cavallaro đã biên

soạn cuốn “Place names: Approaches and Perspectives in Toponymy and Toponomastic” Đây được xem là tác phẩm điển hình nghiên cứu về địa danh trong

giai đoạn hiện này Tác giả miêu tả và đi sâu vào phân tích khá kỹ mấy vấn đề xoay

Trang 18

quanh địa danh như: Khái niệm địa danh, cấu trúc phổ quát của một địa danh, sở biểu của sở chỉ địa danh, địa danh với thế giới quan Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác phẩm này vẫn là hệ thống địa danh phổ quát, mang tính chất phổ thông, số lượng ĐDLSVH chưa thật sự đa dạng

Tựu trung, vấn đề nghiên cứu địa danh học trên thế giới hiện nay ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm tìm hiểu của các nhà khoa học cũng như các học giả Công việc nghiên cứu địa danh có ý nghĩa thực tiễn góp phần phổ cập những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc các địa danh trên thế giới, làm tăng giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất đối với sự hiểu biết của nhân loại và ở phạm vi hẹp, là luận án của tác giả

1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

Lịch sử phong kiến đã ghi nhận nhóm công trình viết về các địa danh ở Việt

Nam như “Đại Việt sử kí” của tác giả Lê Văn Hưu được hoàn thành năm 1272 Sau

đó, công trình này được sử gia Ngô Sĩ Liên kế thừa và viết tiếp bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”, hoàn thành năm 1697 Quyển này có một số thông tin đề cập đến địa danh nhưng cách tiếp cận của tác giả chủ yếu thiên về khía cạnh lịch sử Bên cạnh đó, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, được viết vào năm 1435 đã tiếp cận các địa danh theo

hướng viết địa lý, khái quát toàn bộ các địa danh, địa phương được liệt kê, phân loại theo vùng miền của nước Đại Việt ta thời điểm đó Đến thế kỉ thứ 19, một sử gia miền

Nam là Trịnh Hoài Đức đã viết bộ sách “Gia Định thành thông chí” gồm 6 cuốn,

xuất bản vào khoảng năm 1820 - 1822, nêu khá rõ về núi, sông, lịch sử hình thành, phong tục, văn hóa của vùng đất Gia Định và Nam bộ xưa Trong đó ở quyển một, ông liệt kê tất cả các tên gọi của sông, núi, dịch ra cả chữ Nôm để tiện việc tra cứu cho thế hệ sau Đến những năm đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu địa danh học Một số quyển sách chuyên nghiên cứu

về địa danh học ra đời như Lê Trung Hoa viết về địa danh gốc Khơ me, địa danh gốc Chăm trong tiếng Việt; Nguyễn Văn Hiệu về địa danh gốc Hán trong vùng địa danh dân tộc Mông-Dao Tạ Văn Thông cũng viết về các địa danh gốc Thái và K’ho; Phạm Đức Dương thì giới thiệu về các địa danh có nguồn gốc từ tiếng Thái cổ Các nghiên cứu này đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển mảng nghiên cứu địa danh học với hướng tiếp cận bằng ngôn ngữ học

Trang 19

Bên cạnh đó, một số chuyên khảo về hệ thống địa danh Việt Nam nói chung

và địa danh từng vùng miền nói riêng cũng được các nhà nghiên cứu, học giả nghiên cứu và biên soạn một cách phong phú, đa dạng Có thể kể đến các chuyên khảo

“Câu chuyện địa danh học và địa danh dân gian Việt Nam” (2013) của học giả Cao

Chư: Tác giả đã khảo sát hệ thống địa danh với các tên gọi chính thống, tên tục, tên thường gọi cùng với việc phân loại các địa danh theo dạng địa hình, tiêu chí hành chính, phi hành chính…vv… Bên cạnh đó, viện nghiên cứu Hán Nôm dựa vào hệ thống địa danh hành chính được ghi nhận trong thư tịch cổ tập trung thực hiện việc

phân tích và phân loại nhóm địa danh theo cấp hành chính trong chuyên khảo “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội” (2017) Gần đây, nhóm biên soạn thuộc Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1 đã biên soạn bộ “Địa danh làng xã Việt Nam qua tài liệu địa bạ triều Nguyễn” (2018) dựa trên hệ thống tài liệu địa bạ về thông tin địa

chí hành chính tại các tỉnh thuộc ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam được lưu giữ từ triều đại nhà Nguyễn

Về luận án, đã có khá nhiều luận văn, luận án nghiên cứu địa danh như

“Nghiên cứu Địa danh Quảng Trị” của Từ Thu Mai (2003) Tác giả đã khái quát toàn

bộ các địa danh của vùng Quảng Trị với nguồn gốc thuần Việt và cả gốc từ các ngôn

ngữ khác như Thái, Hán,…vv Phan Xuân Đạm với luận án "Các địa danh ở Nghệ

An nhìn từ góc độ ngôn ngữ học" (2005) đã khảo sát 23.556 đơn vị địa danh Tác giả

đã vận dụng lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa để nghiên cứu đặc trưng ngữ nghĩa của sáu trường từ vựng ngữ nghĩa các địa danh ở Nghệ An Tiếp theo đó, Trần

Văn Dũng đã thực hiện thành công việc nghiên cứu về “Những đặc điểm chính của Địa danh Daklak” Trong luận án, tác giả đã tìm hiểu về cấu tạo tên gọi các địa danh

ở Daklak bằng cách khảo sát phương thức định danh trên địa bàn tỉnh theo đó xác

định nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở Daklak Tiếp theo là nghiên cứu “Khảo sát Địa danh ở Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Loan (2012) Trong luận án, tác giả đã chỉ ra

đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ tên, một vài đặc điểm về nguồn gốc và biến đổi, một số đặc trưng văn hóa gắn với địa danh Hà

Tĩnh Tiếp đến là Trần Văn Sáng với luận án “Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế” (2013) đã làm rõ vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ dân

Trang 20

tộc thiểu số của các địa danh ở Tây Thừa Thiên Huế đồng thời thể hiện phiên âm bằng ngôn ngữ La tinh để tiện việc tra cứu và theo dõi Vũ Thị Thắng cũng thực hiện nghiên

cứu của mình về đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của Địa danh Thanh Hóa”

(2014) Trong đó, tác giả đã tiếp cận địa danh ở khu vực Thanh Hóa phân loại theo vùng, miền và các nguồn gốc, nội hàm văn hóa ẩn trong từng tên gọi của các địa danh

Có thể thấy cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các công trình trên tập trung vào những nội dung như sau:

- Tìm hiểu các địa danh, nơi chốn một cách khái quát Đối tượng nghiên cứu chưa bao quát được nội hàm văn hóa, lịch sử trong tên gọi

- Làm rõ các vấn đề về cấu tạo và ngữ nghĩa cũng như cơ sở định danh của địa danh, không đặt ra vấn đề chuyển dịch địa danh Có thể nói, việc nghiên cứu các địa danh lịch sử văn hóa ở Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn đang là một vấn đề chưa được khai phá nhiều Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài này

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về địa danh lịch sử văn hóa trên thế giới và Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình viết về các địa danh ở Việt Nam như: Một số vấn

đề về Địa danh học Việt Nam (Nguyễn Văn Âu), Đia danh học Việt Nam (Lê Trung Hoa), Đia danh Thành phố Hồ Chí Minh (Lê Trung Hoa), Các di tích lịch sử văn hóa

- Tín ngưỡng nổi tiếng Việt Nam (Nhóm Trí thức Việt), Di sản Thế giới tại Việt Nam (Nhóm Trí thức Việt), Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam (Nhiều Tác giả), Chùa Việt Nam (Nhóm Tác giả), Đình làng Việt Nam (Nhóm tác giả), Danh thắng miền Trung (Quách Tấn), Non nước Việt Nam (Vũ Thế Bình), Du lịch 3 Miền (Bửu Ngôn), bộ sách Non nước Việt Nam (Phạm Côn Sơn), Chuyện Địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ (Huỳnh Công Tín), Những Trầm tích Địa danh (Nguyễn Thanh Lợi), bộ sổ tay Địa danh hành chính văn hóa Việt Nam (Trung Hải), Từ nguyên (An Chi)…vv…

Các công trình nêu trên tiếp cận hầu hết hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh trên toàn lãnh thổ Việt Nam ở bình diện khác nhau như văn học, văn hóa, lịch

sử (Danh thắng miền Trung, Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam); bình diện ngôn ngữ học (Địa danh học Việt Nam, Chuyện Địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ); bình diện tôn giáo, khảo cổ; (Các di tích lịch sử văn hóa – Tín ngưỡng nổi tiếng Việt Nam); bình

Trang 21

diện tôn giáo (Chùa Việt Nam, Đình làng Việt Nam); bình diện từ nguyên (Từ nguyên, Rong chơi miền chữ nghĩa) vv

Song, qua việc tiếp cận tác phẩm kể trên, chúng ta nhận thấy tác giả chú trọng tìm hiểu và phân tích nội dung theo hướng cung cấp thông tin về các địa danh lịch sử văn hóa một cách khái quát chứ chưa thể hiện rõ việc nghiên cứu địa danh với cách tiếp cận ngôn ngữ, chưa đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa, phương thức định danh và

cấu tạo từ trong tên gọi Tác phẩm tái bản gần đây nhất là Chuyện địa danh và chữ nghĩa Nam Bộ được xem là một trong số ít các công trình tiếp cận tên gọi địa danh

theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học Hầu hết các công trình còn lại mô phỏng nghĩa các địa danh theo phương pháp từ nguyên học dân gian, hoặc theo bình diện văn hóa, giải thích tên gọi theo phỏng đoán dựa trên những câu chuyện hay truyền thuyết có nội dung không thật sự tường minh Ví dụ: về tên gọi địa danh Phan Rang, lý giải theo điều kiện khí hậu một cách ngẫu nhiên và không có căn cứ rắng vùng đất này có đặc điểm sức gió mạnh như “Phang” và điều kiện nắng nóng như “Rang” một món

ăn Ở góc độ nghiên cứu từ nguyên, tên gọi “Phan Rang” là hệ quả của việc biến đổi

về mặt ngữ âm do quá trình phát âm và truyền miệng giữa các cá nhân (nói trại) từ tên gọi của một vương triều cũ của vương quốc Chăm Pa xưa: Panduranga thành Phanduran, sau đó biến âm thành Phan Rang

Tiếp theo đó, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cũng được thực hiện ở lĩnh vực này Các tác giả đã nghiên cứu hệ thống địa danh tại các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Trị, Daklak, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, đây là những công trình nghiên cứu về địa danh nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về những địa danh với đặc trưng lịch sử, văn hóa Loại địa danh lịch sử văn hóa này theo chúng tôi vẫn chưa được khai thác nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học vì những lý do sau:

- Tiêu chí xác định địa danh lịch sử văn hóa còn chưa rõ để phân biệt giữa địa danh thông thường và địa danh lịch sử, văn hóa

- Ngữ liệu nghiên cứu dàn trải rộng, đòi hỏi công việc nghiên cứu xuyên ngành ngôn ngữ học và văn hóa, lịch sử

Trang 22

Như vậy, việc nghiên cứu về các địa danh ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, việc nghiên cứu riêng về địa danh gắn với lịch sử, văn hóa chưa được chú ý nhiều Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp chuẩn hóa chuyển dịch địa danh sang tiếng Anh đang là một vấn đề chưa được khai phá nhiều trong những năm qua

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật trên thế giới và Việt Nam

Có thể nói, công việc nghiên cứu dịch thuật trên thế giới đã được hình thành

từ rất lâu Hệ thống tư liệu của Jacobsen (1958), Steiner (1975), Newmark (1988) cho thấy dịch thuật đã bắt đầu xuất hiện tại La Mã vào những năm 50 trước công nguyên Nhân vật đầu tiên đóng vai trò khai phá nền dịch thuật thế giới chính là Cicero và Horace Hai tác giả này xây dựng những nền móng đầu tiên cho dịch thuật Tuy nhiên vào thời điểm đó, dịch thuật được đưa vào sử dụng chủ yếu để dịch các tác phẩm văn thơ mang yếu tố dân gian Chính Cicero đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc

xác định ngữ nguồn và ngữ đích Ông nêu ý kiến rằng “Dịch là một kĩ năng phân tích nguyên bản của ngữ nguồn, sau đó tạo ra một bản dịch ở ngữ đích có cùng ý nghĩa với ngữ nguồn chứ không phải dịch theo từng từ, từng chữ một” [Dẫn theo [143],

tr.19] Từ sau Công nguyên, Công giáo bắt đầu xuất hiện và kéo theo xu hướng hoạt động dịch thuật mới, đó là công việc dịch các kinh thánh của Thiên chúa giáo Wincliffe là nhân vật được nhắc đến nhiều nhất với công việc chuyển dịch 2 bộ kinh Tân ước Nhưng vào thời điểm này, các dịch giả vẫn chưa thật sự lý thuyết hóa được phương pháp dịch thuật chung Những kĩ thuật dịch chủ yếu đúc kết từ các kinh nghiệm thực tiễn có được trong quá trình dịch tác phẩm văn học và kinh thánh Sang

thế kỷ thứ 15, sự ra đời của cuốn sách “Làm thế nào để dịch hay từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” (1540) là một bước chuyển mới của giới dịch thuật thế giới

Trong quyển sách của mình, tác giả đã bước đầu xây dựng 5 nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật là: (1) Phải hiểu toàn bộ nội dung ngữ nguồn; (2) Có kiến thức hoàn hảo ở ngữ nguồn lẫn ngữ đích; (3) Tránh kiểu dịch từng từ một; (4) Sử dụng hình thức lời nói phổ thông; (5) Chọn lọc và sắp xếp từ ngữ hợp lý để có một bản dịch chính xác

Đến thế kỷ thứ 17, một dịch giả nổi tiếng đã viết cuốn Các bức thư của Ovid (1680)

Trong cuốn này, tác giả đã phân loại dịch thành 3 dạng sau: (1) Dịch sát từng từ một,

Trang 23

từng dòng một từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia; (2) Dịch diễn giải, có độ tự do theo hướng Cicero; (3) Dịch mô phỏng, có thể loại bỏ hẳn các điểm không phù hợp

ở bản ngữ nguồn [Dẫn theo [142], tr.34]

Đến cuối thế kỉ 18, vào năm 1791, Alexander Graser Tytler đã cho ra mắt Các nguyên tắc của dịch thuật (The principle of Translation) Đây là công trình nghiên

cứu có tính hệ thống đầu tiên của dịch thuật được viết bằng tiếng Anh Tác giả đã đưa

ra 3 vấn đề: (1) Bản dịch phải tạo ra một phiên bản nội dung của bản gốc; (2) Văn phong và phong cách viết của 2 ngôn bản ngữ phải có cùng đặc điểm; (3) Bản dịch phải có tất cả những đặc điểm cấu tạo của ngôn bản ngữ nguồn

Tiếp theo vào những năm 1960, Catford với quyển Một lý thuyết ngôn ngữ về dịch thuật (A Linguistic Theory of Translation) đã nêu quan điểm rất mới khi phân biệt 2 khái niệm “Dịch” và “Chuyển dịch” như sau: “Trong dịch, có một sự thay thế các ý nghĩa của ngôn bản ngữ nguồn bằng các ý nghĩa của ngôn bản ngữ đích; không phải là sự chuyển các ý nghĩa của ngôn bản ngữ nguồn sang ngữ đích Trong chuyển dịch, có một sự cài cấy các ý nghĩa của ngôn bản ngữ nguồn sang ngôn bản ngữ đích Hai quá trình này cần được phân biệt trong bất kỳ lí thuyết dịch nào” [158, tr.46] Trong khuôn khổ tên gọi “Cách chuyển dịch sang tiếng Anh” và phạm vi nghiên cứu

của luận án, chúng tôi tán thành quan điểm này, vì chuyển dịch có một sự khác biệt

so với dịch Công việc chuyển dịch tồn tại những đặc điểm khác biệt với hiện tượng cài cấy ý nghĩa trong quá trình chuyển dịch tên gọi ĐDLSVHVN sang tên gọi tiếng Anh với ý nghĩa không hoàn toàn tương đương về nghĩa biểu vật, nhưng tương đương nội hàm tên gọi

Đến những năm đầu thế kỉ 20, phong trào dịch thuật đã phát triển rất mạnh mẽ Đây là thời điểm hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực dịch thuật của một số học giả như Sperberg & Wilson (1986), Titone (1986) Nổi bật nhất trong số đó là J.R Firth, nhà

ngôn ngữ học nổi tiếng Ông cho rằng “Toàn bộ dịch thuật nằm ở lĩnh vực ngữ nghĩa học, dịch là giải quyết vấn đề ngữ nghĩa học của 1 ngôn bản” Chúng tôi có cùng

quan điểm này vì dịch thực chất là sự khảo sát, nghiên cứu về ý nghĩa của ngôn bản ngữ nguồn, sau đó phân tích ý nghĩa và tìm ra ý nghĩa tương đương của bản ngữ đích

Trang 24

để chuyển dịch Vì vậy, công việc dịch, cũng chính là công việc gắn liền với vấn đề ngữ nghĩa của từ, ngữ hay văn bản

Tựu trung, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có nhiều chuyển biến trong những năm gần đây Các nghiên cứu trước đây đã được thực tiễn hóa bằng những bài báo, những nghiên cứu khoa học mang tính xã hội phục vụ nhóm ngành nghề khác như du lịch, khảo cổ, di tích văn hóa, tín ngưỡng dân gian,… Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cũng được nhân rộng trong những năm gần đây, thể hiện qua các công trình nghiên cứu đã được công bố và các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ

Tuy nhiên về mặt lí thuyết, chúng tôi nhận thấy công tác nghiên cứu địa danh mang yếu tố văn hóa lịch sử và các di tích vẫn chưa được khai phá nhiều và khai phá

ở góc độ liên ngành ngôn ngữ và lịch sử văn hóa Ở khía cạnh thực tiễn, các địa danh phổ quát chưa mang lại nhiều giá trị nổi bật đối với ngành địa danh học cũng như thực tiễn ở ngành du lịch Thêm vào đó, công tác chuyển dịch sang tiếng Anh để có một tên gọi với độ chính xác cao về tương đương nghĩa cho các địa danh này vẫn chưa được nghiên cứu và trình bày nhiều Trên thực tế, nhu cầu tìm hiểu về các địa danh lịch sử văn hóa của du khách nước ngoài cũng tạo thêm động lực để chúng tôi thực hiện đề tài luận án này

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Về địa danh và phân loại địa danh

1.2.1.1 Khái niệm Địa danh

Tính đến hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã nêu các quan điểm khác nhau về tên gọi “địa danh” (Toponyms) Xét về cấu tạo, đây là một

từ ghép gồm hai hình vị Xét về nghĩa, “địa danh” có nghĩa hiển ngôn là tên của đất Xét ở góc độ địa lý hay địa chất học, tên gọi của đất được hình thành dựa trên thành phần hóa học, cấu tạo, màu sắc của hợp chất nội tại của mặt đất Xét ở góc độ nội ngôn ngữ, khái niệm địa danh được hiểu là tên của một đối tượng, công trình, khu vực mang đặc trưng nhất định và có vị trí thiên về địa lý, tồn tại bên ngoài thế giới khách quan

Trang 25

Superanskaja, nhà địa danh học nổi tiếng quan niệm: “Cuộc sống con người gắn liền với các địa điểm khác nhau và được biểu thị bằng những từ riêng - đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay toponym” [141, tr.13]

Bên cạnh đó, nhà địa danh học Naftali Kadmon cho rằng “Địa danh, còn gọi

là tên địa hình (topographic name), là tên riêng được dùng để chỉ nét đặc trưng về mặt địa hình, hoặc là trên trái đất (on Earth) hoặc là trên các thiên thể (heavenly body) như mặt trăng, các hành tinh khác hay một trong những vệ tinh của nó” [175, tr.16] Về nhận định này, chúng tôi không hoàn toàn tán thành vì yếu tố “Địa” trong

từ ghép địa danh được hiểu theo nhiều nét nghĩa, không xét riêng nét nghĩa tên của địa hình, tham tố này còn mang ý nghĩa tên của địa phương Theo quan điểm của chúng tôi, tên gọi của đối tượng địa lý được tạo ra dựa trên cấu tạo địa hình hay một vài nguyên cớ khác mang tính chất ngoại diên như lịch sử hình thành, đặc điểm văn hóa, cách thức tri nhận của chủ thể định danh Tóm lại, tên gọi của một vùng đất không chỉ bị chi phối bởi yếu tố địa hình hay cấu tạo của vùng đất đó

Ở Việt Nam, “Địa danh” được các từ điển định nghĩa đơn giản Từ điển Hán

Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa “Địa danh là tên gọi của các miền đất” [2] Từ điển tiếng Việt thì chú thích “Địa danh là tên đất, tên địa phương”[103, tr.320] Tuy

nhiên, định nghĩa này ngắn gọn và mang tính phổ quát theo đặc trưng của từ điển, ý nghĩa của từ địa danh không thể được giải thích chi tiết

Ngoài ra, các nhà địa danh học Việt Nam cũng nêu một số quan điểm khác

nhau về địa danh Nguyễn Văn Âu cho rằng “Địa danh là tên địa lý các địa phương; địa danh học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa lý các địa phương”

[8, tr.5] Chúng tôi đồng ý với quan điểm địa danh là tên gọi địa lý, nhưng định nghĩa trên khá chung chung và chưa thể hiện cụ thể về tính chất cơ bản của địa danh Nguyễn

Kiên Trường quan niệm “Địa danh là tên chỉ các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [138, tr.16] Chúng tôi cùng chung quan

điểm với tác giả vì đầu tiên địa danh về mặt ngôn ngữ học phải là từ hay ngữ và là tên gọi của một đối tượng địa lý, không phải cá thể phổ quát như cây, cỏ, ngôi nhà,… Đối tượng này mang đặc trưng tự nhiên hoặc nhân tạo như đường, cầu… có vị trí trên

bề mặt trái đất Tuy nhiên, hai khái niệm “tên gọi” và “vị trí xác định” theo thiển ý

Trang 26

của chúng tôi là cần thảo luận thêm Thứ nhất, chúng tôi cho rằng cần xác định địa

danh là “tên riêng, tên gọi đặc trưng”, không phải tên thông thường VD: Lăng Ông

(Tp.HCM) là tên riêng đặt cho lăng thờ Đức Ông Tả quân Lê Văn Duyệt nhưng núi Chóp Chài (Tuy Hòa, Phú Yên) là tên gọi địa lý, gắn với hình dáng của ngọn núi có hình dáng giống phần chóp chài lưới cá của ngư dân Thứ hai, về vị trí của địa danh,

qua tìm hiểu một vài tên gọi, chúng tôi nhận thấy vị trí chỉ được xác định ban đầu và

có thể thay đổi theo thời gian ở cả tên gọi và vị trí VD: Ngã 4 Hàng Xanh (Tp.HCM),

vị trí được xác định hiện nay là nút giao ngã tư đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Điện Biên Phủ Tuy nhiên, qua tra cứu tư liệu và điền dã thông tin từ những nhân vật cao niên sống lâu năm tại khu vực này thì vị trí ngã 4 ấy ngày trước không phải ngã 4 mà

là ngã 3, giao giữa 2 con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Bạch Đằng, nằm cách khu vực địa danh hiện nay khoảng hơn 50 mét về phía Tây Bắc; Chùa Trấn Quốc (Hà Nội), vua Lí Nam Đế cho xây chùa vào năm 544 tại khu vực đê sông Hồng gần phủ Tây

Hồ hiện nay, sau đó do một số yếu tố lịch sử chùa được dời về khu vực đường Thanh Niên ngày nay

Lê Trung Hoa định nghĩa “Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chánh, các vùng lãnh thổ và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều Trước địa danh, ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó” [66, tr.16] Tác giả đã có lý do khi hiểu

địa danh theo nét nghĩa rộng, địa danh là tên gọi của vùng đất bao gồm cả các công trình tự nhiên hay nhân tạo gắn với vùng đất đó

Qua tổng hợp, đối chiếu các định nghĩa với thực tiễn tên gọi các địa danh,

chúng tôi thống nhất đi đến cách hiểu về địa danh như sau: “Địa danh là tên riêng hay tên gọi khu biệt được sử dụng định danh các đối tượng tự nhiên và nhân tạo với

vị trí xác định ban đầu trên bề mặt trái đất và đi kèm một tiểu loại địa danh”

1.2.1.2 Nguyên tắc phân loại địa danh

Trong nghiên cứu địa danh, phân loại địa danh là một công việc không đơn giản Địa danh là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều tính chất, đặc điểm liên quan đến đối tượng địa lý Vì vậy, các nhà nghiên cứu đặt ra tiêu chí phân loại địa danh theo các hướng khác nhau Mỗi quốc gia và vùng miền trong quốc gia đó có một

Trang 27

kiểu cấu tạo dạng địa hình, địa lý không giống nhau do đó các kiểu loại địa danh cũng mang những nét riêng VD: Singapore là một đảo quốc độc lập, có nguồn gốc lãnh thổ của một tiểu bang cũ thuộc quốc gia Malaysia Dó đó, hệ thống địa danh của quốc gia này không có sơn danh, ngọn đồi cao nhất ở Singapore có độ cao 163 mét (Bukit Timah)

Đầu tiên là cách phân loại địa danh theo A.Dauzat, nhà ngôn ngữ học nổi danh

người Pháp Trong cuốn “La toponymie Francaise”, tác giả phân loại địa danh theo hướng ngữ nguyên làm 4 phần như sau: 1) Vấn đề những cơ sở tiền Ấn Âu; 2) Các địa danh từ tiền Latinh về nước trong thủy danh học; 3) Các từ nguyên Goloa – La Mã; 4) Địa danh học Goloa - La Mã của vùng Auvergne và Velay [185, tr.11] Có thể

thấy, Dauzat là một trong những nhà ngôn ngữ học đầu tiên tiếp cận việc nghiên cứu địa danh theo hướng từ nguyên học Ông khảo sát từ ngữ gốc La Mã và Goloa để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu nguồn gốc các tên gọi của địa danh ở khu vực Châu Âu sau này

Nhà địa danh học Superanskaja trong cuốn “Địa danh học là gì” đã phân loại địa danh theo 7 loại: 1)Phương danh; 2) Thủy danh; 3) Sơn danh; 4)Phố danh; 5) Viên danh (tên các quảng trường, công viên); 6) Lộ danh (tên các đường phố); 7) Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không) [141,

tr.8] Tác giả đã có lý do khi phân loại địa danh theo cách chi tiết và cụ thể hơn bằng cách tiếp cận sự biểu đạt trong từng loại địa danh

Ch.Rostaing trong cuốn “Les noms de lieux” thì khảo sát các vấn đề ngôn ngữ và từ nguyên liên quan đến nguồn gốc địa danh: 1 Những cơ sở tiền Ấn - Âu;

2 Các lớp tiền Xêtích; 3 Lớp Gôloa; 4 Những phạm vi Gôloa - La Mã; 5 Những

sự hình thành La Mã; 6 Những đóng góp của tiếng Giécmanh; 7 Các hình thức của thời phong kiến; 8 Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo; 9 Những hình thái hiện tại; 10 Các địa danh và tên đường phố; 11 Tên sông núi [186, tr.24] Tác giả

đã dựa trên các nghiên cứu đi trước của Dauzat để tiếp tục triển khai hướng nghiên cứu mới bổ sung thêm phần từ nguyên của tiếng Giecman, một hệ ngôn ngữ phổ biến vào thời điểm đó

Trang 28

Ở Việt Nam, các nhà địa danh học cũng phân loại địa danh theo một số phương

thức riêng Tác giả Trần Thanh Tâm trong phần nghiên cứu “Thử bàn về địa danh Việt Nam” đã dựa trên các phương thức định danh để phân chia địa danh Việt Nam thành sáu loại chính: 1) Loại đặt theo địa hình và đặc điểm; 2) Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian; 3) Loại đặt theo tên người, tôn giáo và lịch sử; 4) Loại đặt theo hình thái, chất đất và khí hậu; 5) Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và

tổ chức kinh tế; 6) Loại đặt theo sinh hoạt xã hội [115, tr.60] Lê Trung Hoa nhận

xét kiểu phân loại này chưa thật sự đầy đủ trong việc gộp phương cách đặt địa danh vào phần phân loại địa danh vì đây là hai công việc mang tính chất tách bạch Thêm vào đó, sự chồng chéo trong cách phân loại là phần tôn giáo lịch sử trùng lắp với phần sinh hoạt xã hội Vì vậy, cách phân loại này, theo tác giả Lê Trung Hoa là chưa thực sự rõ ràng

Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa trên 2 tiêu chí chính là đối tượng tự

nhiên và đối tượng không tự nhiên Tác giả chia thành bốn loại: 1) Địa danh chỉ địa hình tự nhiên (gọi tắt địa danh chỉ địa hình); 2) Địa danh chỉ công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (địa danh công trình xây dựng); 3) Địa danh chỉ các đơn vị hành chính (địa danh hành chính); 4) Địa danh chỉ vùng (Địa danh vùng) [66, tr.14] Chúng tôi đồng ý một phần với cách phân loại của tác giả ở phần

địa danh chỉ địa hình, nhưng chúng tôi không hoàn toàn cùng quan điểm ở phần địa danh công trình xây dựng Theo cách hiểu của chúng tôi, những công trình xây dựng theo không gian 3 chiều như chùa, đình, miếu vv… vẫn có thể được phân vào loại hình này Vì chúng cũng là những công trình có vị trí xác định trên bề mặt trái đất, có tính chất địa lý và tên gọi có ý nghĩa

Tác giả Nguyễn Kiên Trường nhận xét rằng địa danh được phân loại dựa

trên thuộc tính của đối tượng: 1) Địa danh chỉ đối tượng địa lý tự nhiên; 2) Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn Trong đó, địa danh tự nhiên được chia làm 2 tiểu nhóm: nhóm đất liền và vùng biển giáp ranh Địa danh chỉ đối tượng địa lý nhân văn gồm 2 tiểu nhóm: địa danh cư trú hành chính và địa danh gắn với hoạt động của con người tạo nên: di chỉ, di tích, khu tập thể, trại, trấn, xứ đạo, địa danh đường phố (đường, ngã tư, ngõ) và địa danh chỉ công trình xây dựng (bể

Trang 29

bơi, bến cảng, chợ, chùa, nhà thờ, khách sạn, khu du lịch, xí nghiệp… [138,

tr.45-50] Chúng tôi có cùng quan điểm với tác giả về cách phân loại địa danh này, bao gồm tương đối đầy đủ các tiểu loại địa danh và được phân chia theo tính chất của đối tượng cũng như tên gọi của các tiểu loại địa danh Tuy nhiên, chúng tôi cho

rằng phần địa danh gắn với hoạt động của con người tạo nên được tích hợp với phần địa danh chỉ công trình xây dựng, vì theo quan điểm của chúng tôi thì hai

nhóm này có chung đặc trưng “nhân tạo”

Tóm lại, việc phân loại địa danh như thế nào, những tiêu chí nào được chọn

để dựa vào phân tích địa danh vẫn còn là vấn đề được tranh luận tại các diễn đàn học thuật trên thế giới và Việt Nam Theo ý kiến của chúng tôi, sự phân loại địa danh sẽ không có khái niệm hoàn toàn chính xác, nó dựa vào mục đích và đối tượng nghiên cứu chính từ đó xác định cách phân loại tương thích cho mục tiêu nghiên cứu

1.2.2 Khái niệm địa danh lịch sử văn hóa

1.2.2.1 Khái niệm lịch sử - văn hóa

a Khái niệm lịch sử

Lịch sử (history) là thuật ngữ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ là

“Historica”, nghĩa là “sự tìm hiểu kiến thức bằng cách điều tra” Điều này theo

cách hiểu của chúng tôi có nghĩa là sự truy nguyên nguồn gốc những hiện tượng,

sự kiện, sự việc gắn với xã hội và con người hiện diện trong thế giới khách quan

để tiếp cận nguồn thông tin, dữ liệu từ đó làm cơ sở để xử lý kiến thức, thông tin liên quan tại những thời điểm khác nhau trong quá khứ Có khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lịch sử được đưa ra với những góc nhìn khác nhau

Sue Peabody nhận xét “Lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai” Tác giả phát biểu ngắn gọn nhưng rõ ràng về ý nghĩa của lịch sử “khái niệm chúng ta là ai” Tìm hiểu chúng ta là ai là tìm hiểu một quá trình, quãng thời gian

Tác giả cho rằng sẽ không thể nắm được chúng ta là ai nếu chỉ tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử theo hướng đồng đại

Nhà bác học người La Mã Cicero cho rằng “Historia magistra vitae” (lịch sử chính yếu của cuộc sống) với yêu cầu đạt tới “lux veritatis” (ánh sáng của sự thật)

Trang 30

Tập hợp tất cả định nghĩa và quan điểm của các nhà khoa học cũng như các nhà sử học, Trần Thị Bích Ngọc nêu khái niệm lịch sử như sau:

-Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan

- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: Con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể

- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: Cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện

kể đối với hiện tại

[98, tr.59 - 80]

b Khái niệm văn hóa

Cho đến nay, khái niệm và định nghĩa về văn hóa (Cuture) vẫn đang là vấn

đề được tranh luận sôi nổi ở những diễn đàn học thuật lớn trong và ngoài nước

Trần Ngọc Thêm nhận định “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội” [126, tr.10]

Do không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sâu về văn hóa, trong luận án này, chúng

tôi sử dụng khái niệm văn hóa đã được UNESCO định nghĩa “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin” [184, 14]

Như vậy, văn hóa có tính truyền thống, nó lưu truyền qua các thế hệ và phát triển hay biến thể thành các sản phẩm bậc cao hơn do được thừa kế từ những giá trị tinh túy được tạo ra bởi các thế hệ trước VD: Chợ nổi Cái Răng là một nét văn hóa rất đặc trưng của vùng sông nước miền Tây được hình thành từ hoạt động mua bán diễn ra trực tiếp trên sông (do địa hình miền Tây Nam bộ chủ yếu di chuyển

Trang 31

trên sông nước) của cư dân miền Tây từ rất lâu đời và trở thành sản phẩm độc đáo phục vụ khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới

1.2.2.2 Về mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử - văn hóa

Trước hết, cần khẳng định rằng lịch sử và văn hóa có một mối liên hệ không thể tách rời được thể hiện qua những khái niệm và định nghĩa của hai lĩnh vực này

Cả hai khái niệm đều có chung đặc tính là được đúc kết từ quá trình hình thành và trải qua nhiều giai đoạn, không thể khẳng định lịch sử hay văn hóa của một dân tộc hay quốc gia được định nghĩa và kết luận qua một vài thời điểm Bên cạnh đó, lịch sử và văn hóa cùng là những đặc trưng thể hiện linh hồn của một dân tộc hay một quốc gia trên thế giới Những sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ được kết tinh và kéo theo sự hình thành của những nét văn hóa tương ứng Có thể nói, lịch

sử và văn hóa có mối liên hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau để trở thành một thành tố không thể thiếu trong tiến trình nhận diện một đối tượng, dân tộc hay bất cứ cộng đồng nào trên thế giới

Mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử văn hóa cũng nằm trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Vì địa danh về bản chất là thứ ngôn ngữ được in dấu

và lưu lại trên vùng hay miền đất Nói một cách khác, Vinocua đã nhận định“Ngôn ngữ vừa là điều kiện tồn tại, vừa là sản phẩm văn hóa nhân loại, bởi vậy, trong mọi nghiên cứu về ngôn ngữ nhất thiết phải coi chính văn hóa cũng là đối tượng của mình” [Dẫn theo [13], tr.11] Như vậy, mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử

văn hóa là mối quan hệ tương hỗ, tạo nên những trầm tích bằng ngôn ngữ được lưu lại trên “bề mặt đất” để thế hệ kế cận có thể tra cứu và kiểm chứng Khi tiếp xúc với tên gọi một địa danh, bằng những tri thức kinh nghiệm thông thường, người ta vẫn có thể phán đoán được ý nghĩa ban đầu của địa danh đó, nó được cấu tạo bởi yếu tố nguyên cớ lịch sử hay địa lý, văn hóa Con người cũng có thể nhận định bước đầu về đặc trưng lịch sử văn hóa của cộng đồng dân tộc hay quốc gia

đó VD: Khu vực Tây bắc Việt Nam có rất nhiều địa danh mang tiền tố Mường (Mươn - TMC, Chiềng (Chiên - TMC) yếu tố này có nguồn gốc từ ngôn ngữ DTTS Thái có nghĩa là khu vực, vùng lãnh thổ của cộng đồng, ta có thể suy ngay ra được khu vực này là nơi chắc chắn sẽ có sự xuất hiện và sinh sống của đồng bào dân tộc

Trang 32

Thái mà gốc của họ là chung với người Thái ở đất nước Thái Lan Ở chiều ngược lại, nếu có được những kiến thức nhất định về tiến trình lịch sử, văn hóa của một cộng đồng thì khi nhìn vào địa danh bất kì ở khu vực đó, ta có thể suy đoán ban đầu được phương thức tạo ra địa danh đó VD: Một người đã hay chưa từng đến Singapore nhưng nếu hiểu rằng quốc gia này từng là một bang của đất nước Malaysia thì trong ý thức đã hình thành sự phỏng đoán về vấn đề các địa danh của quốc gia này có thể có nguồn gốc từ ngôn ngữ Malaysia

Như vậy, từ những luận cứ nêu trên, chúng tôi nhận thấy giữa địa danh và lịch sử văn hóa đã có những mối quan hệ nhất định Địa danh lịch sử văn hóa theo

cách hiểu của chúng tôi: “Những địa danh gắn liền với tiến trình hình thành của lịch sử văn hóa, tên gọi của chúng có nguồn gốc khai sinh gắn với những sự kiện, huyền tích, thể hiện nét đặc trưng lịch sử văn hóa của cộng đồng khu vực” 1.2.2.3 Về địa danh lịch sử văn hóa và di tích lịch sử văn hóa

Khái niệm có mối liên hệ mật thiết với địa danh là di tích Có rất nhiều định nghĩa về di tích được nguồn tư liệu trích dẫn, trong đó có định nghĩa từ các quyển từ điển tiếng Việt Sau khi tham khảo và tra cứu, chúng tôi dựa vào định

nghĩa của từ điển tiếng Việt do viện Ngôn ngữ học xuất bản như sau “Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử” [103]

Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Di sản văn hoá, các di tích được hiểu như sau:

Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư

Trang 33

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó

Như vậy, di tích chính là các công trình xây dựng, các địa điểm có giá trị

về lịch sử văn hóa Điều này trùng với sự đồng thuận của quan điểm chúng tôi với tác giả Nguyễn Kiên Trường về địa danh được nêu ở phần trước Trong khuôn khổ

luận án này, chúng tôi căn cứ vào 2 tiêu chí: 1) Địa danh có giá trị lịch sử văn hóa; 2) Địa danh là các công trình tự nhiên hoặc nhân văn có giá trị lịch sử văn hóa, thuộc hệ thống di tích cấp quốc gia, từ đó xác định đối tượng nghiên cứu

trùng khớp giữa thể chất vật chất của “âm học - thính giác” với thể chất vật chất

của âm thanh tự nhiên của cái được xem là từ; tiêu chí về chức năng ngữ pháp của

từ trong câu, tức là xem xét khả năng kết hợp với các từ khác trong câu cũng như khả năng tạo câu; tiêu chí về ý nghĩa của từ tức là xem xét tư cách từ qua nghĩa của hình vị cấu tạo nên từ đó Nhìn chung, mỗi tác giả có cách tiếp cận khái niệm

từ ở các bình diện khác nhau, nhưng quan điểm về cách xác định từ đều có những điểm chung xoay quanh ba tiêu chí: 1) Có tính nhất thể về ngữ âm; 2) Có tính hoàn

Trang 34

chỉnh về ngữ nghĩa; 3) Có tính độc lập về cú pháp Ở luận án này, chúng tôi nhất

trí với quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu về từ như sau: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [19, tr 471]

b Phương thức cấu tạo từ

Đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về cấu tạo từ được các nhà Việt ngữ học trình bày như Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp… Hầu hết các tác giả đã trình bày chi tiết về các kiểu cấu tạo để tạo nên từ trong tiếng Việt theo các cách khác nhau Luận án sử dụng quan điểm về phương thức tạo từ của Đỗ Hữu

Châu: “Phương thức tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ học tác động vào hình vị để cho ta các từ Tiếng Việt sử dụng ba phương thức sau đây: từ hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị” Ông sử dụng thuật ngữ mang tính quốc tế là hình vị, yếu

tố cơ bản đi vào phương thức cấu tạo từ Như ta biết, hình vị là “những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất (hay tối giản) với dạng chuẩn tối thiểu là một âm tiết, tự thân có nghĩa, (nghĩa miêu tả hay nghĩa tương liên) có thể chịu tác động của các phương thức tạo từ để tạo ra từ [19, tr 135] Như vậy, tự thân hình vị đã có

nghĩa miêu tả hay nghĩa tương liên, chịu tác động của phương thức tạo từ để tạo

ra từ Có thể thấy, hình vị và từ là hai đơn vị nằm ở hai địa tầng khác nhau của ngôn ngữ, không thể quy kết hai thành một

c Việc phân loại từ trong tiếng Việt

Chúng tôi đồng thuận với cách phân loại từ của Đỗ Hữu Châu khi tác giả

dựa trên các yếu tố sau đây để phân loại từ trong tiếng Việt: Yếu tố cấu tạo nên từ hay là hình vị; phương thức tạo từ và các mối quan hệ của các từ loại nhỏ hơn sau khi được phân loại theo phương thức tạo từ

Khi phân loại từ theo số lượng hình vị, kết quả đầu tiên có được là từ đơn,

là những từ được tạo nên bởi một hình vị Tuy nhiên, cũng có những từ đơn được

cấu tạo từ hơn một âm tiết, ví dụ các trường hợp: bồ hóng, bồ hòn, mặc cả, ễnh ương, … Láy là phương thức thứ hai được đề cập “Đó là phương pháp lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một đơn vị hình vị hay đơn vị có

Trang 35

nghĩa” [19, tr 490] Có ba dạng láy được nêu là láy âm, láy vần và láy toàn bộ

Trong quá trình khảo sát cấu trúc tên gọi của các ĐDLSVHVN, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các tên gọi không nằm trong dạng từ láy nên nội dung luận án chỉ chú trọng đến hai loại từ là từ đơn và từ ghép

Từ ghép là “Từ được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau” [19, tr 500] Có ba loại

từ ghép là từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa và từ ghép biệt lập

- “Từ ghép phân nghĩa là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn” [19, tr 501] Là nhóm từ mà về ý nghĩa khi kết

hợp với nhau, sẽ có một hình vị chính và một hình vị phụ, hình vị chính mang chức năng nghĩa tổng loại và hình vị phụ sẽ mang chức năng phân biệt từng cá thể

trong tổng loại của hình vị chỉ loại lớn VD: áo len, áo gió, áo sơ mi

- “Từ ghép hợp nghĩa là những từ ghép do hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào chỉ loại lớn chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của từng hình vị tách riêng” [19, tr 504] Đây là nhóm từ ghép có

cấu tạo từ hai hình vị và bổ sung cho nhau chứ không trái ngược nhau về nghĩa, chúng kết hợp để tạo nên loại từ ghép mang tính chất bao trùm và rộng lớn hơn về loại VD: áo quần, giày dép

- Có thể nói, từ ghép biệt lập là nhóm từ ghép theo tác giả Đỗ Hữu Châu là khá đặc biệt, vì nó không tuân theo các nguyên tắc nhất định về nghĩa, cấu tạo

“Những đặc trưng ngữ nghĩa của mỗi từ không lặp lại ở những từ khác, chúng là những sự kiện biệt lập” [19, tr 509] Các từ này không có được yếu tố chỉ loại lớn

ở các hình vị, nên không thể liệt vào các từ đơn phân nghĩa được

1.2.3.2 Vấn đề nghĩa của từ

Có thể nói, “nghĩa” là nội dung cơ bản và tối quan trọng trong nghiên cứu

từ vựng Định nghĩa về “Nghĩa” của từ được nhà ngôn ngữ học phát biểu theo các quan điểm khác nhau Nhưng nhìn chung, có ba hướng quan điểm tiêu biểu khi bàn về nghĩa của từ:

Trang 36

a Nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối tượng, khái niệm, sự phản ánh…) Marudo đã định nghĩa “nghĩa” trong “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” như sau:

”Nghĩa của từ có thể được xem là toàn bộ các biểu tượng được gọi tên bằng ngữ

âm của từ này” Điều này có nghĩa là “nghĩa” là một đối tượng có thuộc tính và thuộc về từ Nhờ yếu tố “nghĩa” tác động lên tư duy con người mà người ta có thể nhận biết, định danh được vỏ ngữ âm của một từ trong ngôn ngữ

b Nghĩa của từ là một quan hệ nào đó (quan hệ của từ với đối tượng hoặc quan hệ của từ với khái niệm) Nguyễn Thiện Giáp cho rằng“Hiểu nghĩa của một đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức là nó biểu thị cái gì” [54, tr 131] A A Reformatskij thì quan niệm “nghĩa” là quan hệ của từ với sự vật,

hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn

ngữ Như vậy, “nghĩa” của từ ở đây được các tác giả nhận định là mối quan hệ của từ với các từ, đối tượng khác Nói một cách khác, “nghĩa” tồn tại và xuất hiện

trong mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ chứ không phải một cá thể bên trong

đơn vị từ

c Nghĩa của từ là một thực thể tinh thần Đỗ Hữu Châu cho rằng “nghĩa của

từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa Trong số những nhân tố đó, có những nhân tố ngoài ngôn ngữ và có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ” [19, tr 98] Trong đó, ông chỉ ra nhân tố nằm ngoài

ngôn ngữ chính là những hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan Những yếu tố trong ngôn ngữ chính là toàn bộ hệ thống ngôn ngữ và tất cả các mối quan hệ của chúng Nói cách khác, Đỗ Hữu Châu xem “Nghĩa” là một thực thể tồn tại trong trí óc con người, nó được tạo nên bởi sự hợp nhất giữa yếu tố ngoài ngôn ngữ (sự vật, hiện tượng trong tự nhiên) và sự phản ảnh, ánh xạ từ những hiện thực đó vào tư duy của

con người tạo nên khái niệm thể hiện qua đơn vị ngôn ngữ (từ hoặc ngữ)

Luận án sử dụng quan điểm thứ ba, xem “nghĩa” là một thực thể tinh thần

tồn tại trong trí óc con người Có thể thấy, khi một người đứng trước một từ hay ngữ mà họ chưa hiểu được nghĩa, đồng nghĩa với việc các thuộc tính của sự vật, hiện tượng đó chưa thể ánh xạ hoặc ánh xạ nhưng tư duy của họ chưa thể nhận

Trang 37

diện để kết hợp và tạo ra sự hiểu của họ về từ, ngữ đó, hay còn gọi là tạo ra

“nghĩa”

1.2.3.3 Vấn đề ngữ

Ngữ được biết đến như là: đơn vị ngữ pháp nằm giữa từ và câu Ngữ được hình thành trong lịch sử phát triển của một ngôn ngữ Theo Nguyễn Như Ý và các tác giả

của Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, ngữ được quan niệm: “Kết hợp hai

hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó

về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan Đó là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan

hệ phù hợp, chi phối hay liên hợp Trong một ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt

ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi

là thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên danh ngữ), động

từ (tạo nên động ngữ), tính từ (tạo nên tính ngữ) Ngữ còn được gọi là cụm từ, từ tổ”

[148, tr.176]:

Cũng theo các tác giả nói trên, ngữ được coi là phương tiện định danh, biểu thị

sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất, được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng Ngữ thường chia ra hai kiểu: ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ cố định) Ngữ tự do bao gồm ý nghĩa của tất cả các thực từ tạo thành ngữ; mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong

ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh (như: đọc sách) Còn trong ngữ

không tự do thì tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng

biệt (như: vui tính, bền gan, sân bay, đường sắt)

Trong quá trình sử dụng, có thể thấy sự khác nhau giữa ngữ cố định và ngữ từ

do thể hiện ở các đặc điểm sau:

- Về bản chất: ngữ cố định là đơn vị ngôn ngữ, mang tính sẵn có, cố định, bắt buộc Còn ngữ tự do là một tổ hợp hay kết cấu được lâm thời tạo ra trong quá trình giao tiếp

- Về nguồn gốc: ngữ cố định là sản phẩm của tập thể, có tính xã hội còn ngữ tự do là

Trang 38

sản phẩm của cá nhân

- Về ý nghĩa: nghĩa của ngữ cố định, đặc biệt là các thành ngữ thường là một chỉnh thể, thường vượt xa hay khác biệt so với nghĩa của thành tố cấu tạo Ví dụ: Tiếng Anh: to play first fiddle: đóng vai trò chủ chốt (nghĩa từng từ: chơi cây vĩ cầm số một) The fish story: chuyện cường điệu, phóng đại (nghĩa từng từ: chuyện cá) To show the white feather: hèn nhát (nghĩa từng từ: phơi bày cái lông trắng) Tiếng Pháp: Donner sa langue au chat: không dám đoán (nghĩa từng từ: cho mèo ngôn ngữ của nó) Entre chien et loup: chạng vạng (nghĩa từng từ: giữa con chó và con sói) Tiếng

Việt : Ếch ngồi đáy giếng: sự thiển cận Buồn ngủ gặp chiếu manh: sự may mắn

(nghĩa đen: buồn ngủ và có được chiếc chiếu để ngủ)

Còn nghĩa của ngữ tự do là hợp nghĩa của các thành tố Người ta dễ dàng giải thích nghĩa của ngữ tự do bằng cách giải thích tuần tự nghĩa của các thành tố

1.2.4 Về lí thuyết tên gọi và định danh

1.2.4.1 Tên gọi là gì

Từ ngàn xưa, con người cần giao tiếp, trao đổi thông tin để nhận thức, định hình vũ trụ và thế giới khách quan Theo đó, ngôn ngữ được sử dụng như một công

cụ trong các hoạt động giao tiếp Cụ thể hơn, con người cần sử dụng những nhãn mác

âm thanh (xét về mặt ngữ âm, có thể vô thanh, hữu thanh hoặc chuỗi những âm thanh) hay những đơn vị ngôn ngữ (xét về mặt cấu tạo, có thể là từ, cụm từ, ngữ, câu…) hoặc những cảm tính hiện hữu thuộc về đối tượng (xét về mặt tri giác cảm tính trong tâm thức con người) để đặc chỉ các cá thể, đối tượng, hiện tượng, sự việc…, từ đó miêu tả chính xác các ý niệm trong thế giới khách quan mà họ muốn truyền đạt đến người nghe như một tác thể với công cụ chính là các đơn vị ngôn ngữ có tính chất xác định chỉ vật cụ thể trong thế giới khách quan Tất cả sự vật, hiện tượng, cá thể,

hành động, tính chất trong vũ trụ thế giới quan đều phải sở hữu “tên gọi” như một sở

biểu tác động trực tiếp vào ý thức con người từ đó hình thành nên các sở chỉ và tác động ngược trở lại thực tế khách quan Cho đến hiện nay, đã có khá nhiều quan điểm

về tên gọi được các nhà ngôn ngữ học trình bày dựa trên những bình diện ngôn ngữ như sau:

Trang 39

Về mặt ngữ âm, S.A Gardinar xem tên gọi là “một từ hoặc cụm từ được nhận

ra thông qua sự biểu thị hoặc nhắm tới sự biểu thị một vật hay các sự vật mà nó chỉ

ra mà không hề quan tâm đến bất kì ý nghĩa nào mà nó gắn với hình thức âm thanh ban đầu, hoặc nhận biết nó thông qua sự liên kết hay các vật đã nói” Ở góc độ âm

thanh, tên gọi được xem là khối âm thanh gợi lên trong ý thức đơn vị tiếp nhận một

tín hiệu âm thanh ấn tượng (TMC) mang khái niệm gợi dậy ban đầu về sự hiện hữu

của một hay một nhóm đối tượng là sở chỉ của khối âm thanh Như vậy, tên gọi xét

về mặt ngữ âm, là một đơn vị hay một chuỗi âm thanh có đặc trưng về tín hiệu mà khi được chuyển tải đến người nhận, nó được nhận diện thông qua quá trình xử lí ngôn ngữ và sau đó gợi lên ý niệm phổ quát nào đó trong sự liên tưởng của người nhận VD: Địa danh “Cầu Mây” là tên gọi của một cây cầu ở khu vực xã Tả Van - Lao Chải ở thị xã Sapa (tỉnh Lào Cai) Nhãn âm thanh này khả dĩ gợi lên khái niệm

về hai đối tượng hoàn toàn riêng biệt trong thế giới khách quan: 1) Địa danh du lịch với chủ thể là cây cầu bắt qua dòng suối Mường Hoa có chất liệu nguyên làm mây, một loại chất liệu dẻo, mềm và dai Đây là điểm du lịch có quan cảnh đẹp, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và chụp ảnh tại khu vực thị xã Sapa 2) Một vật thể có hình tròn, được làm từ chất liệu nhựa cứng với phương thức đan xen tạo thành hình một quả cầu Do có màu sắc giống với màu của chất liệu mây, nên quả cầu được đặt tên là “Cầu mây”, được sử dụng như dụng cụ thi đấu trong các trận đấu thuộc môn thể thao cùng tên Vì vậy, xét ở phạm vi ngoài ngôn ngữ, nhãn âm thanh này chỉ được cảm thức chính xác dựa trên hoàn cảnh tạo sinh của chính nó Cụ thể hơn, chuỗi

âm thanh có được nhận biết chính xác bằng cảm thức của người nghe hay không, nó

phụ thuộc vào yếu tố “nguồn phát” của đơn vị âm thanh (Nhà thi đấu, Hội thao, các

giải đấu thể thao hay tại điểm du lịch, hội thảo khoa học về du lịch, các phát ngôn liên quan đến lĩnh vực lữ hành - du lịch…) Do đó, ở phạm vi ngoài ngôn ngữ, để đạt đến sự khớp nhau giữa nhãn âm thanh và chiếu vật trong ý thức tiếp nhận, cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố là hình ảnh chỉ vật và chu cảnh phát sinh tín hiệu âm thanh,

chúng tôi tạm gọi là “Nguồn phát” Trong phạm vi ngôn ngữ, tín hiệu của chuỗi âm

thanh được giải mã dựa trên thuộc tính tối quan trọng của ngôn ngữ là nghĩa

Trang 40

Về nghĩa của “tên gọi”, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa “Một hình thức ngôn ngữ dùng để phân biệt ra một người, một chỗ, một vật duy nhất Về ngữ pháp, mỗi tên gọi là một danh ngữ Tên gọi gồm có nhân danh và địa danh Các tên cũng có thể đặt cho tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, đường sắt, sách, báo, cho những cái mà con người cho là quan trọng Thực tiễn đặt tên có sự khác nhau đáng kể giữa các ngôn ngữ Các nhà ngôn ngữ học nhân chủng thường quan tâm nghiên cứu những thực tiễn này” [54, tr.469] Tên riêng là một hình thức tất yếu trong ngôn ngữ dùng để mô

tả hoặc định danh các đối tượng, cá thể, hiện tượng, hành động, tính chất…, thỏa mãn được điều kiện “hiện hữu và tồn tại” trong thế giới khách quan Có hai thành phần trong cấu trúc nổi của tên (Name) là “tên chung” (General name) và “tên riêng” (Proper name)

Về bản chất của tên gọi, John S Mill quan niệm tên riêng không hàm chỉ

mà sở chỉ thế giới khách quan, tập hợp mà nó gọi tên Tên gọi cũng không biểu thị hay hàm chỉ các thuộc tính liên quan đến tập hợp các cá thể sở định Lê Nin và

Ăng ghen đã chỉ rõ “Tên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chính ngay bản chất của sự vật” , hay “tên gọi một vật rõ ràng là không liên can

gì đến bản chất của sự vật đó cả,…” (Dẫn theo [120, tr.22]) Chúng tôi tán thành

hai quan điểm nêu trên vì bản chất của tên gọi là định vị một cách phổ quát sự tồn tại các đối tượng, cá thể tuy nhiên tên gọi khó có thể bao hàm tổng thể các thuộc

tính, cấu trúc sâu của cái sở chỉ

1.2.4.2 Khái niệm định danh

a Định danh trong ngôn ngữ

Tên gọi là hình thức ngôn ngữ mang chức năng quan trọng trong việc nhận thức và định vị cá thể khu biệt trong thế giới khách quan Vấn đề là làm thế nào để tạo ra “tên gọi” Hành vi tạo ra tên gọi được các nhà ngôn ngữ học thống nhất gọi tên

là quá trình “định danh” (Denomination) Trên thế giới và ở Việt Nam, có khá nhiểu quan điểm về việc “định danh” được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập:

Kolshansky định nghĩa "Định danh (nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm - biểu niệm (significat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) - các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w