1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

36 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 87,44 KB

Nội dung

Suy dinh dương là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hâu quả của suy dinh dương không những ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hâu quả cho xã hội. Trong 10 năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh te tăng trưởng nhanh, cùng với thành tựu đó tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em cũng được cải thiện. Tỉ lệ trẻ suy dinh dương từ 50% trong những năm 90 xuống còn 30,1% vào năm 2002 và xuống còn 19,9% năm 2008. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được coi là nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dương thể thấp còi vẫn chiếm tới 32,6% [8]. Trong những thập niên gần đây, nước ta đã và đang nỗ lực giải quyết gánh nặng suy dinh dưỡng bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Không ít các hội thảo trong và ngoài nước dành riêng cho chương trình này. Tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [1]. Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo vệ sinh hơn và rẻ hơn nuôi trẻ bằng các thực phẩm khác. Thêm vào đó, các thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ giúp trẻ chống lại những bệnh nhiễm trùng phổ biến. Trẻ được bú mẹ sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe khi bước vào môi trường không gian bên ngoài. Sữa mẹ là thực phẩm ưu việt trên toàn Thế Giới, đặc biệt nó chiếm một vị trí quan trọng trong các nước đang phát triển, nơi mà có nhiều gia đình nghèo hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe yếu kém hơn, môi trường sức khỏe nói chung có nhiều nguy hiểm hơn. Như vây quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEFF) đã thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ như một phần chính của chiến lược cải thiện cuộc sống trẻ thơ [27]. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh thì hàng loạt những sản phẩm sữa hộp và các sản phẩm thay thế sữa mẹ được bày bán công khai, quảng cáo ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không ít tới việc nuôi trẻ. Ở Việt Nam, chương trình nuôi con bằng sữa mẹ đã được triển khai nhiều thập kỷ nay và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc khuyến khích, hỗ trợ cho bà mẹ NCBSM thành công là một hoạt động then chốt của chương trình phòng chống suy dinh dương cho trẻ em. Đóng góp một phần không nhỏ vào những thành công của chương trình NCBSM là các hoạt động tư vấn, giới thiệu lợi ích cho trẻ bú mẹ của các tập thể y, bác sỹ tại bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Thông qua nghiên cứu “Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019”, với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số yêu tố liên quan đến công tác tư vân nuôi con băng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. 2. Hiệu quả công tác tư vấn NCBSM thông qua hiểu biết về NCBSM của các bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Trang 1

CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ 3

Chương II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 13

3.2 Một số yếu tố liên quan đến công tác tư vấn NCBSM 17

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.9 Liên quan tham gia tư vấn và nghề nghiệp của mẹ 17 Bảng 3.10: Liên quan hình thức tư vấn và hình thức sinh ở những bà

Bảng 3.11: Các sản phụ tham khảo tài liệu vê NCBSM và được tư

Bảng 3.12:Liên quan nghê nghiệp và tham khảo tài liệu về NCBSM 19 Bảng 3.13: Liên quan tham khảo tài liệu của các bà mẹ và số lần sinh 19 Bảng 3.14: Liên quan hình thức tư vấn của các bà mẹ và số lần sinh 20 Bảng 3.15: Liên quan thời điểm phỏng vấn sau sinh và hình thức tư

Bảng 3.17: Hiệu quả nhắc lại các chỉ tiêu tư vấn ở các sản phụ 22 Bảng 3.18: Hiệu quả tư vấn của các nhóm ngành nghề khác nhau 23 Bang 3.19: Hiệu quả tư vấn ở các bà mẹ có số lần sinh khác nhau 24 Bảng 3.20: Lý do các bà mẹ không tham gia tư vấn NCBSM 24

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dương là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Hâu quả của suy dinh dương không những ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hâu quả cho xã hội Trong 10 năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh te tăng trưởng nhanh, cùng với thành tựu đó tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em cũng được cải thiện Tỉ lệ trẻ suy dinh dương từ 50% trong những năm 90 xuống còn 30,1% vào năm 2002 và xuống còn 19,9% năm 2008 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được coi là nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dương thể thấp còi vẫn chiếm tới 32,6% [8].

Trong những thập niên gần đây, nước ta đã và đang nỗ lực giải quyết gánh nặng suy dinh dưỡng bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có chương trình nuôi con bằng sữa mẹ Không ít các hội thảo trong và ngoài nước dành riêng cho chương trình này Tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [1].

Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo vệ sinh hơn và rẻ hơn nuôi trẻ bằng các thực phẩm khác Thêm vào đó, các thành phần miễn dịch có trong sữa mẹ giúp trẻ chống lại những bệnh nhiễm trùng phổ biến Trẻ được bú mẹ sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe khi bước vào môi trường không gian bên ngoài Sữa mẹ là thực phẩm ưu việt trên toàn Thế Giới, đặc biệt nó chiếm một vị trí quan trọng trong các nước đang phát triển, nơi mà có nhiều gia đình nghèo hơn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe yếu kém hơn, môi trường sức khỏe nói chung có nhiều nguy hiểm hơn Như vây quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEFF) đã thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ như một phần chính của chiến lược cải thiện cuộc sống trẻ thơ [27].

Trang 5

Bên cạnh đó, khi nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh thì hàng loạt những sản phẩm sữa hộp và các sản phẩm thay thế sữa mẹ được bày bán công khai, quảng cáo ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không ít tới việc nuôi trẻ Ở Việt Nam, chương trình nuôi con bằng sữa mẹ đã được triển khai nhiều thập kỷ nay và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ Việc khuyến khích, hỗ trợ cho bà mẹ NCBSM thành công là một hoạt động then chốt của chương trình phòng chống suy dinh dương cho trẻ em Đóng góp một phần không nhỏ vào những thành công của chương trình NCBSM là các hoạt động tư vấn, giới thiệu lợi ích cho trẻ bú mẹ của các tập thể y, bác sỹ tại bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước Thông qua nghiên cứu “Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019”, với hai mục tiêu:

1 Mô tả một số yêu tố liên quan đến công tác tư vân nuôi con băng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

2 Hiệu quả công tác tư vấn NCBSM thông qua hiểu biết về NCBSM của các bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Trang 6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ: Được tạo ra từ hệ thống tuyến sữa trong vú của người phụ nữ

từ khi có thai tháng thứ 4 trở đi, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 giờ sau khi sinh Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác.

Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là cách nuôi dưỡng trong đó

trẻ được trực tiếp bú sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ được vắt ra[22].

Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): Trong đó trẻ chỉ được ăn

sữa mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹ hoặc bú trực tiếp tù người mẹ khác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứ loại thức ăn đò uống nào khác Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhân là các giọt dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [22].

Tư vấn trực tiếp về NCBSM: là quá trình trao đổi trực tiếp với cán bộ

y te về những vấn đề liên quan đen việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Tư vấn gián tiếp: Người tham gia tư vấn được tìm hiểu về nội dung

cần tư vấn thông qua hình ảnh, báo chí, tờ rơi, b ăng hình hay các phương tiện truyền thông.

1.2 Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn tự nhiên hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như protein, glucid, lipid, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và sự phát triển cơ thể trẻ.

Sữa mẹ trải qua 2 giai đoạn: sữa non và sữa ổn định

+ Sữa non: là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu của trẻ Sữa non

sánh đặc màu vàng nhạt Trong sữa non có chứa nhiều n ăng lượng, protein, vitaminA, đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn t ăng cường miễn dịch cho

Trang 7

trẻ Bên cạnh đó sữa non còn có tác dụng tống phân su nhanh ngăn chặn vàng da cho trẻ sơ sinh [3].

+ Sữa ổn định: Có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng.

Protein sữa mẹ chứa đầy đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối và dễ hấp thu Sữa mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic cần cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững của thành mạch, hơn nữa lipid trong sữa mẹ dễ được tiêu hóa hơn do có lipase Lactose trong sữa mẹ cung cấp thêm nguồn năng lượng trẻ, một số lactose vào ruột lên men tạo thành acid lactic giúp cho h ấp thu canxi và muối khoáng tốt hơn Sữa mẹ có chứa nhiều các men, giúp cho trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn Hoạt tính lysozym, amylaza của sữa non cao hơn 60 lần và ở sữa hoàn thiện là 40 lần so với sữa bò Nhiều các men khác cũng có mặt với nồng độ rất cao bao gồm transaminaza, catalaza, lactaza, dehydrozenaza, proteaza và lipaza Nội tiết tố giáp trạng và những nội tiết tố khác cũng được tiết ra ở sữa mẹ[13].

Sữa mẹ còn có nhiều vitamin và muối khoáng như vitamin A, C, canxi, sắt, tỉ lệ Ca/P thích hợp dễ hấp thu, phòng một số bệnh thiếu vi chất gây ra như khô mắt do thiếu vitaminA, thiếu máu thiếu sắt, còi xương [3]

Một thành phần quan trọng của sữa mẹ mà không một loại sữa nào khác có thể thay the được là chất kháng khuẩn Đó là các kháng thể IgA có nhiều nhất trong sữa non và giảm dần ở các ngày sau đó Lactofein là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn ưa sắt phát triển Các enzyme lactozym có tác dụng diệt khuẩn Và hơn 80% te bào trong sữa là các lympho bào, thực bào có tác dụng thực bào và tiết IgA, interferon có tác dụng ức che hoạt động của vi khuẩn, virus, nấm [30] Ngoài ra trong sữa mẹ còn có yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, lấn át sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Ecoli Sữa mẹ có khoảng hơn 100 thành phần không tìm thấy trong bất kỳ loại sữa công thức nào, hầu như không có một đứa trẻ nào dị ứng với sữa mẹ mình.

Trang 8

1.3 Tầm quan trọng của NCBSM1.3.1 Đối với trẻ

- NCSM giúp trẻ phát triển tốt hơn: Do thành phần và tính chất ưu việt như vây nên NCBSM là biện pháp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ [39] Nhiều nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với việc NCBSM, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn [7] Morow và cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển hiểu biết của trẻ 2 tháng đầu với NCBSM và nhân thấy rằng có sự khác nhau có ý nghĩa giữa những trẻ được bú mẹ hoàn toàn với trẻ ăn nhân tạo [26] Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ thông minh hơn trẻ ăn sữa bò [3].

- NCBSM làm giảm tỉ lệ bệnh tật cho trẻ: Theo tổ chức UNICEF ước tính rằng hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết vì các lý do gián tiếp hay trực tiếp có liên quan đen không hoặc thiếu nuôi dưỡng bằng sữa mẹ [20].

Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (1997) đã công nhân những lợi ích đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu và các nước phát triển khác trên dân số ở tầng lớp trung lưu cho thấy việc NCBSM giúp giảm tần suất và hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử Một số nghiên cứu cho thấy NCBSM có thể có tác dụng bảo vệ với hội chứng đột tử ở trẻ em, bệnh đái đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, các bệnh dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa [4].

Theo tài liệu của WHO, những trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi mà không được bú mẹ thì tỉ lệ bị ỉa chảy cao hơn 2 lần và nguy cơ trẻ chết do những ảnh hưởng của nó tăng gấp 25 lần so với những đứa trẻ được bú mẹ Hơn the nữa những đứa trẻ không được bú mẹ nguy cơ chết do viêm phổi gấp 4 lần so với những đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn [42] Cho con bú hoàn toàn từ 4-6 tháng

Trang 9

và tiếp cho bú ít nhất 2 năm làm giảm bệnh tật và đặc biệt ỉa chảy và những bệnh nhiễm trùng khác NCBSM làm giảm những trường hợp chết do ỉa chảy 32%, nhiễm khuẩn hô hấp 22%, và những nhiễm trùng khác là 17% [25].

Ở Châu Mỹ La Tinh hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi chết do ỉa chảy, mà hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi Người ta nhân thấy rằng nguy cơ trẻ chết do ỉa chảy ở trẻ em ăn nhân tạo cao hơn gấp 14 lần so với trẻ được bú mẹ [16], [17] Những nghiên cứu do Brend & cộng sự (1988), Victoria và cộng sự (1997),(1987), cũng chỉ ra rằng hầu hết những trường hợp bệnh nhiễm khuẩn cấp ở trẻ em có sự liên quan lớn đối với trẻ được nuôi bằng nhân tạo [13], [34], [35].

Theo thống kê của UNICEF cho thấy suy dinh dưỡng protein- năng lượng xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi từ 4 đến 18 tháng tuổi trong đó ở lứa tuổi dưới 12 tháng có nguyên nhân chủ yếu là không được bú sữa mẹ hoặc cho trẻ ăn bổ sung quá sớm [30].

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Trọng An, Đào Ngọc Diễn (1993) ở các trẻ nội ngoại thành cũng chỉ rõ tỉ lệ suy dinh dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp ở trẻ dưới 12 tháng cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm trẻ không được bú mẹ so với nhóm trẻ được bú mẹ[5].

Ngoài bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và suy dinh dưỡng, Ducan và cộng sự (1993) nghiên cứu trên 1200 trẻ nhỏ chỉ ra rằng số tre bị viêm tai giữa ở trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 4-6 tháng chỉ bằng 1/2 trẻ không được bú mẹ và bằng 40% số trẻ được bú mẹ và cho ăn < 4 tháng [19].

NCBSM là biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên, tuyệt đối an toàn và hiệu quả Chandra (1979) thấy rằng trẻ được bú mẹ không những giảm tỉ lệ nhiễm

Trang 10

mang lại rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người mẹ NCBSM giúp cho bà mẹ co hồi tử cung, tránh băng huyết sau đẻ Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra oxytoxin có tác dụng co các te bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa Oxytocin cũng có tác dụng trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay sau đẻ, oxytocin cũng được sản xuất và tác dụng lên te bào cơ tử cung giúp cho việc cầm máu nhanh sau đẻ [14], [23].

NCBSM làm châm có thai và có kinh trở lại sau sinh Lượng sắt mà bà mẹ dung để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh Điều này cũng giúp hạn che thiếu máu do thiếu sắt [4].

Cho con bú đòi hỏi một sự tiêu hao năng lượng từ 200 đến 500Kcal/ ngày, tương đương với đạp xe đạp trong vòng 1 giờ Điều này giúp bà mẹ giảm cân nhanh hơn Vài nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương châu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ NCBSM [4].

NCBSM có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh [4].

1.3.3 Gắn bó tình cảm mẹ con

NCBSM có điều kiện gắn bó mẹ con, mẹ và con có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hòa của đứa trẻ, cả về trí tuệ, nhân cách và tình cảm, giúp cho bà mẹ giảm căng thẳng và đặc biệt giảm tỉ lệ bệnh trầm cảm sau sinh [4].

1.3.4 Hiệu quả kinh tế của NCBSM

Sữa mẹ luôn có sẵn và ở nhiệt độ thích hợp, cho trẻ ăn ngay dù mùa đông hay mùa hè Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cu pha che Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh te hơn nhiều so với nuôi nhân tạo bằng sữa bò hay bất cứ loại thức ăn nào khác, vì bà mẹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc vì không phải chi phí cho việc

Trang 11

mua, vận chuyển, phân phối và chuẩn bị thực phẩm Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú.

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc NCBSM1.4.1 Trình độ văn hóa của bà mẹ

Nhiều nghiên cứu được tiến hành về các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ NCBSM Theo nghiên cứu của Sjolin và cộng sự (1995) nghiên cứu trên 200 bà mẹ ở Nigieria thấy rằng các bà mẹ sống trong điều kiện tốt và có trình độ cao thì thời gian cho con bú kéo dài hơn [32] Một nghiên cứu tại Việt Nam được tiến hành bởi Swenson và cộng sự (1993) cho thấy rằng thời gian cho con bú của các bà mẹ trình độ v ăn hoá cao và sống ở các tỉnh khác nhau có khác nhau [33].

Như vây, kiến thức và thái độ của bà mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong tình trạng dinh dương và sự phát triển của trẻ em qua việc cho ăn, việc chăm sóc trẻ.

1.4.2 Ảnh hường của trình độ kinh tế, văn hóa xã hội tới việc nuôi con

Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới việc NCBSM Một nghiên cứu thực hành NCBSM của các bà mẹ Đông Dương đen cư trú tại Úc cho thấy có giảm về tỉ lệ và thời gian cho con bú [31].

Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ NCBSM giảm một cách đáng báo động: từ năm 1975-1985 tỉ lệ trẻ được bú sữa mẹ đen 6 tháng tuổi ở thành thị giảm từ 43% xuống 34%, trong khi ở nông thôn giảm từ 62% xuống 60% [18]

Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống NCBSM, với những phong tục tập quán hình thành từ ngàn đời ăn sâu vào tiềm thức, chi phối lối sống, cách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Ngày nay khi đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nhiều tác giả đã đề cập đến quá trình đô thị hóa và những thay đổi trong lối sống thì trình độ học vấn được nâng cao, những hiểu biết về dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em được tốt hơn Nhưng cùng với

Trang 12

đó là gánh nặng công việc khi phụ nữ tham gia vào sản xuất kinh te ảnh hưởng không nhỏ đến chăm sóc con cái Mặt khác, sự phát triển của kinh tế thị trường ngày một phát triển, tính đến năm 2009, trên thị trường có khoảng 120 nhãn sữa mẫu mã khác nhau [10] V ới hàng loạt quảng cáo hấp dẫn, hâu mãi đa dạng của các hãng sữa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đen tâm lý bà mẹ chọn sữa nuôi con.

1.4.3 Ảnh hường của cán bộ y tế đến thực hành NCBSM

Vai trò của cán bộ y tế và những người phục vụ về sức khỏe có ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi con của các bà mẹ Trong các nhà hộ sinh cũng như những phòng khám phụ nữ hoặc ở nơi chăm sóc sau đẻ, nó lại càng đặc biệt quan trọng, bởi vì họ đến đây trong tình trạng cần được chăm sóc sức khỏe hoặc vì những bệnh tật của họ Những cán bộ y tế trở thành một phần của xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đen họ [22], [36] Các cán bộ y tế có ảnh hưởng tới hành vi về nuôi con của các bà mẹ bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ nguồn sữa Cả hai việc đều làm cho bà mẹ hiểu và bảo vệ được nguồn sữa [29].

Những thực hành của cán bộ y tế đóng một vai trò quan trọng trong việc cho con bú sớm Nghiên cứu của Omotola va Kingele (1985) cho th ấy rằng 80% trẻ được bú mẹ trong vòng 48 giờ đầu sau khi đẻ hầu hết các bà mẹ đều vứt bỏ sữa non trong vòng 24 giờ đầu lý do chủ yếu là các bà mẹ không được nhân những lời khuyên thích hợp và mẹ và con phải nằm tách nhau sau khi sinh Tác giả đã nhấn mạnh nên có một chương trình giáo dục dinh dưỡng [28].

Kết quả nghiên cứu của Morrow (1992) cũng tìm thấy rằng một số cán bộ y tế Việt Nam thâm chí ở trong các Bệnh viện lớn cũng cho các bà mẹ những lời khuyên không đúng, những điều đó làm trì hoãn việc cho trẻ bú sớm từ 1-3 ngày sau đẻ [26].

Trang 13

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy việc giáo dục của cán bộ y tế, cho con nằm chung với mẹ sau khi đẻ, cho trẻ bú sớm có ảnh hưởng tích cực đen tỉ lệ và thời gian cho bú [21], [41].

1.5 Tình hình NCBSM trên Thế Giới và Việt Nam1.5.1 Tình hình NCBSM trên Thế Giới

Tỉ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ và kéo dài thời gian NCBSM khác nhau giữa các nước ở trên The Giới, cũng như giữa các vùng nông thôn hay thành thị Ở nông thôn Malaysia, tỉ lệ NCBSM giảm một cách nhanh chóng từ 80% (1950-1969) xuống 69% (1989-1990) ở Trung quốc từ 63% xuống 22% và ở ấn độ từ 70-40% Tại Bắc kinh Trung Quốc khoảng 80% trẻ được bú mẹ trong những năm 1950, nhưng tỉ lệ này giảm còn 13,8% ở Thành phố năm 1984 và sau đó tỉ lệ trẻ được bú duy trì khoảng 13-14% trong những năm 1987-1990 Chua (1989) nghiên cứu ở Singapor thấy tỉ lệ trẻ được bú mẹ là 85-90% ở những bà mẹ giàu và 90% ở những bà mẹ nghèo trong những n ăm 1950- 1960, sau đó giảm xuống còn 60% và 36% [15] Thời gian cho con bú cũng giảm ở Philippin từ n ăm 1973 đặc biệt ở thành phố trong các nhóm có điều kiện kinh tế và trình độ văn hóa cao [40].

Kết quả điều tra cho thấy gần đây xu hướng NCBSM có dấu hiệu hồi phục, 98% trẻ ở Châu Phi, 96% trẻ ở Châu Á, 90% trẻ ở Nam Mỹ đã được NCBSM [37].

Ở Đông Nam Á, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cho trẻ chính nhưng có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị về khoảng thời gian trẻ được bú mẹ Ở Bangkok theo điều tra năm 1987, thời gian cho con bú trung bình là 4 tháng trong khi ở nông thôn là 14 tháng [37].

1.5.2 Tình hình NCBSM tại Việt Nam

Ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 đã có những nghiên cứu về tập quán và thực hành nuôi con được tiến hành bởi nhiều tác giả và trong nhiều vùng trên cả nước Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhân rộng rãi ở Việt

Trang 14

Nam, ước tính có 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tỉ lệ này khác nhau theo từng vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hóa của bà mẹ, nơi đẻ nhưng sự khác biệt không đáng kể, nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ [12].

Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự (1983) đã nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn, từ 68% đến 97% trẻ được ăn bổ sung trong vòng 4 tháng đầu [5].

Nghiên cứu 162 cặp bà mẹ và con dưới 36 tháng tuổi của Nguyễn Công Khẩn, Hoàng Đức Thịnh và Nguyễn Thị Thế Trâm năm 1990 ở một vùng sinh thái miền Trung cho thấy có tới 91,5% số bà mẹ cho con bú muộn sau 24 giờ; 83,8% bà mẹ sử dụng các dung dịch cho trẻ uống ngay sau khi sinh ra Khi trẻ bị bệnh có tới 69,8% số bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú bình thường Nhưng có tới 30,2% số bà mẹ ngừng cho con bú, đồng thời kiêng các thức ăn như thịt mỡ, dầu ăn, cá, trứng và các thức ăn chua đối với cả mẹ và con [6].

Qua điều tra 611 bà mẹ đang nuôi con dưới 24 tháng ở các vùng sinh thái khác nhau của Cao Thu Hương, Phạm Thúy Hòa, Trần Thúy Nga, Hà Huy Khôi: tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu chỉ đạt 44,4%, vẫn còn 56% các bà mẹ có con dưới 4 tháng đã cho con ăn bổ sung vì các bà mẹ quan niệm rằng: mẹ thiếu sữa(41,2%), mẹ phải đi làm (30%), cho trẻ cứng cáp(18,8%) [12].

Sự hiểu biết của các bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ là 79,7%, còn đối với sữa non còn thấp (39,1%), tình trạng này có lẽ do tư vấn cho bà mẹ của cán bộ y te và của cộng đồng còn yếu.

1.6 Những hoạt động thúc đẩy NCBSM

Cộng đông quôc tê từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ, luật quốc te về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thay the sữa mẹ

Trang 15

được ban hành năm 1991; tuyên bố về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, sáng kiến bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE) năm 1991 đen tuyên bố của hội nghị quốc te về dinh dưỡng n ăm 1992 Gần đây tổ chức y te the giới và UNICEF vừa công bố bản chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có tầm quan trọng mang tính toàn cầu [1].

BVBHTE của Việt Nam được phát động từ năm 1993 với mục tiêu là xây dựng mô hình này trên toàn quốc Bệnh viện muốn đạt được danh hiệu BVBHTE thì phải thực hiện được đủ 10 điều kiện theo tiêu chuẩn toàn cầu để nuôi con bằng sữa mẹ thành công Và đến nay dã có 53 bệnh viện của tuyến trung ương và tỉnh được công nhân là BVBHTE Việc thực hiện BVBHTE đã làm thay đổi các thực hành về NCBSM và là động lực thúc đẩy, lôi cuốn chương trình NCBSM.

Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chúc hội nghị hàng năm để khuyến cáo về những ý nghĩa quan trọng của việc NCBSM Hội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho các bà mẹ có điều kiện NCBSM như:

- Giáo dục cho các bà mẹ về quyền lợi và lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ - Hướng dẫn các kiến thức và thực hành về NCBSM để bảo vệ nguồn sữa mẹ và thắt chặt tình mẫu tử.

- Đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, tư vấn viên về NCBSM - Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông

- Hỗ trợ các hoạt động về phát triển kinh te gia đình: Vay vốn, tạo việc làm

- Lồng ghép nội dng NCBSM vào các chương trình truyền thông sức khỏe tại cộng đồng.

Trang 16

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Các sản phụ sinh thường và sinh mổ trong vòng 7 ngày có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên sinh con tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

- Các sản phụ sinh con có cân nặng từ 2300g trở lên - Các sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Sản phụ đẻ con không sống.

- Sản phụ sau đẻ chống chỉ định cho con bú - Sản phụ bị tâm thần

- Không tự nguyện tham gia phỏng vấn.

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Tại khoa phụ sản từ tháng 4/2019 đến tháng 11/2019.

2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.2 Cỡ mẫu

Cỡ mẫu: tính theo công thức (ước tính một tỷ lệ trong quần thể)

Trong đó:

- n: là cỡ mẫu tính cho nghiên cứu.

- p: tỷ lệ những trẻ được cho bú trong nửa giờ đầu sau sinh

- α là mức ý nghĩa thống kê, với a = 0,05 (tương ứng độ tin cậy là 95%) thì hệ số

Trang 17

ɛ: Sai số ước lượng (ɛ = 0,13)

Công thức này cộng với 10% sai số xảy ra khi lấy thông tin.

Qua tính toán: cỡ mẫu nghiên cứu sẽ được ước lượng là 114 sản phụ.

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

• Phương pháp thu thập số liệu bằng bảng kiểm được trình bày ở phần phụ lục.

2.2.4 Các biến số trong nghiên cứu

2.2.4.1 Các biến số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 1 - Số lần sinh

- Nghề nghiệp - Địa chỉ

- Địa điểm nơi khám thai - Tham gia tư vấn NCBSM

- Có tham khảo tài liệu (sách báo, phim ảnh ) 2.2.4.2 Các biển số nghiên cứu phục vụ mục tiêu 2 - Được tư vấn NCBSM

- Tư vấn khi khám thai hay sau sinh - Hình thức tư vấn trực tiếp hay gián tiếp

- Nhớ các nội dung đã được tư vấn (dùng bảng đánh giá )

2.2.5 Xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0

Trang 18

CHƯƠNG 3

KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Ngày đăng: 25/04/2024, 15:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số lần sinh của sản phụ - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.1. Số lần sinh của sản phụ (Trang 18)
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của sản phụ - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của sản phụ (Trang 18)
Bảng 3.5 Thời điểm tham gia tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.5 Thời điểm tham gia tư vấn (Trang 19)
Hình thức n Tỷ lệ % - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Hình th ức n Tỷ lệ % (Trang 20)
Bảng 3.7 hình thức sinh của các sản phụ - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.7 hình thức sinh của các sản phụ (Trang 20)
Bảng 3.10: Liên quan hình thức tư vấn và hình thức sinh ở những bà mẹ được tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.10 Liên quan hình thức tư vấn và hình thức sinh ở những bà mẹ được tư vấn (Trang 21)
Hình thức tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Hình th ức tư vấn (Trang 21)
Bảng 3.13: Liên quan tham khảo tài liệu của các bà mẹ và số lần sinh - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.13 Liên quan tham khảo tài liệu của các bà mẹ và số lần sinh (Trang 22)
Bảng 3.14: Liên quan hình thức tư vấn của các bà mẹ và số lần sinh - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.14 Liên quan hình thức tư vấn của các bà mẹ và số lần sinh (Trang 22)
Bảng 3.15: Liên quan thời điểm phỏng vấn sau sinh và hình thức tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.15 Liên quan thời điểm phỏng vấn sau sinh và hình thức tư vấn (Trang 23)
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tư vấn    Câu hỏi                         Tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.16 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tư vấn Câu hỏi Tư vấn (Trang 24)
Bảng 3.17: Hiệu quả nhắc lại các chỉ tiêu tư vấn ở các sản phụ                                           Tư vấn - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.17 Hiệu quả nhắc lại các chỉ tiêu tư vấn ở các sản phụ Tư vấn (Trang 25)
Bảng 3.18: Hiệu quả tư vấn của các nhóm ngành nghề khác nhau                                           Nghề - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.18 Hiệu quả tư vấn của các nhóm ngành nghề khác nhau Nghề (Trang 26)
Bảng 3.20: Lý do các bà mẹ không tham gia tư vấn NCBSM - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3.20 Lý do các bà mẹ không tham gia tư vấn NCBSM (Trang 27)
2. Hình thức sinh: - Đề cương đề tài Khảo sát thực trạng công tác tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn
2. Hình thức sinh: (Trang 29)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w