1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm bảo hiểm xã hội đề tài tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
Tác giả Đinh Thị Thúy, Nguyễn Vũ Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Huyền Ly, Hồ Thị Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bảo Hiểm Xã Hội
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Khái quát chung:- Là chế độ được triển khai rất sớm và ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ở Việt Nam BHXH ra đời năm 1995, Ở Trung Quốc năm 1951…- Liên quan tới loại rủi ro phụ thuộc n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

_ _

BÀI TẬP NHÓM Môn: BẢO HIỂM XÃ HỘI

ĐỀ TÀI : Tìm hiểu về chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề

nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Thúy

-Nguyễn Vũ Ngọc Huyền - 11201879

Nguyễn Thị Huyền Ly – 11202418

Hồ Thị Huyền Trang – 11208584

Trang 2

Hà Nội, tháng 10 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

I Tổng quan về chế độ TNLĐ- BNN 3

1 Khái quát chung: 3

2 Quá trình hình thành và phát triển: 3

II Chế độ TNLĐ- BNN theo Luật BHXH: 6

1 Mục đích: 6

2 Đối tượng hưởng: 7

3 Điều kiện hưởng: 8

4 Mức hưởng và thời gian hưởng: 10

4.1 Mức hưởng: 10

4.2 Thời gian hưởng: 13

4.3 Trường hợp giám định lại mức suy giảm KNLĐ 13

5 Hồ sơ hưởng: 15

6 Thủ tục hưởng: 16

III Chế độ TNLĐ- BNN trong Luật ATVSLĐ 2015 17

IV Thực trạng thực hiện chế độ TNLĐ- BNN hiện nay tại Việt Nam 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

I Tổng quan về chế độ TNLĐ- BNN

1 Khái quát chung:

- Là chế độ được triển khai rất sớm và ở hầu hết các quốc gia trên thế giới (ở Việt Nam BHXH ra đời năm 1995, Ở Trung Quốc năm 1951…)

- Liên quan tới loại rủi ro phụ thuộc nhiều vào ngành nghề công tác, điều kiện và môi trường làm việc (đối với những người làm việc trong các ngành nghề nguy hiểm: xây dựng, khai thác khoáng sản … thì rủi ro xảy ra sẽ cao hơn so với những người làm việc trong nhà: văn phòng)

+ Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên vớicác bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi than, quặng phóng

xạ, bụi croom gây ra các bệnh hủy hoại đường hô hấp, bệnh phổi hay lao

+ Làm việc trong điều kiện khí hậu không thuận lợi: quá nóng, quá lạnh gây ra bệnh say nắng, cảm lạnh, ngất

- Khoa học kĩ thuật càng phát triển, mức độ chuyên môn hóa càng cao => Rủi ro xảy ra càng tăng, mức độ tổn thương càng lớn

2 Quá trình hình thành và phát triển:

 Giai đoạn Từ 1954-1960:

- Ngay từ khi thành lập nước (2/9/1945), đảng và Chính phủ luôn coi con người là vốn quý nhất, đề cao vấn đề bảo vệ sức khỏe và sinh mạng nhân dân Năm 1947, Hồ Chủ Tịch đã ký ban hành Sắc lệnh 29/SL, trong đó có chương riêng quy định về

vệ sinh và bảo an (bảo đảm an toàn lao động) cho người làm,

và chương riêng về tai nạn lao động Ở Sắc lệnh này, chưa đề cập đến vấn đề bệnh nghề nghiệp, mà chủ yếu đề cập đến vấn

đề bồi thường nếu công nhân bị tai nạn lao động bất kể có lỗi hay không mà phải nghỉ việc quá 4 ngày (nếu người bị nạn chết

Trang 6

thì người thừa kế được bồi thường), và chủ phải trả đủ lương trong những ngày người bị nạn nghỉ việc

- Đến năm 1950, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950, vì chưa lập quỹ bảo hiểm xã hội nên quy định, nếu người bị nạn được Hội đồng giám định y khoa xác nhận bị thương tật thì được tiền mai táng và thân nhân được hưởng bằng một năm lương và phụ cấp gia đình Các khoản trợ cấp này đều do cơ quan, đơn vị, xí nghiệp trả

Nhìn chung trong giai đoạn này chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ BHXH chưa được hình thành

- Ngày 18/9/1985, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế BHXH đối

Trang 7

với NLĐ, Trong đó quy định mọi NLĐ đều có quyền được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN

Ở giai đoạn này, chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN đã được quy định Tuy nhiên phạm vi, đối tượng được hưởng BHXH vẫn còn hạn chế, điều kiện hưởng bảo hiểm TNLĐ-BNN còn khá rộng

 Giai đoạn từ 1995-2005:

- Sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang nền kinh tế thị trường, để đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ dần sự bao cấp của Nhà nước và san sẻ trách nhiệm của các bên liên quan đối với người lao động bị TNLĐ, BNN, trên cơ sở Bộ Luật lao động năm 1994, Chính phủ

đã ban hành điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 Theo Nghị định này, đối tượng tham gia chế

độ TNLĐ- BNN được mở rộng đến người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có sử dụng từ

10 lao động trở lên Mặt khác, quy định rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia chế độ TNLĐ, BNN Cụ thể, khi người lao động

bị TNLĐ, BNN, người sử dụng lao động phải trả toàn bộ chi phí y

tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật Sau đó, người lao động được giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa, làm căn cứ xác định trợ cấp BHXH Mức trợ cấp được xác định theo nhóm mức độ suy giảm khả năng lao động Ngoài ra, người lao động còn được trang cấp theo niên hạn phương tiện trợ giúp sinh hoạt nếu bị tổn thương đến các chức năng hoạt động của cơ thể; phụ cấp phục vụ hàng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị mù 2 mắt hoặc cụt 2 chi hoặc liệt cột sống hoặc tâm thần nặng Người bị chết do TNLĐ, BNN, thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu chung và chế độ tử tuất theo quy định Trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH cũng được phân bổ cho cảngười lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên, phần đóng góp để chi trả cho chế độ TNLĐ, BNN do người sử dụng

Trang 8

lao động đóng góp, hàng tháng người sử dụng lao động đóng 5% so với tổng quỹ lương tham gia BHXH để chi cho ba chế độ

ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN Quỹ tách ra độc lập với NSNN và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo sự hoạt động của hệ thống

 Giai đoạn 2006 đến nay:

- Trải qua các giai đoạn phát triển, chế độ TNLĐ, BNN đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, theo hướng ngày càng đảm bảo quyền lợi hơn cho người lao động Năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội ra đời, đánh dấu sự phát triển của BHXH nói chung và chế độ TNLĐ, BNN nói riêng Chế độ TNLĐ-BNN được quy định rất cụ thể trong Luật BHXH VN từ Điều 38 đến Điều

48, quy định mức suy giảm khả năng lao động, quy định về trợ cấp 1 lần, trợ cấp hàng tháng, thời điểm trợ cấp,

- Đến năm 2014, Quốc hội Ban hành Luật BHXH số

58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 nhằm đáp ứng yêucầu phát triển hệ thống ASXH phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đồng thời, khắc phục những hạn chế trong chính sách, pháp luật BHXH hiện hành và nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện, tiến tới BHXH cho mọi NLĐ Về chế độ TNLĐ-BNN, bổ sung quy định về đối tượng áp dụng, quy định cụ thể về thời hạn Hợp đồng lao động của các đối tượng

- Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đã thông qua và thống nhất chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN được thiết kế quy định tại Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành

từ 01/7/2016, theo đó các quy định về chế độ TNLĐ-BNN trong Luật BHXH sẽ hết hiệu lực kể từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực thi hành Nhằm kiểm soát TNLĐ-BNN, đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Luật sửa đổi , bổ sung cụ thể

về thời gian và mức hưởng đối với các trường hợp đặc biệt gặp rủi ro trong công việc, ngành nghề

Trang 9

- Trong giai đoạn này có nhiều kiến nghị giảm tỷ lệ đóng BHXH,

Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá

tỷ lệ đóng, hưởng các quỹ BHXH Trên cơ sở đó, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định giảm mức đóng vào quỹ BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho DN

từ 1% xuống còn 0,5% từ ngày 1/6/2017

- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bổ sung về hồ sơ và chi tiết mức hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN cho NLĐ thay đổi mức suy giảm KNLĐ sau khi giám định lại

II Chế độ TNLĐ- BNN theo Luật BHXH:

1 Mục đích:

- Bù đắp thu nhập cho người lao động gặp rủi ro

BHXH giúp cho người lao động có 1 cuộc sống tối thiểu nhất khi họ gặp rủi ro và không thể tạo ra thu nhập Thanh toánchi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế

- Góp phần khôi phục sức khỏe và sức lao động: BHXH giúp cho NLĐ an tâm điều trị, chữa bệnh

- Tạo điều kiện cho người lao động tái gia nhập thị trường lao động: Sau khi người lao động trở lại với công việc thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với người lao động để có thể giúp họ ổn định cuộc sống

2 Đối tượng hưởng:

(1) Người LĐ tham gia BHXH bị TNLĐ- BNN:

Trang 10

Luật BHXH 2006 Luật BHXH 2014

Người lao động tham gia bảo hiểm

xã hội bắt buộc là công dân Việt

Nam, được hưởng TR TNLĐ BNN

bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng

lao động không xác định thời hạn,

hợp đồng lao động có thời hạn từ

đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công

nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên

nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan,

hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ

quan chuyên môn kỹ thuật công an

nhân dân; người làm công tác cơ

yếu hưởng lương như đối với quân

đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội

nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ

công an nhân dân phục vụ có thời

hạn;

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, được hưởng TR TNLĐ BNN bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng laođộng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 thángđến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

c) Cán bộ, công chức, viên chức;d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong

tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân

Trang 11

đội, công an, cơ yếu đang theo học đượchưởng sinh hoạt phí;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

* Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng không thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ BNN:

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

(2) Người thân của NLĐ bị tử vong sau khi bị TNLĐ- BNN

(3) Người chăm sóc hàng ngày cho NLĐ bị TNLĐ-BNN nặng đượchưởng trợ cấp dài hạn và cần sự chăm sóc nuôi dưỡng: Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng theo quy định, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục

vụ bằng mức lương tối thiểu chung

3 Điều kiện hưởng:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Trang 12

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

- Thường xuyên được cập nhật

Hiện nay có 34 loại bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ này theo Thông tư 15/2016/TT-BYT

1 Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp

2 Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

3 Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

4 Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp

5 Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp

6 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

7 Bệnh hen nghề nghiệp

8 Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

9 Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng

10 Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp

11 Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

12 Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

13 Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp

14 Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp

15 Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

16 Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp

17 Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

18 Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

Trang 13

27 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28 Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su

29 Bệnh Leptospira nghề nghiệp

30 Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp

31 Bệnh lao nghề nghiệp

32 Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

33 Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp

34 Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp

(3) Suy giảm khả năng lao động >= 5%

* Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụlao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật

4 Mức hưởng và thời gian hưởng:

Trang 14

đến

30%

được cộng thêm 0,5 lần lương

cơ sở

+ Ngoài ra, nếu thời gian đóng

BHXH ≤ 1 năm: được hưởng

50% mức lương đóng bảo

hiểm của tháng gần nhất trước

thời gian người lao động xin

và lương đóng BH trước khi nghỉ do tai nạn là 10.000.000 đồng, chị sẽ nhận thêm: 0.5*10.000.000+ (5-1) x 0.3 *10.000.000 =17.000.000 đồng

- Nếu NLĐ bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàngtháng:

* 10.000.000 = 1.700.000 đồng /tháng

Ngoài ra, khi hưởng chế độ TNLĐ-BNN, NLĐ còn được hỗ trợ thêm các khoản:

Tình trạng sức

Ví dụ với mứclương cơ sở là1.490.000đồng/thángCấp Bị tổn thương các Được trợ giúp phương Mức do Bộ

Trang 15

LĐTBXH quyđịnh cụ thể

1.490.000đồng /tháng

36 * 1.490.000

= 53.640.000đồng

từ 31% - 50%

7 ngày * 30% lương cơ

sở

7* 30% *1.490.000 =3.129.000 đồngSuy giảm KNLĐ

từ 15% - 30%

5 ngày * 30% lương cơ

sở

5* 30% *1.490.000 =2.235.000 đồngSau khi trở

tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở

Khoản hỗ trợ này được

hỗ trợ tối đa 01 lần/năm

và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần

4.2 Thời gian hưởng:

Trợ cấp ngắn hạn: Tính từ lúc NLĐ vào viện điều trị cho đến khi

ra viện

Trợ cấp dài hạn hàng tháng: Thời gian kéo dài từ lúc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm KNLĐ đến khi NLĐ tử vong

Trang 16

Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

4.3 Trường hợp giám định lại mức suy giảm KNLĐ

Đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

- Trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

Mức trợ cấp một lần

Từ 5% đến 10%

Từ 10% trởxuống Không hưởng khoản trợcấp mới

Từ 11% đến20% 4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến30% 8 tháng lương cơ sở

Từ 11% đến

20%

Từ 20% trởxuống Không hưởng khoản trợcấp mới

Từ 21% đến30% 4 tháng lương cơ sở

Từ 21% đến

30% Từ 30% trởxuống Không hưởng khoản trợcấp mới

- Trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w