1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội

97 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN TÚ HOA VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Hà Nội-2010 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN TÚ HOA VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: PGS.TS VŨ HÀO QUANG Hà Nội-2010 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 4 PHẦN I. MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu 7 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 17 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 17 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 17 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 18 4.1. Đối tượng nghiên cứu 18 4.2. Khách thể nghiên cứu 18 4.3. Phạm vi nghiên cứu: 18 4. Vấn đề nghiên cứu 18 6. Giả thuyết nghiên cứu 18 7. Phương pháp nghiên cứu 19 7.1. Phương pháp tiếp cận 19 7.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể 19 7.3. Khung lý thuyết 20 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 21 8.1. Ý nghĩa lý luận 21 8.2. Ý nghĩa thực tiễn 22 9. Luận cứ chứng minh 22 10. Cấu trúc luận văn 22 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐÊ TÀI LUẬN VĂN 24 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 24 1.1. Các khái niệm công cụ 24 1.2. Các hướng tiếp cận lý thuyết xã hội học 33 4.1. Lý thuyết trao đổi xã hội 33 4.2. Lý thuyết về vốn xã hội của B.James Coleman và Bourdieu 34 4.3. Lý thuyết mạng lưới xã hội 37 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 39 2.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 39 2.1.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 46 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN 51 THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 51 3.1. Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội 51 3.1.1. Việc sử dụng và phát huy vai trò của việc vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp 53 4 3.1.2. Việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp 65 3.2. Mục tiêu, xu hướng sử dụng vốn xã hội của các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 77 2.2.1. Mục tiêu và xu hướng sử dụng vốn xã hội cho sự phát triển của doanh nghiệp 77 2.2.2. Sự khác biệt giữa các cấp quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn xã hội 82 3.3. Những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội 83 3.3.1. Những khó khăn trong việc sử dụng vốn xã hội 83 3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội 83 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa 84 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 3. Khuyến nghị 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 86 1. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 86 PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP 95 5 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đã chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006. Đây là một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, dù muốn hay không cũng phải chấp nhận một sân chơi công bằng, bình đẳng với các doanh nghiệp quốc tế. Trong một sân chơi chung và với một luật chung như vậy, muốn đứng vững và chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đủ sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố cơ bản để thúc đẩy hiệu quả của chiến lược phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, điều đó đã được tất cả các nước trên thế giới thừa nhận do nó chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội, góp phần ổn định chính trị, ổn định nền kinh tế, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng mọi nguồn lực vào phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng không nằm ngoài các đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới. Qua hơn hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nó cũng mang những đặc điểm riêng của một nền kinh tế còn nhỏ bé, lạc hậu và môi trường kinh doanh cũng còn nhiều khó khăn. Để phát triển kinh tế đất nước, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nói chung thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của doanh nghiệp, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các doanh nghiệp 6 nhỏ và vừa có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, làm nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp phát triển bền vững, cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã hội như thế nào trong quá trình phát triển? Việc sự dụng vốn xã hội đem lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Hay vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa? Giải pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn kể trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Khái niệm vốn xã hội ở nước ta vẫn được coi là mới mẻ do vậy, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng các bài báo, tạp chí đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các webside. Bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã hội và văn hoá của GS.Trần Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tia Sáng tháng 11/2004 bàn về vấn đề phát triển bền vững, bằng những lập luận chặt chẽ của mình, ông đã đưa ra những nguồn vốn quý giá tạo nên sự phát triển bền vững trong đó có vốn xã hội: vốn vật thể là kết quả của những biến đổi vật thể để tạo thành những công cụ sản xuất, vốn con người là kết quả những biến đổi trong con người để cấu thành tài nghệ và khả năng thao tác, và vốn xã hội. Tác giả bài viết cũng đã đưa ra một số cách tiếp cập và lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội trong phát triển bền vững. Đây là những phát hiện gợi ý có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo. 7 Bài viết: “Vốn xã hội Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát huy” của GS.TS. Thái Kim Lan đăng trên tạp chí Phật giáo với cách tiếp cận đi từ “vốn xã hội” như một khái niệm mới – một khái niệm “mốt” trong khoa học kinh tế xã hội, nội dung, giới hạn và khả năng ứng dụng của nó, từ đó phân tích những hiện tượng hao vốn trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ 1975. Tác giả đã đưa ra một “lý thuyết” được xem là mô hình “vốn xã hội” trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trong triển vọng phát huy vốn xã hội ở xã hội hiện đại. Bài viết có những phân tích, phát hiện hết sức thú vị, tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài tạp chí, bài viết cũng chỉ cung cấp được những khái niệm thông tin cơ bản về vốn xã hội. Bài viết: “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của ThS. Lê Minh Tiến, Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh trong Hội thảo "Vốn xã hội trong phát triển" do Tạp chí Tia sáng tổ chức vào ngày 24/06/2006 đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội, trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết cung cấp những thông tin rất sâu sắc về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết: “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu Con người số 4 (37) năm 2008, đã đưa ra khái niệm vốn xã hội theo tiếp cận từ góc độ kinh tế từ đó chỉ ra vốn xã hội và vốn con người không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có chức năng xã hội, do đó nhà nghiên cứu cần phân tích để hiểu rõ mạng lưới xã hội của con người. Trên quan điểm đó, bài viết tập trung tổng quan một số lý thuyết như: thuyết chức năng về vốn xã hội, thuyết cấu trúc về vốn xã hội v.v… trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; những phát hiện về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội; gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở Việt Nam. Bài viết đã cung cấp những thông tin phong phú, bao quát về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam trên cơ sở 8 tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu. Đây là nguồn cứ liệu có giá trị, những gợi mở có ý nghĩa cho việc triển khai thực hiện đề tài luận văn. 9 Bài viết “Vốn xã hội - Một động lực để phát triển” của TS. Trịnh Hoà Bình - Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Hoạt động Khoa học tháng 4/2007 (575) tr.14-15, đã chỉ ra những thuộc tính của vốn xã hội, khẳng định vai trò của vốn xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng những phân tích từ lịch sử đến hiện tại, bài viết khẳng định khái niệm vốn xã hội có nội hàm rộng, bao chứa nhiều vấn đề cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau;“vốn xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển nguồn nhân lực của từng doanh nghiệp bởi nó góp phần phát huy tính năng động của mỗi cá nhân cũng như tăng sự liên kết, gắn bó giữa các thành viên, thành tố trong mỗi doanh nghiệp, là chất xúc tác để doanh nghiệp trở thành một khối thống nhất. Sao cho đủ sức đương đầu với thách thức và vượt lên trong vận hội mới”[32, tr.15]. Vốn xã hội là nguồn lực, còn hơn thế - là động lực để phát triển xã hội. 10 [...]... xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội? - Việc sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu tác động của những yếu tố nào? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội? 6 Giả thuyết nghiên cứu - Việc sử dụng vốn xã hội có vai trò quan trọng... tượng nghiên cứu Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.2 Khách thể nghiên cứu Các doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Khoảng 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội - Phạm vi về thời gian: Từ 2009 đến 2010 4 Vấn đề nghiên cứu - Việc sử dụng vốn xã hội có vai trò như thế nào... tích, đánh giá vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phân tích các yếu tố tác động tới việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa 17 4 Đối tượng, khách... quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội - Việc sử dụng vốn xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu tác động của nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp cũng như đặc điểm nhân khẩu học xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp. v.v… - Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xã hội cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:... Cơ sở lý luận của đề tài đề tài luận văn Chương 2 Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3 Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Phần III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo Phụ lục 23 PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐÊ TÀI LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 1.1 Các khái niệm... về vốn xã hội ở Việt Nam còn rất ít, mới chỉ tập trung ở các bài báo, tạp chí được đăng tải trên các tạp chí, webside, những nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như chưa có Do vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài luận văn Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. .. cứu vai trò của vốn xã hội (mạng lưới xã hội; uy tín, sự đoàn kết, chia sẻ v.v ) trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay 8.2 Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về vai trò của việc. .. trên 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ vai trò của việc sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về vốn xã hội, vai trò của việc sử dụng vốn xã hội, làm cơ sở cho quá trình triển khai nghiên cứu đề tài - Tiến hành khảo sát thu thập thông tin, số liệu phân tích, đánh giá vai trò. .. cận trên, có thể suy ra đối với doanh nghiệp Vốn xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Vốn xã hội trong doanh nghiệp cũng tồn tại ở hai môi trường cơ bản đó là: trong nội bộ doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp Vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp chính là sự đoàn kết hoàn thành công việc của các nhân viên; sự phấn đấu của lãnh đạo, nhân viên trong hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp; ... cứ vào các chuẩn mực xã hội Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội Vì vậy, ở các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi rất khác nhau tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau Theo các lý thuyết xã hội học, vai trò xã hội và việc đóng vai trò xã hội có những tính chất đặc thù sau: * Tính chất 1: Ðối với con người, đóng vai trò xã hội . 51 THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 51 3.1. Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội 51 3.1.1. Việc sử dụng và phát huy vai trò của việc vốn xã hội trong nội. xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội? - Việc sử dụng vốn xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu tác động của những. nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam 39 2.1.2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 46 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

Ngày đăng: 15/10/2014, 22:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w