1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại việt nam

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ tục Thành lập Công ty Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 16,47 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại việt nam Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại việt nam

Trang 1

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Sau đây, là các vấn đề liên quan đến người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

1 Một số lưu ý khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

- Sau đây, là một số lưu ý khi người nước ngoài đang có dự định mở công

ty tại Việt Nam như sau:

+ Một khi người nước ngoài chọn mở công ty tại Việt Nam thì cần phải

tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

+ Các doanh nhân người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ,

thủ tục đối với mỗi phương thức đầu tư, loại hình công ty, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà mình chọn

+ Khi mở công ty tại Việt Nam, người nước ngoài phải chứng minh được năng lực tài chính để có thể đầu tư vào Việt Nam

+ Cần phải cân nhắc về các lĩnh vực khi mở công ty vì có một số ngành nghề không được phép hoặc hạn chế kinh doanh ở Việt Nam

+ Luật doanh nghiệp năm 2020 không có quy định giới hạn loại hình doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, có thể được lựa chọn loại hình doanh nghiệp để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

+ Pháp luật Việt Nam không quy định vốn đầu tư tối thiểu của người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam Tuy nhiên, người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị số vốn đầu tư phù hợp

để hoạt động được dự án tại Việt Nam

2 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

- Bên cạnh những lưu ý được nêu ở mục trên thì cần đáp ứng một số điều kiện sau:

+ Là công dân hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân hợp lệ, có xác nhận của lãnh sự quán

+ Phải chứng minh được điều kiện tài chính, khả năng đầu tư bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh năng lực tài chính như báo cáo tài chính,

số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tài sản cố định

+ Chỉ được kinh doanh lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép

+ Đối với các ngành nghề có điều kiện kinh doanh thì cần đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định và phải có đầy đủ giấy phép như giấy đăng ký đầu tư, giấy phép đăng ký doanh nghiệp, sau đó mới được thành lập công ty ở Việt Nam

+ Không được gây ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục, lịch sử, của Việt Nam

3 Quy trình, thủ tục

- Các doanh nhân người nước ngoài cần quan tâm 04 bước cơ bản sau để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam

Trang 2

- Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Đầu tiên, cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày

kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư

+ Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, qua tài khoản này, nhà đầu tư theo dõi tình hình cập nhật và xử lý hồ sơ của mình

- Tiếp theo, về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư

do nhà đầu tư đề xuất được quy định chi tiết tại Điều 33, Luật Đầu tư

2020 bao gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu

tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

+ Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư

+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư

+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự

án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ

+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC + Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có)

Trang 3

+ Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

+ Bản sao xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng

ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do (Điểm b, Khoản

1, Điều 38, Luật Đầu tư 2020)

- Cơ quan tiếp nhận: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh hoặc thành phố

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

+ Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

+ Sở Kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp lệ và Cấp Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp

+ Công ty thực hiện khắc dấu pháp nhân và các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

- Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Tùy thuộc vào loại hình công ty mà nhà đầu tư muốn thành lập, nhà đầu tư cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo (mẫu Phụ lục I-5 Thông tư

01/2021/TT-BKHĐT)

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách thành viên

+ Bản sao các giấy tờ nhân thân như Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp

Hồ sơ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-2 hoặc I-3, Thông

tư 01/2021/TT-BKHĐT)

+ Điều lệ công ty do chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên hoặc do Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn

02 thành viên trở lên) ký

+ Danh sách thành viên công ty

+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân

Trang 4

+ Hợp đồng thuê trụ sở chính công ty (trường hợp trụ sở chính công ty đặt tại nhà tầng)

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp

Hồ sơ đối với công ty Cổ phần:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục I-4, Thông tư

01/2021/TT-BKHĐT)

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có) theo mẫu Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp

Bước 4: Nhận kết quả

- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 Một số vấn đề liên quan về thành lập lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam

- Người nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam Cụ thể, được quy định tại Khoản 1, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp không được phép thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 Đồng thời các

cá nhân có quốc tịch nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài theo Khoản 19, Điều 3, Luật Đầu tư 2020

Trang 5

- Việc người nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng được nêu rõ trong quy định về chính sách đầu tư kinh doanh tại Điều 5, Luật Đầu tư 2020

- Để người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam có thể thực hiện qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tạ Việt Nam hoặc thành lập tổ chức kinh tế mới

- Một số lý do mà nước ngoài nên lựa chọn Việt Nam để mở công ty có thể kể đến như lao động có tay nghề, nhiều kinh nghiệm và trình độ cao, được nhận các chính sách ưu đãi riêng khi mở công ty, đồng thời Việt Nam là nước phát triển nhanh về lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, du lịch, Cùng với đó là nhiều lợi ích ví dụ mở rộng được phạm vi hoạt động, tăng lợi nhuận,

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w