1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Chương trình và nội dung của cuộc họp đại hội đồng cổ đông được quy định như thế nào

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,2 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Chương trình và nội dung của cuộc họp đại hội đồng cổ đông được quy định như thế nào Chương trình và nội dung của cuộc họp đại hội đồng cổ đông được quy định như thế nào

Trang 1

CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG CỦA CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Chương trình và nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được pháp luật quy định như thế nào?

1 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là gì

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty Mọi vấn đề trong công ty đều phải được Đại hội đồng biểu quyết hoặc thông qua

Theo đó, tại Điều 139, Luật Doanh nghiệp 2020 thì Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường

Vì vậy, có thể hiểu đơn giản Đại hội cổ đông là một cuộc họp của các cổ đông để giải quyết các vấn đề quan trọng và cần thiết trong công ty

2 Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 142, Luật Doanh nghiệp nghiệp 2020 quy định chương trình

và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bao gồm như sau:

+ Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình,

nội dung cuộc họp

+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là

03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp + Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản

và nêu rõ lý do Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này

- Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng

cổ đông

- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty

+ Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận

Vì vậy, qua các điều phân tích ở trên thì người chuẩn bị chương trình và nội dung cuộc họp thì việc chuẩn bị sẽ thuộc về người tổ chức cuộc họp

đó và các vấn đề liên quan đến người triệu tập có quyền từ chối kiến nghị của cổ đông, nhóm cổ đông,

Trang 2

3 Trình tự họp Đại hội đồng cổ đông

Việc lên kế hoạch và tổ chức cuộc họp cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và do người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông thực hiện Một cuộc họp đại hội đồng cổ đông sẽ được tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1: Đưa ra quyết định triệu tập họp bao gồm:

+ Thẩm quyền triệu tập họp

+ Thời gian và địa điểm tổ chức

+ Ngày đăng ký cuối cùng

+ Chương trình và nội dung cuộc họp

+ Các thủ tục quan trọng trong việc thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông thường niên tới các cổ đông

Bước 2: Lập danh sách cổ đông

+ Dựa theo sổ đăng ký cổ đông trong công ty

+ Không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông

Bước 3: Chuẩn bị nội dung cuộc họp

+ Người triệu tập đại hội đồng cổ đông sẽ là người chuẩn bị nội dung cuộc họp + Nếu xảy ra một số vấn đề phát sinh thì cổ đông hoặc nhóm

cổ đông quy định tại Khoản 2, Điều 115, Luật Doanh nghiệp 2020 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác

Bước 4: Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông

+ Chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn

+ Gửi thông báo đến địa chỉ liên lạc của các cổ đông và đăng trên trang thông tin điện tử của công ty

+ Ngoài ra còn có giấy ủy quyền hoặc tài liệu kèm theo

Bước 5: Khai mạc và tiến hành bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu Bước 6: Tiến hành cuộc họp

4 Đặc điểm của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Sau đây, là một số đặc điểm của một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, về điều kiện tiến hành Đại hội đồng cổ đông

+ Lần 1: Số cổ đông dự họp phải chiếm trên 50% số cổ đông có quyền biểu quyết

+ Lần 2: Nếu lần 1 không thành công thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày

dự định họp lần 1 thì số cổ đông dự họp phải chiếm từ 33% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

+ Lần 3: Nếu lần 2 không thành công thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày

dự định họp lần 2 và không phụ thuộc vào cổ phần biểu quyết của các cổ đông dự họp

Trang 3

Lưu ý: Tham khảo cụ thể về điều kiện tiến hành được quy định tại Điều

145, Luật Doanh nghiệp 2020

Thứ hai, về địa điểm

+ Địa điểm họp đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham

dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam

Thứ ba, về thành phần tham dự cuộc họp

+ Tất cả cổ đông của công ty đều có quyền tham gia cuộc họp đại hội đồng cổ đông

Thứ tư, về thời gian tổ chức

+ Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể

từ ngày kết thúc năm tài chính

+ Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Thứ năm, về nội dung của cuộc họp

+ Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty

+ Báo cáo tài chính hằng năm

+ Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị

+ Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

+ Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên

+ Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại

+ Vấn đề khác thuộc thẩm quyền

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w