Tài liệu tham khảo: Chủ thể nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Chủ thể nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trang 1CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN?
Trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đang phải cạnh tranh nhau để huy động, tìm kiếm nguồn vốn với mục đích duy trì các hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp một cách ổn định Nếu để doanh nghiệp trong tình trạng kinh doanh khó khăn, yếu kém, tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài, quản lý tài chính một cách lỏng lẻo và không còn khả năng tiếp tục hoạt động có thể dẫn đến tình trạng phá sản Thuật ngữ
“Phá sản” không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, là tình trạng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường Vậy những chủ thể nào có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày rõ trong nội dung dưới đây
Thứ nhất, phá sản là gì?
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản 2014 quy định như
sau:“ Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Thứ hai, yếu tố xác định doanh nghiệp phá sản?
Để xác định doanh nghiệp phá sản cần đáp ứng ít nhất 02 yếu tố sau: Một là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán căn cứ theo
Khoản 1, Điều 4, Luật Phá sản 2014 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” Doanh nghiệp vi phạm
nghĩa vụ thanh toán từ 03 tháng trở đi được coi là mất khả năng thanh toán, việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán có 02 trường hợp là không có tài sản để thanh toán các khoản nợ và có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ Pháp luật quy định thời hạn rõ ràng như trên để các doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để thanh toán các khoản nợ Hai là khi doanh nghiệp chưa có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân có thẩm quyền thì doanh nghiệp chưa thể coi là phá sản Vì vậy, doanh nghiệp được coi là phá sản khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản
Trang 2Thứ ba, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được chia làm hai nhóm chính là chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản và chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản bao gồm: Một là nhóm chủ nợ căn cứ theo Khoản 1, Điều 5 Luật phá sản 2014 Nhóm các chủ nợ bao gồm chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần Là những chủ thể mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, được tham gia vào quá trình xử lý tài sản của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ nợ có cơ hội lựa chọn thủ tục phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản
Hai là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở căn cứ
theo Khoản 2, Điều 5 Luật phá sản 2014 Theo quy định này, khi
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, khó có thể giải quyết được tiền lương cũng như các khoản nợ cho người lao động Trong trường hợp này, người lao động cũng được xem như là chủ
nợ không có bảo đảm và có các quyền, nghĩa vụ như chủ nợ không bảo đảm Vì vậy, người lao động có thể tự nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Ba là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng căn cứ theo Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng và được quy định trong Điều lệ công ty
Bốn là thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã căn cứ theo Khoản 6, Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nên vì vậy khi hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì có quyền được nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản
Trang 3Tiếp theo, là chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản căn cứ theo Khoản 3,4 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán Khi bắt đầu nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đây là một nghĩa vụ bắt buộc mà không phải là quyền
Tiếp theo đó là chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Thứ tư, cơ quan thẩm quyền giải quyết?
Theo Khoản 1, Điều 8 Luật phá sản 2014 quy định thì Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau: Vụ việc tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục ở nước ngoài; Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; Vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc
Khoản 2, Điều 8 Luật phá sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh
Qua những nội dung trên, có thể thấy không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với nguy
cơ phá sản mà cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau để kết luận rằng công ty này có rơi vào tình trạng phá sản hay không