Trong bài nghiên cứu với chủ đề “Sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội.”, chúng tôi sẽ cùng giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
Nhóm thực hiện nghiên cứu: Lê Thị Quỳnh Trang
Nguyễn Hải Anh Nguyễn Văn Hưng
Hà Nội, 3/2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Lời đầu tiên, chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Mạnh Hùng Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng nguồn gồm tên tác giả, tên công trình Các số liệu trong bảng biểu phục vụ việc phân tích, nhận xét và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính tác giả thực hiện thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
xử lý trung thực, khách quan và không trùng lặp với các đề tài khác
Nhóm tác giả nghiên cứu:
Lê Thị Quỳnh Trang Nguyễn Hải Anh Nguyễn Văn Hưng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Bài nghiên cứu này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc của nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian học tập và tìm hiểu dưới sự giúp đỡ từ bạn bè và thầy cô hướng dẫn Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Mạnh Hùng – giảng viên Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Tuy nhiên điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, đề tài nghiên cứu “Sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội” không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn
bè để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1
3 Đối tượng nghiên cứu 5
4 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các khái niệm chung 6
1.1.1 Khái niệm Khởi nghiệp 6
1.1.2 Ý định khởi nghiệp 6
1.1.3 Tinh thần khởi nghiệp 7
1.1.4 Khái niệm vốn xã hội 7
1.1.5 Vai trò vốn xã hội trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên 8
1.1.6 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và ý định khởi nghiệp của sinh viên 10
1.2 Các lý thuyết nghiên cứu 11
1.2.1 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event – SEE) 11
1.2.1.1 Yếu tố hoàn cảnh 12
1.2.1.2 Mong muốn (desirability) 12
1.2.1.3 Khả thi (feasibility) 12
1.2.2 Lý thuyết về vốn xã hội của các học giả 13
1.2.2.1 Điểm thống nhất 13
1.2.2.2 Điểm khác biệt 14
1.3 Các nghiên cứu liên quan 15
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước 15
Trang 51.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 22
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu 23
1.4.1 Mạng lưới xã hội 23
1.4.2 Niềm tin 23
1.4.3 Tương tác xã hội 24
1.4.4 Nhận thức sự khao khát 24
1.4.5 Nhận thức tính khả thi 25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 26
2.2 Quy trình nghiên cứu 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 28
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 28
2.3.2.1 Tổng quan mẫu 28
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu 28
2.3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 29
2.3.3 Xây dựng bảng hỏi khảo sát 29
2.3.4 Xây dựng thang đo 30
2.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 34
2.3.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 34
2.3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 34
2.3.5.3 Phân tích tương quan - hồi quy 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Tổng quan ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội 37
3.2 Thực trạng vốn xã hội với ý định khởi nghiệp của sinh viên 38
3.2.1 Vốn xã hội của sinh viên với việc mở rộng mạng lưới xã hội 38
3.2.2 Vốn xã hội của sinh viên với niềm tin ảnh hưởng trong các mối quan hệ 39
3.2.3 Khả năng kết nối của sinh viên trong việc hình thành nhóm khởi nghiệp 40
3.2.4 Vốn xã hội của sinh viên với nhận thức tính khả thi trong ý định khởi nghiệp 41 3.2.5 Vốn xã hội của sinh viên với cảm nhận sự khao khát trong ý định khởi nghiệp .42
3.3 Ảnh hưởng của vốn xã hội đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội 43
Trang 63.3.1 Mặt tích cực 43
3.3.2 Những vấn đề còn lại 44
3.3.3 Nguyên nhân 44
3.3.3.1 Các yếu tố bên ngoài 44
3.3.3.2 Về phía trường đại học 44
3.3.3.3 Về phía bản thân sinh viên 45
3.4 Kết quả nghiên cứu định lượng 46
3.4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả 46
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 47
3.4.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 51
3.4.3.1 Phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng 51
3.4.3.2 Phân tích nhân tố Ý định khởi nghiệp 54
3.4.3.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 55
3.4.4 Phân tích tương quan 56
3.4.5 Phân tích hồi quy 59
3.4.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 61
3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 62
3.5.1 Đối với yếu tố Nhận thức sự khao khát 63
3.5.2 Đối với yếu tố Niềm tin 63
3.5.3 Đối với yếu tố Mạng lưới xã hội 63
3.5.4 Đối với yếu tố Tương tác xã hội 64
3.5.5 Đối với yếu tố Nhận thức tính khả thi 64
3.6 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính 64
3.6.1 Phân tích sự ảnh hưởng của giới tính, nhóm tuổi 65
3.6.2 Phân tích sự ảnh hưởng của trình độ học vấn, ngành học 66
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TỪ NÂNG CAO VỐN XÃ HỘI 67
4.1 Kết luận 67
4.2 Đề xuất hàm ý quản trị 67
4.2.1 Nhóm yếu tố “ Mạng lưới xã hội” 67
4.2.2 Nhóm yếu tố “Niềm tin” 68
4.2.3 Nhóm yếu tố “Tương tác xã hội” 69
Trang 74.2.4 Nhóm yếu tố “Nhận thức tính khả thi” 70
4.2.5 Nhóm yếu tố “Nhận thức sự khao khát” 71
4.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu trong tương lai 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 76
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá
KMO Kaiser – Meyer – Olkin – Chỉ số để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước 22
Bảng 2.1 Thang đo Mạng lưới xã hội 31
Bảng 3.1 Thống kê mô tả nhân tố Ý định khởi nghiệp 37
Bảng 3.2 Thống kê mô tả nhân tố Mạng lưới xã hội 38
Bảng 3.3 Thống kê mô tả nhân tố Niềm tin 39
Bảng 3.4 Thống kê mô tả nhân tố Tương tác xã hội 40
Bảng 3.5 Thống kê mô tả nhân tố Nhận thức tính khả thi 41
Bảng 3.7 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 47
Bảng 3.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đo lường 50
Bảng 3.9 Kết quả phân tích EFA cho các khái niệm thang đo Nguồn: Kết quả từ phân tích dữ liệu nghiên cứu, 2023 53
Bảng 3.10 Kết quả phân tích EFA cho nhân tố Ý định khởi nghiệp 54
Bảng 3.11 Mã hóa các nhân tố 56
Bảng 3.12 Kết quả phân tích tương quan 58
Bảng 3.13 Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình 59
Bảng 3.14 Bảng ANOVA trong phân tích hồi quy 60
Bảng 3.15 Phân tích hồi quy 61
Bảng 3.16 Kết quả kiểm định T - Test 65
Bảng 3.17 Kết quả kiểm định One – Way ANOVA 66
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Tác động của vốn xã hội đến hoạt động khởi nghiệp 9
Hình 1.2 Thuyết sự kiện khởi nghiệp - SEE 11
Hình 1.3 Mô hình của Dương Thị Huỳnh Như (2021) 16
Hình 1.4 Mô hình của Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021) 16
Hình 1.5 Mô hình tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Việt Nam (2020) 17
Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP.HCM 17
Hình 1.7 Mô hình vai trò của vốn xã hội trong hiệu quả làm việc nhóm (2012) 19
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu chuẩn chủ quan và sự mong muốn được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp 20
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu vai trò của việc đào tạo về kinh doanh như là một yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học 21
Hình 2.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP Hà Nội .26
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 27
Bảng 2.2 Thang đo Niềm tin 31
Bảng 2.3 Thang đo Tương tác xã hội 32
Bảng 2.4 Thang đo Nhận thức sự khao khát 32
Bảng 2.5 Thang đo Nhận thức tính khả thi 33
Bảng 2.6 Thang đo Ý định khởi nghiệp 33
Bảng 3.6 Thống kê mô tả nhân tố Nhận thức sự khao khát 42
Trang 11MỞ ĐẦU
Đây là chương đầu tiên của bài nghiên cứu: xác định đề tài nghiên cứu, sau đó xác định mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để thực hiện bài nghiên cứu khoa học, cuối cùng là ý nghĩa của việc nghiên cứu và kết cấu của bài nghiên cứu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được quan tâm, đặc biệt với những người trẻ tuổi Khi mà nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức thì điều
đó cũng tác động không hề nhỏ đến quá trình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam nói chúng và sinh viên các trường đại học trên địa bàn tình Hà Nội nói riêng Sinh viên là những người trẻ tuổi, tràn đầy năng lượng và ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên, để biến những ý tưởng đó thành hiện thực, họ cần nâng cao vốn xã hội
Cho đến nay, tại Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu về loại vốn này vẫn còn chưa nhiều và phổ biến, tính áp dụng vào thực tiễn chưa cao dẫn đến nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết Qua các nghiên cứu về vốn xã hội trong nước, ta có thể thành hai nhóm Nhóm thứ nhất quan tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn xã hội Nhóm thứ hai tập trung vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu thực tiễn Về hướng nghiên cứu thứ nhất, nổi bật nhất là Trần Hữu Dũng, với bài viết “Vốn xã hội và kinh tế” (Trần Hữu Dũng, 2003) Qua bài viết này Trần Hữu Dũng đã lược duyệt và đánh giá một
số quan niệm khác nhau về vốn xã hội Ông cho rằng cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác Trong một bài viết khác với tên gọi:
“Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu Dũng, 2006), tác giả này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, Trần Hữu Dũng nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tư Ông cũng cho biết vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy vốn con người Tiếp đến là Trần Hữu Quang với bài viết
“Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội” (Trần Hữu Quang, 2006) Trong bài viết này Trần Hữu Quang bàn về quan điểm vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội” Theo quan điểm của Trần Hữu Quang thì cần bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực, sự
Trang 12cố kết, và hợp tác Ông lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa-xã hội
và các định chế xã hội Bàn về vốn xã hội còn có thêm các tác giả khác như Lê Ngọc Hùng, Hoàng Bá Thịnh Lê Ngọc Hùng (2008) giới thiệu khái quát lý thuyết về vốn xã hội từ tiếp cận kinh tế để bàn sâu về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam Hoàng Bá Thịnh tập trung phân tích quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và nhấn mạnh đến chức năng của vốn xã hội Đồng thời, tác giả này cũng bàn sâu về những phí tổn để duy trì vốn xã hội
và mạng lưới xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009) Có thể điểm thêm một số bài viết như: “Vốn
xã hội và phát triển”(Nguyễn Ngọc Bích, 2006), “Vốn và vốn xã hội” (Nguyễn Quang A, 2006), “Vốn xã hội ở Việt Nam” (Nguyễn Vạn Phú, 2006),“Phát huy dân chủ để làm giàu vốn xã hội” (Phan Đình Diệu, 2006), “Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội” (Trần Hữu Quang, 2006), “Lời giải cho bài toán phát huy vốn xã hội” (Phan Chánh Dưỡng, 2006), Tuy nhiên, các bài viết này vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và bàn luận về lý luận chung chứ chưa tạo nên được luận điểm lý thuyết cụ thể làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm
Hơn nữa, trong những năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp đang rất được quan tâm, đặc biệt các đối tượng là sinh viên cũng rất quan tâm đến vấn đề này Khi mà nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều thách thức thì điều đó cũng tác động không hề nhỏ đến việc làm cũng như quá trình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hà Nội nói riêng Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, khởi nghiệp đang dần trở thành một chủ đề được quan tâm Theo GEM (2016), độ tuổi thích hợp để khởi nghiệp là từ 18 đến 36 tuổi vì ở độ tuổi này con người có khát khao làm giàu, không sợ rủi
ro, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, mạo hiểm hơn và có ý định khởi nghiệp cao hơn Sau khi tốt nghiệp các trường đại học, nhiều sinh viên lựa chọn cho mình con đường khởi nghiệp với các ý tưởng sáng tạo Không ít những dự án thành công, mang lại doanh số cao
và có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội Tuy nhiên, nhiều dự án khởi nghiệp từ sinh viên tỏ ra không mấy hiệu quả do không dự báo được quá trình phát triển, tình hình thị trường cũng như nhiều sinh viên dường như không đủ các nguồn lực để theo đuổi các khát vọng, ước mơ của mình Hơn nữa, sự hỗ trợ từ phía Nhà trường, các tổ chức, doanh nghiệp
và đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền địa phương vẫn chưa đủ lớn, chưa đủ sức mạnh
để tạo ra sự gắn kết giữa sinh viên với doanh nghiệp Từ đó, nhiều ý tưởng sáng tạo của sinh viên chưa được triển khai theo đúng kỳ vọng và không mang lại tính hiệu quả cao Sinh viên chính là đối tượng có tiềm năng rất lớn góp phần vào sự thành công cho sự nghiệp
Trang 13phát triển của đất nước Việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và
tư duy làm chủ trong sinh viên nói riêng và các tầng lớp dân cư nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội Song, để sinh viên khởi nghiệp thành công, họ cần sự phối hợp của nhiều yếu tố và nhiều tác động, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của vốn xã hội Mặc dù các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam có đạt được những thành tựu nhất định nhưng các nghiên cứu về vốn xã hội trong tinh thần khởi nghiệp của sinh viên vẫn còn rất ít
Thêm vào đó, vốn xã hội có vai trò như chất keo dính các nguồn vốn khác lại và cũng
là một hệ số để tăng hiệu quả của nguồn vốn Ngược lại, trình độ phát triển các loại hình vốn khác có vai trò tạo môi trường để vốn xã hội tồn tại và phát triển Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, khi mà các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia ngày càng trên nên đa dạng, đan xen, phức tạp thì hiển nhiên vai trò của vốn xã hội ngày càng quan trọng trong sự phát triển Chính vì vậy, việc nhận thức được sự tồn tại và hiểu
rõ được quy luật phát triển, phương thức sử dụng và phát huy một cách hiệu quả vốn xã hội trở thành một yêu cầu bức thiết để các bạn sinh viên hình thành và hiện thực hóa những
ý tưởng khởi nghiệp trong tương lai Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đối với sinh viên - tri thức trẻ thì “vốn xã hội" mà họ cần tích lũy chính là kỹ năng mềm, khả năng kết nối trong thời đại công nghệ số, năng lực ngoại ngữ, Rõ ràng, sinh viên “giàu” vốn xã hội có rất nhiều lợi thế trong quá trình khởi nghiệp, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và phát triển toàn diện bản thân Chính vì vậy, nghiên cứu về vốn xã hội
là điều thiết yếu Hơn nữa, nghiên cứu về vốn xã hội của sinh viên trên địa bàn Hà Nội sẽ góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình hình thành và thực hiện hoá ý tưởng khởi nghiệp Cụ thể là kết quả của những nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học, thực trạng hiện nay, những vấn đề đặt ra để từ đó Chính phủ có thể đưa ra những chính sách về phát triển vốn xã hội trên quy mô sinh viên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung
Chính điều đó thôi thúc chúng ta phải tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hiện nay, nhằm kích thích động cơ khởi nghiệp kinh doanh của họ Theo các nhà nghiên cứu, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên như vốn xã hội, vốn văn hoá, vốn kinh tế và vốn con người Trong
đó, yếu tố về vốn xã hội có ảnh hưởng nhất định
Trang 14Vốn xã hội được mọi người quan niệm là việc có nhiều mối quan hệ trong xã hội Và việc có nhiều mối quan hệ trong xã hội sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong mọi việc Việc phát triển ý định kinh doanh vốn xã hội của học sinh, sinh viên được hình thành thông qua các tương tác xã hội trong môi trường học đường, chẳng hạn như với giảng viên, bạn bè và cha
mẹ Thêm vào đó, các bạn trẻ rất cần được lắng nghe những chia sẻ, lời khuyên, những bài học kinh nghiệm, từ những người đã khởi nghiệp thành công nhằm tăng tỷ lệ khởi nghiệp thành công Xuất phát từ nhu cầu đó của các bạn sinh viên, việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại vốn này là rất cần thiết
Trong bài nghiên cứu với chủ đề “Sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội.”, chúng tôi sẽ cùng giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời chúng tôi tôn trọng những điểm đúng đắn trong các nghiên cứu trong nước lẫn quốc tế liên quan đến vốn xã hội và ý định khởi nghiệp, trên cơ sở đó chúng tôi bổ sung, hoàn thiện những điểm chưa được của các nghiên cứu Chúng tôi hi vọng qua kết quả nghiên cứu trong đề tài này sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của vốn xã hội, việc sử dụng nó làm sao cho đúng đắn, ý nghĩa chứ không làm biến tướng, đồng thời góp phần giải quyết những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn thị trường lao động đặc biệt là sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mới ra trường nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung Đây là lực lượng tri thức trẻ, là nòng cốt cho sự phát triển sau này của đất nước
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trên TP Hà Nội
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên;
+ Đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, xác định các nhân tố tác động và mức độ, chiều hướng tác động của các nhân tố vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; + Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao vốn xã hội để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội;
Trang 153 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, ý định khởi nghiệp và các vấn đề có liên quan
Đối tượng khảo sát: sinh viên học tập các trường đại học tại TP Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Hà Nội với mẫu khảo sát tại 08 trường đại học lớn bao gồm cả trường công lập và ngoài công lập và không xem xét đối với đối tượng sinh viên của khối các trường về quốc phòng, an ninh và y tế
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu định tính được tiến hành tháng 11/2022 đến tháng 1/2023, tiếp đó nghiên cứu định lượng được tiến hành khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2/2022 đến tháng 3/2023
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu này tiến hành đánh giá thực trạng ý định khởi nghiệp
và các yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội mà không đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới
5 Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu được kết cấu thành 4 chương Nội dung chính của từng chương như sau: Chương 1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội từ nâng cao vốn xã hội
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm chung
Khởi nghiệp kinh doanh (KNKD): là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015), hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Bird, 1988)
Khởi nghiệp, (tiếng Anh: Startup) là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp
Theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính Phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa 14, nhiều khái niệm chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được “luật hoá” Trong đó khái niệm “startup” được định nghĩa trong dự thảo này là “khởi nghiệp sáng tạo” Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007)
Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010) Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz & cs, 2009) Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007)
Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các
Trang 17nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz & Wagner, 2010)
Bird (1988) quan niệm ý định khởi nghiệp của một cá nhân là trạng thái tâm trí, trong
đó hướng đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh mới hay tạo lập một doanh nghiệp mới Ý định khởi nghiệp cũng được định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007) Kuckertz và Wagner (2010) khẳng định ý định khởi nghiệp bắt nguồn từ việc nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực
có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp Zain, Akram, và Ghani (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp thường liên quan đến nội tâm, hoài bão và cảm giác của cá nhân đối với việc “đứng trên đôi chân của mình”
Nghiên cứu của Dohse và Walter (2012) đã đưa ra một khái niệm súc tích và gần gũi hơn so với các nghiên cứu trước về ý định khởi nghiệp, trong đó ý định khởi nghiệp là trạng thái của tâm trí trong việc sẵn sàng thực hiện tự kinh doanh, tự tạo việc làm hoặc thành lập doanh nghiệp mới Ý định khởi nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này
cũng được hiểu theo quan điểm của Dohse và Walter (2012)
Tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa là việc sở hữu doanh nghiệp nhỏ độc lập hoặc phát triển những nhà quản lý tìm kiếm cơ hội trong doanh nghiệp (Colton, 1990)
Tinh thần khởi nghiệp được định nghĩa bởi Low và MacMillan (1988, trang 141) là “tạo
ra doanh nghiệp mới” Định nghĩa này phản ánh nhận thức ngày càng tăng rằng tinh thần khởi nghiệp là một "quy trình hoàn thiện dần dần hơn là trạng thái hiện hữu ”(Bygrave,
1989, trang 21)
Khi nhắc đến cụm từ “Vốn xã hội”, người ta thường xét đến hai khía cạnh là “Vốn” và thứ hai là “xã hội”
Vốn được hiểu là những gì đã có sẵn, ở trong quỹ, trong kho hay ở đâu đấy được tích lũy hay tạo nên từ sự một quá trình, thiếu đặc tính có sẵn này (instantiated) thì không thể gọi là vốn
Xã hội là một nhóm các cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối
Trang 18Theo Nan Lin (2001) thì vốn xã hội được hiểu là “nguồn lực gắn với mạng lưới xã hội
và được sử dụng bởi những người cho những hành động” Như vậy, vốn xã hội bao gồm 3 thành phần: đó là nguồn lực được gắn kết trong một cấu trúc xã hội, cá nhân có khả năng tiếp cận các nguồn lực và sử dụng hoặc huy động các nguồn lưc này cho mục đích tìm kiếm lợi ích của mình và hành động của cá nhân là hành động có mục đích
Vốn xã hội có thể thay thế các thể chế chính thức một cách hiệu quả.Vốn xã hội tạo ra
sự gắn kết chặt chẽ giữa mọi người, thúc đẩy sự lưu chuyển, lan tỏa của các nguồn lực, thông tin, các ý tưởng và công nghệ Vốn xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động đổi mới sáng tạo Vốn xã hội có tác động tích cực làm gia tăng vốn con người Vốn xã hội được chia làm hai nhóm cơ bản:
Nhóm thứ nhất gắn với “mạng lưới quan hệ xã hội” Mạng lưới quan hệ xã hội trước tiên được thể hiện ở số lượng/mật độ mối quan hệ (nhiều hay ít các mối quan hệ xã hội); chất lượng mối quan hệ (các nguồn lực mà các cá nhân khác đang nắm giữ như một tiềm năng sử dụng cho cá nhân); đặc điểm mối quan hệ (mối quan hệ có thân thiết hay không thể hiện ở mức độ tin tưởng, sự tương trợ, tần số tương tác; các đặc điểm này ảnh hưởng tới mức độ cá nhân có thể khai thác các nguồn lực của cá nhân khác trong mạng lưới) Là thành viên trong các tổ chức xã hội cũng phản ánh các cơ cấu xã hội sinh viên tham gia bên cạnh mạng lưới quan hệ Tình trạng hôn nhân, địa bàn cư trú cũng là những thông tin phản ánh khía cạnh quy mô mạng lưới xã hội và cơ cấu xã hội mà sinh viên có được Nhóm thứ hai là “các nguồn lực” thuộc về các cá nhân khác có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh viên tốt nghiệp (gia đình, bạn bè, thầy cô…); các nguồn lực có thể
là vốn tài chính (sự hỗ trợ về tiền bạc, các chi phí tìm kiếm), có thể là vốn văn hóa (trình
độ học vấn, nghề nghiệp…), cũng có thể là các giá trị mang tính biểu trưng (thông tin, uy tín xã hội, vốn xã hội)
1.1.5 Vai trò vốn xã hội trong hoạt động khởi nghiệp của sinh viên
Trong mỗi thời kỳ, doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau Ở giai đoạn non trẻ - giai đoạn dễ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, các nhóm khởi nghiệp đặc biệt thiếu nguồn lực nên cần huy động mạnh mẽ Bên cạnh đó, các nhóm khởi nghiệp cũng cần phát triển nhanh chóng để thâm nhập thị trường và tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp Hơn nữa, họ cần liên tục thử nghiệm mô hình kinh doanh để đạt được kết quả ngày càng cao hơn và tối ưu hóa các nguồn lực Những đặc điểm này của các nhóm khởi nghiệp đòi hỏi chất lượng và số lượng nguồn lực khác biệt so với các giai đoạn khác của doanh nghiệp
Trang 19Với những đặc điểm trên, Clough et al (2019) chia các nguồn lực mà một công ty khởi nghiệp cần thành bốn nhóm chính: vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tài chính và các vốn khác Vốn xã hội có vai trò quan trọng như các nguồn vốn khác, thậm chí có thể huy động tất cả các dạng nguồn lực chủ yếu như vốn tài chính hay vốn nhân lực, góp phần quan trọng vào
sự thành công của nhóm khởi nghiệp (Putnam, 1993, 1995, 2000; Shane & Cable, 2002; Aldrich & Martinez, 2003; Ruef, Aldrich, & Carter, 2003; Audretsch & Keilbach, 2004) Vốn xã hội là chìa khóa để đổi mới sản phẩm, quy trình sản xuất, tiếp thị và hiệu quả hoạt động của các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam (Nam, 2014) Ngoài ra, vốn xã hội còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn xin vay vốn: Những công ty có mối quan hệ thân thiết hơn với cơ quan chính phủ và những doanh nhân khác có thể được vay vốn trong thời gian dài (Pham & Talavera, 2018) Sự tương tác giữa vốn nhân lực và vốn xã hội có ý nghĩa thống
kê và ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp mới (Santarelli & Tran, 2013)
Qua quá trình nghiên cứu, với sự kế thừa và phát triển theo quan điểm của Santarelli & Tran (2013), nhóm nghiên cứu nhận thấy ảnh hưởng của vốn xã hội đến hiệu quả của doanh nghiệp có thể chia thành 3 khía cạnh chính: (1) Vốn xã hội cho phép các doanh nhân tiếp cận với đa dạng tài nguyên khan hiếm; (2) Vốn xã hội giúp doanh nghiệp tiếp cận tới các nguồn lực vô hình (3) Vốn xã hội có chức năng thông tin, đặc biệt với các nguồn bên ngoài của tổ chức
Hình 1.1 Tác động của vốn xã hội đến hoạt động khởi nghiệp
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (1) Vốn xã hội mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với nhiều loại nguồn lực khan hiếm
Cơ hội tiếp cận các nguồn lực vô hình
Chức năng thông tin ( đặc biệt với nguồn bên ngoài)
Trang 20Bayern Schuster et al (2010) lập luận rằng: “Vốn xã hội giúp các doanh nhân giảm bớt
sự hạn chế về nguồn lực vốn rất quan trọng trong các cộng đồng nhỏ với sự khan hiếm của các tổ chức định hướng thị trường như các công ty đầu tư mạo hiểm” Thật vậy, đặc biệt trong giai đoạn khởi nghiệp, vốn xã hội có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực khan hiếm trên thị trường Các doanh nhân có thể tận dụng mạng lưới xã hội của họ để tìm hiểu và nhận các tài nguyên họ cần Hơn nữa, việc tiếp cận các nguồn lực khan hiếm cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Tác động này của vốn xã hội đối với tinh thần kinh doanh cũng được chứng minh trong các nghiên cứu thực nghiệm của Zimmer (1986); Ánh Sáng (1984); Bates (1997)
(2) Cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên vô hình
Bruderl và Preisendorfer (1998); Bosma và cộng sự (2004) bằng nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng: “vốn xã hội mang lại cho doanh nhân cơ hội tiếp cận các nguồn lực vô hình vô cùng quan trọng như độ tin cậy, danh tiếng và năng lực,…” Uy tín của một sản phẩm hay doanh nghiệp chỉ được đánh giá thông qua niềm tin, sự gắn bó của khách hàng, liên quan các mối quan hệ,… Chúng là những nhân tố thuộc về vốn xã hội Nhận thức tích cực về việc tham gia mạng lưới của một công ty có thể dẫn đến các hoạt động trao đổi kinh doanh có lợi sau đó (Santarelli & Tran, 2013) Bằng cách huy động và khai thác vốn xã hội, các nhóm khởi nghiệp có thể xây dựng các nguồn lực vô hình này cho doanh nghiệp của họ hoặc tiếp cận các nguồn lực vô hình khác trên thị trường
(3) Chức năng thông tin (đặc biệt với các nguồn bên ngoài)
Vốn xã hội có chức năng cung cấp thông tin cho cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp Với môi trường nội bộ, vốn xã hội giúp truyền đạt thông tin kịp thời, hiệu quả, tạo nên sự đoàn kết, gắn bó Còn đối với môi trường bên ngoài, các doanh nhân
bị hạn chế về khả năng tập hợp và tiếp thu thông tin cho quá trình ra quyết định của họ Họ phải dựa vào các mối quan hệ bên ngoài thường xuyên, đặc biệt là với các nhà phân phối; nhà cung cấp; đối thủ cạnh tranh và các nhóm khách hàng, để có được thông tin và lời khuyên cần thiết (Peters & Brush, 1996; Birley, 1985; Smeltzer et al., 1991; Brown & Butler, 1995 ; Santarelli & Trần, 2013)
1.1.6 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và ý định khởi nghiệp của sinh viên
Ý định khởi nghiệp của sinh viên ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm tính cách và môi trường bên ngoài khởi nghiệp, vốn xã hội lại có phần của hai yếu tố ảnh hưởng này Bởi vậy ta hiểu đơn giản ở đây chính là mạng lưới xã hội giữa đối tượng có ý định
Trang 21khởi nghiệp (chính là sinh viên đại học tại TP Hà Nội) với những sự tương tác đến người xung quanh như bạn bè, người thân hay một người quen nào đó Hiểu được những đặc điểm và chức năng của vốn xã hội, chúng ta có thể phát huy những khía cạnh tích cực của vốn xã hội và hạn chế những mặt tiêu cực của vốn xã hội đối với sự phát triển cộng đồng/xã hội Đồng thời có thể tạo điều kiện cho các thành viên của cộng đồng/xã hội tham gia tích cực hơn vào quá trình dân chủ, huy động được các nguồn lực to lớn, tiềm tàng trong các
cá nhân, nhóm và các thể chế xã hội vào sự nghiệp phát triển đất nước
Tóm lại, những nghiên cứu trên đây cho thấy tầm quan trọng của vốn xã hội trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân và cộng đồng, và vốn xã hội không chỉ là tổng số vốn con người của các thành viên trong một cộng đồng mà còn là khả năng giảm các cú sốc, khai thác các cơ hội và định hướng tới tương lai của một cộng đồng, của một cá nhân
1.2 Các lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event – SEE)
Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) là một mô hình khá cổ điển, tuy nhiên lại được trích dẫn và áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp bởi tính hữu dụng của nó Lý thuyết này chỉ ra rằng các yếu tố hoàn cảnh cá nhân (displacements) và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp (thể hiện bằng hai khía cạnh là cảm nhận của cá nhân về tính khả thi và cảm nhận của cá nhân về mong muốn khởi nghiệp) sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp của họ
Hình 1.2 Thuyết sự kiện khởi nghiệp - SEE
(Nguồn: Shapero và Sokol, 1982)
Trang 221.2.1.1 Yếu tố hoàn cảnh
Theo mô hình, đa số cá nhân thường có xu hướng không muốn thay đổi trạng thái hiện tại cho đến khi phải đứng trước những sự lựa chọn khác nhau.Shapero phát biểu rằng phần lớn các “sự kiện khởi nghiệp” của các cá nhân khởi nguồn từ các yếu tố hoàn cảnh và có thể được chia thành ba nhóm: những thay đổi tiêu cực (negative displacements), hay còn gọi là các yếu tố đẩy (pushes) như bị đuổi việc, bất mãn công việc hiện tại, nhập cư, ly hôn ,những thay đổi tích cực (positive displacements), còn gọi là yếu tố kéo(pulls) như
có được nguồn hỗ trợ tài chính, tìm được đối tác chiến lược , và các yếu tố trung gian (between things) ví dụ như tốt nghiệp ra trường
Tuy nhiên, quá trình nảy sinh ý định khởi nghiệp khi xuất hiện các yếu tố hoàn cảnh đến lúc thật sự thành lập doanh nghiệp có sự tham gia của hai nhóm yếu tố trung gian là mong muốn (desirability) và khả thi (feasibility) Cả hai yếu tố này đều tùy thuộc vào nhận thức được hình thành từ môi trường văn hóa, xã hội, kinh tế của mỗi cá nhân Nói cách khác, mỗi cá nhân phải cảm nhận hành vi khởi nghiệp là mong muốn và khả thi thì quyết định khởi nghiệp mới chính thức được hình thành
1.2.1.2 Mong muốn (desirability)
Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp thể hiện suy nghĩ của cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh, đồng thời hình thành hệ giá trị của cá nhân đó Hệ thống giá trị của mỗi cá nhân được hình thành từ những giá trị chung của văn hóa cộng đồng, từ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Theo Shapero, để một cá nhân cảm nhận khao khát và mong muốn khởi nghiệp, xã hội phải cho doanh nhân một vị trí và hình ảnh tương xứng,đồng thời các giá trị như tính sáng tạo, tự chủ, dám mạo hiểm, có trách nhiệm
và chấp nhận rủi ro cần được đề cao Yếu tố cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp của Shapero khá tương đồng với yếu tố “thái độ” (tích cực) và “chuẩn chủ quan” của Ajzen (1991)
1.2.1.3 Khả thi (feasibility)
Yếu tố hoàn cảnh và mong muốn vẫn chưa đủ thuyết phục để thiết lập ý định khởi nghiệp của một cá nhân Vì vậy, cần thêm điều kiện thứ ba: nhìn nhận hành vi khởi nghiệp là khả thi Theo Shapero, các nguồn lực, sự hỗ trợ từ bên ngoài (về tài chính, phương tiện, thông tin), chính sách ưu đãi của chính phủ và địa phương, kinh nghiệm của những người đi trước, tư tưởng về vấn đề lập nghiệp của bố mẹ, kỹ năng cá nhân góp phần làm
Trang 23tăng cảm nhận về tính khả thi của cá nhân Yếu tố này gần giống với yếu tố “nhận thức về kiểm soát hành vi” của thuyết Ajzen
Khái niệm “cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp” và “cảm nhận tính khả thi” có sự tương tác với nhau: nếu nhận thức rằng việc khởi nghiệp là không khả thi thì cá nhân có thể không cảm thấy mong muốn khởi nghiệp Xuất phát từ hai lĩnh vực khác nhau của hai
mô hình nghiên cứu trên (thuyết hành vi dự kiến của Ajzen thuộc lĩnh vực tâm lý học xã hội, thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol thuộc lĩnh vực khởi nghiệp) đã cung cấp những khái niệm tương đối tương đồng và một cơ sở lý luận đủ để nghiên cứu về “ý định khởi nghiệp”
1.2.2 Lý thuyết về vốn xã hội của các học giả
Đến nay, đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa và cách giải thích khác nhau về vốn xã hội, nhưng nhìn chung lại vẫn có những điểm thống nhất quan trọng, làm cơ sở cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ hệ thống lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, khẳng định vai trò quan trọng của vốn xã hội trong đời sống
sở cho sự hình thành của vốn xã hội
Thứ hai, các học giả đều nhìn nhân tố vốn xã hội như một nguồn lực, theo đó, các cá
nhân hay cộng đồng có thể sử dụng vốn xã hội giống như các nguồn lực giống như vốn kinh tế hay các loại vốn hữu hình khác Lin định nghĩa “vốn xã hội là nguồn lực vốn dĩ là các nguồn lực cá nhân hay xã hội được “nhúng” vào trong mạng lưới các mối quan hệ xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân khác có thể khai thác thông qua mối quan hê ̣ giữa các thành viên” Trước Lin, Bourdieu cũng đã nhắc tới vốn như tổng hợp các nguồn lực thực
Trang 24tế hoặc tiềm năng (63, tr.248) Portes lại dùng khái niệm nguồn lực để biểu thị vốn xã hội
“người ta ngày càng đồng ý rằng vốn xã hội là năng lực để người hành động có được những lợi ích nhờ là thành viên trong các mạng lưới xã hội hay các cơ cấu xã hội khác”
Thứ ba, khi nghiên cứu về vốn xã hội, các tác giả đề câp đến vấn đề sự tin cậy (trust) và
sự có đi có lại (reciprocity) Bourdieu cho rằng cá nhân chỉ có thể tích luỹ vốn xã hội và
tận dụng nó cho các lợi ích của bản thân khi cá nhân đó cũng phải bảo đảm việc thực hiện
“trách nhiệm xã hội” của mình đối với những thành viên khác Coleman khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội Vậy nên, nếu lòng tin là nền tảng cho sự hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội và mạng lưới xã hội thì chuẩn mực có đi có lại là “cơ chế” vận hành duy trì niềm tin và mối quan hê ̣ qua lại giữa các cá nhân cũng như củng cố mạng lưới xã hội
Thứ tư, vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng
lưới xã hội, và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích Bourdieu cho rằng vốn xã hội là kết quả của sự đầu tư, “bất cứ ai cũng có thể thu nhập một số vốn xã hội” nếu họ nỗ lực và chú tâm làm việc đó thông qua việc tham gia, duy trì các mối quan
hệ và mạng lưới xã hội Trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, kết quả đó có thể được sử dụng để chuyển thành các loại vốn khác, chặng hạn vốn kinh tế Coleman khẳng định vốn
xã hội là “sản phẩm phái sinh” của các hoạt động khác, thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau Người ta thiết lập và duy trì những quan hệ như thế để tìm kiếm lợi ích Theo quan điểm của Fukuyama, cá nhân có thể tạo ra và sử dụng vốn xã hội để phục vụ mục đích của mình Trong khi đó Putnam cho biết vốn xã hội được dùng để tìm kiếm sự thịnh vượng về kinh tế, hay thành công trong học hành, còn Portes thì khẳng định cá nhân
sử dụng vốn xã hội có thể thu được lợi ích
1.2.2.2 Điểm khác biệt
Các nhà phê bình, đặc biệt là các nhà kinh tế học thường cho rằng “nhược điểm lớn nhất của vốn xã hội là ở chỗ định nghĩa của nó còn quá luẩn quẩn, gần như lặp thừa” Có nhiều cách giải thích, định nghĩa khác nhau về vốn xã hội Tùy theo mỗi hướng tiếp cận, mỗi học giả lại đưa ra một định nghĩa của riêng mình Cũng chính từ thực tế này, dẫn đến những khó khăn trong tìm hiểu, cũng như nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội đối với những người quan tâm
Trong khi Bourdieu (1986: 248) phát biểu rằng “vốn xã hội là nguồn lực liên kết với các mạng lưới xã hội” thì Coleman khẳng định “vốn xã hội là các khía cạnh của cấu trúc xã
Trang 25hội mà những khía cạnh này tạo thuận lợi cho hành động của các cá nhân”; còn Putnam quan niệm “vốn xã hội bao gồm các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực của quan hệ trao đổi quan lại và sự tin cẩn” Nếu Lin định nghĩa “vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới
xã hội” thì Fukuyama coi vốn xã hội là các chuẩn mực không chính thức Đối với Portes,
“vốn xã hội là khả năng của cá nhân tìm kiếm lợi ích thông qua tư cách thành viên trong các mạng lưới xã hội, hoặc cấu trúc xã hội.”
Tóm lại, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về vốn xã hội Đánh giá một cách tổng thể thì sự khác nhau đó tạo ra cả khó khăn lẫn thuận lợi cho việc áp dụng khái niệm này vào các nghiên cứu cụ thể Về mặt thuận lợi, sự đa dạng và phong phú về định nghĩa và cách giải thích cho thấy vốn xã hội có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau Chẳng hạn, Coleman sử dụng định nghĩa và cách giải thích của mình về vốn xã hội để nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục Trong khi đó Fukuyama đưa ra quan niệm của ông về vốn xã hội để tìm hiểu sự phát triển kinh tế Về mặt khó khăn, sự khác nhau trong quan niệm về vốn xã hội dẫn đến những hỗn loạn và mâu thuẫn Ví dụ, đối với Putnam, vốn xã hội bao gồm các mạng lưới xã hội; ngược lại Lin tuyên bố rằng vốn xã hội nằm trong hay thuộc về các mạng lưới xã hội chứ không phải là các mạng lưới
xã hội Nếu Fukuyama xem vốn xã hội như là hàng hóa tư, thì Bourdieu và Coleman lại coi đó là hàng hóa công
1.3 Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu
ở việt nam” của Lê Ngọc Hùng (2008) bàn về các quan niệm khác nhau về vốn xã hội
Tác giả đề cập đến mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội
Nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kinh tế trường Đại học An Giang của Dương Thị Huỳnh Như (2021) Dựa trên việc
khảo sát 288 sinh viên đang theo học các ngành kinh tế tại trường Đại học An Giang, trong nghiên cứu này dựa trên kết quả lược khảo của các nghiên cứu trước, tác giả đã đưa ra kết quả bao gồm 04 nhóm nhân tố vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên:
sự gắn kết học đường, sự gắn kết xã hội, tình bạn học đường, và lòng tin Trong đó lòng tin ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trang 26Hình 1.3 Mô hình của Dương Thị Huỳnh Như (2021)
Nguồn: Nghiên cứu của Dương Thị Huỳnh Như (2021)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021) về ảnh hưởng của vốn xã hội đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, thực hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố của vốn xã hội ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 210 sinh viên tại Trường Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố vốn xã hội ảnh hưởng dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố môi trường giáo dục đại học Đặc biệt là nhân tố vốn cảm nhận tính khả thi khi được môi trường giáo dục tác động vào thái độ ý định khởi nghiệp của sinh viên tương quan với tính khả thi của dự án kinh doanh
Hình 1.4 Mô hình của Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021)
Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021)
Trang 27Nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và cộng sự (2020) về tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Việt Nam Nghiên cứu này phát triển mô hình
để ước tính mối liên hệ giữa 3 yếu tố là vốn xã hội, năng lực bản thân của doanh nhân xã hội, nhận thức sự mong muốn đến ý định khởi nghiệp kinh doanh Thông qua việc áp dụng các nghiên cứu trước đây, các tác giả điều ra khảo sát từ 289 sinh viên, những người đang học đại học, cao đẳng tại Việt Nam
Hình 1.5 Mô hình tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên Việt Nam (2020)
Hình 1.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối
ngành kinh tế tại TP.HCM
Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012)
Trang 281.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về quy mô vốn xã hội: Hudaykulov & Hongyi (2015); Augusto Felício, Couto, & Caiado (2014); Baruch & Lin (2012); Schenkel & Garrison (2009), v.v Nhìn chung, trong các nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra các thang
đo lường vốn xã hội và tác động của vốn xã hội đến hiệu quả hoạt động của nhóm, tổ chức,
từ đó tác động đến kết quả làm việc của nhóm, tổ chức đó
Nghiên cứu của Hudaykulov & Hongyi (2015) về tác động của vốn xã hội đến hiệu quả hoạt động của Phòng R&D trong doanh nghiệp tại Uzbekistan, đã phân tích tác động
của vốn xã hội dựa trên 4 yếu tố: Quan hệ công cụ và quan hệ biểu cảm (Social Ties); Lòng tin ( Trust); Sự đồng nhất (Identification) ; Sự có đi có lại (Reciprocity) Dựa trên 4 yếu tố này kết hợp với việc khảo sát 170 thành viên của các Phòng R&D trên khắp Uzbekistan bằng bảng câu hỏi (thang đo Likert), các tác giả đã đưa ra kết luận rằng vốn xã hội có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của phòng (trong đó niềm tin và sự đồng nhất được đánh giá là hai yếu tố quan trọng nhất) và đây phải là một yếu tố mà các tổ chức xem xét
Baruch & Lin (2012) tiến hành nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với hiệu quả làm việc nhóm Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đưa ra thang đo vốn xã hội thông qua
03 yếu tố chính: Niềm tin (Trust); Sự tương tác xã hội ( Social Interaction); và Tầm nhìn chung ( Shared vision) Kết quả điều tra dựa trên 800 phiếu khảo sát (sử dụng thang đo Likert 5 điểm được rút ra và chỉnh sửa từ tài liệu hiện có) gửi đến 160 nhóm (mỗi nhóm gồm 1 trưởng nhóm và 4 thành viên) và tỷ lệ phản hồi khá cao: 94,88% Thông qua nghiên cứu, người ta kết luận rằng vốn xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện kết quả của nhóm (bao gồm hiệu suất của nhóm và chia sẻ kiến thức)
Trang 29Hình 1.7 Mô hình vai trò của vốn xã hội trong hiệu quả làm việc nhóm (2012)
Nguồn: Baruch & Lin (2012)
Nghiên cứu của Schenkel & Garrison (2009) Để khám phá vai trò của vốn xã hội và
hiệu quả của nhóm đối với hiệu suất của nhóm kinh doanh ảo, nghiên cứu đưa ra một thang
đo cho vốn xã hội bao gồm hai yếu tố chính: Vốn quan hệ, Vốn nhận thức; cho thấy khả năng của nhóm trong việc xác định và nắm bắt một cách chiến lược sự sẵn có của các nguồn lực đa dạng giữa các thành viên, do đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của nhóm kinh doanh (Chowdhury, 2005 Tổng cộng có 18 nhóm dự án ảo đã được chỉ định bao gồm
78 sinh viên trong một khóa học cấp trên đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc hoặc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Kết thúc nghiên cứu, các tác giả thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với mối quan hệ tích cực giữa một thành phần của vốn xã hội (Vốn quan hệ) và hiệu quả của nhóm, do đó cải thiện hiệu suất trong nhóm khi Vốn quan hệ tăng lên
Nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu chuẩn chủ quan và sự mong muốn được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp của Usman Yousaf và cộng sự (2015) Nghiên cứu được khảo sát trên sinh viên kinh tế của Trường Khoa học Quản lý
Quaid-i-Azam, Đại học Quaid-i-Azam, Islamabad, Pakistan Tổng cộng có 200 bảng câu hỏi được khảo sát,trong đó 185 câu hỏi được trả về, chiếm 92,5% tỷ lệ trả lời Sau khi loại
bỏ bảng câu hỏi không đầy đủ và thiên vị, 170 câu hỏi còn lại để phân tích thêm.SPSS 20.0 được sử dụng để thực hiện phân tích thống kê và kết quả cho thấy:Thái độ khởi nghiệp của
Trang 30sinh viên, sự mong muốn được cảm nhận và các tiêu chuẩn chủ quan dẫn đến sự phát triển
ý định khởi nghiệp của sinh viên
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ khởi nghiệp, những tiêu chuẩn chủ quan và sự mong muốn được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Usman Yousaf và cộng sự, 2015)
Nghiên cứu vai trò của việc đào tạo về kinh doanh như là một yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học của các tác giả Ying Zhang & Geert Duysters & Myriam Cloodt (2014) sử dụng lý thuyết hành vi được lập kế hoạch của Ajzen và mô hình
sự kiện kinh doanh của Shapero cũng như lý thuyết nhận thức kinh doanh, nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa việc đào tạo về kinh doanh, sự tiếp xúc sớm với việc kinh doanh,
sự mong muốn và tính khả thi được nhận thức đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học Các dữ liệu được thu thập từ một cuộc khảo sát của mười trường đại học; và đã nhận được 494 câu trả lời hiệu quả Nghiên cứu cho thấy rằng sự mong muốn được nhận thức
có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp trong khi không có tác động đáng kể từ tính khả thi nhận thức
Trang 31Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu vai trò của việc đào tạo về kinh doanh như là một
yếu tố dự báo về ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học
Nguồn: Nghiên cứu của Ying Zhang & Geert Duysters & Myriam Cloodt (2014)
Trang 32Bảng 1.1 Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu về vốn xã hội và ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu rút ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu ở ngoài nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tác động của
vốn xã hội đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả làm việc nhóm tại các phòng ban trong
tổ chức, điều này chưa thực sự nhấn mạnh được sự ảnh hưởng của các yếu tố vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp Còn đối với các nghiên cứu tập trung hoạt động khởi nghiệp, ý định khởi nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp nói chung và của sinh viên nói riêng thì khó ứng dụng vào Việt Nam bởi những khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính sách…
Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam được tiến hành trên đối tượng sinh viên và
tập trung nhiều ở phía Nam Các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Còn lại, rất ít nghiên cứu đề cập đến vốn xã hội dành cho khởi nghiệp mà nhân tố này lại tạo ra điều kiện tiên quyết cho việc biến ý định thành hành vi khởi nghiệp, qua đó có thể tác động không nhỏ tới tinh thần khởi nghiệp của sinh viên
Trang 33Thứ ba, ở Việt Nam các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp chỉ quan tâm đến phạm vi
ngành học và trường học, chưa có nghiên cứu nào về sự ảnh hưởng của vốn xã hội tới ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu chọn lọc và sử dụng các yếu tố nghiên cứu ở môi trường nước ngoài để khảo sát thực tế tại Việt Nam Nghiên cứu này sẽ cung cấp những căn cứ về mặt khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp của sinh viên, cũng như các kiến nghị có liên quan đến cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy và phát triển khởi nghiệp của sinh viên tại Hà Nội
1.4 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu liên quan kết hợp cùng với các đặc điểm của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu đề xuất thang đo lường vốn xã hội dưới góc độ nhóm khởi nghiệp trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây về đo lường vốn xã hội kết hợp với các yếu tố khác của vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên do nhóm nghiên cứu đề xuất bao gồm: Mạng lưới xã hội, niềm tin, tương
tác xã hội, nhận thức sự khao khát, nhận thức tính khả thi
Nhiều nghiên cứu trước đây về mạng xã hội đã chứng minh tầm quan trọng của mạng
xã hội khi giúp các startup tiếp cận các nguồn tài nguyên quý giá cần thiết cho quá trình hoạt động Klyver và cộng sự (2007) đã thảo luận về tầm quan trọng của các mạng xã hội, đặc biệt là tinh thần kinh doanh theo mạng, trong khởi nghiệp Theo Jenssen (2001), mạng lưới xã hội của các doanh nhân là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các dự án kinh doanh mới Hơn nữa, có cả tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua nguồn lực) của mạng lưới xã hội đến mức độ thành công của các cá nhân có ý tưởng khởi nghiệp Mạng xã hội cũng được coi là một cách chính để liên kết các vai trò kinh doanh khác nhau, cũng như cho phép doanh nhân cộng đồng truyền đạt bản sắc và niềm tự hào cho các thành viên cộng đồng, để giúp khuyến khích cộng đồng khởi động các dự án kinh doanh (Johannisson & Nilsson, 1989)
H1: Mạng lưới xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, đặc biệt là trong các nhóm khởi nghiệp rất quan trọng Niềm tin là một trong những yếu tố rất quan trọng khi xác định vốn
Trang 34xã hội Dường như trong các nghiên cứu trước đây về vốn xã hội và tinh thần khởi nghiệp, đây là yếu tố được các nhà nghiên cứu thường xuyên đề cập
Besser & Miller (2011) đánh giá niềm tin là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ mở rộng của mạng lưới và các mối quan hệ Niềm tin và các mối quan hệ liên quan đến trao đổi tài nguyên và xác định rằng “mạng cung cấp lợi ích công cụ cho các thành viên” Hudaykulov & Hongyi (2015) đã kết luận rằng “Niềm tin cho phép tạo ra các mối quan hệ dựa trên lòng tin, là nền tảng cho sự hợp tác hiệu quả”
Hơn nữa, niềm tin quan trọng hơn các yếu tố khác của vốn xã hội do nghiên cứu cho thấy niềm tin thúc đẩy cả hợp tác và cạnh tranh, khiến nó trở thành chìa khóa thành công của hợp tác nhóm (Baruch & Lin, 2012)
H2: Niềm tin ảnh hưởng cùng chiều đến đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Baruch & Lin (2012) định nghĩa tương tác xã hội là cách mọi người nói chuyện và hành động với nhau trong một nhóm và đó là một yếu tố quan trọng có thể giúp cải thiện hiệu suất và sự hợp tác của nhóm
Tsai & Ghoshal (1998) đã tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này, chỉ ra rằng sự tương tác
xã hội giữa các thành viên trong nhóm giúp tăng cường hợp tác nhóm và giảm bớt sự cạnh tranh có chủ ý giữa các thành viên Hơn nữa, tương tác xã hội làm giảm khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm và khuyến khích thiết lập các lợi ích chung, giúp thúc đẩy quan
Nhận thức sự mong muốn được coi là giá trị phản ánh mong muốn và mong muốn thay thế ở giai đoạn tiền quyết định của quá trình ra quyết định (Gollwitzer, 1996) Trong tài liệu về tinh thần khởi nghiệp, mong muốn được nhận thức được định nghĩa là sức hấp dẫn
cá nhân của việc tạo ra một doanh nghiệp, bao gồm cả tác động bên trong và bên ngoài cá nhân (Shapero, 1982); nó cũng được hiểu là sự sẵn sàng, lo lắng và nhiệt tình để điều hành công việc kinh doanh của chính mình (Fellnhofer, 2018; Peterman & Kennedy, 2003) Một
Trang 35số nghiên cứu cho thấy rằng mong muốn nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định khởi nghiệp (Krueger et al., 2000) Như vậy, nhận thức sự khao khát về khởi nghiệp xã hội có thể có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp xã hội trong bối cảnh của Việt Nam
H4: Nhận thức sự khao khát tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Nhận thức tính khả thi là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi (Ajzen, 2006) Trong nghiên cứu này đó là cảm nhận của
cá nhân về khả năng khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp sẽ giảm sút khi ý định đó được nhìn nhận là thiếu tính khả thi Tính khả thi mang lại hy vọng cho ý tưởng, quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực
Theo kết quả nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Haris và cộng sự (2016), Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) đã chỉ ra rằng yếu tố Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
H5: Nhận thức tính khả thi tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Trang 36CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 sẽ trình bày về mô hình nghiên cứu đề xuất, quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo cho các yếu tố, đánh giá sơ bộ thang đo, giới thiệu thang
đo chính thức trong nghiên cứu định lượng và trình bày phương pháp nghiên cứu cũng như đề xuất phương pháp phân tích dữ liệu Mẫu nghiên cứu được chọn từ sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nhóm nghiên cứu sử dụng các thành phần trong các nghiên cứu thực nghiệm của Baruch & Lin (2012), Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021), Hà Ngọc Thắng và cộng sự (2020), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu mức độ tác động vốn xã hội đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại TP.Hà Nội Từ những cơ sở trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Hình 2.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu các yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP Hà Nội
H5 (+)
H4 (+) H3 (+) H2 (+)
H1 (+) Mạng lưới xã hội
Trang 372.2 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Tổng quan: Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: Nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng Trong đó, nhóm sẽ thực hiện các phương pháp theo thứ tự lần lượt là: Thảo luận nhóm, khảo sát và phỏng vấn sâu
Trước tiên, tác giả sẽ thảo luận nhóm 10 thành viên tham gia là các sinh viên năm 3, năm 4 tại các trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học Luật - ĐHQGHN vào tháng 1/2023 nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng Sau khi đã thống nhất được bảng hỏi và tiến hành khảo sát xong, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 5 sinh viên năm 3, năm 4 tại các trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học FPT Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN Khi đã có kết quả định lượng từ dữ liệu phiếu điền khảo sát mà nhóm thu thập được, kết hợp với các câu
Trang 38trả lời từ phỏng vấn sâu sẽ giúp đưa ra kết quả khách quan và chính xác nhất về mức độ tác động vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên Từ đó nhóm có thể kết luận và đưa ra các giải pháp phù hợp cho nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính để tìm hiểu và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước như: mô hình của Lê Ngọc Hùng (2008); mô hình Nguyễn Doãn Chí Luân (2012); Baruch & Lin (2012); Ying Zhang & Geert Duysters & Myriam Cloodt (2014); Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021); Mô hình của Dương Thị Huỳnh Như (2021)
Những mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài Từ trước đến nay chưa có đề tài tương tự nào được thực hiện cho việc nghiên cứu sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội Cụ thể, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 vốn xã hội tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các ý kiến đều thống nhất về mức độ quan trọng của các nhân tố như sau: (1)Mạng lưới
xã hội, (2) Niềm tin, (3) Tương tác xã hội, (4) Nhận thức tính khả thi, (5) Nhận thức sự khao khát
Tóm lại, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phiếu khảo sát để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức Giữ nguyên mô hình nghiên cứu gồm 5 vốn xã hội tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.3.2.1 Tổng quan mẫu
● Tổng thể nghiên cứu: khoảng 340 sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội
● Năm học: từ năm nhất đến năm tư
2.3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
Phương pháp thuận tiện được tác giả dùng làm phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu Khi đó, nhà nghiên cứu dựa trên sự thuận tiện cho chính họ để tiếp cận đến tổng thể nghiên cứu (Trần Tiến Khai, 2012) Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa trên yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa
Trang 39biến Theo các nhà nghiên cứu Hair và ctv năm 1998, thì để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA cỡ quan sát tối thiểu N>5*x (x: là tổng số biến quan sát) và cỡ mẫu hay được chấp nhận hơn nên theo tỉ lệ 10:1 tức là
cỡ mẫu gấp 10 lần số biến, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn đề nghị tỷ lệ là 20:1 Và nhà nghiên cứu không nên thực hiện phân tích nhân tố trên mẫu dưới 50 đối tượng
Với mục tiêu nghiên cứu sự tác động của vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội với năm nhân tố Nhóm tác giả đã xác định tổng số biến quan sát trong nghiên cứu là 34 biến, như vậy kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng
340 mẫu
2.3.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: là thu thập những dữ liệu đã có sẵn thông qua internet, giáo trình, các bài báo cáo, tạp chí nghiên cứu khoa học của các tác giả trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
Thu thập dữ liệu sơ cấp: là thu thập những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu
do chính người thực hiện nghiên cứu
Khảo sát 340 sinh viên đang học tại các trường đại học tại Hà Nội Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên cứu chính thức Và để đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát, hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều sử dụng thang đo Likert 5 nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định thang đo Likert là phù hợp để đưa vào nghiên cứu và dữ liệu sẽ được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát theo hình thức google form Thang đo Likert 5 mức độ, trong đó 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý và 5 = rất đồng ý, được dùng để đo lường mức độ đồng ý của người được khảo sát cho từng phát biểu
2.3.3 Xây dựng bảng hỏi khảo sát
Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi cho khảo sát định lượng
Nhóm nghiên cứu chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm để thể hiện mức độ rất không đồng ý cho đến 5 điểm để thể hiện mức độ rất đồng ý Mỗi câu sẽ là một phát biểu
về một tiêu chí được xem là cơ sở cho việc nghiên cứu ảnh hưởng vốn xã hội lên ý định khởi nghiệp của sinh viên địa bàn TP.Hà Nội Với cách thiết kế như vậy, sinh viên đại học
Trang 40tại Hà Nội khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của mình
Bảng câu hỏi phác thảo gồm có 34 câu hỏi tương ứng với 5 nhân tố vốn xã hội được cho
là có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP.Hà Nội và 5 câu hỏi
về động lực khởi nghiệp chung
Bảng hỏi khảo sát gồm:
Phần giới thiệu: Đưa ra tên phiếu khảo sát, nêu lên mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, lời
mời, lời cảm ơn của nhóm tới người nhận phiếu khảo sát, khẳng định tính bảo mật của nghiên cứu
Phần I: Đưa ra câu hỏi thu thập thông tin cá nhân
Phần II: Đưa ra các câu hỏi chuyên sâu về từng yếu tố của vốn xã hội tác động đến ý
định khởi nghiệp, các biến độc lập và các biến phụ thuộc để khách thể nghiên cứu có thể đưa ra mức độ đánh giá
Phần III: Gửi lời cảm ơn tới khách thể nghiên cứu, quà tặng vì tham gia nghiên cứu 2.3.4 Xây dựng thang đo
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên được kế thừa dựa trên thang đo Baruch & Lin (2012), Nguyễn Thị Minh Hiếu và cộng sự (2021), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) Sau khi tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa bổ sung phù hợp với phạm vi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra được 05 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn TP.Hà Nội được trình bày trong bảng dưới đây
Thang đo Mạng lưới xã hội
Thang đo mạng lưới xã hội gồm 06 biến quan sát được kế thừa từ thang đo gốc của
Klyver et al (2007) kết hợp với đề xuất thêm của nhóm nghiên cứu và được ký hiệu là ML
ML1 Tôi nghĩ rằng những người trong gia đình sẽ ủng hộ tôi về
ý tưởng khởi sự một doanh nghiệp
ML2 Tôi nghĩ rằng gia đình sẽ tài trợ tài chính cho tôi khi tôi
khởi sự một doanh nghiệp ML3 Có người quen từng khởi nghiệp thành công sẽ thúc đẩy
tôi thực hiện ý định khởi nghiệp