1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thủ tục đăng ký kiểu dáng nông nghiệp

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ tục đăng ký kiểu dáng nông nghiệp
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 15,93 KB

Nội dung

tài liệu tham khảo: Thủ tục đăng ký kiểu dáng nông nghiệp Thủ tục đăng ký kiểu dáng nông nghiệp Thủ tục đăng ký kiểu dáng nông nghiệp

Trang 1

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG NÔNG NGHIỆP

Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các quy trình, thủ tục đăng

ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam mới nhất cũng như các vấn đề liên quan mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ

1 Kiểu dáng công nghiệp là gì?

- Căn cứ theo Khoản 3, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung

2019 quy định kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này

- Ngoài ra, sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập

2 Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

- Những chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì căn cứ tại Điều 86, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 quy định cá nhân, tổ chức sau đây có quyền nộp đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

+ Là tác giả tạo ra kiểu dáng

+ Là người thừa kế hợp pháp kiểu dáng từ tác giả

+ Là người đầu tư kinh phí, vật chất cho tác giả tạo ra bằng hình thức giao việc, thuê việc

- Cần lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ kiểu dáng công nghiệp cần tra cứu kiểu dáng công nghiệp để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó xem thử có bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký hoặc có thể biết được sản phẩm này cho tới thời điểm tra cứu có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của một bên nào khác hay không

3 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

- Nói về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì dĩ nhiên không phải kiểu dáng nào được sáng tạo, sáng chế ra cũng có thể được bảo hộ mà chỉ những kiểu dáng công nghiệp đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định Vì vậy, tại Điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 có quy định chi tiết và ngắn gọn về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và được chúng tôi phân tích kỹ như sau:

+ Phải có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là tính mới nếu có

sự khác biệt đáng kể với các kiểu dáng đã được bảo hộ và chưa được công bố, công khai trên bất kỳ phương tiện nào

+ Phải có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng

tạo thì không thể được tạo ra dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng

+ Phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng để làm mẫu chế

Trang 2

tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là nó có thể bằng thủ công hoặc công nghiệp hóa

- Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp không tránh khỏi trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ -Còn nếu trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

4 Các đối tượng không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- Về các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp

được quy định cụ thể tại Điều 64, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 như sau:

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

+ Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

+ Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

- Ngoài ra, còn có các đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh

5 Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- Tại Khoản 4, Điều 93, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm

2019 quy định Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn

- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn 02 lần liên tiếp khi hết hiệu lực, mỗi lần gia hạn hiệu lực là 05 năm

6 Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

- Sau khi phân loại và tra cứu kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

+ 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp

Trang 3

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất.

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

+ 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh và

Đà Nẵng

Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17

-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn

- Sau khi nhận được đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở

hữu trí tuệ tiến hành thẩm định hình thức đơn để đưa ra quyết định đơn hợp lệ không

- Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành bước tiếp theo

- Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo từ chối chấp nhận

đơn và nêu lý do để người nộp đơn chỉnh sửa, bổ sung Nếu người nộp

đơn không sửa chữa thiếu sót, không có ý kiến phản đối thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn

- Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Bước 4: Công bố đơn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

- Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn

- Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các tiêu chí để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng

- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn

Bước 6: Ra Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo

hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn, đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Trang 4

7 Chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

- Về chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì có thể căn cứ tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC quy định về mức phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng sản phẩm gồm các khoản sau:

+ Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000 đồng

+ Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 văn bằng

+ Phí phân loại: 100.000 đồng/mỗi phân loại

+ Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng/1 đối tượng

+ Phí công bố đơn: 120.000 đồng

+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình

+ Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 480.000 đồng/mỗi đối tượng

+ Phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/mỗi đơn

- Ngoài ra, cần lưu ý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)

Ngày đăng: 10/08/2024, 23:01

w