1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn tập học phần di tích lịch sử văn hóa việt nam

27 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập học phần Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
Chuyên ngành Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
Thể loại ôn tập học phần
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Câu 4: Anh chị hãy trình bày khái niệm di tích lịch sử và phân tích đặcđiểm của loại hình di tích này; lấy ví dụ minh họa.* kn:Di tích lịch sử là những khu vực, địa điểm, các công trình

Trang 1

ÔN TẬP HỌC PHẦN

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm di tích lịch sử văn hóa và phân tích vai trò, ý nghĩa di tích lịch sử văn hoá trong phát triển du lịch?

* Khái niệm:

- theo luật di sản văn hoa: DTLS VH là công trình xây dựng, đặc điểm và các

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học”

Trang 2

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày về một di tích mộ chum ở miền Trung Việt Nam Cho biết khả năng khai thác di tích này trong phát triển du lịch.

Chiếc mộ chum Tam Mỹ tại Bảo tàng Đà Nẵng có kích thước lớn, hình trụ,chiều cao 80cm, đường kính miệng 59cm Chum làm bằng đất sét pha cát hạtmịn màu đỏ nhạt, kỹ thuật chế tác khá tinh xảo được làm bằng bàn xoay, tạocho xương gốm có độ mỏng đều Dáng chum cân xứng và đẹp, vai hơi phình,

cổ thắt, miệng loe tạo thành một đường gấp khúc từ vai-cổ-miệng Nắp chumhình nón cụt đáy bằng đậy vừa khít miệng chum Mộ chum được tìm thấy ởTam Mỹ thuộc giai đoạn sớm của thời đại sắt ở nước ta, niên đại khoảng2.300 đến 2.500 năm cách ngày nay Có thể người chết được chôn trongchiếc chum này theo cách hỏa táng hoặc cải táng nhưng chắc chắn rằng đâykhông phải là chiếc quan tài chôn trẻ em

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hình dáng và kích thước của cácloại mộ chum liên hệ như thế nào với thân phận, địa vị của người chết Cũngnhư chưa có giải thích nào làm sáng tỏ vì sao lại có nhiều loại như vậy và mỗiloại mang đặc tính kỹ thuật, cách sử dụng hoặc ý nghĩa tâm linh ra sao Như vậy, từ những đặc trưng của mộ chum chúng ta có thể nhận thấynhững biểu hiện chung về quan niệm tín ngưỡng của cư dân thuộc văn hóa

Sa Huỳnh Đó là sự sùng bái linh hồn người chết, là sự biểu hiện mối quan hệgắn bó giữa con người – linh hồn và biển cả, qua việc lựa chọn những địahình cao ráo ven biển, ven sông để đặt khu mộ táng Từng mộ chum đượclàm cẩn thận chứng tỏ thái độ kính trọng và tiếc thương với người đã khuấtđược bầy tỏ sâu sắc và tỉ mỉ, qua đó thể hiện tín ngưỡng đất mẹ và sự bất tửcủa linh hồn Đó cũng chính là điều bận tâm muôn thuở của con người

Trang 3

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày về một di tích cư trú hang động ở miền Bắc Việt Nam Cho biết khả năng khai thác di tích này trong phát triển du lịch.

Được mệnh danh là Phong Nha Kẻ Bàng của vùng núi rừng Tây Bắc, Động Tiên của huyện Hàm Yên được xem là địa điểm du lịch nổi tiếng được rất nhiều người biết tới Quần thể hang động này gồm bảy hang động khác nhau

đó là Động Tiên, động Đàn Đá, động Thiên Đình, động Thiên Cung, động Thạch Sanh, động Tam Cung, động Âm Phủ Tất cả các động này xếp thành hình vòng cung tạo thành một quần thể danh lam thắng cảnh rất đặc sắc và đẹp mắt Trong số đó, Động Tiên là hang động đẹp nhất Hang động này thuộc ba vùng núi Châu Qùy, Bạch Mã và núi Tọa của xã Yên Phú Nơi đây gắn liền với rất nhiều câu chuyện xưa kia Do đó, khi tới đây tham quan, du lịch thì ngoài việc được ngắm cảnh, bạn sẽ được nghe rất nhiều câu chuyện ly

kỳ xung quanh thắng cảnh động Tiên đẹp mê hồn này Chị Trần Thị Khuyến,

du khách đến từ Mỹ Đình, Hà Nội cho biết, khi lên tham quan Động Tiên, chị thực sự ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp lộng lẫy của Động Tiên Theo thời gian, dưới

sự bào mòn của gió, của nước, các khối nhũ đá đã hóa thân thành rất nhiều các hình hài khác nhau Chị Khuyến được chiêm ngưỡng rất nhiều hình ảnh vạn vật trần gian khi ghé thăm danh thắng độc đáo này

* tiềm năng du lịch

Ngược lên huyện Na Hang, nơi đây với cảnh núi non hùng vĩ đã tạo nên chomảnh đất này nhiều cảnh sắc để phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá màbất kỳ một dân phượt nào cũng không thể bỏ qua Hiện nay, huyện Na Hang

đã đưa một số hang động vào tua du lịch khám phá rừng nguyên sinh để phục

vụ du lịch như tua du lịch khám phá hang Bó Kim, rừng Nà Niếng, xã ThanhTương Trong hang, hệ thống điện đã được lắp đặt làm cho không gian củahang trở nên huyền ảo hơn Trong hang nhiều khối nhũ đá được hình thànhkhiến nhiều du khách thích thú khi lên đây

Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch từ hang động, huyện Na Hang cũngđang tiến hành khảo sát, đánh giá để đưa vào khai thác, phục vụ phát triển dulịch đối với một số hang ở xã Năng Khả, Thanh Tương, Sơn Phú Đồng chíBàn Văn Khé, Chủ tịch UBND xã Năng Khả (Na Hang) chia sẻ, trên địa bàn xãhiện đã phát hiện một số hang có khối nhũ đá rất đẹp, nhiều du khách muốnđược lên khám phá hang song những hang này vẫn chưa được đưa vào khaithác nên vẫn chỉ được coi là tiềm năng

Thực tế cho thấy, tiềm năng du lịch từ hang động ở Tuyên Quang còn khánhiều, nếu biết khai thác tiềm năng này để tích hợp trong các tua du lịch trảinghiệm, du lịch mạo hiểm chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả của du lịch hơnnữa Trong thời gian tới, nếu lập được quy hoạch có tầm nhìn chiến lược hiệntại và tương lai thì các tuyến du lịch gắn với du lịch lịch sử, sinh thái khám pháhang động sẽ có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trang 4

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm di tích lịch sử và phân tích đặc điểm của loại hình di tích này; lấy ví dụ minh họa.

* Đặc điểm di tích lịch sử

-hệ thống di tích lịch sử trước hết thường mang tính chất lưu niệm, tưởngniệm về các doanh nhân, anh hùng dân tộc; tưởng niệm và ghi dấu về các sựkiện chính trị, quân sự, văn hóa-xã hội nổi bật đã xảy ra trong quá khứ ở mộtđịa phương nào đó mà kết quả của sự kiện đó có ảnh hưởng(trực tiếp haygián tiếp) đến tiến trình phát triển của lịch sử địa phương và đất nước + Ví dụ: Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn- Kiếp Bạc

- di tích lịch sử mang tính thời đại, phản ánh thời đại mà ở đó đã diễn ra các

sự kiện, biến cố lịch sử

+ Ví dụ: Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư

- di tích lịch sử phản ánh thể hiện tính giai cấp phản ánh thái độ ứng xử củacác giai cấp chính thể cầm quyền đương thời đối với các sự kiện biến cố đãdiễn ra chunhs trong quá khứ

+ Ví dụ: Quần thể di tích Cố đô Huế

- di tích lịch sử Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất là các công trình địa điểmnơi đã diễn ra các sự kiện quân sự gắn với các cuộc chiến tranh giải phóng vàbảo vệ tổ quốc

+ Ví dụ: Dinh Độc Lập

Trang 5

Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày về một di tích lịch sử tiêu biểu ghi dấu tội

ác của kẻ thù ở miền Nam Việt Nam và cho biết thực trạng bảo tồn, khai thác di tích đó trong phát triển du lịch.

Địa đạo Củ Chi là một hệ Thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi,cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc Hệ thống này đượcquân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ViệtNam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam Hệthống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phònglàm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các

hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây Địa đạo Củ Chi được xây dựng ởđiểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đấtthép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây.Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuấtphát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn

Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùngLao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo Trong

20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoàinước tới tham quan, tìm hiểu.[1] Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đónnhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt[2]

Tiềm năng du lịch

Những năm qua, di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi đã được đưa vào Chương trình hành động quốc gia về du lịch của Chính phủ do Tổng cục Du lịch tổ chức thực hiện, luôn được vinh danh trong tốp các di tích lịch sử, văn hóa, nghê•thuâ•t tiêu biểu thuộc chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị”, và gần đây là được xác lập kỷ lục châu Á về địa đạo dài nhất

di tích hiện nay còn gặp một số hạn chế: đối với các di tích địa đạo ở nước

ta do hoàn toàn nằm trong lòng đất nên dễ bị hư hỏng Qua khảo sát tìm hiểu

ở khu địa đạo bến Dược Củ Chi, chúng tôi nhận thấy di tích thường bị hư hỏng do khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều và lượng mưa lớn nên dễ gây sụt lở Ngoài ra, địa đạo còn bị ảnh hưởng do rễ cây mặt đất ăn lan vào địa đạo và

do các loại mối phá hoại Ban quản lý chọn giải pháp gia cố bằng xi măng và

bê tông, nhằm bảo đảm an toàn cho khách tham quan

Nhận thấy Địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới UNESCO, UBND TP.HCM đã chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là di sản thế giới Việc đề xuất công nhận disản văn hóa thế giới không chỉ nhằm giới thiệu tới bạn bè thế giới mà còn là

cơ hội để người Việt Nam có dịp nhìn lại, trân trọng hơn đối với di tích này

Trang 6

Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày về một di tích lịch sử tiêu biểu ghi dấu chiến công của quân và dân ta ở miền Bắc Việt Nam Cho biết thực trạng bảo tồn, khai thác di tích đó trong phát triển du lịch.

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ – Điện Biên

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ là nơi gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của quân và dân ta

Quần thể di tích Chiến trường Ðiện Biên bao gồm các di tích nổi bật như: ĐồiA1, đồi Ðộc Lập, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, cầu Mường Thanh, hầm chỉhuy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hay hầm Đờ Cát), Tượng đài chiếnthắng, Tượng đài kéo pháo, Sở chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ…

Trong đó, đồi A1- cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm củathực dân Pháp, là nơi bất cứ du khách nào cũng muốn tới thăm khi đến đây.Qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt, tại đây quân đội Việt Nam đào một đườnghầm đặt khối thuốc nổ nặng gần 1000kg và cho điểm hỏa vào đêm ngày 6tháng 5 năm 1954 Đến sáng 7-5-1954 ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1

mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểmgiành thắng lợi hoàn toàn

* Phát triển trong du lịch

Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử chiến trường ĐiệnBiên Phủ trong những năm qua đã đạt được hiệu quả tích cực Tuy nhiên vẫncòn một số bất cập.Vấn đề cần nói đến đầu tiên, cũng là nỗi lo chung của toànngành là vốn đầu tư dành cho công tác Bảo tồn tôn tạo, trùng tu các di tíchcòn thiếu và yếu Vì vốn ít nên việc đầu tư mới chủ yếu ở những di tích quantrọng, gần trung tâm, còn đối với những di tích xa trung tâm thì hầu như vẫncòn bỏ hoang, chưa được quy hoạch, khoanh vùng; kéo theo đó vấn đề vềnhân lực tại các điểm di tích cũng hạn chế Bên cạnh đó, tác động của thiênnhiên, thời tiết, các yếu tố ngoại vi mà đặc biệt là trải qua thời gian khá dài các

di tích đang mất dần các yếu tố gốc và bị bào mòn trầm trọng Ngày càngnhiều các hộ dân cư sinh sống xung quanh đang làm thay đổi môi trường,cảnh quan di tích, thậm chí là tình trạng xâm lấn di tích cũng đang diễn rangày càng nhiều khiến cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các ditích bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cũng đã chỉ đạo các đơn vịchức năng trực tiếp quản lý di tích đẩy mạnh việc nghiên cứu, bổ xung thôngtin khoa học cho di tích, sưu tầm các tư liệu, hiện vật liên quan đến di tích,khai thác các nguồn tài liệu, nhân chứng một cách toàn diện

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di tích, phối hợp với chínhquyền và nhân dân tại các địa bàn có di tích cùng phối hợp bảo vệ di tích,chống các hoạt động phá hoại di tích, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức củangười dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử chiếntrường Điện Biên Phủ Bên cạnh đó công tác xã hội hóa trùng tu tôn tạo di tíchcũng được đẩy mạnh và đã thu được những kết quả đáng kể Hiện nay đốivới một số di tích và hiện vật ngoài trời của di tích lịch sử Chiến trường ĐiệnBiên Phủ đã được xây dựng công trình mái che

Trang 7

Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày khái niệm di tích kiến trúc nghệ thuật và phân tích đặc điểm loại hình di tích này.

Di tích kiến trúc nghệ thuật là những công trình kiến trúc, điêu khắc với quy

mô và tính chất khác nhau; các tác phẩm nghệ thuật của nhiều thời đại…chúng được tạo dựng để phục vụ đời sống tinh thần đáp ứng các nhu cầusinh hoạt tôn giáo-thì ngữơng, văn hóa xã hội của các tầng lớp nhân dântrong xã hội

di tích kiến trúc nghệ thuật phản ánh tâm 4 tình cảm ước vọng của tầng lớpnhân dân thông qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc hội họađồng thời chúng cũng phản ánh trình độ khả năng và điều kiện của cá nhân, +đồng dân cư trong những thời điểm nhất định của lịch sử dân tộc ở những nơicác di tích ra đời, tồn tại và phát triển

* Đặc điểm về vị trí xây dựng

- di tích kiến trúc nghệ thuật thường được đặt ở những nơi có phong cảnhthiên nhiên kỳ thú, sơn thủy hữu tình Được xây dựng ở những nơi đã có sựlựa chọn về mặt phong thủy theo quan niệm truyền thống để có yếu tố “địalinh” để người dân thờ cúng mong muốn sản sinh ra “nhân kiệt”, “địa linh sinhphúc ấm sự”

- di tích kiến trúc nghệ thuật thường là những công trình thuộc các hình thức

sở hữu khác nhau như sở hữu công+, sở hữu tập thể, sở hữu 4 nhân hoặccác hình thức sở hữu khác nhưng điều phục vụ đời sống nhiều mặt của đôngđảo quần chúng nhân dân

* đặc điểm về kiến trúc và trang trí kiến trúc

+ bình đồ hình chữ nhật: chỉ bao gồm một tòa nhà chính, bố trí vuông góc vớihướng của di tích

+ bình đồ hình chữ nhị: 2 tòa nhà nằm song song với nhau và vuông góc vớihướng của di tích

+ bình đồ hình chữ tam: gồm 3 công trình nằm song song với nhau vuông gócvới hướng của di tích

+ bình đồ hình chữ đinh, còn gọi là chuôi vồ, bao gồm một tòa nhà vuông gócvới hướng của di tích, và phần hậu cung nối ở chính giữa phía sau của tòanhà này

+ bình đồ hình chữ quốc, là di tích có nhiều công trình bộ phận được bố trí vớinhau một cách liên hoàn, trong đó có thể chứa đựng kiểu nội công ngoại quốc

- kiến trúc chủ yếu là kiến trúc gỗ

+ kiến trúc truyền thống của các công trình thường là kiến trúc gỗ, phổ biến là

gỗ lim và một số loại gỗ tứ thiết khác như đinh lim sến táu

Trang 8

+ các kết cấu gỗ được liên kết bởi hệ thống vì cái áo thông qua các mộng vàngoàm mà không cần đến sắt thép phải kim loại đống chốt

+ bên cạnh kiến trúc gỗ là chủ yếu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn tinh tế khoahọc với các chất liệu khác như gạch đá

+ Các bộ phận kiến trúc gỗ được liên kết chặt chẽ khoa học với nhau tạo giao

bộ khung vững chắc mà các cột không cần chôn chân xuống đất gọi là kiếntrúc nối kiến trúc nền tảng

-chủ đề trong trang trí kiến trúc:

+ chủ đề trang trí kiến trúc ở trong các công trình di tích truyền thống luôn đềcao và tôn vinh thế quyền thẩm quyền

+ trang trí kiến trúc phản ánh một phần cuộc sống sinh hoạt muôn mặt của cáctầng lớp dân cư Hình tượng cho anh trí luôn là sự phản ánh và thể hiện mộtphần của cuốn “bách khoa thư tự nhiên” về thời kỳ mà di tích ra đời và tồn tạiđặc biệt ghi dấu ấn ở vào thời điểm nó ra đời

+ hù dọa, nhắc nhở giới bình dân hoặc các tín đồ

Trang 9

Câu 8: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm chung của di tích đình làng Việt Nam Trình bày về di tích đình làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) và cho biết thực trạng bảo tồn, khai thác di tích đó trong phát triển du lịch.

* Phân tích đặc điểm chung của di tích đình làng VN

Kiến trúc đình làng gắn liền với khu sinh sống của dân làng, nối với ngõ, thôn… tuân theo các nguyên tắc phong thủy về địa lý, phía trước đình lành sẽ thoáng đãng có thể nhìn ra sông nước, thường chọn vị trí theo hướng nam và đông nam

Đình làng là một ngôi nhà to lớn, rộng rãi và có thể được xem là một trong những ngôi nhà đẹp nhất Việt Nam thời cổ đại, được dựng lên bởi những cột gỗ to tròn thẳng tắp đặt trên những hòn đá lớn Vì, kèo, xà dọc, xà ngang, xà gồ của đình cũng được làm làm bằng những loại gỗ tốt, có thể kể đến là gỗ lim Tường của ngôi đình thường sẽ được xây dựng bằng gạch Máiđình sẽ được lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi làm bốn góc đầu đao cong hoặc xây bít đốc Trên nóc kiến trúc đình thông thường sẽ có hai con rồng chầu mặtnguyệt, người ta gọi đây là lưỡng long tranh châu hay lưỡng long chầu nguyệt

Kiến trúc sân đình đồng thời được lát gạch Phía trên đình làng được tạc hình con nghê, phía trước đình sẽ có hai cột trụ cao Phía trong đình, có bàn thờ ở gian giữa, thờ cúng vị thần Thành hoàng, thần của làng Trong đình còn có một chiếc trống cái dùng để để đánh lên theo nhịp ngũ liên nhằm thúc giục dân trong làng tụ họp tại đình để bàn tính các công việc của làng Nhiều đình còn có các tấm bình phong, những nét điêu khắc thường thấy là Long Mã hoặc con hổ để trấn trạch

Bên cạnh kiến trúc tổng thể của đình làng thì những bức tượng thờ, cửa võng trang trí, các bức chạm khắc, hoành phi câu đối… trong các ngôi đình cũng làđiểm nổi bật, mang ý nghĩa như kể lại một câu chuyện nào đó của làng Điển hình như đình làng Diềm (Bắc Ninh), xây dựng vào cuối thế kỷ XVII Trong gian giữa của đình là bức chạm cửa võng với nét chạm khắc tinh xảo hình vânmây, rồng, hoa bốn cánh… Đồng thời, ngôi đình còn có nhiều hình khối chạm khắc nghệ thuật như những bức chạm: các cô thôn nữ, bát tiên, ông già ngồi đánh cờ… những khung cảnh sinh hoạt gần gũi này thể hiện những ao ước của người dân muốn có được cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng Nội dung của những bức chạm đồng thời cũng cho thấy tâm hồn bay bổng, mơ mộng của những nghệ nhân làng Việt thời bấy giờ

Có thể nói, những người đã xây dựng những công trình đình lành đã gửi gắm một phần tâm trí của bản thân mình vào việc điêu khắc và chạm trổ Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nơi nghệ thuật dân gian sinh sôi và tỏa sáng Những đường nét kiến trúc, chạm khắc trang trí của công trình còn tồn tại cho đến ngày nay vẫn là những câu chuyện lịch sử, nó thể hiện sự tài hoa của những người thợ thủ công

Trang 10

* Giới thiệu về đình làng Đình Bảng

Cách Hà Nội 20km về phìa Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Báng) thuộc

thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp) Vùng địa linh này là quêhương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh

đô Thăng Long (năm 1010)

Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê kéo dài bamươi sáu năm đến năm 1736 mới hoàn thành Người hưng công là quanNguyễn Thạc Lượng, người Đình Bảng (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ

là Nguyễn Thị Nguyện, quê ở Thanh Hóa Ông bà đã mua gỗ lim, một loại gỗquý và bền đem về cúng để dựng ngôi đình

Đình Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theodạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu "chữ đinh"

丁 Tòa đại đình dài 20 m, rộng 14 m, cao 8 m, phần mái rủ xuống đẹp đẽchiếm tới 5,5 m tổng chiều cao

Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở không gian mái đình tỏa rộng, nét đồ

sộ của những đầu đao, quy thức thích nghi với khí hậu gió mùa, và trang tríđiêu khắc dày đặc

Đình có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian phụ).Đình được dựng trên nền cao có thềm bó bằng đá xanh Đặc biệt, đình mangkiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7 m so với mặt nền, sáu hàng cộtngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (với cộtcon) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh

Nóc đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần thân(mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) tạo nên cảm giác bề thế Đình lợpngói mũi hài và có các đầu đao vươn xa nhất trong các công trình kiến trúc gỗ

cổ truyền tại Việt Nam Đình có cửa bức bàn bao quanh

* Khả năng khai thác trong du lịch

Đình Đình Bảng là một di tích vô cùng quý báu đã được nhân dân trong vùngbảo vệ, gìn giữ trong suốt những năm dài kháng chiến chống Pháp, Mỹ Đếnnay, ngôi đình đã và đang được nhân dân và các cấp uỷ Đảng, chính quyềntrùng tu tôn tạo, trở thành một điểm du lịch văn hóa truyền thống đặc sắc củaBắc Ninh Tuy nhiên lượng khách đến đình Đình Bảng phụ thuộc vào lượngkhách đến Đền Đô Đình Đình Bảng chỉ là điểm tham quan bổ trợ khi du khách

đã thăm đền Đô Thường thì có 1/3 lượng khách ở Đền Đô sẽ ghé thăm đìnhĐình Bảng Vì lượng khách đến đây ít và ở lại không lâu nên các dịch vụ dulịch ở đây không phát triển Mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển loại hình dulịch văn hóa nhưng đình Đình Bảng vẫn chưa thực sự thu hút du khách Côngtác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở đây chưa thực sự được chú trọng, vì vậy

mà hoạt động du lịch tại đây chỉ mang tính chất tự phát của du khách chứchưa có sự phối hợp của nhân dân địa phương

Trang 11

Câu 9: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm chung của di tích tháp cổ Chăm

pa giới thệu về quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn và cho biết thực trạng bảo tồn, khai thác quần thể di tích đó trong phát triển du lịch.- (Vị trí, chức năng, lịch sử hình thành pt, công trinh kt tbieeu trục trạng bảo tồng thực trạng đưa vào du lịch ra sao)

* Đặc điểm chung cua di tích tháp cổ Cham Pa

Một trong những đặc điểm kiến trúc đền tháp Champa ở Việt Nam đó chính

là mặt bằng tháp đa số là hình vuông

Vì diện tích xây dựng mỗi tòa tháp khá nhỏ nên không gian bên trong mỗingôi khá chật hẹp, thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông là hướng MặtTrời mọc

Giải thích về điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng: Người cổ xưa ở đâyquan niệm thế giới có hình vuông, xung quanh là núi và đại dương bao bọc,chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời Vì thế, đặc điểm kiến trúc các ngôiđền tháp ở đây đều mô phỏng theo quan niệm đó

Về bố cục tổng thể, một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố cục theomột đường trục chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ởphía Đông – hướng mặt trời mọc cũng được quan niệm là hướng của thầnthánh, của sự sinh sôi, nảy nở

Về đại thể, đặc điểm kiến trúc đền tháp Champa ở Việt Nam có thể chiathành hai dạng:

Loại bố cục có một tháp trung tâm (tức là 1 Kalan): Tháp trung tâm là nơi thờthần chủ Siva Điều này cũng một phần phản ánh bối cảnh tôn giáo lúc bấygiờ, cho thấy lúc này người Chăm đã lựa chọn song quốc giáo cho riêng mình

là Siva giáo

Tiêu biểu cho loại bố cục này là một loạt nhóm đền tháp trong khu thánh địa

Mỹ Sơn (Quảng Nam), Po Nagar (Khánh Hoà), Poklong Garai (Ninh Thuận),

Trong đó, tháp Yang Prong (Easup – Đắk Lắk) lại thờ thần Siva dưới dạngMukhalinga, nhưng tháp bà Po Nagar thờ bà mẹ xứ sở, Quốc mẫu của ngườiChăm dưới sự ảnh hưởng của Siva giáo cho thấy sự dung hội giữa tínngưỡng bản địa với Ấn Độ giáo, thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa tộc ngườiChăm với những bộ lạc sống trên cao nguyên phía Tây…

Loại bố cục bộ ba song hành (kiến trúc có 3 Kalan)

Đặc điểm kiến trúc đền tháp Champa ở Việt Nam theo dạng này có phần kiếntrúc chủ thể gồm ba ngôi đền tháp đứng song hành theo trục Bắc – Nam, cùngquay mặt về hướng Đông, được gọi là những Kalan Nam, Kalan giữa hayKalan Bắc, tùy theo vị trí đứng Mỗi một ngôi đền tháp lại tương ứng với ba vịthần được thờ là: Brahma, Siva và Visnu

Như vậy, trong những buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ giáo, cộng đồng ngườiChăm Pa tôn sùng cả ba vị thần này

Trang 12

Tuy nhiên, tháp thờ Siva (Kalan giữa) thường có kích thước lớn hơn hai thápkia, một phần chứng tỏ trong đời sống người Chăm khi đó cũng đã manh nhaxuất hiện việc lựa chọn vị thần chủ Siva cho mình.

* giới thiệu quần thể di tích thánh địa mỹ sơn

- Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam,cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồmnhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, baoquanh bởi đồi núi

- chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, MỹSơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và lànơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực

Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ

cả về kiến trúc – thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quákhứ, và về văn hóa – thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bịthiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn Vào đầu thế kỷ VII, vua

Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô

từ Khu Lật về Trà Kiệu) Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp

cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế

kỷ IV Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc Thánh địa Mỹ Sơn có thể

là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương

Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưahoàn thành Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có

lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây

là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiênvào thế kỷ IV

Trang 13

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển dulịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh

tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Côngước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện

Ngày đăng: 04/04/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w