1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là xe ô tô mới nhất hiện nay

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là xe ô tô
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,61 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là xe ô tô mới nhất hiện nay Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là xe ô tô mới nhất hiện nay

Trang 1

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP TÀI SẢN LÀ XE Ô TÔ MỚI NHẤT HIỆN NAY

Sau đây, là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản là xe ô tô và những vấn đề liên quan quan đến thế chấp tài sản:

1 Hình thức và hiệu lực của việc thế chấp tài sản

Hình thức của việc thế chấp tài sản

- Việc thế chấp tài sản bắt buộc phải được lập thành văn bản, có thể lập

thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính

- Nội dung của văn bản thế chấp được lập thành văn bản bản riêng cần phải phù hợp với hợp đồng chính và được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính Theo đó, hiệu lực của nó phụ thuộc hoàn toàn vào hiệu lực của hợp đồng chính

- Các bên có thể tự thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực văn bản thế chấp

- Ngoài ra, việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch thế chấp tài sản

Hiệu lực của việc thế chấp tài sản

- Tại Điều 319, BLDS 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản như

sau:

+ Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

+ Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

- Bên cạnh đó, thời điểm có hiệu lực của đăng ký thế chấp xe ô tô là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định

102/2017/NĐ-CP

2 Quyền của bên thế chấp và bên nhận thế chấp tài sản

- Trong mối quan hệ về thế chấp tài sản giữa hai bên thì bên thế chấp có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản để đảm bảo về việc thực hiện nghĩa vụ của

mình Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp Dưới đây, sẽ nêu rõ về

quyền của bên thế chấp và bên nhận thế chấp như sau:

Quyền của bên thế chấp được quy định tại Điều 321, BLDS 2015 như

sau:

+ Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận

+ Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp

+ Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác

+ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp này,

Trang 2

quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp

+ Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật

+ Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết

- Về nghĩa vụ của bên thế chấp có thể tham khảo tại Điều 320, BLDS

2015

Lưu ý: Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được

quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải đảm bảo giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận

Về quyền của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 323, BLDS

2015 như sau:

+ Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp

+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp

+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng

+ Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật

+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

+ Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác

+ Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của

Bộ luật này

- Về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp được quy định tại Điều 322,

BLDS 2015 như sau:

Lưu ý: Có thể tham khảo quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản

thế chấp được quy định cụ thể tại Điều 324, BLDS 2015

3 Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản

- Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản được dựa theo Điều 52, Nghị định 102/2017/NĐ-CP bao gồm 04 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Căn cứ vào Khoản 1, Điều 50 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, hồ sơ đăng

ký thế chấp xe ô tô bao gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính)

Trang 3

+ Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm

+ Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12, Nghị định 102/2017/NĐ-CP (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Nộp trực tiếp hồ sơ cho Trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

- Nhận giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm từ Trung tâm đăng

ký giao dịch bảo đảm Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ giải quyết

hồ sơ đăng ký trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ

- Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo

- Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc nếu rơi vào trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký

Bước 4: Nhận kết quả

- Về kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ

quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong 03 phương thức sau đây:

+ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký

+ Qua đường bưu điện

+ Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận

4 Phí đăng ký thế chấp xe ô tô

- Phí đăng ký thế chấp xe ô tô là 80.000 đồng/hồ sơ được dựa theo Điều

4, Thông tư 202/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý, sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm

Ngày đăng: 10/08/2024, 23:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w