Đã và đang trở thành xu hướng trongkỷ nguyên chuyển đổi số của xã hội, việc chi tiêu mua sắm trên các sàn thương mại điện tửdường như chiếm một phần không nhỏ trong thu nhập của sinh viê
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Theo số liệu báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương, tính đến năm
2021, doanh thu của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đã đạt mức 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 Việt Nam cũng là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng bán lẻ online lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan Cũng theo báo cáo năm 2021, số người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam lên đến 54,6 triệu người, trung bình một người đã chi 251 USD (gần 6 triệu đồng) cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử Điều đó đồng nghĩa với việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện đã trở thành xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam Vì sự tiện lợi, nhanh chóng cũng như có vô số chương trình, voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển,… của các thương mại điện tử, nhiều khách hàng đã chấp nhận bỏ ra một khoản chi khá lớn chỉ để vào ứng dụng và chốt đơn hàng loạt Thực tế cho thấy, chi tiêu của người dân Việt Nam, đặc biệt là bộ phận sinh viên hiện nay, chiếm phần lớn trong thu nhập hàng tháng Việc quá sa đà vào mua sắm trực tuyến có thể gây ra tình trạng
“nghiện”, sẵn sàng “đốt tiền” vào các sàn thương mại điện tử.
Vì thế, thông qua việc khảo sát đề tài “Mức chi tiêu của sinh viên dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử”, có thể thấy được hiện trạng sử dụng các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada và Tik Tok Shop của một bộ phận sinh viên từ các trường đại học khác nhau trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra các phương pháp kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả, góp phần xây dựng nền tảng cho tương lai cho tầng lớp sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ ngày nay nói chung.
Phát biểu vấn đề nghiên cứu
- Thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên (bao gồm chu cấp từ gia đình) là bao nhiêu?
- Chi phí trung bình hàng tháng dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử là bao nhiêu?
- Số lượng đơn hàng trung bình hàng tháng trên các sàn thương mại điện tử là bao nhiêu?
- Tần suất mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên hàng tháng?
- Những mặt hàng nào thường được sinh viên lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử?
- Các dịp đặc biệt, lễ Tết có ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến hàng tháng của sinh viên hay không?
- Chi phí trung bình của sinh viên dành cho từng sàn thương mại điện tử cụ thể (Shopee/Lazada/Tik Tok Shop) hàng tháng là bao nhiêu?
- Lý do sinh viên lựa chọn hình thức mua sắm qua các sàn thương mại điện tử thay vì hình thức mua sắm truyền thống?
- Mức chi tiêu hàng tháng của sinh viên cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử.
Mục tiêu của đề tài
- Phân tích tình hình quản lý chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến của sinh viên thông qua số liệu khảo sát về thu nhập, mức chi tiêu hàng tháng Từ đó đề xuất các phương pháp giúp sinh viên kiểm soát chi tiêu một cách hiệu quả.
- Căn cứ trên số liệu thu được từ một bộ phận nhỏ của tầng lớp sinh viên, đề xuất các biện pháp giúp người tiêu dùng Việt có thể quản lý chi tiêu cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử, trở thành một người tiêu dùng thông minh, từ đó xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho cá nhân và cho cộng đồng.
Dựa trên thông tin thu thập từ 200 đối tượng, từ đó đưa ra nhận xét về các phương diện sau:
- Nguồn thu nhập của sinh viên hiện nay (bao gồm chu cấp từ gia đình) là bao nhiêu và dao động chủ yếu ở khoảng nào?
- Chi phí mua sắm trực tuyến trung bình mỗi tháng và đa số chi cho các loại mặt hàng, các sàn thương mại điện tử nào?
Từ đó, đánh giá về mức chi tiêu mà sinh viên hiện nay dành cho việc mua sắm online và đề xuất giải pháp nhằm kiểm soát và quản lý chi tiêu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mức chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến của sinh viên hiện nay Đây là một trong những nhân tố then chốt, phản ánh được thực trạng mua hàng qua các sàn thương mại điện tử của giới trẻ
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Khảo sát diễn ra từ ngày 28/11/2023 – 30/11/2023
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về việc chi tiêu của sinh viên Định nghĩa về chi tiêu và chi tiêu hợp lí:
Con người sống và tồn tại luôn gắn chặt với các nhu cầu về vật chất và tinh thần Và việc chi tiêu là điều không thể thiếu đối với đời sống hằng ngày của mỗi người Vậy thì, chi tiêu là gì ? Việc sử dụng các nguồn lực như tiền, thời gian, năng lực hoặc các tài nguyên khác để đạt được những mục tiêu cụ thể chính là sự chi tiêu Trong cuộc sống hằng ngày, sự chi tiêu luôn diễn ra một cách liên tục và cụ thể nhất đó là việc chi tiêu tiền bạc Thế nên, có thể thấy, việc hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát được các khoản chi tiêu là việc vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân Việc chi tiêu được suy xét một cách kỹ lưỡng, ở một mức độ hợp lý và nằm trong khả năng tài chính để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn được coi là chi tiêu hợp lí và người chi tiêu hợp lí chính là người có cái nhìn một cách bao quát về sự thõa mãn trong ngắn hạn và dài hạn của các khoản chi
Những lợi ích của việc chi tiêu hợp lí:
Cuộc sống luôn có vô vàn những điều ngẫu nhiên và không thể lường trước được Việc chi tiêu hợp lí chính là một món bảo hiểm cho tương lai của chính mỗi cá nhân Chi tiêu hợp lí không những chỉ mang lại một khả năng tích lũy tiền bạc mà còn giúp mỗi cá nhân hình thành thêm những thói quen tiết kiệm Người chi tiêu hợp lí là người có thể tránh được những sự lãng phí, dư thừa khi mua sắm hàng hóa Số tiền tiết kiệm được từ việc chi tiêu có thể được xem như một quỹ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp trong tương lai Việc tiết kiệm được khoản tiền quỹ này cũng coi như là có thêm được một liều thuốc giúp giảm đi sự mệt mỏi và căng thẳng khi phải đối mặt với các vấn đề tài chính, bên cạnh đó việc tiết kiệm còn giúp mỗi chúng ta có thể tăng khả năng ứng phó với những biến động cũng như các tình huống khẩn cấp trong tương lai để từ đó xây dựng được uy tín cho bản thân để tiếp cận được với các mục tiêu lớn trong dài hạn và cả tương lai.
2.1.2 Tầm quan trọng của việc chi tiêu Đại dịch COVID-19 chính là một trong những tác nhân quan trọng đã gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ cho xã hội mà còn là nền kinh tế còn nhiều non trẻ của đất nước Việt Nam Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất do đại dịch không ai khác chính là những người dân, người lao động Việt Nam, bằng chứng là hiện nay theo thống kê của Sở lao động - thương binh- xã hội TP.HCM cho thấy hiện số trường hợp người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM tăng 9,3% (tăng 10.945 người) so với năm 2022 Trong thời gian vừa qua, hàng chục nghìn người đã phải rời khỏi TP.HCM vì nhiều lý do khác nhau, một trong số đó chính là vấn đề tài chính đã gây ra cho họ không ít những áp lực, họ không tìm được nguồn thu nhập, không có bảo hiểm, hay là không có tiết kiệm, Chính những điều này đã cho ta thấy được tầm quan trọng của việc phải quản lý được tài chính và thu nhập của cá nhân trong cuộc sống ngày càng nhiều biến động như hiện nay
Trong thời đại công nghệ 4.0, giới trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đang được tiếp cận và được giúp dục về những kiến thức tài chính cá nhân và có thể tìm hiểu về việc chi tiêu sao cho hợp lí và dễ dàng nhưng không phải ai cũng chủ động học tập và tìm hiểu về việc sử dụng tiền bạc một cách hợp lí Một hiện tượng rất đáng buồn ở thế hệ trẻ ngày nay đó là vấn nạn tiêu sài hoang phí, thiếu trân trọng tiền bạc, của cải Giới trẻ ngày nay luôn sẵn sàng tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ và hoang phí như quần áo hiệu, giày hiệu, mà không hề quan tâm đến việc có thể vượt quá chi phí tiêu dùng hàng tháng hoặc những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai Chia sẻ về thực trạng hoang phí của giới trẻ ngày nay, TS Lê Ngọc Mai, một chuyên gia xã hội học, cho biết: “Thật đáng quan ngại với lối sống “hưởng lạc” của những người trẻ hiện nay Lối sống này khiến các em có suy nghĩ ích kỷ, chỉ chăm chút cho bản thân mà quên đi việc phải báo đáp, giúp đỡ cha mẹ Lâu dần, các em có thái độ vô cảm với những người xung quanh trong cuộc sống” Sẽ không có gì đáng nói nếu số tiền thu nhập của họ lớn hơn những khoản chi tiêu, nhưng thay vào đó là nhiều bộ phận các bạn trẻ sẵn sàng vay mượn bạn bè, gia đình, thậm chí là vay mượn các tín dụng đen để có thể thỏa mãn những nhu cầu quá mức của bản thân mà không lo nghĩ cho tương lai sau này Hầu hết các trường hợp như vậy một phần đều là do thiếu kiến thức về tài chính cá nhân và quản lí chi tiêu sao cho hợp lí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chia sẻ rằng: “ Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,không bừa bãi… Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ Hao phí vật liệu, là xa xỉ. Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào”.
Việc chi tiêu hợp lí mang lại cho mỗi cá nhân những giá trị vô cùng to lớn Người chi tiêu hợp lí sẽ có được một cuộc sống ổn định ở hiện tại và cả tương lai Bên cạnh đó, chi tiêu hợp lí còn hạn chế được những rủi ro và tổn thất do nợ nần, duy trì một quỹ tiết kiệm có thể giúp họ đối mặt với những tình huống bất ngờ trong tương lai Số tiền tiết kiệm được sẽ mang lại giá trị phục vụ cho những mục tiêu dài hạn, đồng thời tạo ra cơ hội để đầu tư tăng thu nhập và giúp nâng cao khả năng kiểm soát tài chính cá nhân Hơn thế nữa, việc có một quỹ dự phòng còn giúp mỗi cá nhân giảm sự căng thẳng do các vấn đề tài chính gây ra, tạo cho họ một sự an bình và hạnh phúc với một tâm lý sống vui tươi, thoải mãi.
Vì vậy, việc hiểu được những giá trị trên và chi tiêu một cách hợp lí là điều tuy vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và kiểm soát được chi tiêu của bản thân Chính những hành động tiêu sài hoang phí và dễ dãi với bản thân trong việc sử dụng tiền bạc sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với tương lai của mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội Vậy phải làm thế nào để tất cả sinh viên UEH nói riêng và toàn thể sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có thể tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết cho việc quản lí tài chính cá nhân? Đây thật sự là một vấn đề cần được nhìn nhận và quan tâm nhiều hơn bởi các bạn sinh viên
2.1.3 Các yếu tố thúc đẩy sinh viên trong việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử
Thế kỉ XXI được xem là thời đại của công nghệ, nền kinh tế số trong đó Thương mại điện tử đóng vai trò tương đối quan trọng cho sự phát triển của nền công nghệ số Ngày nay có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử chính là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thể giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C) hoặc giữa những cá nhân với nhau (C2C). Thương mại điện tử theo nghĩa rộng,
Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD): “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”.
Theo Ủy ban châu Âu (EC): “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”.
Nói một cách chung nhất, “Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là một khái niệm được dùng để mô tả quá trình tiến hành các giao dịch thương mại thông qua Internet, hoặc các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”.
Như vậy có thể thấy, phạm vi nghiên cứu của Thương mại điện tử bao trùm lên cả các mô hình và các vấn đề kinh doanh điện tử Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ tập trung đề cập đến vấn đề thương mại điện tử ở góc độ đơn giản nhất đó là việc mua bán giữa các cá nhân (sinh viên) và các doanh nghiệp (B2C) thông qua các sàn thương mại điện tử phổ biến ở thị trường Việt Nam: Shopee, Lazada, TikTok Shop,
Qua bài khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy, càng ngày càng nhiều sinh viên chuyển từ việc mua sắm truyền thống và trực tiếp tại các cửa hàng qua việc mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn Những yếu tố tác động đến việc mua sắm của sinh viên có thể kể đến như: Tiện lợi, nhanh chóng; Đa dạng sản phẩm; Được tham khảo ý kiến của các khách hàng khác; Các chương trình khuyến mãi, giảm giá sốc, Chính vì những lợi ích mà các doanh nghiệp bán hàng trên các sàn thương mại điện tử mang đến cho khách hàng của họ mà ngày càng có nhiều sinh viên nói chung cũng như người tiêu dùng nói riêng ưu chuộng mua những sản phẩm của họ thông qua các sàn thương mại điện tử Việc có thể tạo dựng được uy tín và cho khách hàng thấy được những lợi ích cực kỳ to lớn khi lựa chọn mua sắm tại sàn thương mại điện tử của họ cũng là một trong những điều mà các “anh lớn” như Shopee và Lazada luôn tích cực chi ra những khoản tiền lớn cho việc marketing cho sàn của họ.
Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
- Theo Nguyễn Thu thảo (2022) trong bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử để mua sắm của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ ChíMinh, tác giả đã đưa ra ba nhân tố ảnh hưởng chính theo thứ tự hệ số chuẩn hóa từ lớn đến nhỏ đó là: nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và nhận thức từ sự hữu ích.
- Theo Nguyễn Văn Minh (2022), các nhân tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến tại trang thương mại điện tử Shopee của khách hàng TP Hồ Chí Minh bao gồm: mua hàng thuận tiện, mong đợi giá, rủi ro mua hàng, sự tin cậy, truyền miệng trực tuyến, kinh nghiệm khách hàng và đặc điểm hàng hóa Trong đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hai nhân tố tác động thuận chiều là truyền miệng trực tuyến và kinh nghiệm mua hàng trực tuyến, rủi ro mua hàng trực tuyến là nhân tố nghịch chiều.
- Theo nghiên cứu của Lê Nhật Tuấn (2022), chất lượng dịch vụ giao nhận ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của các sàn thương mại điện tử vì nó tác động đến khách hàng rất nhiều; đặc biệt hơn là các yếu tố về sự hài lòng, niềm tin và lòng trung thành của họ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 8 trên 9 mối quan hệ đề xuất được chấp thuận, đồng thời nghiên cứu cũng chứng minh được chất lượng dịch vụ giao nhận có tác động tích cực đến tài sản thương hiệu của sàn thương mại điện tử.
- Nhờ vào công cụ xử lý dữ liệu Smart-PLS 4 kết hợp với phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Tú (2023) đã thành công tạo nên quy trình nghiên cứu bao gồm bốn bước, đầu tiên là việc tổng hợp và kế thừa các giá trị khoa học từ những nghiên cứu đã có, sau đó tác giả tiến hành thảo luận nhóm, khảo sát sơ bộ và chính thức, phân tích, chạy dữ liệu, cuối cùng là nhận xét và hoàn thành đưa ra kết luận,…Kiểm định mô hình đo lường, kiểm định mô hình cấu trúc là những phương pháp và kỹ thuật phân tích được nhóm nghiên cứu sử dụng để làm căn cứ đưa ra những lập luận rằng chính sự khan hiếm, sự đắm chìm là các yếu tố bên ngoài kích thích đến nội tại bên trong của chủ thể, gồm có nhận thức về sự kích thích, nỗi sợ bị bỏ lỡ, sự đắm chìm, và từ đó chủ thể sẽ dẫn đến hành vi mua sắm ngẫu hứng.
- Kết quả nghiên cứu theo phương pháp định tính và định lượng kết hợp của Võ Duy Thiên Phú (2022) ủng hộ kết luận rằng các đánh giá trước đây có sự tác động trực tiếp đến ý định mua cũng như những tác động gián tiếp thông qua niềm tin vào cửa hàng trực tuyến là khá đáng kể Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã phát hiện rằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố trung gian quan trọng trong mối liên hệ giữa đánh giá trực tuyến và ý định mua khi được áp dụng trong mô hình S-O-R.
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Sumas Wongsunopparat & Binmei Deng (2021) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Trung Quốc theo mô hình thương mại điện tử phát trực tiếp: Các tác giả đã thực hiện nghiên cứu dựa trên sáu biến độc lập gồm hình ảnh công chúng về người phát trực tiếp, sự tương tác, cá nhân hóa sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và lòng trung thành; một biến phụ thuộc được gọi là quyết định mua hàng và
421 người tham gia khảo sát Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cá nhân hóa sản phẩm và mức độ trung thành với nền tảng có tác động đáng kể đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Giá cả, khuyến mãi, hình ảnh công khai của người phát trực tiếp và tương tác không có ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng nhưng các tác giả nhận thấy rằng hình ảnh công khai của người trực tiếp có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ trung thành của nền tảng Bên cạnh đó, các tác giả còn cho rằng việc cá nhân hóa sản phẩm ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua hàng có hiệu ứng tiếp thị, đây có thể là điểm khởi đầu tốt cho những nghiên cứu trong tương lai
- Nghiên cứu của Sophida Chanthasaksathian & Chompu Nuangjamnong (2021) đã tập trung vào ứng dụng GET nhằm mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập cụ thể bao gồm sự riêng tư, độ tin cậy, niềm tin, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về tính hữu ích đối với ý định mua lại trực tuyến tại Bangkok (Thái Lan) Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi.Phân tích mô tả được sử dụng để phân tích các yếu tố nhân khẩu học và thông tin chung của người trả lời, trong khi phân tích suy luận được áp dụng để kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu Kết quả cho thấy rằng quyền riêng tư có tác động tích cực đến niềm tin,đồng thời, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến nhận thức tính hữu ích trong khi độ tin cậy, sự tin cậy, nhận thức tính dễ sử dụng và nhận thức tính hữu ích có tác động tích cực đáng kể đến ý định mua lại trực tuyến của khách hàng Mỗi biến số đều được nhấn mạnh và phân tích, do đó, thông qua nghiên cứu này, ứng dụng GET có thể cải thiện hoặc đổi mới nền tảng của họ.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Mục tiêu dữ liệu
Mục đích chính của việc khảo sát là nhằm thu thập số liệu và có đầy đủ những thông tin liên quan về thực trạng chi tiêu cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó có được cơ sở để thực hiện mục tiêu ban đầu của đề tài đã định.
Cách tiếp cận dữ liệu
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính mà mô hình dữ liệu thời điểm Với nguồn dữ liệu được thu thập từ quá trình nghiên cứu “KHẢO SÁT VỀ CHI TIÊU CỦA SINH VIÊN CHO VIỆC MUA SẮM QUA CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ”:
- Số lượng sinh viên khảo sát: 200 sinh viên
- Dữ liệu thu thập từ sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Độ tuổi: từ 18 đến 22 (từ năm 1 đến năm 4)
- Giới tính: nam và nữ
- Cách thực hiện thu thập dữ liệu: điền form khảo sát online
Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn lấy biến
Giới tính Nam/nữ Danh nghĩa
Tổng hợp kết quả khảo sát: TKUD_sang thu 4_nhom 10_data.xlsx Năm học Năm học hiện tại của sinh viên Thứ bậc
Mức thu nhập 1 tháng Mức thu nhập trung bình 1 tháng, có thể tính bằng tiền trợ cấp từ gia đình nếu chưa đi làm
Mức chi tiêu cho các sàn thương mại điện tử
Số tiền sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử
Tần suất mua sắm Rất không thường xuyên, không Khoảng thường xuyên, bình thường, thường xuyên, rất thường xuyên
Số lượng đơn hàng Số lượng đơn hàng trung bình trong 1 tháng
Sự gia tăng chi tiêu cho việc mua sắm vào các ngày lễ, các dịp đặc biệt
Loại hàng Các loại hàng sinh viên thường mua qua các sàn thương mại điện tử
Chi tiêu cho Shopee Số tiền trung bình 1 tháng sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử Shopee
Chi tiêu cho Lazada Số tiền trung bình 1 tháng sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử Lazada
Số tiền trung bình 1 tháng sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử TikTok Shop
Lý do chuyển từ mua sắm truyền thống sang
Tiện lợi, nhanh chóng, Giá cả công khai, Sự đa dạng sản phẩm,
Danh nghĩa các sàn thương mại điện tử
Kế hoạch phân tích
Chọn sai số thống kê là ε = 0.03, độ tin cậy 95%
Ta có độ lớn mẫu là: ε = zα
Vậy, nhóm đã khảo sát 200 sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện dự án này.
3.3.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu có được từ khảo sát online tiến hành nhập dữ liệu vào máy, xử lý và phân tích dữ liệu. 3.3.1.3 Phương pháp thống kê mô tả
Kiểm định độ tin cậy, mô tả tập dữ liệu dưới dạng biểu đồ giúp đọc dữ liệu một cách trực quan và chính xác.
3.3.1.4 Phương pháp thống kê suy diễn
Dữ liệu sau khi được ước lượng sẽ được đưa ra giả thuyết và tiến hành phân tích mặt đúng, sai của giả thuyết Sau đó tiến hành bác bỏ các giả thuyết sai và kết luận.
Các công thức được và bảng biểu được sử dụng và giảng dạy trong môn Thống kê ứng dụng.
Độ tin cậy và độ giá trị
- Độ tin cậy được thống nhất chọn 95% ở phần xử lý dữ liệu.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu nhập:
+ Người tham gia khảo sát có câu trả lời vô lý, không logic giữa các câu hỏi, ít nhiều làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của bảng khảo sát.
+ Người sáng lập bảng khảo sát chưa tạo ra câu hỏi chặt chẽ, hợp lý về ngôn ngữ nên người thực hiện chưa làm được nhanh chóng.
+ Tùy theo mốc thời gian và phụ thuộc vào những biến đổi trong xã hội sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến dữ liệu trong thời gian khảo sát.
- Giải pháp được đưa ra để tăng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu thu nhập:
+ Xây dựng các câu hỏi chặt chẽ, hợp lý và logic để người thực hiện dễ hoàn thành.
+ Người thực hiện cuộc khảo sát cần phải nghiêm túc, tận tâm trả lời câu hỏi để tránh sự sai lệch về kết quả của dữ liệu.
+ Thực hiện khảo sát nhóm người có độ tuổi phù hợp với đề tài khảo sát.
+ Quá trình thu thập dữ liệu cần phải được thực hiện một các tỉ mỉ, kĩ càng.
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng hợp khảo sát
Bảng 1: Bảng thống kê số lượng nam, nữ tham gia khảo sát
Giới tính Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
- Đa số sinh viên thực hiện khảo sát là nữ (chiếm hơn 65% tổng thể 200 bạn tham gia khảo sát).
- Mẫu khảo sát bao gồm 132 nữ (66%) và 68 nam (34%).
Bảng 2: Bảng thống kê về số lượng đối tượng tham gia khảo sát
Sinh viên năm Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về năm học hiện tại của sinh viên tham gia khảo sát
Trong tổng số 200 bạn sinh viên tham gia khảo sát, ta thấy số lượng sinh viên chủ yếu là sinh viên năm nhất (chiếm 64%), tiếp đến là sinh viên năm hai và năm ba (17% và 12%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là sinh viên năm tư với 8% Form khảo sát đa số được gửi đến sinh viên K49 UEH và bạn bè đồng trang lứa ở các trường đại học khác, vì vậy, kết quả thống kê chỉ phản ánh cho tổng thể sinh viên năm nhất là chủ yếu
4.1.3 Thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên
Bảng 3: Bảng thống kế về thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sátThu nhập/tháng (VNĐ) Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát
- Phân phối thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát hơi lệch phải.
- Hầu hết sinh viên có thu nhập trung bình hàng tháng thấp hơn 9.000.000 VNĐ (85%).
- Sinh viên có thu nhập trung bình hàng tháng (bao gồm chu cấp từ gia đình) nằm trong khoảng 3.000.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,5%.
4.1.4 Chi phí trung bình hàng tháng dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên
Bảng 4: Bảng thống kế về chi phí trung bình hàng tháng của sinh viên tham gia khảo sát dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử
Chi phí/tháng (VNĐ) Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về chi phí trung bình hàng tháng dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên tham gia khảo sát
- Mức chi tiêu trung bình dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên dao động từ dưới 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ là nhiều nhất, chiếm 84,5%.
- Có 13 sinh viên trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát (6,5%) có chi phí trung bình hàng tháng dành cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử lớn hơn 1.500.000 VNĐ.
- Số lượng sinh viên tham gia khảo sát có chi phí trung bình hàng tháng dưới 500.000 VNĐ và số lượng sinh viên có chi phí trung bình hàng tháng từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ chênh lệch không quá 5% tổng số
4.1.5 Tần suất mua sắm qua các sàn thương mại điện tử trung bình một tháng
Bảng 5: Bảng thống kê về tần suất mua sắm qua các sàn thương mại điện tử trung bình một tháng của sinh viên tham gia khảo sát
Tần suất mua sắm trung bình một tháng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về tần suất mua sắm qua các sàn thương mại điện tử trung bình một tháng của sinh viên tham gia khảo sát
- Giá trị trung bình nhận được là 2.75, từ đó ta có thể nhận thấy được sinh viên hiện nay có tuần suất mua sắm rất bình thường
- Trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát, phần lớn các sinh viên ít khi thường xuyên mua sắm (chiếm gần 46%), còn lại là các sinh viên có tần suất mua sắm bình thường (chiếm 23,5%) và các sinh viên có tần suất mua sắm thường xuyên ( chiếm 31%).
- Trong đó, số sinh viên không thường xuyên mua sắm là cao nhất với 51 lượt bình chọn ( chiếm 25,5%), ngược lại, số sinh viên rất thường xuyên mua sắm là ít nhất với 19 lượt bình chọn (chiếm 9,5%).
- Qua khảo sát, ta thấy được hiện nay, sinh viên trên TP Hồ Chí Minh có tần suất mua sắm là bình thường, không quá thường xuyên Đây là một tín hiệu rất tích cực cho thấy việc chi tiêu mua sắm hiện nay được các bạn sinh viên đón nhận và quan tâm, các hành động mua sắm cũng được cân nhắc kĩ lưỡng để phù hợp hơn với thu nhập của sinh viên
4.1.6 Số lượng đơn hàng trung bình một tháng của sinh viên
Bảng 6: Bảng thống kê về số lượng đơn hàng trung bình một tháng của sinh viên
Số lượng đơn hàng trung bình Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về số lượng đơn hàng trung bình một tháng của sinh viên
- Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến 89 sinh viên lựa chọn việc mua dưới 3 đơn hàng trong một tháng ( chiếm 44,5%), 74 sinh viên ( 37%) khác lựa chọn mua từ 3 – 6 đơn hàng Bên cạnh đó, có 27 sinh viên lựa chọn mua 6 – 9 đơn hàng và 10 sinh viên lựa chọn mua trên 9 đơn hàng, tương ứng với 13,5% và 5%.
- Nhìn vào số liệu thu được, ta có thể thấy phần trăm sinh viên lựa chọn mua hàng tỉ lệ nghịch với số đơn hàng gia tăng hằng tháng
- Khảo sát trên đã chỉ ra được rằng, trong số 200 sinh viên tham gia khảo sát, hầu hết các sinh viên đều có nhận thức về việc chi tiêu mua hàng của mình Số lượng đơn hàng được các sinh viên lựa chọn là vừa phải và phù hợp với điều kiện chi tiêu của mỗi cá nhân.
4.1.7 Sự gia tăng chi tiêu cho việc mua sắm vào các ngày lễ, các dịp đặc biệt
Bảng 7: Bảng thống kê về sự gia tăng chi tiêu cho việc mua sắm vào các ngày lễ, các dịp đặc biệt Ý kiến Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về sự gia tăng chi tiêu cho việc mua sắm vào các ngày lễ, các dịp đặc biệt
- Có thể thấy, vào các dịp lễ tết hay các ngày đặc biệt, hầu hết việc chi tiêu của các bạn sinh viên đều gia tăng Có đến 155 sinh viên (chiếm 77,5%) trong tổng số 200 sinh viên tham gia khảo sát lựa chọn “Có”, trong khi đó chỉ có 22,5% sinh viên lựa chọn “Không” chi tiêu thêm vào những dịp đặc biệt này Điều này cũng dễ hiểu vì thường trong những ngày lễ tết hay những dịp đặc biệt, mọi người thường có nhu cầu tặng quà hay cần thêm những món đồ mới nên việc gia tăng chi tiêu là hoàn toàn hợp lí để đáp ứng nhu cầu của bản thân
4.1.8 Những loại hàng thường mua qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên
Bảng 8: Bảng thống kê về những loại hàng thường mua qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên
Mặt hàng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm Đồ skincare và mỹ phẩm 138 0.25 25%
Quần áo 167 0.3 30% Đồ dung học tập 102 0.18 18% Đồ gia dụng 62 0.11 11% Đồ điện tử 54 0.096 9,6%
Biểu đồ về những loại hàng thường mua qua các sàn thương mại điện tử của sinh viên
- Dựa vào biểu đồ và số liệu khảo sát thu được, ta có thể thấy quần áo là mặt hàng mà sinh viên lựa chọn mua nhiều nhất ở các sàn thương mại điện tử (30%), tiếp theo đó đồ skincare và mỹ phẩm, đồ dùng học tập cũng là những sản phẩm được sinh viên lựa chọn mua sắm tại các sàn tương mại điện tử, với 25% và 18% tương ứng Mặt khác, các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm tỉ lệ ít nhất với 37 sinh viên lựa chọn (chiếm 6,4%)
- Hiện nay, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đồ thiết yếu đều có bán tại các sàn thương mại điện tử Nhìn chung, các bạn sinh viên rất tin tưởng khi lựa chọn mua sắm quần áo online vì nó đem lại cho các bạn sinh viên nhiều lựa chọn cũng như các chất liệu, các giá tiền phù hợp với thu nhập của các bạn sinh viên Bên cạnh đó, các mặt hàng khác như đồ skincare, mỹ phẩm, đồ dùng học tập hay các mặt hàng khác cũng được đón nhận nhiều hơn Chính sự phát triển của các sàn thương mại cũng giúp cho phần nào các bạn sinh viên có thể tìm kiếm và mua những sản phẩm hoàn toàn phù hợp với giá tiền của sinh viên, từ đó đem lại cho các bạn sinh viên những sự thoải mái hơn trong việc chi tiêu hằng ngày khi có sự xuất hiện của các kênh mua bán và các sàn thương mại điện tử.
4.1.9 Chi tiêu hàng tháng của sinh viên cho sàn thương mại điện tử Shopee
Bảng 9: Bảng thống kê về số tiền trung bình 1 tháng sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử Shopee
Số tiền trung bình 1 tháng Tần số Tần suất Tần suất phần trăm
Biểu đồ về số tiền trung bình 1 tháng sinh viên chi tiêu cho việc mua sắm qua sàn thương mại điện tử Shopee
Ước lượng trung bình tổng thể
Lấy số liệu từ bảng 4 làm mẫu, có 44,5 % sinh viên chi tiêu trong khoảng dưới 500 ngàn đồng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử, tức là 89 người trên 200 người tham gia khảo sát.
Tỷ lệ mẫu của dữ liệu: p=x n = 89
Sử dụng độ tin cậy 95%, ta có: z α
2 ×√ p × ( 1− p n ) =0.0689 Ước lượng khoảng của tỉ lệ sinh viên chi tiêu dưới 500 ngàn đồng là: p ± zα
=> Ước lượng của tỉ lệ tổng thể là 0.38136, sai số biên là 0.0689 và khoảng tin cậy là 95%:[0.3811;0.5189] Vì vậy ta tin tưởng ở độ tin cậy 95% rằng giữa 38.11% và 51.89% sinh viên chi tiêu dưới 500 ngàn đồng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử.
Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết: Có ít nhất 40% sinh viên chi trả dưới 500 ngàn đồng mỗi tháng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử. Đặt p là số sinh viên chi trả dưới 500 ngàn đồng mỗi tháng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử.
Lấy mẫu 200 người trong đó có 89 người chi tiêu dưới 500 ngàn đồng mỗi tháng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử
=> Không thể bác bỏ giả thuyết H0
=> Vậy ở sinh viên có ít nhất 40% chi tiêu dưới 500 ngàn đồng mỗi tháng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử.
Dùng giá trị tới hạn:
Với mức ý nghĩa α = 0.05 ∀ z Ta thấy z = 1.299 < z = 0.05, vậy ta chấp nhận giả thuyết rằng
“Có ít nhất 40% sinh viên chi tiêu dưới 500 ngàn đồng mỗi tháng cho việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử”.
HẠN CHẾ
Hạn chế của dự án
Do số liệu nghiên cứu được cung cấp từ cuộc khảo sát mà đối tượng chủ yếu là sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nên tính khách quan không cao, thông tin về hành vi tiêu dùng có thể có sự khác biệt so với số sinh viên còn lại trên địa bàn thành phố Việc tiến hành khảo sát,thống kê, xử lý dữ liệu, tính toán cũng như trình bày dự án vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót do những hạn chế về sự hiểu biết và kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu.
Hạn chế của nhóm
- Do ảnh hưởng của việc ôn tập cho các bài thi khác, nhóm không thể tận dụng trọn vẹn thời gian được đề ra để thực hiện dự án nên việc có những sai sót hay bỏ lỡ những chi tiết nhỏ là điều không thể tránh khỏi
- Mặc dù lĩnh vực khảo sát và thống kê không phải là điểm mạnh của một vài thành viên trong nhóm nhưng các thành viên đã cố gắng hoàn thiện dự án một cách chỉn chu nhất có thể, bằng tất cả tâm huyết của mình Nhóm rất mong nhận được sự thông cảm từ thầy cô, chúng em xin chân thành cảm ơn.