Từ xa xưa, con người đã ý thức được việc đảm bảo an toàn trong lao động bằng việc nhận diện các mối hiểm tiềm tàng tìm ra những giải pháp để phòng tránh các mối nguy hiểm đó Việc tránh t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI THU HOẠCH Môn Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
BÁO CÁO THỰC TRẠNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 – CƠ SỞ SÀI ĐỒNG LONG BIÊN
Giảng Viên: TS Hoàng Thị Huệ Thành viên nhóm: Đỗ Hoàng Hiệp
Đặng Xuân Hồng Vương Quốc Huy
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề an toàn trong lao động luôn là vấn đề được xem xét hàng đầu trong quá trình làm việc của người lao động Từ xa xưa, con người đã ý thức được việc đảm bảo an toàn trong lao động bằng việc nhận diện các mối hiểm tiềm tàng tìm ra những giải pháp để phòng tránh các mối nguy hiểm đó Việc tránh tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc không chỉ xuất phát từ lý do luật pháp và lý do đạo đức mà còn là vì lý do liên quan đến khía cạnh tài chính Khi tai nạn xảy ra, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ phải chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng Đối với người lao động, họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động, nặng hơn có thể gây thương tật suốt đời, thậm chí tử vong Đối với người sử dụng lao động, họ
sẽ phải chịu một khoản chi phí vô cùng lớn liên quan đến bồi thường thiệt hại, thuốc men cho người lao động và nghiêm trọng nhất là uy tín của doanh nghiệp
sẽ bị tổn hại Con số này rất lớn so với những gì doanh nghiệp họ phải bỏ ra
để chi cho các biện pháp ngừa tai nạn lao động
Đối với lĩnh vực có số lượng lao động lớn như dệt may thì việc ngừa tai nạn lao động cho người lao động là vấn đề vô cùng quan trọng, và đối với một công ty lớn như Tổng công ty May 10 cũng vậy Nhận thức được vấn
đề này, nhóm chúng em đã quyết định tiến hành thu thập, khảo sát tại cơ sở
ài Đồng – Long Biên của công ty May 10
Trang 3CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các khái niệm liên quan
Tai nạn lao động
Khái niệm
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Khoản
8, Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Quốc hội, 2015))
Phân loại:
Theo Điều 9 Nghị định số 39/2016/NĐ CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ,
có 03 loại tai nạn lao động:
ai nạn lao động chết người
• Chết tại nơi xảy ra tai nạn:
Đây là trường hợp người lao động chết tại nơi làm việc, nơi thực hiện công việc mà người lao động đã được người sử dụng lao động chỉ định hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động
• ết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu:
Khi người lao động gặp tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công việc, người lao động không chết tại nơi xảy ra tai nạn mà chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu Cái chết là hậu quả trực tiếp của tai nạn đã xảy ra với người lao động
• Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y:
Người lao động được đưa đi điều trị sau khi bị tai nạn lao động Thời gian điều trị của người lao động là quãng thời gian người lao động được điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế, hoặc điều trị tại nhà nhưng có
sự theo dõi y tế từ phía các cơ sở y tế Trong quá trình này, người lao động nếu chết do các vấn đề, di chứng của tai nạn lao động, thì được coi là chết trong thời gian điều trị
Sau thời gian điều trị, người lao động trong quá trình phục hồi đột nhiên tái phát bệnh, vết thương do tai nạn gây ra dẫn đến chết người, thì đây cũng được coi là trường hợp tai nạn lao động chết người
• Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án trong trường hợp mất tích
Người lao động trong quá trình thực hiện công việc, lao động, bị mất tích và bị Tòa án tuyên bố chết theo quy định tại Điều 71 Bộ luật dân
sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 Trong trường hợp này, nguyên nhân mất tích của người lao động phải gắn liền với hoạt động thực hiện công việc, lao động
Trang 4Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng
• Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ
• Chấn thương vùng ngực, bụng
• Chấn thương phần chi trên
• Chấn thương phần chi dưới
• Tổn thương do bỏng
• Nhiễm độc các chất ở mức độ nặng
Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ
Yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động Phân loại:
• Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học
• Các bộ phận cơ cấu truyền động
• Sự chuyển động của bản thân máy móc
• Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn
• Các bộ phận chuyển động tịnh tiến
• Vật văng bắn
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện
• Điện giật
• Điện phóng
• Điện từ trường
• Cháy do chập điện, sét đánh,
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất
• Gây nhiễm độc cấp tính
• Bỏng do hóa chất
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về rơi, đổ sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật
chất không bền vững, không ổn định gây ra như:
• Sạt lở
• Vật rơi từ trên cao trong xây dựng
• …
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt
• Nguồn nhiệt: lò nung, bếp,
• Môi chất ở thể rắn, lỏng, khí
• Nguy cơ: bỏng, cháy nổ,
Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ
Trang 5• Nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình khí nén, )
• Nổ hoá học (Nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ, )
• Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ)
• Nổ của kim loại nóng chảy
Nhận diện yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động
Nhận diện yếu tố nguy hiểm là một quá trình để nhận diện sự tồn tại của yếu
tố nguy hiểm và xác định những đặc tính của nó (đặc điểm, tính chất, nguồn gốc phát sinh, ) để từ đó có thể loại bỏ hoặc kiểm soát thông qua các biện pháp phù hợp
Các phương pháp nhận diện:
• Phương pháp đi tuần kiểm tra tại doanh nghiệp
• Phương pháp khảo sát, phỏng vấn, ghi nhận ý kiến
• Phương pháp kiểm tra dựa trên hệ thống tài liệu quản lý HSE
• Phương pháp ứng dụng định danh biểu mẫu kiểm tra
Một số biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
Kỹ thuật an toàn điện
Kỹ thuật an toàn cơ học
Kỹ thuật an toàn hóa chất
Kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy
Trang 6THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY
Giới thiệu chung về Công ty May 10
Lịch sử hình thành
Tổng công ty MAY 10 Việt Nam được thành lập vào ngày 20 tháng 7 năm
1946, tiền thân là Xưởng may 10 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên Trong 75 năm qua, May 10 đã trải qua hai thời kỳ kháng chiến và hai thời kỳ xây dựng và đổi mới, không ngừng phát triển và lớn mạnh
Thành tựu
May 10 hiện là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam, với quy mô sản xuất và kinh doanh lớn May 10 có 18 đơn vị thành viên tại
7 tỉnh thành trong cả nước, hơn 12.000 lao động với trên 60 cửa hàng và gần
200 đại lý trên toàn quốc
May 10 là thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thời trang công sở, với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng May 10 cũng là đối tác cung cấp trang phục cho nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn trong nước và quốc tế
Trong những năm qua, May 10 đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, như:
• Huân chương Độc lập hạng Ba
• Huân chương Lao động hạng Nhất
• Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
• Thương hiệu Việt Nam uy tín
• Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động
Tầm nhìn
May 10 hướng tới trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may thời trang tại Việt Nam, có vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế
Sứ mệnh
May 10 cam kết cung cấp các sản phẩm thời trang chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam
Sản phẩm tiêu biểu
Sản phẩm của May 10 rất đa dạng, bao gồm các dòng sản phẩm như:
Trang 7Thời trang công sở: áo sơ mi, quần âu,
Thời trang nữ: áo đầm, áo khoác, chân
Thời trang nam: áo sơ mi, quần âu, áo
Trang 8Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại công Các yếu tố nguy hiểm và phân tích các yếu tố nguy hiểm
Dựa trên danh sách các nhóm yếu tố nguy hiểm, ta có thể phân tích cụ thể các yếu tố nguy hiểm tại một công ty may như sau:
• Yếu tố nguy hiểm cơ học: Các công ty may thường sử dụng nhiều loại máy
thiết bị để cắt, may và gia công vải Rủi ro cơ học có thể bao gồm:
o Nguy cơ đứt tay, bị thương bởi các máy cắt, máy may hoặc các chi tiết máy móc sắc bén:
▪ Trong quá trình cắt và may, nhân viên có thể đối mặt với nguy
cơ đứt tay nếu không tuân thủ quy trình an toàn hoặc không sử dụng trang thiết bị bảo hộ đúng cách Ví dụ, nếu không đeo găng tay khi làm việc với máy cắt, có thể xảy ra tai nạn đứt tay
o Nguy cơ va chạm, bị nghiền bởi máy móc hoặc vật thể nặng:
▪ Việc không tuân thủ quy trình an toàn khi vận hành
hoặc di chuyển vật liệu nặng có thể dẫn đến nguy cơ va chạm hoặc bị nghiền Ví dụ, nếu không chú ý khi di chuyển các tấm vải lớn, có thể xảy ra va chạm với các máy móc hoặc vật dụng khác, gây nguy hiểm đến sức khỏe và an toàn
o Nguy cơ té ngã từ nền nhà xưởng hoặc cầu thang:
▪ Môi trường làm việc trong công ty may thường đầy đủ các vật dụng và vật liệu, có thể dẫn đến nguy cơ té ngã từ nền nhà xưởng hoặc cầu thang Ví dụ, nếu không giữ gìn sạch sẽ khu vực làm việc hoặc không tuân thủ quy tắc sắp xếp vật dụng, công nhân có thể bị ngã và gặp chấn thương
• Yếu tố nguy hiểm điện: Công ty may sử dụng nhiều thiết bị điện để vận hành máy móc và chiếu sáng xưởng Rủi ro điện có thể bao gồm:
o Nguy cơ giật điện nếu các thiết bị điện không được bảo trì đúng cách oặc bị hỏng:
▪ Công ty may sử dụng nhiều thiết bị điện để vận hành máy móc
và chiếu sáng xưởng Nếu các thiết bị không được bảo trì định
kỳ, có thể xảy ra sự cố giật điện gây nguy hiểm đến tính mạng
và sức khỏe của nhân viên Ví dụ, nếu hệ thống dây điện khô được kiểm tra định kỳ, có thể xảy ra rò điện hoặc ngắn mạch
o Nguy cơ cháy nổ nếu các hệ thống điện không đảm bảo an toàn, đặc biệt trong môi trường chứa hóa chất:
▪ Trong môi trường công nghiệp may, việc sử dụng các hóa chất
để nhuộm và xử lý vải có thể tạo ra nguy cơ cháy nổ cao nếu hệ thống điện không được đảm bảo an toàn Nếu có sự cố về điện
Trang 9xảy ra gần các vùng chứa hóa chất, có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường và an toàn của nhân viên
• Yếu tố nguy hiểm hóa chất: Ngành công nghiệp may thường sử dụng nhiều hóa chất như chất nhuộm, tẩy rửa, và xử lý vải Rủi ro hóa chất bao gồm:
o Nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với hóa chất có thể gây kích ứng da, viêm họng hoặc gây hại cho sức khỏe nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ cá
▪ h nhuộm và xử lý vải, nhân viên tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học như chất nhuộm, tẩy rửa và xử lý vải Nếu không sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân đúng cách, có thể gây ra kích ứng da, viêm họng và các vấn đề sức khỏe khác
Ví dụ, nếu không đeo găng tay bảo hộ khi tiếp xúc với chất nhuộm, có thể gây kích ứng da và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác
o Nguy cơ xảy ra vụ cháy nổ nếu các hóa chất không được lưu trữ và sử dụng đúng cách:
▪ Việc sử dụng và lưu trữ các loại hóa chất trong môi trường nghiệp may đòi hỏi tuân thủ các quy định an toàn nghiêm ngặt Nếu không tuân thủ đúng quy trình lưu trữ và sử dụng hóa chất, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ nghiêm trọng Ví dụ, nếu các hóa chất dễ cháy được lưu trữ gần nguồn lửa hoặc không được bảo quản đúng cách, có thể xảy ra vụ cháy nổ nguy hiểm
• Yếu tố nguy hiểm rơi, sập đổ: Các đống vải lớn, hộp chứa sản phẩm hoặc thiết bị nặng có thể gây rủi ro về rơi hoặc sập đổ:
o Nguy cơ bị đè bởi các đống vải nặng hoặc sản phẩm:
▪ Trong quá trình lưu trữ và vận chuyển vải và sản phẩm may mặc, các đống vải lớn hoặc sản phẩm hoàn thành có thể gây ra nguy cơ bị đè đạp hoặc bị thương nếu không được xếp chồng đúng cách Ví dụ, nếu không có hệ thống lưu trữ chính xác hoặc nếu không có quy trình an toàn khi di chuyển các đống vải nặng, có thể dẫn đến tai nạn về rơi, sập đổ và đè bẹp nhân viên
o Nguy cơ bị thương do đối tượng rơi từ trên cao:
▪ Ngoài việc xếp chồng vải và sản phẩm một cách an toàn, cần chú ý đến việc bảo vệ nhân viên khỏi nguy cơ bị đồ vật rơi từ trên cao Nếu không có các biện pháp an toàn để giữ chặt các vật dụng treo hoặc không đảm bảo quy trình an toàn khi làm
Trang 10việc trên các kệ cao, có thể xảy ra tai nạn liên quan đến đồ vật rơi xuống nhân viên
• Yếu tố nguy hiểm nhiệt, nổ: Công ty may có thể phải làm việc tr
trường nhiệt đới hoặc nhiệt độ cao, dẫn đến nguy cơ nhiệt và nổ:
o Nguy cơ đổ mồ hôi và kiệt sức khi làm việc trong môi trường nhiệt đới hoặc không đảm bảo điều hòa không khí:
▪ Môi trường làm việc trong ngành công nghiệp may có thể trở nên nóng bức do hoạt động của các máy móc và áp lực công việc Điều này có thể dẫn đến việc đổ mồ hôi nhiều, gây kiệt sức và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên Nếu không có hệ thống điều hòa hoặc không đảm bảo quạt thông gió đủ, có thể gây nguy cơ tăng nhiệt độ cơ thể và làm giảm hiệu suất làm việc
o Nguy cơ vụ nổ do sử dụng thiết bị nhiệt có lỗi hoặc do sự tích tụ của hơi, khí và hơi cháy trong không gian như máy may:
▪ Trong quá trình sản xuất, sử dụng các thiết bị nhiệt như máy là, máy ép hoặc máy hàn có thể tạo ra nguy cơ về vụ nổ nếu không kiểm soát và bảo trì đúng cách Nếu không có quy trình kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị nhiệt hoặc nếu không có hệ thống thoát hơi tốt, có thể dẫn đến tích tụ hơi, khí và hơi cháy trong không gian, gây ra nguy cơ về vụ nổ và đe dọa đến an toàn của
Để giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm này, công ty may cần tuân thủ các quy định
an toàn lao động, cung cấp đào tạo về an toàn lao động cho nhân viên, đảm bảo bảo trì định kỳ cho máy móc và thiết bị, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, trì môi trường làm việc an toàn
Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại công ty May 10
Biện pháp về mặt kỹ thuật
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện Hệ thống điện cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện và khắc phục các hư hỏng, đảm bảo an toàn cho người lao động (3 tháng 1 lần)
Hệ thống điện được lắp đặt một cách an toàn đầy đủ các thiết bị bảo hộ điện như: aptomat, CB, rơ le bảo vệ, bộ chống sét , đồng hồ đo dòng điện, đồng
hồ đo công suất Đặt các biển báo nguy hiểm cảnh báo về điện
Các máy móc thường xuyên được theo dõi kiểm tra và bảo dưỡng vào mỗi cuối tuần Công ty cũng có bộ phận kỹ thuật trực nhật để kiểm tra và sửa
Trang 11chữa máy móc hỏng trong ngày
Hình ảnh công nhân sửa chữa
nhuộm vải của công ty được trang bị các đồ bảo hộ, quần áo chống hóa chất trong quá trình làm mềm vải, tẩy và
xử lý vải
Công ty đã lắp đặt bình chữa cháy khẩn cấp, và các chương báo cháy kèm theo đó là nội quy đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy được lắp đặt ở nhiều nơi trong công ty
Trang 12ảnh bình chữa cháy được lắp đặt
Biện pháp về mặt quản lý
Công nhân trước khi vào làm được đào tạo bài bản về cách sử dụng máy móc, an toàn trong phòng chống điện, và các kiến thức an toàn trong phòng cháy chữa cháy và các chất hóa học
Các buổi giả định phòng cháy chữa cháy được diễn ra 6 tháng 1 lần Công ty có các nội quy, các quy định về an toàn lao động và đứa đặt trước cửa các xưởng may
Các quản đốc trong xưởng sẽ là người kiểm tra về công tác an toàn lao động của các công nhân viên ngoài ra công ty may 10 sẽ có bộ phận thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành lao động ở các phân xưởng tuy nhiên công tác kiểm tra này chưa được thường xuyên và sát xao
Đánh giá, giải pháp
3.1 Đánh giá
Về biện pháp kỹ thuật:
• Tuân thủ thực hiện các kỹ thuật an toàn điện, an toàn nhiệt, cháy nổ, hóa chất trong quá trình xây dựng các quy trình sản xuất
• Công tác kiểm tra được thực hiện tốt, đầy đủ đảm bảo được tính an toàn, ổn định của hệ thống máy móc
• Hệ thống điện được lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn điện tại nơi làm việc
Về phía tổ chức quản lý: