1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp

49 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Vận Hành Và Sửa Chữa Máy Thu Hoạch
Trường học Trường Trung Cấp Tháp Mười
Chuyên ngành Kỹ Thuật Máy Nông Nghiệp
Thể loại Giáo Trình
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 0,98 MB

Cấu trúc

  • Bài 1. Vận hành và sửa chữa máy gặt lúa (8)
    • 1. Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch (8)
      • 1.1. Kiểm tra kích thước ruộng (8)
      • 1.2. Kiểm tra độ chín của cây lúa (8)
      • 1.3. Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa (8)
    • 2. Chuẩn bị (9)
    • 3. Gặt thử, điều chỉnh máy (9)
    • 4. Chọn kiểu chuyển động, vận hành máy gặt lúa (10)
    • 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của máy gặt (14)
  • Bài 2. Vận hành và sửa chữa liên hợp máy tuốt đập lúa (15)
    • 1. Chuẩn bị (15)
    • 2. Vận hành máy tuốt đập lúa (23)
    • 3. Di chuyển máy tuốt đập lúa (26)
    • 4. Điều chỉnh máy tuốt đập lúa (24)
    • 5. Bảo dưỡng, khắc phục những hư hỏng thông thường của LHM (29)
    • 6. Kiểm tra đánh giá chất lượng đập, vệ sinh máy (33)
      • 1.3. Kiểm tra chiều cao cây lúa (35)
      • 1.4. Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa (36)
      • 1.5. Kiểm tra các vị trí có thể lầy máy (36)
      • 1.6. Kiểm tra độ ẩm nền ruộng (36)
    • 4. Chọn kiểu chuyển động, vận hành LHM gặt đập (37)
    • 5. Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của LHM (43)

Nội dung

Để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy, thửa ruộngphải có kích thước đủ lớn...7Trường hợp ruộng hẹp quá có thể kết hợp các thửa ruộng liền kề với nhau theo mô hình cánh đồng mẩu lớn,

Vận hành và sửa chữa máy gặt lúa

Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch

1.1 Kiểm tra kích thước ruộng

Máy chỉ hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định của ruộng lúa và tình trạng của cây lúa Hãy kiểm tra kỹ ruộng lúa trước khi thu hoạch để đảm bảo máy hoạt động an toàn Để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy, thửa ruộng phải có kích thước đủ lớn

Trường hợp ruộng hẹp quá có thể kết hợp các thửa ruộng liền kề với nhau theo mô hình cánh đồng mẩu lớn, có hoặc không có bờ ngăn cách giữa các thửa ruộng

Với diện tích rộng lớn, các cánh đồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

1.2 Kiểm tra độ chín của cây lúa Để giảm thất thoát khi thu hoạch, nên kiểm tra độ chín của cây lúa trên ruộng trước khi gặt Khi có trên 80 % số hạt trên bông đã chín là có thể thu hoạch được, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá trễ.

1.3 Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa

Khi góc nghiêng của cây lúa từ 85 0 trở lên, cho phép ta gặt xuôi theo chiều nghiêng của cây lúa

Khi góc nghiêng của cây lúa nhỏ hơn 85 0 ta nên gặt ngược với chiều nghiêng của cây lúa.

Nên kiểm tra nhiều vị trí trên ruộng để lấy giá trị trung bình

Chuẩn bị

+ Chuẩn bị đường di chuyển máy: Để đảm bảo an toàn, đường di chuyển máy phải được kiểm tra cẩn thận, nó phải rộng hơn bề rộng của máy và không có chướng ngại vật như gốc cây, rãnh nước.

Trong trường hợp không gian di chuyển chật hẹp và không thể mở rộng thêm, việc mở rộng đường di chuyển của máy là phương án tối ưu giúp cho việc di chuyển được thuận lợi và an toàn Điều này không những thuận tiện cho người vận hành mà còn ngăn ngừa các nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình sử dụng máy.

Khi các thửa ruộng liền kề nhau có nền ruộng cho phép thu hoạch bằng máy GĐLH thì ta có thể m ở đường thông giữa các thửa ruộng liền kề nhau tạo thành đường di chuyển thuận lợi 2 đầu thửa ruộng Chiều dài đoạn bờ phải phá đi để liên hợp máy di chuyển dể dàng là ≥ 7 mét

Hiện tại, để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng MGĐLH, người ta đang xây dựng những cánh đồng mẩu lớn không có bờ ranh giữa các thửa ruộng

Những cánh đồng mẩu lớn giúp nâng cao năng suất thu họach bằng máy.

Gặt thử, điều chỉnh máy

Chuẩn bị dụng cụ cắt mở góc

Dụng cụ để cắt mở góc là lưỡi hái (Nam Bộ) hoặc lưỡi liềm( Bắc Bộ) Bên cạnh là một loại lưỡi hái được dùng phổ biến trước đây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Do khan hiếm lao động thời vụ, một số vùng vẫn phải gặt lúa b ng thủ công Cường độ lao động rất nặng nhọc khi thu hoạch lúa bằng thủ công

+ Tiến hành cắt mở góc ở cả 4 góc ruộng: Kích thước của các phần mở góc phải lớn hơn chiều rộng và chiều dài liên hợp máy

Là nơi người lái tác động vào đó để điều khiển việc nâng, hạ bộ phận cắt khi làm việc

Có loại máy tay điều khiển này được bố trí cho một chức năng riêng biệt, có loại máy dùng một tay điều khiển duy nhất cho nhiều chức năng như lái vòng, gặt, đập, nâng hạ bộ phận cắt

Chọn kiểu chuyển động, vận hành máy gặt lúa

- Xoay chìa khóa về ON

- Khi đèn báo hâm nóng tắt thì xoay tiếp chìa khóa về START

- Khi động cơ làm việc thì thả tay ra khỏi chìa khóa

- Để tránh hư hỏng bình ác qui và máy đề, khi đề máy 3 lần mà vẫn không nổ thì phải xem nguyên nhân gì rồi khắc phục xong đã rồi mới tiếp tục kh i động lại

2 Kiểm tra máy sau khi khởi động

- Đối với các thông số báo bằng đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vùng sơn màu xanh lá cây trên mặt đồng hồ

- Nếu báo bằng đèn báo thì đèn phải tắt khi động cơ đang làm việc

- Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng trên các đường ống dẫn chất lỏng như dầu bôi trơn

Nhiên liệu, nước làm mát.

3 Điều khiển máy gặt không tải

- Kiểu gặt 4 xung quanh ruộng

Khi vào đường gặt mới

- Gài li hợp cắt và li hợp đập

- Hạ bộ phận cắt xuống Khi hết đường gặt

- Nâng bộ phận cắt lên

- Điều khiển máy quay vòng

- Lùi máy lại và sửa hướng

Chuyển động của liên hợp máy góc ruộng cho vuông góc với đường gặt vừa rồi

- Điều khiển máy quay vòng

- Khởi hành máy cho đường gặt mới

Kiểu gặt chia nhiều thửa nhỏ trong 1 lô lớn

Kiểu gặt này áp dụng khi thửa ruộng có kích thước chiều dài lớn

Kiểu gặt kết hợp 2 thửa liền kề Kiểu gặt này chỉ phù hợp khi các thửa ruộng có kích thước chiều dài tương đương nhau và có sự đồng thuận giữa các chủ ruộng Khi vào đường gặt mới - Ngắt li hợp

- Gài li hợp cắt và li hợp đập

- Nâng bộ phận cắt lên

- Điều khiển máy quay vòng

- Chạy không theo bề ngang ruộng

- Điều khiển máy quay vòng vào đường gặt mới

Phương pháp chuyển động gặt xung quanh ruộng

+ Chuyển động đuổi theo trong một thửa ruộng lớn

- Đối với những thửa ruộng lớn, hãy chia thửa ruộng thành nhiều thửa với kích thước vừa phải để tăng năng suất gặt và tiện việc vận chuyển lúa hạt về nhà

Kiểu chuyển động đuổi theo trong một thửa + Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề

- Kiểu này áp dụng khi 2 thửa ruộng liền kề có cùng chiều dài, canh tác cùng giống lúa và các chủ ruộng thỏa thuận được với nhau Hiện nay, một số vùng, nông dân tự hợp tác với nhau thành từng nhóm để tiện việc cơ giới hóa sản xuất, các thửa ruộng được phân định thông qua cột mốc ranh được chôn vị trí khuất trên bờ ruộng để không ảnh hư ng tới hoạt động của máy.

1- Thửa thứ nhất 2- Thửa thứ 2 Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề

Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của máy gặt

2 Bôi trơn theo chỉ dẫn

- Bôi trơn cho bộ phận thu, cắt và chuyển lúa

+ Bôi trơn cho thanh dao

1- Vị trí cần bôi trơn cho thanh dao 2- Mỏ quạ

3- Lưỡi dao di động Hình - Thanh dao trên máy phải được bôi trơn đầy đủ

B Câu hỏi và bài tập thực hành

I- Câu hỏi củng cố kiến thức:

- Kể tên các trang thiết bị trên ca bin máy gặt và cách sử dụng

- Trình bày qui trình khởi động máy, khởi hành máy, điều khiển máy quay vòng và gặt chạy không trên bãi

II- Bài tập thực hành:

Quá trình vận hành máy xúc bao gồm các công đoạn: điều khiển khéo léo khởi động và khởi hành máy, làm chủ hệ thống máy quay vòng, thành thạo điều khiển máy gặt chạy không trên bãi theo cả hai hướng chuyển động, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật để vận hành máy an toàn và hiệu quả.

- Cách xác định vị của các tay điều khiển

- Qui trình khởi hành và dừng máy

Vận hành và sửa chữa liên hợp máy tuốt đập lúa

Chuẩn bị

Hiện nay máy đập lúa theo nguyên lý dọc trục được sử dụng rộng dãi trong cả nước Tuỳ đặc điểm, tập quán thu hoạch của từng vùng, từng khu vực để có nhưng mẫu máy có kích thước thích hợp (miền Trung và miền Bắc máy phổ biến có kích thước từ 1,2-1,6 m) Miền Nam máy có kích thước phổ biến từ 1,6- 2,2 m) Nhiều cơ sở sản suất đã đưa ra những mẫu máy tương đối hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu thu hoạch lúa của người nông dân, đảm bảo được năng suất và chất lượng cao như mẫu máy Tân Tiến (Nam Hà ); Mẫu máy của cơ khí CửuLong( Vĩnh Long ) Những mẫu máy này đang được sử dung rộng rãi trong cả nước a Công dụng: Máy đập lúa dùng đập lúa đã thu hoạch đập tách, phân ly làm sạch thóc ra khỏi bông lúa

- Máy đập lúa b Phân loại Phân làm 2 loại -

Loại máy đập lúa trông đập răng bản máng thanh

Hình 2.2- Máy đập lúa răng bản

- Loại máy đập lúa trông đập răng tròn máng trơ

Hình 2.3- Máy đập lúa răng tròn

1.2 Cấu tạo nguyên lý hoạt động máy đập lúa a Cấu tạo

Hình 2.4- Sơ đồ cấu tạo máy đập lúa 1- Bàn cấp liệu;

Máy đập lúa dọc trục đang được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay đều có những bộ phận giống nhau, chỉ khác ở kích thước, dạng răng trống (răng bản hoặc răng tròn) và vật liệu chế tạo Cấu tạo của một máy đập lúa hướng trục gồm hai bộ phận làm việc chủ yếu là: Bộ phận đập phân ly hạt ra khỏi rơm và bộ phận sàng quạt làm sạch thóc

- Bộ phận đập phân ly gồm trống đập, răng đập, máng trống, nắp trống Các mẫu máy được thiết kế có hai loại:

+ Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn, nắp trống có gân dẫn, máng trống loại máng thanh (hình 5.13) Trên trục trống được lắp cố định 3 mặt bích, 6 thanh răng bằng thép ống ỉ30 bắt chặt và cách đều nhau trên bích, phía cuối hàn các cánh hất rơm Răng trống bằng thép tròn ỉ12 được bố trí thành đường xoắn dọc trục trống Máng trống gồm các cung máng và thanh máng có khoan các lỗ cách đều nhau được lồng thép ỉ4 qua đó, thường góc bao của máng trống khoảng

2700 Nắp trống làm b ng thép tấm bao ngoài trống đập ở phân nửa trên, mặt trong của nắp trống hàn các cung dẫn hướng lúa, cùng với máng trống và trống đập tạo thành buồng đập

+ Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản, nắp trống trơn, máng trống loại máng trơn (hình 5.14) Trên trục trống được lắp cố định 2 mặt bích, ống thép rỗng hình trụ được hàn cố định vào hai mặt bích đó Trên mặt ống hàn các chân đế để bắt răng và các cánh hất rơm Răng trống bằng thép dây 6 - 8 mm, rộng 45 - 50mm được bố trí thành đường xoắn dọc trục trống So với mặt trụ trống, răng được bố trí có 3 góc nghiêng a, ò,?

Hình 2.5- Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn 1- Nắp trống; 2- Gân dẫn hướng; 3- Máng trống; 4- Trống đập a: Nghiêng về phía sau so với chiều quay của trống, được tạo thành bởi bán kính từ tâm kéo dài với bề mặt làm việc của răng, gọi là góc hướng tâm Góc này có tác dụng làm cho rơm dễ thoát ra khỏi răng để không bị quấn theo trống ò: Góc nghiêng tại chân răng được tạo thành bởi hướng đường xoắn của răng và đường sinh của bao trống, gọi là góc tuốt Góc này có tác dụng chuyển rơm dọc theo trục trống trong buồng đập để tách hạt ra khỏi bông và phân ly hạt qua máng, vì vậy mà loại trống này không cần bố trí gân dẫn hướng trên nắp trống ?: Góc nghiêng theo chiều lúa đi trong và gọi là góc tải Máng trống gồm các cung tròn bằng thép dẹt có khoan các lỗ cách đều nhau được lồng thép ỉ8 - ỉ12 qua đó, thường góc bao của máng trống khoảng 1800- 3600 Nắp trống làm bằng thép tấm bao ngoài trống đập ở phân nửa trên, mặt trong của nắp trống trơn, bên ngoài hàn các đai tăng cường cho cứng.

Hình 2.6 Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản 1- Nắp trống; 2- Trống đập; 3- Máng trống - Bộ phận sàng quạt làm sạch gồm sàng và quạt:

+ Sàng gồm một khung cứng, hai thành bên bằng tôn tấm, phía trong bắt các mặt sàng, phía dưới là tấm tôn để hứng thóc sạch ra ngoài Mặt sàng phẳng có hai loại: lỗ tròn và lưới đan, trong đó loại lỗ tròn được dùng phổ biến Số lượng sàng có từ 1-3 lớp, đường kính lỗ sàng trên lớn hơn sàng dưới Toàn bộ sàng được treo lên khung máy bằng 4 thanh chống có khớp quay hoặc thanh đàn hồi, có nơi đỡ bằng các ổ bi (bạc đạn), do đó khi sàng chuyển động tạo cho hạt thóc trên sàng vừa chuyển động tịnh tiến, vừa nhảy trên mặt sàng làm tăng khả năng phân ly hạt. + Quạt làm sạch là loại quạt dọc trục, số cánh từ 3 - 6 cánh, các cánh có thể điều chỉnh được góc để tăng giảm lượng gió Máy được lắp trên 2, 3 hoặc 4 bánh xe có càng kéo và tự hành. b Nguyên lý hoạt động

Hình 2.7- Sơ đồ hoạt động máy đập lúa

Khi máy hoạt động, trống đập (2) quay nhờ bộ phận truyền động đai từ động các gân dẫn hướng trên nắp trống (đối với trống răng tròn), răng trống (đối với trống răng bản) lớp luá dịch chuyển dọc trục từ cửa cung cấp đến cửa ra Trong quá trình chuyển động có sự chà xát giữa lúa với lúa, giữa lúa với máng trống (4), giữa lúa với răng đập làm cho hạt được tách khỏi gié lúa Sau khi được tách ra khỏi gié lúa, hạt sẽ phân ly qua máng trống (4) rơi xuống sàng (6) Khối lúa tiếp tục di chuyển dọc trục trống và hạt tiếp tục được tách ra khỏi gié lúa, đến cuối trống đập, rơm sẽ được cánh quạt hất ra ngoài theo cửa ra (5) Sản phẩm sau khi đập gồm: hạt chắc, hạt lép, hạt lửng, lá ủ, gié lúa gãy, rơm vụn rơi xuống mặt sàng (6) Hạt chắc và một phân hạt lép lọt qua lỗ sàng Còn lá ủ, gié lúa gãy, rơm vụn trên mặt sàng Nhờ tác dụng của sàng lắc (6) và quạt thổi (8) hạt chắc nặng rơi xuống máng hứng sản phẩm (9) còn lại hỗn hợp gồm hạt lửng lép, gié lúa, rơm vụn được thổi ra ngoài

Hình 2.8- Hình ảnh máy đập lúa hoạt động

- Chuẩn bị LHM tuốt đập lúa.

Nội dung công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật

- Kiểm tra nhiên liệu dầu, mỡ nước

- Xiết chặt động cơ với khung máy

- Đủ và đúng quy định

- Kiểm tra nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát Đầy đủ và đúng quy định

3 Kiểm tra máy tuốt Đầy đủ và điều chỉnh đúng quy định

- Vị trí lắp máy đập lúa cần phù hợp về mặt bằng và hướng gió Cửa đưa lúa vào đặt ở đầu gió, còn cửa ra rơm thì ở cuối hướng gió Lưu ý là máy đập lúa hoạt động với tải trọng không đều và rung động tần số lớn, do đó cần kiểm tra thường xuyên và siết chặt các bu lông, đai ốc.

- Chuẩn bị lúa đập: Lúa chín đều và khô

Vận hành máy tuốt đập lúa

Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật

- Nổ máy cho chạy thử

- Kiểm tra hoạt động máy

- Làm việc êm dụi không tiếng va đập

2 Kiểm tra có tải - Chèn bánh

- Nổ máy cho chạy thử

- Kiểm tra sản phẩm thóc, rơm

- Đảm bảo an toàn - Thóc sạch Rơm không sót hạt lúa

3 Vận hành máy đập lúa

- Khởi động máy - Cấp lúa

- Ga để ở mức 2/3 - Lúa cấp đều

- Điều chỉnh lượng cấp lúa

- Điều chỉnh khe hở giữa trống đập với máng đập

- Lúa chín đều và khô

- Nghe tiếng nổ động cơ để cấp lúa Ga để 2/3

- Tùy loại lúa điều chỉnh khe hở

* Lắp động cơ vào máy đập: Tuỳ điều kiện từng nơi có thể dùng động lực cho máy đập là động cơ điêzen, động cơ xăng hoặc động cơ điện

- Khi gá lắp động cơ nổ lên máy đập phải bỏ chân đế chữ A của máy nổ, chỉ lót đệm mỏng bằng cao su, gỗ hoặc nhựa cứng giữ an toàn cho máy Dùng bu lông, đai ốc có đệm vênh để siết chặt Khi lắp động cơ chú ý không cho miệng ống xả của động cơ hướng vào dây đai và người thao tác

- Khi gá lắp động cơ điện phải chú ý cho vị trí dây dẫn điện không bị vướng vào cánh quạt Phải có dây tiếp đất

- Điều chỉnh bánh căng dây đai, không để dây đai quá căng hoặc quá trùng (gây trượt đai, dẫn đến chất lượng đập và năng suất giảm hoặc bị tắc trống đập).

- Kiểm tra, điều chỉnh độ căng đai

- Kiểm tra, chăm sóc dầu mỡ các ổ bi (bạc đạn), ổ trượt (bạc) của máy đập

- Kiểm tra, bổ sung dầu, nước của máy nổ (nếu sử dụng động cơ điện phải kiểm tra điện áp các pha)

- Chêm kỹ các bánh xe, không cho dịch chuyển

- Xếp lúa thành đống phía sau người đứng cung cấp.

- Dùng tay quay để kiểm tra trống Nếu kẹt phải tìm nguyên nhân và khắc phục

- Cho máy chạy không tải 1 - 2 phút, rồi tăng dần tốc độ để phù hợp với giống lúa, độ ẩm, độ dài của lúa Không nên cho máy làm việc ở tốc độ quá cao để giữ an toàn cho người và máy Đối với máy đập dùng động cơ điện: đóng điện cho động cơ chạy, kiểm tra chiều quay của trống đập (nếu ngược chiều quay phải đấu lại đường dây điện để đảm bảo đúng chiều quay của máy).

- Cung cấp lúa vào đều và liên tục, khi hết lúa tiếp tục cho máy chạy không tải 2 -3 phút mới dừng máy

+ Phương pháp cung cấp lúa vào máy đập: Giới thiệu hai trong nhiều cách cung cấp

- Cách thứ nhất: Đối với lúa gồi, vơ từng gồi lúa đưa vào cửa nạp, đồng thời tay đẩy lúa vào hơi vát lên, tức là phân trên của gồi lúa vào máy trước Các gồi lúa được xếp lên bàn cấp liệu sao cho phân bông lúa quay vào phía trong, gốc ra ngoài

- Cách thứ hai: Đối với lúa rải, tay phải vơ lúa rải đều trên bàn, tay trái đẩy lúa ở sát dưới cửa chắn của bàn cấp liệu Lúa được xếp lên bàn cấp liệu sao cho ph n bông lúa quay vào phía trong, gốc ra ngoài

+ Chú ý khi cung cấp lúa:

- Lúa dài, dễ rụng và ướt: Nạp đều và nhanh theo sức máy Xác định giới hạn bằng cách nghe tiếng máy nổ không nặng tải và quan sát rơm ra không vón cục

- Lúa ngắn, dai và khô: Phải cung cấp từ từ Xác định giới hạn b ng cách quan sát lúa được đập kỹ và ít thóc theo rơm.

Điều chỉnh máy tuốt đập lúa

- Điều chỉnh lượng cấp lúa

- Điều chỉnh khe hở giữa trống đập với máng đập

- Lúa chín đều và khô

- Nghe tiếng nổ động cơ để cấp lúa Ga để 2/3

- Tùy loại lúa điều chỉnh khe hở

* Lắp động cơ vào máy đập: Tuỳ điều kiện từng nơi có thể dùng động lực cho máy đập là động cơ điêzen, động cơ xăng hoặc động cơ điện

Lắp đặt động cơ đốt trong lên máy đập yêu cầu tháo bỏ đế A của động cơ và thay thế bằng đệm mỏng bằng cao su, gỗ hoặc nhựa cứng Sử dụng bu lông và đai ốc có đệm vênh để siết chặt động cơ Trong quá trình lắp, lưu ý tránh hướng miệng ống xả của động cơ vào dây đai hoặc người vận hành.

- Khi gá lắp động cơ điện phải chú ý cho vị trí dây dẫn điện không bị vướng vào cánh quạt Phải có dây tiếp đất

- Điều chỉnh bánh căng dây đai, không để dây đai quá căng hoặc quá trùng (gây trượt đai, dẫn đến chất lượng đập và năng suất giảm hoặc bị tắc trống đập).

- Kiểm tra, điều chỉnh độ căng đai

- Kiểm tra, chăm sóc dầu mỡ các ổ bi (bạc đạn), ổ trượt (bạc) của máy đập

- Kiểm tra, bổ sung dầu, nước của máy nổ (nếu sử dụng động cơ điện phải kiểm tra điện áp các pha)

- Chêm kỹ các bánh xe, không cho dịch chuyển

- Xếp lúa thành đống phía sau người đứng cung cấp.

- Dùng tay quay để kiểm tra trống Nếu kẹt phải tìm nguyên nhân và khắc phục

- Cho máy chạy không tải 1 - 2 phút, rồi tăng dần tốc độ để phù hợp với giống lúa, độ ẩm, độ dài của lúa Không nên cho máy làm việc ở tốc độ quá cao để giữ an toàn cho người và máy Đối với máy đập dùng động cơ điện: đóng điện cho động cơ chạy, kiểm tra chiều quay của trống đập (nếu ngược chiều quay phải đấu lại đường dây điện để đảm bảo đúng chiều quay của máy).

- Cung cấp lúa vào đều và liên tục, khi hết lúa tiếp tục cho máy chạy không tải 2 -3 phút mới dừng máy

+ Phương pháp cung cấp lúa vào máy đập: Giới thiệu hai trong nhiều cách cung cấp

- Cách thứ nhất: Đối với lúa gồi, vơ từng gồi lúa đưa vào cửa nạp, đồng thời tay đẩy lúa vào hơi vát lên, tức là phân trên của gồi lúa vào máy trước Các gồi lúa được xếp lên bàn cấp liệu sao cho phân bông lúa quay vào phía trong, gốc ra ngoài

- Cách thứ hai: Đối với lúa rải, tay phải vơ lúa rải đều trên bàn, tay trái đẩy lúa ở sát dưới cửa chắn của bàn cấp liệu Lúa được xếp lên bàn cấp liệu sao cho ph n bông lúa quay vào phía trong, gốc ra ngoài

+ Chú ý khi cung cấp lúa:

- Lúa dài, dễ rụng và ướt: Nạp đều và nhanh theo sức máy Xác định giới hạn bằng cách nghe tiếng máy nổ không nặng tải và quan sát rơm ra không vón cục

- Lúa ngắn, dai và khô: Phải cung cấp từ từ Xác định giới hạn b ng cách quan sát lúa được đập kỹ và ít thóc theo rơm.

3 Di chuyển máy tuốt đập lúa

- Khi di chuyển máy cần chú ý: thận trọng khi qua các nơi không bằng phẳng, mặt đường nghiêng Không được móc kéo bằng xe cơ giới Khi kéo máy lên hoặc xuống dốc phải sử dụng phanh để đảm bảo an toàn Khi di chuyển địa bàn mà phải dùng xuồng, thuyền thì khi lên xuống phải thật cẩn thận, đặt máy cân trên xuồng hoặc thuyền và chèn bánh xe

4 Điều chỉnh máy tuốt đập lúa

Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật

- Mở lắp hông máy đập, quan sát các máng trống đập

- Kiểm tra các thanh thép máng

- Kiểm tra độ bắt chặt máng trống vào khung

- Kiểm tra khe hở giữa máng với trống

- Khe hở đỉnh răng đập 15- 20cm

- Kiểm tra bắt chặt sàng với giá lắc sàng

- Mắt lỗ sàng tròn đều không bị thủng, rách

- Mở lắp hông máy đập, quan sát trống đập

- Kiểm tra trống đập Tháo d y curoa quya trống đập

- Kiểm tra độ bắt chặt trống vào khung

- Kiểm tra tình trạng răng đập

- Quan sát nhận biết nắp trống

- Kiểm tra khe hở nắp và trống đập

- Không có hiện tượng va đập với máng trống

- Đủ số lượng không mòn quá 5cm

- Không bị thủng, rạn nứt

- Kiểm tra buly truyền động động cơ tới trống đập

- Kiểm tra buly truyền động trống đập tới quạt thổi, tới lắc sàng

- Bu li bắt chặt vào giá đỡ

- Các đai ốc đầu trục bắt bu li phải được hãm chặt

6 Kiểm tra dây đai lắc sàng

- Dùng tay ấn lực kiểm tra độ trùng dây đai

7 Điều chỉnh dây đai lắc sàng

- Dùng clê 19- 22 lới ốc hãm

- Dùng tulovít bẩy bánh căng đai Sau đó vặn vít hãm và kiểm tra

- Hãm chặt - Độ chùng dây đai từ 5- 7mm

8 Kiểm tra dây đai quạt gió

- Dùng tay ấn lực kiểm tra độ trùng dây đai

9 Điều chỉnh dây đai quạt gió

- Dùng clê 19- 22 lới ốc hãm

- Dùng tulovít bẩy bánh căng đai Sau đó vặn vít hãm và kiểm tra

- Độ chùng dây đai từ 7- 10mm

10 Kiểm tra dây đai quạt gió

- Dùng tay ấn lực kiểm tra độ trùng dây đai

- Điều chỉnh dây đai quạt gió

- Dùng clê 19- 22 lới ốc hãm

- Dùng tulovít bẩy bánh căng đai Sau đó vặn vít hãm và kiểm tra

- Độ chùng dây đai từ 5- 7mm

Bảo dưỡng, khắc phục những hư hỏng thông thường của LHM

Nội dung công việc Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật

- Máy đập lúa - Đủ các bộ phận của máy

- Động cơ Đầy đủ và hoạt động tốt

- Tháo máng đập ra khỏi máy

+ Tháo các bu lông bắt máng đập với vỏ lắp máy

- Lắp máng và điều chỉnh khe hở máng với trống đập

+ Điều chỉnh khe hở máng sàng với đỉnh đầu răng đập

- Đúng chủng loại máng đập

- Tháo sàng ra khỏi máy

- Lắp máng và điều chỉnh khe hành trình lắc sàng

- Không làm gẫy bu long

- Sàng mới không bị rách thủng

- Tháo răng ra khỏi trống

- Không làm gẫy bu lông

Lực xiết đúng yêu cầu kỹ thuật20- 25Nm

6 Tra mỡ vào ổ lăn đầu trục

- Tháo giá bắt đầu trục

- Đủ lượng mỡ lấp đầy ổ lăn

- Lới ốc căng dây đai

- Điều chỉnh sức căng dây đai

- Dây đai tình trạng kỹ thuật tốt

- Dây đai đúng chủng loại

Kiểm tra đánh giá chất lượng đập, vệ sinh máy

Chất lượng đập đối với từng loại lúa quyết định bởi buồng đập Khi lúa vào buồng đập, đa số hạt được tách ra khỏi bông ở phần cửa vào, các phần tiếp theo có nhiệm vụ tách hết hạt ra khỏi bông và rũ rơm Chính vì vậy mà phần răng đập ở cửa vào mau mòn hơn ở các phần khác ở trống răng bản, khe hở hợp lý giữa đỉnh răng và máng trống thường là 20- 25mm Đối với trống răng tròn, trong suốt quá trình máy làm việc không cần phải điều chỉnh ở phần buồng đập, chỉ khi nào thấy chất lượng đập không tốt (hạt còn sót trên bông, thóc theo rơm nhiều, trống hay bị tắc kẹt ) thì cần dừng máy kiểm tra Nếu răng đập quá mòn hoặc bị gẫy phải thay thế răng mới Đối với răng bản: tuỳ theo loại lúa và độ mòn của răng đập mà điều chỉnh

- Răng mới và điều chỉnh ngược về hướng cửa vào lúa: đập mạnh (đập kỹ).

- Răng cũ, mòn và điều chỉnh xiên về cửa ra rơm: đập nhẹ (đập dối) Chú ý: Nên điều chỉnh từ 8 đến 12 răng đầu ở phía cửa vào nghiêng theo hướng cửa ra rơm để không có gié

- Đối với máy đập trống răng tròn chỉ phải thay thế khi các thanh nan bị hư hỏng

- Đối với máy đập trống răng bản: Có thể điều chỉnh cho khe hở buồng đập lớn lên hoặc nhỏ đi bằng cách điều chỉnh hai tay gạt ở đầu máy

- Cánh còn mới, thẳng và sát bầu: rơm ra xa

- Cánh mòn, cong và xa bầu: rơm ra kém

+ Ưu nhược điểm của các mức đập:

- Đập nhẹ: Rộng rơm, năng suất cao, máy nhẹ tải, phù hợp loại lúa cắt dài, ướt, dễ rụng, thóc theo rơm nhiều, không thích hợp với loại lúa dai, khô và cắt ngắn - Đập nặng: Nhàu rơm, năng suất thấp, máy nặng tải, phù hợp loại lúa cắt ngắn,khô, dai, thóc theo rơm ít

* Kiểm tra điều chỉnh quạt gió và sàng lắc Quạt gió và sàng lắc đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại làm sạch thóc:

- Lượng gió nhiều, độ dốc sàng lớn: độ sạch của thóc cao, thóc chắc theo ra nhiều

Gió yếu, độ dốc sàng nhỏ làm giảm độ sạch của thóc, khiến thóc chắc thoát ra ít, khả năng thoát rơm trên sàng kém, dễ dẫn đến tắc nghẽn Do vậy, cần điều chỉnh phù hợp theo từng loại lúa (giống, độ ẩm) để đảm bảo hiệu quả sàng sảy tối ưu.

- Người đứng máy phải trang phục gọn gàng, đeo kính bảo hộ và không dùng găng tay để đưa lúa vào máy Không đưa tay sát vào cửa cung cấp để tránh bàn tay bị kéo theo lúa gây tai nạn

- Chú ý không để dây, lạt bó lúa hoặc liềm, dao và các đồ vật cứng lọt vào trong máy

- Không được ném cả bó lúa vào máy

- Không đứng gần động cơ, cánh quạt gió, cửa ra rơm và các dây đai truyền động

- Không để người không có nhiệm vụ và trẻ em đứng gần máy khi đang làm việc

- Khi bị tắc kẹt, tuột dây đai hoặc sừ cố phải dừng hẳn máy mới được tháo lắp sửa chữa và căn chỉnh

- Thường xuyên kiểm tra, siết chặt bu lông đai ốc và độ căng dây đai

* Kiểm tra định kỳ (Thời gian: 2 giờ, hình thức: Thực hành).

Bài 3 Vận hành và sửa chữa liên hợp máy gặt đập

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của LHM gặt đập và quy trình tổ chức thu hoạch lúa.

- Chuẩn bị được liên hợp máy gặt đập và các máy gặt có tính năng tương tự.

- Vận hành được máy gặt lúa đúng quy trình, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, khắc phục được những hư hỏng thông thường của LHM.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ , kiên trì

1 Thăm đồng - Xem lúa, lập kế hoạch.

1.1 Kiểm tra kích thước ruộng

Máy GĐLH chỉ hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định của ruộng lúa và tình trạng của cây lúa Hãy kiểm tra kỹ ruộng lúa trước khi thu hoạch để đảm bảo máy hoạt động an toàn Để thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy GĐLH, thửa ruộng phải có kích thước đủ lớn

Trường hợp ruộng hẹp quá có thể kết hợp các thửa ruộng liền kề với nhau theo mô hình cánh đồng mẩu lớn, có hoặc không có bờ ngăn cách giữa các thửa ruộng

Những cánh đồng rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy GĐLH Các cánh đồng rộng lớn rất thuận tiện cho việc thu hoạch bằng máy GĐLH

1.2 Kiểm tra độ chín của cây lúa Để giảm thất thoát khi thu hoạch, nên kiểm tra độ chín của cây lúa trên ruộng trước khi gặt Khi có trên 80 % số hạt trên bông đã chín là có thể thu hoạch được, không nên thu hoạch quá sớm hoặc quá trễ.

1.3 Kiểm tra chiều cao cây lúa

Việc kiểm tra chiều cao cây lúa là để có cơ sở cho việc điều chỉnh độ cao cắt nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm hao hụt do cắt sót Điều chỉnh độ cao cắt tùy thuộc vào chiều cao của đa số cây lúa trên ruộng lúa

1.4 Kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa

Việc kiểm tra tình trạng ngã, đổ của cây lúa là để có cơ sở cho việc lựa chọn chiều di chuyển khi gặt nhằm tăng năng suất và giảm hoa hụt do cắt sót bông lúa.

Khi góc nghiêng của cây lúa từ 85 0 trở lên, cho phép ta gặt xuôi theo chiều nghiêng của cây lúa

Khi góc nghiêng của cây lúa nhỏ hơn 85 0 ta nên gặt ngược với chiều nghiêng của cây lúa.

1.5 Kiểm tra các vị trí có thể lầy máy Đứng trên bờ và quan sát tổng thể ruộng lúa, nếu trên ruộng lúa có những chòm lúa có lá còn xanh hơn so với xung quanh thì phải đánh dấu những vị trí này vì đó là nơi có nguy cơ lầy máy cao

Kinh nghiệm cho thấy, khi trên ruộng có những chòm lúa còn xanh thì hãy cảnh giác, đó là những vị trí có thể lầy máy do nền ruộng yếu.

1.6 Kiểm tra độ ẩm nền ruộng Độ ẩm nền ruộng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của máy GĐLH

Khi đi ủng để kiểm tra độ ẩm nền ruộng, nếu độ ngập từ 10 cm trở lại là nền ruộng cho phép thu hoạch bằng máy GĐLH

Nên kiểm tra nhiều vị trí trên ruộng để lấy giá trị trung bình

- Chuẩn bị LHM gặt đập

Để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng đường đi của máy Đường di chuyển phải rộng hơn bề rộng của máy và không có chướng ngại vật như gốc cây, rãnh nước Bằng cách này, có thể ngăn ngừa các tai nạn tiềm ẩn và đảm bảo hoạt động di chuyển máy diễn ra suôn sẻ.

Chọn kiểu chuyển động, vận hành LHM gặt đập

- Xoay chìa khóa về ON

- Khi đèn báo hâm nóng tắt thì xoay tiếp chìa khóa về

- Khi động cơ làm việc thì thả tay ra khỏi chìa khóa

- Để tránh hư hỏng bình ác qui và máy đề, khi đề máy 3 lần mà vẫn không nổ thì phải xem nguyên nhân gì rồi khắc phục xong đã rồi mới tiếp tục kh i động lại

2 Kiểm tra máy sau khi khởi động

- Đối với các thông số báo bằng đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vùng sơn màu xanh lá cây trên mặt đồng hồ

- Nếu báo bằng đèn báo thì đèn phải tắt khi động cơ đang làm việc

- Kiểm tra sự rò rỉ chất lỏng trên các đường ống dẫn chất lỏng như dầu bôi trơn

Nhiên liệu, nước làm mát.

3 Báo hiệu máy sắp khởi hành

Ngoài việc quan sát xung quanh LHM, để đảm bảo an toàn mỗi khi khởi hành phải báo hiệu bằng lời nói hay dùng âm thanh của còi để mọi người biết là LHM sắp rời chỗ Đặc biệt lưu ý đối với trẻ em khi khởi hành.

4 Nâng bộ phận cắt lên

- Mỗi khi cho máy kh i hành phải nâng bộ phận cắt lên khỏi mặt đât đến mức đủ an toàn

5 Lựa chọn số truyền phù hợp

- Khi khởi hành chỉ nên chọn số 1 hoặc số 2

- Ngoài ra còn phải lựa chọn đúng chiều hướng di chuyển trước khi khởi hành máy

6 Điều khiển máy khởi hàn

- Đưa tay ga về vị trí tăng số vòng quay

- Từ từ nối tay ly hợp chạy để máy khởi hành êm dịu

7 Điều khiển máy quay vòng

- Ở loại có 2 tay điều khiển, khi muốn máy quay vòng, ta kéo nhẹ tay điều khiển tương ứng về phía sau

- Khi muốn vòng gấp ta kéo tay điều khiển quay vòng hết hành trình về phía sau

- Ở loại máy dùng tay điều khiển tích hợp, khi muốn quay vòng ta đưa tay điều khiển về phía muốn vòng

8 Điều khiển máy gặt không tải

- Kiểu gặt 4 xung quanh ruộng

Khi vào đường gặt mới

- Gài li hợp cắt và li hợp đập

- Hạ bộ phận cắt xuống Khi hết đường gặt

- Nâng bộ phận cắt lên

- Điều khiển máy quay vòng

- Lùi máy lại và sửa hướng cho vuông góc với đường gặt vừa rồi

- Điều khiển máy quay vòng

- Khởi hành máy cho đường gặt mới

Kiểu gặt chia nhiều thửa nhỏ trong 1 lô lớn

Kiểu gặt này áp dụng khi thửa ruộng có kích thước chiều dài lớn

Kiểu gặt kết hợp 2 thửa liền kề

Kiểu gặt này chỉ phù hợp khi các thửa ruộng có kích thước

Chuyển động của liên hợp máy góc ruộng

Phương pháp chuyển động gặt xung quanh ruộng

Một máy gặt đang thực hiện phương pháp gặt xung quanh ruộng chiều dài tương đương nhau và có sự đồng thuận giữa các chủ ruộng Khi vào đường gặt mới

- Gài li hợp cắt và li hợp đập

- Hạ bộ phận cắt xuống

- Nâng bộ phận cắt lên

- Điều khiển máy quay vòng

- Chạy không theo bề ngang ruộng

- Điều khiển máy quay vòng vào đường gặt mới

+ Chuyển động đuổi theo trong một thửa ruộng lớn

- Đối với những thửa ruộng lớn, hãy chia thửa ruộng thành nhiều thửa với kích thước vừa phải để tăng năng suất gặt và tiện việc vận chuyển lúa hạt về nhà

Kiểu chuyển động đuổi theo trong một thửa

+ Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề

- Kiểu này áp dụng khi 2 thửa ruộng liền kề có cùng chiều dài, canh tác cùng giống lúa và các chủ ruộng thỏa thuận được với nhau Hiện nay, một số vùng, nông dân tự hợp tác với nhau thành từng nhóm để tiện việc cơ giới hóa sản xuất, các thửa ruộng được phân định thông qua cột mốc ranh được chôn vị trí khuất trên bờ ruộng để không ảnh hư ng tới hoạt động của máy.

1- Thửa thứ nhất 2- Thửa thứ 2 Chuyển động đuổi theo trong 2 thửa liền kề

Chăm sóc bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng thông thường của LHM

1 Trước mỗi ngày làm việc, phải kiểm tra

- Sự đầy đủ các chi tiết của hệ thống di chuyển

Các bulông đai ốc bắt các chi tiết của hệ thống di chuyển phải được xiết đúng lực qui định

- Vị trí cơ cấu điều chỉnh độ căng

1- Bánh căng xích 2- Dụng cụ

3- Các bu lông liên kết Hình - Xiết chặt bánh căng xích trên máy xích trên trên máy GĐLH GLH 0,2

Bánh chủ động trên máy GĐLH

Hình - Xiết chặt đai ốc điều chỉnh độ căng xích trên máy GĐLH GLH 0,2

1- Các đai ốc liên kết 2- Dải xích

3- Bánh chủ động 4- Dụng cụ

Hình - Xiết chặt đai ốc bắt bánh chủ động trên MGĐLH GLH 0,2

2 Bôi trơn theo chỉ dẫn

- Bôi trơn cho bộ phận thu, cắt và chuyển lúa

+ Bôi trơn cho thanh dao

+ Bôi trơn cho gối đỡ trục vít xoắn và băng chuyển lúa.

1- Vị trí cần bôi trơn cho thanh dao 2- Mỏ quạ

3- Lưỡi dao di động Hình - Thanh dao trên MGĐLH phải được bôi trơn đầy đủ

1- Trục vít xoắn tải lúa 2- Băng tải lúa

3- Trống đập Hình Vị trí của trục vít xoắn tải lúa, băng chuyển lúa và bộ phận đập trên trênMGĐLH Kubota DC -60

- Bôi trơn cho bộ phận đập, làm sạch và thu lúa

+ Hộp truyền động cho bộ phận đập trên MGĐLH Kubota DC- 60

+ Bôi trơn cho gối đỡ quạt gió

+ Bôi trơn cho gối đỡ trục vít tải lúa

1 Hộp truyền động guồng đập.

4 Bu lông xả nhớt Hình - Kiểm tra nhớt trong hộp truyền động cho bộ phận đập MGĐLH

3 Bôi trơn cho hệ thống truyền động

- Bôi trơn cho các bộ truyền xích

Các bộ truyền xích phải được bôi trơn theo định kỳ bằng vật liệu bôi trơn phù hợp, thường dùng mỡ bôi trơn

- Các bánh xe của hệ thống di chuyển được bôi trơn bằng mỡ

Lau sạch vú mỡ rồi dùng bơm mỡ chuyên dùng để bơm mỡ vào các ổ bi theo chỉ dẫn trong tài liệu của nhà chế tạo

A- Đĩa xích chủ động B- Dây xích

C- Con lắn căng xích D- Đĩa xích phụ động

Hình Một bộ truyền xích phổ biến

4 Xiết chặt các bu lông liên kết

- Trên máy GĐLH, mối ghép dùng ren được dùng rất phổ biến

- Trước khi làm việc, phải đảm bảo các bu lông liên kết được xiết đúng lực xiết qui định.

- Trên máy GĐLH, bộ truyền đai được dùng rất phổ biến

- Để đảm bảo tuổi thọ của bộ truyền đai, cần thường xuyên duy trì độ căng của bộ truyền giới hạn cho phép

- Trước khi điều chỉnh ta phải kiểm tra tình trạng của bộ truyền đai qua các bước sau

+ Kiểm tra tình trạng hư hỏng của dây đai

+ Kiểm tra khe hở giữ mặt dưới dây đai với đáy rãnh trên Puly

Theo dõi độ căng dây đai bằng cách ấn lực lên nhánh căng của bộ truyền đai Tiến hành đo độ chùng xuống của dây đai khi ấn với lực qui định Nếu độ chùng sai so với quy định, điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí của con lăn căng đai hoặc thay đổi khoảng cách giữa 2 Puly của bộ truyền.

- Khi đo chiều dài lò xo căng đai, ta dùng thước đo khoảng cách bên trong từ móc này đến móc kia.

B Câu hỏi và bài tập thực hành

I- Câu hỏi củng cố kiến thức:

- Kể tên các trang thiết bị trên ca bin máy gặt và cách sử dụng

- Trình bày qui trình khởi động máy, khởi hành máy, điều khiển máy quay vòng và gặt chạy không trên bãi

II- Bài tập thực hành:

- Điều khiển việc khởi động máy, khởi hành máy, điều khiển máy quay vòng và gặt chạy không trên bãi theo cả 2 phương pháp chuyển động, đúng yêu cầu kỹ

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.4- Sơ đồ cấu tạo máy đập lúa 1- Bàn cấp liệu; - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
Hình 2.4 Sơ đồ cấu tạo máy đập lúa 1- Bàn cấp liệu; (Trang 17)
Hình 2.5-. Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn 1- Nắp trống; 2- Gân - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
Hình 2.5 . Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng tròn 1- Nắp trống; 2- Gân (Trang 18)
Hình 2.6. Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản 1- Nắp trống; 2- Trống - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
Hình 2.6. Bộ phận đập phân ly dọc trục trống răng bản 1- Nắp trống; 2- Trống (Trang 19)
Hình 2.7- Sơ đồ hoạt động máy đập lúa - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
Hình 2.7 Sơ đồ hoạt động máy đập lúa (Trang 20)
Hình 2.8- Hình ảnh máy đập lúa hoạt động - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
Hình 2.8 Hình ảnh máy đập lúa hoạt động (Trang 21)
Hình ảnh Yêu cầu kỹ - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
nh ảnh Yêu cầu kỹ (Trang 23)
Hình ảnh Yêu cầu kỹ thuật - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
nh ảnh Yêu cầu kỹ thuật (Trang 26)
Hình - Xiết chặt đai ốc điều chỉnh độ  căng xích trên máy GĐLH GLH 0,2 - giáo trình vận hành và sửa chữa máy thu hoạch nghề kỹ thuật máy nông nghiệp trung cấp
nh Xiết chặt đai ốc điều chỉnh độ căng xích trên máy GĐLH GLH 0,2 (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN