1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Một công ty có thể có được 02 người đại diện theo pháp luật không

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Công Ty Có Thể Có Được 02 Người Đại Diện Theo Pháp Luật Không?
Tác giả Luật Bảo Việt
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Bài viết
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 14,64 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Một công ty có thể có được 02 người đại diện theo pháp luật không Một công ty có thể có được 02 người đại diện theo pháp luật không

Trang 1

MỘT CÔNG TY CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC 02 NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT KHÔNG?

Người đại diện theo pháp luật là một trong những điều kiện để đưa doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển

và ổn định Vì vậy, hãy cùng Luật Bảo Việt tìm hiểu về người đại diện pháp luật doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ và các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây

Người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp là gì?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh

từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020)

Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật

Phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật ?

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật như sau:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực và rõ ràng nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

- Người đại diện theo pháp luật phải tuyệt đối giữ bí mật, không lạm dụng chức vụ, lạm dụng tài sản của doanh nghiệp

- Người đại diện theo pháp luật đảm bảo thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu gặp các vấn đề phát sinh phải báo cáo và xử lý kịp thời

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thiệt hại, những hành vi vi phạm trước pháp luật

- Phân chia quyền, nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật được hiểu đơn giản là phân chia các chức năng, nhiệm vụ doanh nghiệp giữa những người đại diện pháp luật doanh nghiệp với nhau Và đặc biệt việc phân chia này không làm thay đổi thẩm quyền của người quản lý doanh nghiệp

Số lượng người đại diện theo pháp luật và việc phân chia quyền và nghĩa vụ giữa những người đại diện pháp luật ?

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Điều lệ công ty quy định

cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người

Trang 2

đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định

cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật (Khoản 2, Điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020)

Theo quy định được nêu ở trên, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được nhiều người đại diện theo pháp luật Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện giữa những người đại diện theo pháp luật mà những vấn đề này sẽ được quy định cụ thể trong Điều lệ, Quy chế hoạt động của doanh nghiệp hoặc các Quyết định bổ nhiệm, giao nhiệm vụ cho những người đại diện theo pháp luật Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới về cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật như sau:

- Mỗi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba

- Tất cả người người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan

Vì vậy, khi doanh nghiệp lựa chọn loại hình doanh nghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp bắt buộc phải phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật

Tại sao phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật ?

Trong trường hợp Điều lệ, Quy chế hoạt động của doanh nghiệp không quy định cụ thể và rõ ràng phạm vi thẩm quyền đại diện của từng người đại diện theo pháp luật thì tất cả người đại diện theo pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau dẫn đến tình trạng nếu phát sinh các hợp đồng hoặc các vấn đề phức tạp

Trang 3

thì các đại diện sẽ từ chối đại diện cho doanh nghiệp hoặc không

có trách nhiệm trong công việc được giao

Cần phân chia quyền và nghĩa vụ rõ ràng về vai trò cũng như thẩm quyền đại diện trong Điều lệ, Quy chế hoạt động của doanh nghiệp để tránh những rủi ro, dễ dàng xử lý trách nhiệm cá nhân của một trong những người đại diện pháp luật trong trường hợp có

vi phạm

Và đặc biệt, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Quy định rõ chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của những người đại diện pháp luật và xác định rõ thẩm quyền của những người cùng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nhưng khác nhau về chức danh quản lý, điều hành

- Xác định rõ trách nhiệm của từng người đại diện pháp luật trong phạm vi được phân chia quyền, nghĩa vụ

- Giám sát kỹ càng việc thực thi quyền của mỗi người đại diện theo pháp luật

Liệt kê một số mô hình phân chia quyền và nghĩa vụ giữa những người đại diện pháp luật ?

Tham khảo 02 mô hình như sau:

Mô hình 01: Phân chia thẩm quyền đại diện theo phạm vi mà người đại diện pháp luật phụ trách như nếu người đại diện theo pháp luật phụ trách các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở

Hà Nội thì sẽ đại diện doanh nghiệp ký kết các giấy tờ, giao dịch cũng như hợp đồng phát sinh ở Hà Nội

Mô hình 02: Phân chia thẩm quyền đại diện theo quy mô, giá trị hợp đồng như nếu người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên sẽ đại diện doanh nghiệp

ký kết các giấy tờ, giao dịch cũng như hợp đồng có giá trị như từ

50 triệu đồng trở lên, người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc sẽ đại diện doanh nghiệp ký kết các giấy tờ, giao dịch cũng như hợp đồng có giá trị như từ 100 triệu đồng trở xuống

Có thể nói, các mô hình doanh nghiệp hiện nay được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật là một điểm tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2020 Vì vậy, khi xây dựng các mô hình phân chia quyền và nghĩa vụ giữa những người đại diện theo pháp luật cần

có sự phối hợp chặt chẽ của chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ thể khác để đạt hiệu quả trong việc xây dựng mô hình

Qua nội dung phân tích ở trên, chúng tôi đã làm rõ các vấn đề liên quan đến người đại diện theo pháp luật Có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ

Trang 4

phần có thể có hơn một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật Quy định này cho phép doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của doanh nghiệp

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w