1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty tnhh 1 thành viên năm 2022

3 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,19 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo: Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh đối với công ty tnhh 1 thành viên năm 2022

Trang 1

THỦ TỤC THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN NĂM 2022

Dựa theo Khoản 1, Điều 7 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định pháp luật được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm Tuy nhiên, khi tiến hành các thủ tục liên quan, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo về ngành nghề kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh

1 Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ban hành kèm theo đó Phụ lục quy định danh sách

mã ngành nghề kinh doanh Đồng thời, các doanh nghiệp được quyền: + Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm

+ Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh (Khoản 1 và Khoản 2, Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020)

Như vậy, các doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi có nhu cầu mở rộng ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành

2 Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, tài liệu cho việc thay đổi, bổ sung ngành

nghề kinh doanh

Doanh nghiệp cần kiểm tra ngành nghề kinh doanh có trên hệ thống đăng

ký kinh doanh và xác định ngành, nghề cần bổ sung hay thay đổi theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Bước 2: Soạn hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

+ Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh

+ Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh

+ Bản sao các tài liệu như Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ

có giá trị tương đương)

Trang 2

+ Giấy ủy quyền kèm bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

Bước 3: Nộp hồ sơ và phí

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Các hình thức nộp:

+ Nộp trực tiếp

+ Nộp thông qua đường bưu điện

+ Nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp (Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện nộp hồ sơ dưới hình thức này bởi nó không mất quá nhiều thời gian, chi phí và đặc biệt thuận tiện theo dõi tình trạng hồ sơ)

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý 03 ngày làm việc

Bước 5: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung đăng ký doanh nghiệp (nhận kết quả thông qua đường bưu điện)

3 Lệ phí: Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/hồ

4 Mức phạt khi không thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Đối với hành vi không thông báo về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điều 31, Nghị định 50/2016/NĐ-CP) Trong 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét và thực hiện thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh Nếu các hồ sơ mà doanh nghiệp chuẩn bị không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cần sửa đổi, bổ sung Các doanh nghiệp khi nhận được thông báo sẽ phải thực hiện theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi lại trong thời hạn 03 ngày làm việc

5 Công bố nội dung thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh?

Khi các doanh nghiệp hoàn thành việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ tiến hành thủ tục công bố việc thay đổi ngành nghề trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

6 Một số lưu ý khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Lưu ý về việc áp mã ngành kinh tế Việt Nam trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Khi ghi mã ngành nghề kinh tế trong hồ sơ, doanh nghiệp cần ghi mã ngành cấp 4 được quy định tại Quyết định 27/2018 QĐ – TTG về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Trang 3

Với mã ngành thực hiện theo pháp luật chuyên ngành thì doanh nghiệp ghi nhận ngành nghề theo văn bản pháp luật chuyên ngành và sau đó tìm

mã tương ứng áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp tìm mã tương ứng

áp vào mã ngành cấp 4 trong hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh

Lưu ý về hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Mẫu thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh cần đúng theo quy định Nội dung kê khai trong mẫu cần chính xác như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế,

Lưu ý đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp pháp định, giấy phép con, chứng chỉ, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các điều kiện

để thực hiện thay đổi ngành nghề kinh doanh đúng quy định pháp luật

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:33

w