1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khi nào được yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông

2 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khi nào được yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
Chuyên ngành Luật Doanh nghiệp
Thể loại Bài báo
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 12,75 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Khi nào được yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông Khi nào được yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông

Trang 1

KHI NÀO ĐƯỢC YÊU CẦU HỦY BỎ NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG?

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bởi cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty, trình tự thủ tục thông qua

vô cùng khắt khe Hiện nay, ở các công ty có rất nhiều trường hợp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vi phạm về hình thức, nội dung dẫn đến gặp nhiều sai sót, bất cập khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông dẫn đến việc phải hủy bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là một trong những quyền quan trọng mà các cổ đông nói chung và những người muốn đầu tư vào mô hình công ty cổ phần nói riêng đều được quan tâm Trong Luật Doanh nghiệp 2005, 2014 và 2020 quy định này được liên tục sửa đổi, cập nhập nội dung mới Đặc biệt, các quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2020 có những điểm cải tiến vượt trội rõ hơn so với Luật Doanh nghiệp 2005, 2014, nhưng cần có quy định hướng dẫn một cách chi tiết và rõ ràng để

có thể thực thi và áp dụng trong thực tiễn

Để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông, pháp luật hiện hành đã đặt

ra cơ chế yêu cầu hủy bỏ nghị quyết đồng thời phạm vi các cổ đông được quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

đã được mở rộng hơn so với trước đây Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định tại Điều

151 Luật Doanh nghiệp 2020 Qua các nội dung phân tích dưới đây, để hiểu sâu hơn về vấn đề khi nào được yêu cầu huỷ bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông như sau

Thứ nhất, chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 115, Luật Doanh nghiệp 2020, chủ thể có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

là cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn 05% thì sẽ áp dụng theo quy định tại Điều lệ công ty Vì vậy, các cổ đông thiểu số có thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi của mình, được chủ động trong việc giám sát các hoạt động của công ty

Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Trang 2

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là Tòa án

và Trọng tài Về Tòa án, tại Khoản 1, Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân

sự 2020 quy định như sau:“Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.” Có thể thấy rằng, việc yêu cầu

hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là điều rõ ràng và hợp lý Tuy nhiên, về phía Trọng tài, việc đưa ra yêu cầu này lại gặp nhiều khó khăn cần sự đòi hỏi điều lệ công ty phải quy định đạt được nội dung hay thỏa thuận này dẫn đến hậu quả là khi Trọng tài giải quyết thì quyết định đó rất dễ bị Tòa án hủy với lý do không thuộc thẩm quyền của Trọng tài

Thứ ba, các trường hợp có quyền yêu cầu hủy bỏ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bao gồm: Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty; trừ trường hợp nghị quyết này được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và Nội dung nghị quyết vi phạm luật hoặc Điều lệ công ty Tuy nhiên, trên thực tế không thể chỉ căn cứ vào hành vi vi phạm nghiêm trọng hay không mà còn tùy vào mức độ vi phạm của các chủ thể có ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và các cổ đông còn phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận và đánh giá của Thẩm phán hoặc Trọng tài

Thứ tư, thời hạn yêu cầu hủy bỏ:

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến từ Đại hội đồng

cổ đông

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:20

w