1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào
Chuyên ngành Luật Doanh Nghiệp
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,23 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào Công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào

Trang 1

CÔNG TY MẸ, CÔNG TY CON ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO

Công ty mẹ, công ty con là việc hình thành mối liên kết giữa các công ty

có liên quan với nhau mà trong đó công ty mẹ sẽ đóng vai trò là điều hành và quản lý nhiều công ty con khác nhau Công ty mẹ có thể chi phối

và giám sát công ty con nhưng chỉ được trong giới hạn mà pháp luật cho phép và trong phạm vi mà hai bên thỏa thuận Vậy công ty mẹ, công ty con được pháp luật quy định như thế nào, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây

1 Quy định về công ty mẹ, công ty con.

Dựa theo Khoản 1, Điều 195 của Luật Doanh Nghiệp 2020, chúng ta có thể thấy để có thể được coi là công ty mẹ khi sở hữu một trong ba điều kiện sau đây:

+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công

ty đó

+ Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó

+ Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó Theo đó, cũng tại Khoản 2, Điều 195, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định về công ty con không được đầu tư mua cổ phần, vốn góp vào Công ty mẹ Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau

Ngoài ra, theo Khoản 3, Điều 195, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới

Như vậy, thì công ty con được hiểu một cách đơn giản là một pháp nhân,

có hạch toán độc lập và chịu sự kiểm soát của công ty mẹ

2 Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con

Về vấn đề quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định cụ thể tại Điều 196, Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau:

+ Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc

cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

+ Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập

+ Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động

Trang 2

kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm

về thiệt hại đó

+ Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công

ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó

+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con

+ Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này

do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty

mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại

Qua các trường hợp được quy định ở trên thì công ty mẹ và công ty con

có mối liên hệ chặt chẽ và có trách nhiệm liên đới với nhau

3 Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 197, Luật Doanh nghiệp 2020, vì giữa công ty mẹ và công ty con có sự liên kết với nhau về vốn điều lệ, cổ phần nên vào thời điểm kết thúc năm tài chính thì công ty mẹ ngoài việc lập báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập những báo cáo sau đây:

+ Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật

về kế toán

+ Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công

ty con

+ Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công

ty con

Có thể thấy rằng công ty con là một doanh nghiệp độc lập, có ngành nghề đầu tư kinh doanh, có bộ máy quản lý điều hành riêng và tự chịu trách nhiệm pháp lý nên vì vậy giữa công ty mẹ và công ty con vẫn phải đảm bảo tính minh bạch về tài chính

4 Quy định về sở hữu chéo

Nói một cách ngắn gọn thì sở hữu chéo được hiểu là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau Sở hữu chéo có hai hình thức là sở hữu chéo trực tiếp và sở hữu chéo gián tiếp được quy định theo Khoản 2, Điều 195, Luật Doanh nghiệp năm 2020

Trang 3

Về sở hữu chéo trực tiếp:

Ví dụ: Công ty A là công ty mẹ của công ty B Như vậy, công ty B sẽ không được tham gia góp vốn, mua cổ phần của công ty A hoặc A là công ty mẹ của các công ty B, công ty C Như vậy công ty B và công ty C

sẽ không được đồng thời góp vốn mua cổ phần của nhau

Về sở hữu chéo gián tiếp:

Ví dụ: Công ty A là công ty mẹ của công ty B thì công ty B lập ra một công ty con là công ty B1 Sau đó, công ty B1 không bị cấm mua phần vốn góp, cổ phần của công ty A, vì công ty B1 không phải là công ty con của công ty A

Như vậy, theo quy định nêu ở trên thì pháp luật hiện nay chỉ cấm việc các bên sở hữu chéo trực tiếp, còn việc sở hữu chéo gián tiếp thì pháp luật không có quy định

Đặc biệt, nếu doanh nghiệp nếu để xảy ra tình trạng sở hữu chéo sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng được quy định tại Khoản 1, Điều 39, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP đối với một trong các hành vi sau:

+ Công ty con đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ

+ Các công ty con của cùng một công ty mẹ cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau

+ Các công ty con có cùng công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp

Lưu ý: Có thể tham khảo Điều 12 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định

về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w