ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANHĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TĂNG MINH CHÂU
ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG ANH
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Phản biện 3: TS Đặng Nguyên Giang
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 202
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3di sản thế giới ở nhiều hạng mục khác nhau tính đến tháng 10 năm 2019
Vì vậy, việc nghiên cứu và xác lập định danh ngôn ngữ cho các ĐDLSVHVN là công việc hết sức cần thiết tại thời điểm đất nước đang xúc tiến công tác tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam Du lịch Việt Nam đang từng bước khẳng định vị trí và thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới
2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các đặc điểm về cấu tạo địa danh và đặc điểm định danh của hệ thống ĐDLSVHVN, xác định và đề xuất cách chuyển dịch hệ thống địa danh sang tiếng Anh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lí luận của đề tài, gồm các vấn đề: lí thuyết địa danh học, quan niệm về từ, ngữ, về cơ sở định danh, lí thuyết chuyển dịch tên riêng, danh xưng, mối quan hệ giữa địa danh và lịch sử, văn hóa;
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo từ của phức thể ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;
- Nghiên cứu đặc điểm định danh của hệ ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt;
- Phân tích nội hàm văn hóa, lịch sử trong hệ thống ĐDLSVHVN;
- Phân tích các tiêu chí tương đương, kiểu loại và tỉ lệ tương đương của sản phẩm chuyển dịch với địa danh gốc ở tiếng Việt;
- Đề xuất phương pháp chuyển dịch ngữ liệu ĐDLSVHVN sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương qua kiểm chứng sản phẩm dịch thuật
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 42
Luận án tập trung vào hệ thống địa danh lịch sử văn hóa trải dài trên đất nước Việt Nam để thực hiện nghiên cứu đề tài Tác giả thực hiện khảo sát, phân loại và chọn lọc nhóm địa danh có chứa các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia liên quan đến hoạt động tham quan, tìm hiểu của du khách để thực tế hóa tính khả thi của công trình nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo tên gọi thể hiện qua từ, ngữ và phân tích cách thức định danh của ngữ liệu ĐDLSVHVN trong tiếng Việt và tìm hiểu cách thức chuyển dịch các đơn vị này sang tiếng Anh
4 Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu đối chiếu - dịch thuật; phương pháp điền dã ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả Trong phương pháp miêu tả, luận án tập trung vào thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp và thủ pháp thống kê - phân loại
4.2 Ngữ liệu nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu luận án là hệ thống ĐDLSVHVN trong tiếng Việt được rút ra từ 2 nguồn ngữ liệu chính:
- Danh mục các công trình được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia theo cơ sở dữ liệu thống kê của Cục Di sản thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch đến thời điểm thực hiện luận án
- Danh mục các công trình nghiên cứu song ngữ địa danh Việt - Anh, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành địa danh và hệ thống phiên bản tiếng Anh của các trang mạng về chủ đề ĐDLSVHVN
5 Đóng góp của luận án
5.1 Đóng góp về lý luận
Luận án chỉ ra đặc điểm về cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa của các ĐDLSVHVN; ý nghĩa và nội hàm lịch sử văn hóa ẩn trong các phương thức định danh địa danh này Bên cạnh đó, luận án còn khảo sát và đề xuất cách chuyển dịch địa danh mang tên gọi đặc thù sang tiếng Anh, đảm bảo các tiêu chí tương đương trong lý thuyết chuyển dịch
Trang 53
cứu đánh giá phức thể của đơn vị địa danh trong quá trình tác nghiệp dẫn đoàn
du lịch tìm hiểu tại hệ thống địa danh, di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất cách thức sử dụng, định danh bằng tiếng Anh các đơn vị địa danh khi thực hiện công tác hướng dẫn đoàn du lịch nước ngoài sử dụng tiếng Anh
6 Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là luận án đầu tiên sử dụng ĐDLSVHVN trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu về cấu tạo và ngữ nghĩa, dựa trên cơ sở ngữ liệu có thể coi là phong phú và đảm bảo
Luận án đưa ra cái nhìn tổng quát về diện mạo ĐDLSVHVN trong tiếng Việt bao gồm các đặc điểm về từ vựng, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh; làm rõ thêm tư liệu tiếng Việt trong nghiên cứu địa danh
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm định danh hệ thống địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam Chương 4: Thực trạng và đề xuất chuyển dịch địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam sang tiếng Anh
Trang 64
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Tại Trung Quốc, từ sau công nguyên, có thể kể đến các tác phẩm như:
“Hán thư” của nhiều nhà sử học Trung Quốc cùng thực hiện (58) viết về hơn
4000 địa danh cổ tại Trung Quốc Sau đó là Lịch Đạo Nguyên với công trình
“Thủy kinh chú”, khảo sát tên gọi các dòng sông tại đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ
Tại phương Tây, có thể kể đến các tác phẩm ra đời vào những năm đầu thế
kỷ thứ 17 như: “Địa danh học Pháp” của Dauzat viết năm 1948, “từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” (1963) Nổi bật trong số đó là công trình
nghiên cứu “Toponymy - the Lore, Laws and Language of Geographical
Names” của nhà địa danh học Naftali Kadmon
Trên bình diện lịch sử và từ nguyên có các công trình Names on the Land:
A historical account of Place - naming in the United States (2012) Dưới góc
độ ngôn ngữ học lịch sử, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện các chuyên khảo
như English Place-name (1977), Saxon Place-names in East Cornwall; Cornish
place names elements (1987); Cornish place name and language (1995); A Gazetteer of Cornish Manor (1998), Naming New York: Mahattan places and how they got their names (2001), … Có thể thấy, các nhà ngôn ngữ học đã dành
sự quan tâm đến việc nghiên cứu địa danh phổ quát và địa danh vùng miền thuộc lãnh thổ các nước trên thế giới
Về tác phẩm từ điển, Dauzat cùng với Ch.Rostaing đã hoàn thành cuốn
“Từ điển ngữ nguyên học các địa danh ở Pháp” vào năm 1963 Tại các quốc
gia Châu Âu và Mỹ, các bộ từ điển cũng được thực hiện khá công phu như:
Dictionary of American place names (1970); The concise Oxford dictionary of
English place names (1974); A dictionary of English place names (1991), Dictionary of London place names (2001); Dictionary of British place names (2019) Có thể thấy, các tác phẩm cho thấy bước tiến đáng kể trong việc tiếp
cận chuyên ngành địa danh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học thay vì hướng tiếp cận lịch sử, văn hóa như trước đây
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về địa danh ở trong nước
Trang 7Như vậy, việc nghiên cứu về các địa danh ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, việc nghiên cứu riêng về địa danh gắn với lịch sử, văn hóa chưa được chú ý nhiều Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống ĐDLSVHVN
từ đó tìm ra phương pháp chuẩn hóa chuyển dịch địa danh sang tiếng Anh đang
là một vấn đề chưa được khai phá nhiều trong những năm qua
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về dịch thuật trên thế giới và Việt Nam
Công việc nghiên cứu dịch thuật trên thế giới đã được hình thành từ thời
La Mã vào những năm 50 trước công nguyên Cicero đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc xác định ngữ nguồn và ngữ đích Từ sau Công nguyên, Công giáo bắt đầu xuất hiện và kéo theo xu hướng hoạt động dịch thuật mới, đó là công việc dịch các kinh thánh của Thiên chúa giáo Vào thế kỷ thứ 15, sự ra đời
của cuốn sách “Làm thế nào để dịch hay từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác”
(1540) là một bước chuyển mới của giới dịch thuật thế giới Trong quyển sách của mình, tác giả đã bước đầu xây dựng 5 nguyên tắc cơ bản trong dịch thuật là: (1) Phải hiểu toàn bộ nội dung ngữ nguồn; (2) Có kiến thức hoàn hảo ở ngữ nguồn lẫn ngữ đích; (3) Tránh kiểu dịch từng từ một; (4) Sử dụng hình thức lời nói phổ thông; (5) Chọn lọc và sắp xếp từ ngữ hợp lý để có một bản dịch chính
xác Đến thế kỷ thứ 17, một dịch giả nổi tiếng đã viết cuốn Các bức thư của
Ovid (1680) Trong cuốn này, tác giả đã phân loại dịch thành 3 dạng sau: (1)
Dịch sát từng từ một, từng dòng một từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia; (2) Dịch diễn giải, có độ tự do theo hướng Cicero; (3) Dịch mô phỏng, có thể loại
bỏ hẳn các điểm không phù hợp ở bản ngữ nguồn [Dẫn theo [144], tr.34]
Đến cuối thế kỉ 18, vào năm 1791, Alexander Graser Tytler đã cho ra mắt
Các nguyên tắc của dịch thuật (The principle of Translation) Đây là công trình
nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên của dịch thuật được viết bằng tiếng Anh
Tiếp theo vào những năm 1960, Catford với quyển Một lý thuyết ngôn ngữ về
Trang 86
dịch thuật (A Linguistic Theory of Translation) đã nêu quan điểm rất mới khi
phân biệt 2 khái niệm “Dịch” và “Chuyển dịch”
Đến những năm đầu thế kỉ 20, có thể kể đến các nghiên cứu dịch thuật của một số học giả như Sperberg & Wilson (1986), Titone (1986) Nổi bật nhất trong số đó là J.R Firth
Tựu trung, vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có nhiều chuyển biến trong những năm gần đây Các nghiên cứu trước đây đã được thực tiễn hóa bằng những bài báo, những nghiên cứu khoa học mang tính xã hội phục vụ nhóm ngành nghề khác như du lịch, khảo cổ, di tích văn hóa, tín ngưỡng dân gian,… Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cũng được nhân rộng trong những năm gần đây, thể hiện qua các công trình nghiên cứu đã được công bố và các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ
1.2 Cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý luận về địa danh
Xét ở góc độ nội ngôn ngữ, khái niệm địa danh được hiểu là tên của một đối tượng, công trình, khu vực mang đặc trưng nhất định và có vị trí thiên về địa lý, tồn tại bên ngoài thế giới khách quan
Qua phân tích các định nghĩa với thực tiễn tên gọi các địa danh, chúng tôi
hiểu về địa danh như sau: “Địa danh là tên riêng hay tên gọi khu biệt được sử
dụng định danh các đối tượng tự nhiên và nhân tạo với vị trí xác định ban đầu trên bề mặt trái đất và đi kèm một tiểu loại địa danh”
1.2.2 Cơ sở lý luận về Địa danh lịch sử văn hóa
Theo một số giới thuyết, lịch sử và văn hóa có mối liên hệ mật thiết và tương hỗ Chúng tồn tại và phát triển song song từ đó hình thành nên nhóm cá thể, cộng đồng hoặc một chính thể dân tộc tồn tại và phát triển theo thời gian
Vì vậy, với quan điểm địa danh là tấm bia ghi lại lịch sử văn hóa của một cộng đồng dân tộc Có thể thấy địa danh và lịch sử văn hóa có những mối quan hệ nhất định Địa danh lịch sử văn hóa theo cách hiểu của chúng
tôi: “Những địa danh gắn liền với tiến trình hình thành của lịch sử văn hóa,
tên gọi của chúng có nguồn gốc khai sinh gắn với những sự kiện, huyền tích, thể hiện nét đặc trưng lịch sử văn hóa của cộng đồng khu vực”
1.2.3 Cơ sở lý luận về định danh
Con người cần sử dụng những nhãn mác âm thanh (xét về mặt ngữ âm, có thể vô thanh, hữu thanh hoặc chuỗi những âm thanh) hay những đơn vị ngôn ngữ (xét về mặt cấu tạo, có thể là từ, cụm từ, ngữ, câu…) hoặc những cảm tính
Trang 97
hiện hữu thuộc về đối tượng (xét về mặt tri giác cảm tính trong tâm thức con người) để đặc chỉ các cá thể, đối tượng, hiện tượng, sự việc…, từ đó miêu tả chính xác các ý niệm trong thế giới khách quan mà họ muốn truyền đạt đến người nghe như một tác thể với công cụ chính là các đơn vị ngôn ngữ có tính chất xác định chỉ vật cụ thể trong thế giới khách quan
Về bản chất của tên gọi, John S Mill quan niệm tên riêng không hàm chỉ
mà sở chỉ thế giới khách quan, tập hợp mà nó gọi tên Tên gọi cũng không biểu thị hay hàm chỉ các thuộc tính liên quan đến tập hợp các cá thể sở định
Lê Nin và Ăng ghen đã chỉ rõ “Tên gọi là một cái ngẫu nhiên, chứ không biểu hiện được chính ngay bản chất của sự vật” , hay “tên gọi một vật rõ ràng
là không liên can gì đến bản chất của sự vật đó cả,…”
1.2.4 Cơ sở lý luận về dịch thuật
Công việc chuyển dịch về cơ bản là phần công việc hẹp trong tổng thể dịch thuật Từ những năm đầu thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới và Việt Nam đã quan tâm đến những vấn đề lí thuyết liên quan đến dịch thuật như mối liên hệ giữa ngôn ngữ và dịch thuật, vấn đề ngữ nghĩa - ngôn nghĩa trong dịch thuật, vấn đề tương đương trong dịch thuật
Ở Việt Nam, Phan Văn Các (1993) quan điểm rằng dịch thuật bao gồm hoạt động phiên dịch nối mạch tương thông tâm hồn và trí tuệ các dân tộc và hoạt động phiên dịch chuyển tải các giá trị văn hóa của các thế hệ xa xưa đến công chúng hôm nay và mai sau
Như vậy, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau đến từ các tác giả về khái
niệm dịch thuật Công việc chuyển dịch là phần công việc nhận diện “tín hiệu
ngôn nghĩa” của ngôn bản nguồn, sau đó “cài cấy” phần “tín hiệu” vào nội
dung của ngôn bản đích theo một số cách khác nhau và đạt tiêu chí “tương
đương tối đa” về tín hiệu ngôn ngữ cũng như “hiện thực khách quan” mà ngôn
bản nguồn và ngôn bản đích thể hiện
Chương 1 của luận án đã tổng quan tình hình các nghiên cứu về địa danh, địa danh lịch sử văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, tình hình nghiên cứu dịch thuật trên thế giới và ở Việt Nam cũng được khảo sát theo thứ
tự thời gian từ sau công nguyên đến những năm đầu thế kỷ 20 cũng như những nghiên cứu theo hướng tiếp cận mới ở thời điểm gần đây Từ đó, các cơ sở lý luận về địa danh, ĐDLSVHVN, các tiêu chí tương đương trong dịch thuật địa danh cũng được đưa ra thảo luận và phân tích
Trang 108
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1 Dẫn nhập
Trong chương này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ chính là hệ thống hóa địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, tiến hành khảo sát các thành phần cấu tạo, phân tích ngữ nghĩa và khảo sát từ nguyên một số tên gọi các công trình, đối tượng, khu vực địa lí từ đó rút ra được các kết luận mang tính xác thực về các đặc trưng trong cấu tạo của địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, đồng thời đưa ra một số nhận định về đặc điểm từ nguyên, mối quan hệ từ pháp hiện hữu trong một chính thể địa danh
Chúng tôi khảo sát trên khối ngữ liệu các địa danh, di tích được BVHTT
& DL ở Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia và chọn ra 795 ĐDLSVH trải dài tại 63 tỉnh thành trên toàn Việt Nam Kết quả khảo sát được nêu trong bảng 2.1
STT Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ
3 Địa danh công trình nhân tạo 699 87,92%
Bảng 2.1: Bảng kết quả thu thập ĐDLSVHVN theo đối tượng địa lý
Về cách thức phân loại địa danh, chúng tôi dựa trên nguyên tác phân loại theo dạng địa hình và theo nguồn gốc ngôn ngữ Từ 2 nguyên tắc đó, chúng tôi lập sơ đồ phân loại như sau:
Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ mô hình phân loại hệ thống ĐDLSVHVN
ĐDLSVHVN
ĐDCTTN ĐDCTNT
SD TD ĐDV ĐDKG2C ĐDKG3C TV HV TV + HV HV + YTAA TV + DTTS
Nguồn gốc ngôn ngữ
Trang 119
2.2 Vấn đề cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam
Chúng tôi quan niệm rằng một phức thể địa danh hoàn chỉnh phải hiện diện đồng thời 2 yếu tố là thành tố chung và thành tố riêng Thành tố chung là thành tố có vỏ âm thanh thể hiện dạng hay loại sự vật, đối tượng địa lý phản ánh trong địa danh Thành tố riêng là thành tố mang chức năng khu biệt hóa đối
tượng địa lý đó với các đối tượng địa lý đồng dạng khác VD: chùa Dâu, chùa
Dận, chùa Keo, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột…vv… Các
địa danh này cùng mang thành tố chung “chùa”, nhưng đây là những công trình độc lập, khu biệt về lịch sử hình thành, vị trí, đặc trưng hệ phái Dâu, Dận, Keo, Vĩnh Nghiêm, Một Cột là các thành tố hay tên riêng có chức năng khu biệt hóa
và hạn định từng đối tượng một Từ quan điểm trên, chúng tôi diễn giải cấu trúc ĐDLSVHVN như mô hình 2.2:
Mô hình 2.2: Mô hình cấu trúc địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam
Mô hình Thành tố chung Thành tố riêng
Đài Tưởng Niệm Bảy Mươi Hai Liệt Sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh
Một phức thể địa danh được cấu tạo bởi 2 thành phần chính được gọi tên
là “Thành tố chung” và “Thành tố riêng Đây là hai thành phần không thể thiếu trong cấu tạo chung của một địa danh hoàn chỉnh Về số lượng âm tiết, thành tố chung có số lượng từ 1 đến 4 âm tiết trong khi thành tố riêng có số lượng âm tiết vượt xa (từ 1 đến 9 âm tiết) Qua khảo sát hệ thống ngữ liệu, chúng tôi lập bảng thống kê số lượng thành tố của hệ thống ĐDLSVHVN như sau:
Trang 12Bảng 2.2: Bảng thống kê đặc điểm số lượng âm tiết ĐDLSVHVN
Về cấu trúc nội tại, hệ thống ĐDLSVHVN có từ loại chủ yếu là danh từ/cụm danh từ, tính từ và cụm động từ Từ loại động từ rất hiếm xuất hiện với chỉ một trường hợp Về cấu trúc từ pháp, địa danh sở hữu hai loại quan hệ nội tại: Quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập Cụ thể, chúng tôi tiến hành thống kê
và kết quả thu được như sau:
Loại địa danh
Cấu tạo âm tiết Cấu tạo
đơn
Cấu tạo phức Chính
phụ
Đẳng lập
Ngữ
(Cụm từ)
Tên riêng
Các đặc điểm chính về số lượng âm tiết của thành tố chung và thành tố riêng cũng được khảo sát và thống kê thông qua các bảng biểu Hai kiểu quan hệ từ
Trang 1311
pháp chính là chính phụ và đẳng lập cũng được ghi nhận phổ biến trong đặc điểm cấu trúc nội tại của ngữ liệu ĐDLSVHVN hiện có
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA HỆ THỐNG ĐỊA DANH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM 3.1 Dẫn nhập
Chúng tôi tập trung vào việc khảo sát phương thức định danh đặc trưng và đặc điểm các nhóm ý nghĩa của hệ thống ĐDLSVHVN Từ đó chỉ ra các phương diện văn hóa đặc trưng hàm chứa trong ý nghĩa của từng nhóm ĐDLSVHVN Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng các tri thức liên quan đến lý thuyết ngữ nghĩa, định danh, từ nguyên trong ngôn ngữ để giải quyết vấn đề
3.2 Đặc điểm định danh địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam
Qua phân tích khối ngữ liệu ĐDLSVHVN, chúng tôi nhận thấy việc định danh một địa danh được dựa trên hai bước hướng đến hai yếu tố cơ bản là thành
tố chung và riêng của một phức thể địa danh Đối với thành tố chung, người ta gọi tên chúng để chỉ loại, dạng của tập hợp nhóm cá thể có cùng mô thức
Trong lý thuyết định danh, chúng tôi gọi bước này là định danh cơ sở (định
danh đơn giản) Bước này hình thành cho tên gọi khái niệm thuộc về dạng thức
để quy loại đối tượng về một chủng loại gồm hệ thống các cá thể đồng dạng
Bước tiếp theo được gọi là “Định danh bậc 2” hay còn gọi là “Định danh phức
hợp” Đây là động thái quy loại đối tượng một cách khu biệt, phân loại mang
tính duy chỉ với các đối tượng khác đồng dạng nhưng không là một sở biểu Về công đoạn định danh cơ sở, chúng tôi lập bảng thống kê đặc điểm thành tố chung ĐDLSVHVN như sau:
STT Thành tố chung chỉ dạng địa danh Ví dụ
1 Địa danh tự nhiên Sông, núi, suối, bãi đá cổ, hòn…
2 Địa danh công trình nhân tạo đình, đền, chùa, miếu, từ đường,
khu lưu niệm, thành…
3 Địa danh vùng chiến khu, khu trù mật, an toàn khu
(ATK)…
4 Địa danh hành chính huyện đường, tòa đại sứ quán, phủ
đường, nha, viện…
Bảng 3.2: Bảng phân loại định danh thành tố chung ĐDLSVHVN