1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hãy giải thích ý nghĩa của từng mục lớn và nhỏ và giải thích mối liên hệ giữa các mục lớn và nhỏ các chương sau đây theo tài liệu quản trị học của tác giả richard l daft

45 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Năng lực quản trị hiện đại Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng?- Mục lớn này giúp ta hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới trong việc quản trị và điều hành nhiều p

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG KINH DOANH UEH

KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

Đề tài : Hãy giải thích ý nghĩa của từng mục (lớn và nhỏ)và giải thích mối liên hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) cácchương sau đây (theo tài liệu quản trị học của tác giảRichard L.Daft)

Chương 1: Quản trị trong thời kì bất ổn Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hộiChương 7: Hoạch định và thiết lập mục tiêuChương 10: Thiết kế tổ chức thích nghi

Lớp sinh viên: AD0004 - Quản trị - K49Giảng viên: Nguyễn Hữu Nhuận Sinh viên thực hiện: Phạm Tú ThưMSSV: 31231023832

Trang 2

6.2 Kỹ năng quan hệ con người 7

6.3 Kĩ năng chuyên môn 8

7 Phân loại nhà quản trị 8

7.1 Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc: 8

7.2 Phân loại nhà quản trị theo chiều ngang: 9

8 Những đặc trưng của nhà quản trị : 9

8.1 Tiến hành một sự nhảy vọt: những bước ban đầu khi trở thành một nhà quản trị 9

8.2 Các hoạt động của nhà quản trị 10

Trang 3

8.3 Vai trò của nhà quản trị 10

9 Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận 10

10 Năng lực quản trị hiện đại 11

Chương 5 : Đạo đức và trách nhiệm xã hội 11

1 Bạn sẽ trở thành một nhà quản trị dũng cảm? 12

2 Đạo đức quản trị là gì ? 13

3 Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay 13

4 Những vấn đề lưỡng nan đạo đức : bạn sẽ làm gì? 14

5 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức 14

6 Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức 16

7 Trách nhiệm xã hội của công ty là gì? 17

7.1 Các đối tượng hữu quan của tổ chức 17

7.2 Phong trào xanh 18

7.3 Sự bền vững và ba tiêu chuẩn cốt yếu 18

8 Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty 18

9 Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội 19

9.1 Bộ quy tắc đạo đức 20

9.2 Cấu trúc đạo đức 20

9.3 Hoạt động thổi còi 21

10 Các tình huống kinh doanh về đạo đức và trách nhiệm xã hội 21

Chương 7 : Hoạch định và thiết lập mục tiêu 21

1 Phong cách quản trị của bạn có phù hợp với việc thiết lập mục tiêu haykhông? 22

2 Tổng quan về việc thiết lập mục tiêu và hoạch định 23

2.1 Các cấp độ của kế hoạch và mục tiêu 23

Trang 4

2.2 Quy trình hoạch định của tổ chức 23

3 Thiết lập mục tiêu trong các tổ chức 24

3.1 Sứ mệnh của tổ chức 24

3.2 Các mục tiêu và kế hoạch 24

3.3 Sử dụng sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu 25

4 Hoạch định hoạt động điều hành 25

4.1 Tiêu chuẩn của các mục tiêu có hiệu quả 26

4.2 Quản trị theo mục tiêu MBO 26

4.3 Các kế hoạch đơn dụng và đa dụng 27

4.4 Lợi ích và những giới hạn của việc hoạch định 27

5 Hoạch định trong môi trường đầy bất ổn 28

5.1 Hoạch định tình huống 28

5.2 Xây dựng kịch bản 29

5.3 Quản trị khủng hoảng 29

6 Các cách tiếp cận sáng tạo khi hoạch định 30

6.1 Thiết lập các mục tiêu có tính mở rộng để đạt được sự tuyệt hảo 30

6.2 Sử dụng những bản đo lường thực hiện hoạt động 31

6.3 Triển khai các đội thu thập thông tin tình báo 31

Chương 10: Thiết kế tổ chức thích nghi 32

1 Niềm tin của bạn trong hoạt động lãnh đạo là gì ? 32

2.1 Chuyên môn hóa công việc : 32

2.2 Chuỗi mệnh lệnh: 33

2.3 Quyền lực trách nhiệm và ủy quyền 33

2.4 Tập trung và phân tán quyền lực bao gồm những gì ? 35

Trang 5

3.Thiết kế các bộ phận trong cấu trúc tổ chức 36

3.1 Cấu trúc chức năng theo chiều dọc 36

3.2 Cách tiếp cận theo bộ phận độc lập/đơn vị 36

3.3 Cấu trúc ma trận hay cách tiếp cận theo ma trận 36

3.4 Cách tiếp cận theo đội hoặc cấu trúc đội 37

3.5 Cách tiếp cận theo mạng lưới ảo hay cấu trúc theo mạng lưới ảo 38

4 Thiết kế tổ chức theo chiều ngang 38

4.1 Sự phối hợp và cộng tác trong quản lý 38

4.2 Lực lượng đặc nhiệm, đội và quản trị theo dự án 38

4.3 Phối hợp trong các mối quan hệ 39

5 Các yếu tố định hình cấu trúc tổ chức 39

5.1 Đồng bộ cấu trúc với chiến lược 39

5.2 Tương ứng cấu trúc với công nghệ 39

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

Quản trị học không chỉ là một lĩnh vực học thuật, mà còn là một tầm nhìn tổng quan về cách các tổ chức hoạt động, tương tác và phản ứng trong môi trường kinh doanh đa biến chuyển Điều này làm cho việc hiểu ý nghĩa và mối liên hệ giữa từng mục của mỗi chương trở nên hết sức quan trọng.

Nhằm mục đích tiếp cận một cách chủ động trong việc giải thích sâu hơn về ý nghĩa của từng mục, bao gồm cả mục lớn và những khái niệm chi tiết bên trong mỗi chương học, tôi đã chọn đề tài "Miêu tả ý nghĩa của mỗi mục và thể hiện mối liên hệ giữa các mục trong các chương 1, 5, 7, 10" làm nội dung nghiên cứutiểu môn Quản trị học của mình Chúng ta sẽ khám phá sâu hơn vào những khía cạnh quan trọng và mối quan hệ giữa các mục này, nhằm xây dựng một bức tranh toàn diện về quản trị học, một lĩnh vực yêu cầu sự hiểu biết không chỉ sâu rộng mà còn sự sáng tạo và khả năng áp dụng linh hoạt.

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau thâm nhập chi tiết vào từng mục, từ đó hiểu rõ cách mỗi mục tương tác với nhau và hình thành nên một cơ sở kiến thức vững chắc.

Trang 7

B NỘI DUNG

 Tóm tắt nội dung:

Chương 1 đề cập đến những công cuộc đổi mới là kim chỉ nam để hướng một tổchức, doanh nghiệp đến với sự thành công bền vững trong hiện tại và cả tương lai Đây còn là sự thể hiện tính sáng tạo, đường lối tư duy đa phương diện trong công việc quản trị của một cá nhân, công ty, Bên cạnh đó, chương 1 còn dẫn bước chúng ta từ vị thế của một người đóng góp cá nhân sang một nhà quản trị tài ba với những kỹ năng và cách thức hoạt động quản trị cần thiết Hơn hết, chúng ta sẽ hiểu rõ bản thân mình cần những khả năng cụ thể, những lối tư duy phù hợp để có thể thực hiện công việc quản trị một cách có năng suất và hiệu quả hơn Tất cả đều là bậc thang để đưa doanh nghiệp đến với sự tin tưởng của mọi người ở mọi nơi trên thế giới.

 Phân mục:

· What ?

1 Bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị2 Tại sao quản trị đổi mới là một vấn đề quan trọng3 Định nghĩa về quản trị

4 Các chức năng của quản trị5 Thực hiện hoạt động của tổ chức6 Các kỹ năng quản trị

Trang 8

7 Phân loại nhà quản trị

8 Những đặc trưng của nhà quản trị· How ?

9 Quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận10 Năng lực quản trị hiện đại

Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng?

- Mục lớn này giúp ta hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới trong việc quản trị và điều hành nhiều phương diện trong mọi doanh nghiệplớn hay nhỏ.

- Đây là một ngọn lửa thôi thúc các nhà quản trị loại bỏ đường lối tư duy lập khuôn, một chiều và không ngừng dấn thân vào cuộc hành trình tìm kiếm những cái mới sáng tạo hơn, phù hợp hơn để ứng phó với mọi biến động trong sự phát triển của doanh nghiệp.

- Việc đổi mới còn giúp tổ chức, doanh nghiệp thay thế những cái cũ bằng cái mới mẻ hơn trong mọi khía cạnh, từ đó dễ dàng dự đoán thị trường liên tục

Trang 9

biến động một cách linh hoạt hơn Không có sự đổi mới thì công ty sẽ mãi mãi giống như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn Nó sẽ trở nên lạc hậu và thụt lùi lại phía sau so với các doanh nghiệp khác giữa thị trường liên tục biến động ngày nay.

- Mối quan hệ : Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều cần những người quản lý xuất sắc để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp, hỗ trợ việc đổi mới và cải thiện tình hình của tổ chức từ rất kém thành tốt hơn, đồng thời đạt được những thành tựu ấn tượng Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cụ thể của người quản lý, chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu Định nghĩa về quản trị ở mục 3.

Định nghĩa về quản trị

- Mục lớn này giúp chúng ta hiểu rõ về khái niệm của quản trị.- Đưa ta tiếp cận với 5 nhiệm vụ của một nhà quản trị như :+ Thiết lập mục tiêu

+ Tổ chức

+ Động viên và truyền thông+ Đo lường

+ Phát triển con người

- Đưa ta tiếp cận với 4 chức năng quản trị:+ Hoạch định

+ Tổ chức+ Lãnh đạo+ Kiểm soát

Trang 10

- Mối quan hệ : Từ việc làm rõ các định nghĩa và chức năng của quản trị, để có cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về các hoạt động thuộc chức năng quản trị, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá chi tiết này trong mục 4: Các chức năng của quản trị.

Các chức năng của quản trị:

- Mục lớn này giúp chúng ta hiểu rõ sâu sắc hơn về một chuỗi công việc có tính chất phân công và chuyên môn hóa lao động được tạo ra trong quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp.

- Làm sáng tỏ các quy trình được áp dụng vào việc điều hành và quản trị công ty một cách hiệu quả bởi các nhà quản trị.

4.1 Hoạch định :

- Đây là bước đi đầu tiên trong việc thực hiện các chức năng quản trị, điều này giống việc khi bạn muốn xây dựng nên một ngôi nhà thì trước hết phải hìnhthành một nền móng vững chắc Đây là nền tảng quan trọng cho sự tồn tại vững chắc trong tương lai.

- Mục nhỏ này chính là một ngọn hải đăng soi sáng những mục tiêu cần đạt được trong tương lai và dẫn đường các doanh nghiệp đến với những mục tiêu đóbằng những con đường đúng đắn.

4.2 Tổ chức :

- Đây được coi là bước đi thứ hai trong việc xây dựng một ngôi nhà bền bỉ sau bước hoạch định Sau khi xác lập mục tiêu, chúng ta phải biết phân bố công việc và nguồn lực trong từng bộ phận sau cho hợp lý nhất.

- Phản ánh cách thức một nhà quản trị của một tổ chức nào đó cố gắng để chiếm lĩnh những kế hoạch được đặt ra như thế nào.

- Giúp chúng ta tiếp cận với các tổ chức đa dạng như việc tái bố trí lại vị trí của các nhà quản trị cao cấp, cắt giảm nhân sự và công việc nhằm làm giảm chi phí và làm điều hòa hoạt động nhân viên.

4.3 Lãnh đạo:

Trang 11

- Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo và cách mà họ lãnh đạo bất kì một công việc nào trong doanh nghiệp lớn nhỏ, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh và tình hình xã hội ngày nay- Mục nhỏ này giúp ta hiểu rõ những trách nhiệm và nhiệm vụ của nhà lãnh đạo không chỉ sử dụng vị thế của bản thân nhằm động viên các nhân viên mà còn phải có khả năng chỉ huy, điều khiển hoạt động của tổ chức.

- Một doanh nghiệp thiếu đi nhà lãnh đạo tài ba thì cũng giống như một conthiêu thân luôn lao đầu về phía trước một cách mơ hồ và vô định vậy.

4.4 Kiểm soát:

- Đây chính là bước đi cuối cùng trong việc xây dựng thành công một ngôi nhà Trước khi hoàn thành sản phẩm của mình, bạn phải đảm bảo những kế hoạch được đặt ra đã được tổ chức một cách đúng hướng Nếu như có gì không chắc chắn thì phải ngay lập tức điều chỉnh cho hợp lý hơn, chắc chắn hơn.- Mối liên hệ: Để biết được các nhà quản trị kiểm soát và đưa ra hướng giải quyết hiệu quả dựa trên những tiêu chí nào, ta tiếp tục đến với mục 5.

Thực hiện hoạt động của tổ chức:

- Mục lớn này giúp chúng ta biết đến những cách thức tạo ra giá trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và hiệu suất nhất.

- Ngoài ra, nó còn làm sáng tỏ trách nhiệm và nhiệm vụ của những nhà quản trị tài ba trong việc điều hành và quản trị doanh nghiệp như việc phối hợp các nguồn lực, cắt giảm chi phí và cố gắng tạo sự cân bằng tốt nhất giữa hiệu quả và hiệu suất.

- Mối liên hệ: sau khi đã biết được các chức năng và nhiệm vụ của nhà quảntrị, ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những kỹ năng mà nhà quản trị cần phải có để thựchiện tốt các chức năng cũng như nhiệm vụ của quản trị ở mục 6.

Các kỹ năng quản trị :

- Giúp ta thấy những kỹ năng nào cần thiết và quan trọng trong việc quản trịmột doanh nghiệp hay tổ chức.

Trang 12

- Giúp ta biết được những cách thức để áp dụng nó trong quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và năng suất nhất.

- Trao cho chúng ta nhìn nhận lại bản thân cần trau dồi những kỹ năng nào để quản trị thành công.

- Chính vì thế, đây được xem là một cánh tay đắc lực của những nhà quản trị cấp cao- những người cần một tầm nhìn xa trông rộng để tạo ra bước ngoặt lớn lao và đầy triển vọng cho một doanh nghiệp.

6.2 Kỹ năng quan hệ con người:

- Mối quan hệ trong môi trường kinh doanh nói riêng và trong cuộc sống nói chung chính là bàn đạp vững chắc nâng cao sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.

- Mụn nhỏ này chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng quan hệ con người và chỉ ra những cách thức giúp nhà quản trị bộc lộ loại kỹ năng cần thiết này Chúng bao gồm việc chúng ta hỗ trợ, động viên con người hay các bạn truyền thông và giải quyết những mâu thuẫn trong môi trường làm việc.

- Mục nhỏ này còn giúp ta hiểu rằng kỹ năng quan hệ con người đặc biệt cần thiết cho những nhà quản trị cấp thấp bởi họ thường xuyên tiếp xúc trực tiếpvới nhiều người lao động, từ đó họ cũng cần loại kỹ năng này để kết nối,phối hợp và ứng phó hiệu quả với nhiều thành viên trong doanh nghiệp.

- Mục nhỏ này còn giúp ta hiểu được những cách thức giúp các nhà quản trịngày càng hoàn thiện kỹ năng quan hệ con người của bản thân.

Trang 13

6.3 Kĩ năng chuyên môn

- Mục nhỏ này giúp ta hiểu về tầm quan trọng của những kiến thức chuyên môn về từng lĩnh vực trong bộ phận doanh nghiệp.

- Nó giúp mở rộng tầm nhìn của chúng ta về sự thể hiện của khả năng chuyên môn không chỉ có nghĩa là sự thành thạo về các phương pháp , kĩ thuật hay công cụ làm việc tùy thuộc vào từng chức năng cụ thể mà còn bao gồm những kiến thức riêng biệt, khả năng phân tích,….

- Mối liên hệ: đối với các cấp quản trị khác nhau, mức độ áp dụng các kĩ năng sẽ khác nhau, vì vậy để hiểu rõ hơn vấn đề này, ta tiếp tục đến với mục 7.

Phân loại nhà quản trị:

- Mục lớn này giúp chúng ta biết rõ về khái niệm nhà quản trị là gì, các nhà quản trị được phân loại như thế nào.

- Việc phân loại nhà quản trị có ý nghĩa to lớn đối với việc phân định rõ quyền hạn và nhiệm vụ quản lý, qua đó giúp tổ chức nhận thức rõ ràng hơn được về kỹ năng, tri thức và trách nhiệm cụ thể mà nhà quản trị cần thiết phải có.

- Ngoài ra, phân loại nhà quản trị cũng giúp tổ chức xây dựng cấu trúc quản lý thống nhất, đồng đều và cân đối về mặt kiến thức, kỹ năng, phong cách làm việc, qua đó đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý tổ chức có hiệu quả và năng suất cao.

- Có thể nói mục này cho ta hiểu rằng không phải ai cũng là nhà quản trị.

7.1 Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc:

- Trong mô hình quản trị nhân lực theo hướng thẳng đứng, các quyết định được tiến hành theo thứ tự từ trên xuống với mức độ ưu tiên giảm dần Đối với công ty lớn, mô hình này tương đối hữu hiệu bởi mọi quyết định nhờ vậy được thực hiện mau chóng, hiệu quả hơn so với việc chỉ trông đợi ở tính thống nhất của từng cá nhân.

Trang 14

- Giới thiệu các cấp quản lý và chức năng của từng cấp trong hệ thống tổ chức, bao gồm: quản lý cấp cao; quản lý cấp trung; quản trị viên cơ sở (quản trị viên cấp thấp).

- (1) Quản lý cấp cao: chủ yếu tập trung theo dõi môi trường bên ngoài và xác định chiến lược tốt nhất; (2) Quản lý cấp trung: ít hỗ trợ hiệu quả công việc cá nhân và chú trọng liên kết các nhóm làm việc; (3) Quản lý cấp cơ sở: hỗ trợ mọi nhân viên thực hiện công việc

7.2 Phân loại nhà quản trị theo chiều ngang:

- Trong mô hình này, ta thấy rằng bất kì ai trong công ty cũng có quyền đưara những quyết định phù hợp cho đường lối phát triển của công ty Quy mô các nhà lãnh đạo trong mô hình này tương đối nhỏ, nhiều doanh nghiệp có thể chỉ có một nhóm nhân viên ngang nhau và tốc độ ra quyết định cũng khá nhanh.- Hỗ trợ và bổ sung cho Mục 1 Trong giai đoạn hiện nay, nếu mô hình quản trị theo chiều dọc chưa hiệu quả thì chúng ta cần chú ý đến mô hình quản trị theo chiều ngang Bao gồm: nhà quản trị chức năng ; Nhà quản trị theo; Nhà quản trị tham mưu; Nhà quản trị điều hành.

- Mối liên hệ: Sau khi đã hiểu rõ về các cách phân loại nhà quản trị, để có thể hiểu rõ hơn trong thực tế, các nhà quản trị đó phải làm gì khi hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát, ta sẽ tiếp tục đến với mục 8.

Những đặc trưng của nhà quản trị :

- Mục lớn này làm rõ 4 chức năng và 2 trách nhiệm của một nhà quản trị.- Giúp ta hiểu rõ về vai trò quan trọng và những trách nhiệm cao cả mà các nhà lãnh đạo phải gánh vác trên vai.

- Giúp ta nhìn ra những ưu điểm hay nhược điểm, những thách thức hay cơ hội khi bạn đang là một nhà quản trị của doanh nghiệp.

- Mục lớn này còn giúp ta thấy nha quản trị chính là người lập kế hoạch chocông việc hàng ngày.

Trang 15

8.1 Tiến hành một sự nhảy vọt: những bước ban đầu khi trở thành một nhà quản trị

- Mục nhỏ này chính là những bậc thang đầu tiên giúp ta dần dần dấn thân vào thế giới quản trị.

- Ngoài ra, ta có thể thấy việc không ngừng thu nạp kiến thức và kĩ năng cần thiết khi bắt đầu bước đi trên một con đường mới là vô cùng quan trọng.- Cũng giống như khi bạn bắt đầu xây dựng nên một ngôi nhà, bạn phải chuẩn bị những phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất trong việc ra quyết định quản trị để có thể mang doanh nghiệp tiến xa hơn trong tương lai.

- Mục nhỏ còn chỉ ra những rủi ro, những áp lực, những căng thẳng được hình thành khi đối mặt với những thách thức trong giai đoạn ban đầu.

8.2 Các hoạt động của nhà quản trị:

- Mục này mô tả các hoạt động hằng ngày của một nhà quản trị một cách chi tiết nhất, cho biết quỹ thời gian hoạt động của một nhà quản trị trong một ngày và các quy tắc để quản trị thời gian, sử dụng thời gian một cách có hiệu quả nhất.

8.3 Vai trò của nhà quản trị :

- Chỉ ra tầm quan trọng của những hành vi, nhiệm vụ hay trách nhiệm của một nhà quản trị trong việc điều hành và quản trị doanh nghiệp.

- Giúp ta hiểu rõ về 3 nhóm vai trò của nhà quản trị, bao gồm :+ Nhóm vai trò tương tác

+ Nhóm vai trò thông tin+ Nhóm vai trò quyết định

 Từ đó, chúng ta thông hiểu sâu sắc về những đặc điểm, bản chất của các vai trò này để áp dụng vào thực tiễn.

 Tầm quan trọng của các vai trò của nhà quản trị tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau.

Trang 16

- Mối liên hệ: Các nghiên cứu cho thấy các vai trò trên, so với nhà quản trị trongcác công ty lớn, có khuynh hướng nhấn mạnh theo cách khác khác nhau đối với nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ Đến với mục 9, ta sẽ hiểu được chi tiết

hơn về vấn đề này

9 Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận :

- Giúp ta hiểu về sự phân loại quy mô doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn, sản lượng và khối lượng nhân lực.

- Chỉ ra tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và cách quản trị doanh nghiệp nhỏ như thế nào cho hiệu quả.

- Giúp nhà quản trị xác định những mục tiêu, kế hoạch cốt lõi và những chiến lược chủ chốt để quản trị có hiệu quả doanh nghiệp nhỏ Từ đó tạo một bàn đạp nâng cao vị thế của doanh nghiệp ngày càng to lớn và quyền lực hơn trong tương lai.

- Ngoài ra, ta có thể thấy đối với một doanh nghiệp nhỏ thì việc quản lý số lượng nhân sự và tập trung vào chiến lược marketing thật sự rất quan trọng.- Hơn thế nữa, mục lớn này còn giúp ta tiếp cận với khái niệm, đặc điểm và vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận Chúng ta cũng được biết về những thách thức, rào cản mà các nhà quản trị thường đương đầu khi quản trị các tổ chức philợi nhuận này Từ đó chỉ ra những hướng đi đúng đắn của một nhà quản trị đối với việc quản trị các tổ chức phi lợi nhuận.

10 Năng lực quản trị hiện đại:

- Mục lớn này chỉ ra tầm quan trọng của việc các nhà quản trị loại bỏ đi những đường lối quản trị cũ rích và thay thế vào đó là phong cách quản trị mới mẻ, sáng tạo để thích nghi với thế giới biến động liên tục.

- Phần lớn công ty hiện nay ưu tiên việc hoàn thành công việc theo đội nhóm chứ không còn là việc của mỗi cá nhân nữa Và điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có năng lực quản trị theo hướng mới mẻ hơn.

- Ngoài ra, mục này chỉ ra sự khác biệt, những ưu điểm và những điều kiện cần có để bước sang cách thức quản trị mới đầy sáng tạo.

Trang 17

 Phân mục:

· What:

1 Bạn sẽ trở thành nhà quản trị dũng cảm2 Đạo đức quản trị là gì

3 Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay4 Những vấn đề lưỡng nan đạo đức: bạn sẽ làm gì?5 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức

6 Nhà Quản trị và các lựa chọn đạo đức· How:

7 Trách nhiệm xã hội của công ty là gì8 Đánh giá trách nhiệm xã hội của công ty9 Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội

Trang 18

- Để hiểu rõ hơn những hành vi nào được xem là có đạo đức và phi đạo đứcthì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những mục tiếp theo.

- Mối liên hệ: Qua mục này, ta đã biết được đạo đức quản trị là gì và thấy được tầm quan trọng của nó Đến với mục 3, ta sẽ cùng tìm hiểu những khó khăn, tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến đạo đức của nhà quản trị thời nay như thế nào.

3 Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay:

- Mục lớn này cho ta thấy tầm quan trọng của quản trị có đạo đức trong xã hội luôn biến động ngày nay.

- Ngoài ra, tác giả đã đề cập đến những hiện tượng suy thoái về đạo đức doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh, từ đó phất lên một hồi chuông cảnh tĩnh những nhà quản trị về những bê bối đạo đức đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội ngày càng hiện đại.

Trang 19

- Ta cũng thấy được những việc mà nhà quản trị cần phải làm để tạo ra giá trị đạo đức cho doanh nghiệp, từ đó thôi thúc lòng tin tưởng của khách hàng mọi nơi.

- Hơn thế nữa, chúng ta còn được nhìn thấy những áp lực của nhà quản trị bởi họ phải chịu trách nhiệm vô cùng lớn trong việc hình thành nên một môi trường mang tính đạo đức.

- Mối liên hệ: trước các tình huống liên quan đến vấn đề đạo đức, dưới các quan điểm nhìn nhận khác nhau, vấn đề đúng hay sai không thể được xác định rõ ràng Vì vậy, ta sẽ cùng đến với mục 4 để tìm hiểu, thảo luận về những cách xử lý trước các tình huống liên quan.

4 Những vấn đề lưỡng nan đạo đức : bạn sẽ làm gì?

- Mục lớn này là một đòn bẩy đưa chúng ta rơi vào những tình huống “tiến thoái lưỡng nan” về đạo đức để xem xét cách chúng ta ứng xử như thế nào.- Chúng ta sẽ rất khó để có thể xác định được những phương án xử lý tình huống mà bản thân lựa chọn là đúng hay là sai, có nằm trên mức thang đo đạo đức hay không.

- Và để có thể xác định được sự lựa chọn nào là đúng với hoàn cảnh, đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu mục “ Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức”

- Mối liên hệ: Để nhà quản trị có thể đưa ra quyết định phù hợp với đạo đức, đến với mục 5, ta sẽ biết được các tiêu chuẩn đạo đức khi ra quyết định.

5 Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức :

- Mục lớn này giúp ta tiếp cận với thước đo tiêu chuẩn đạo đức khi bạn cầnra những quyết định trong môi trường kinh doanh.

- Ta cũng có thể hiểu cách mà các nhà quản trị sử dụng chiến lược chuẩn tắc- một chiến lược dựa trên các giá trị và chuẩn mực để hướng dẫn cho việc ra quyết định.

Trang 20

- Mục này đề cập đến 5 quan điểm thích hợp cho các nhà quản trị chính là : + Vị lợi

+ Vị kỷ+ Quyền đạo đức+ Công bằng+ Thực dụng

 Từ đó, nhà quản trị có thể dễ dàng hơn trong việc ra quyết định nào đó phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà không còn gặp quá nhiều khó khăn nữa.

 Quan điểm vị lợi : Quan điểm này cho rằng việc ra quyết định cần phải xem xét một cách tổng quát ở nhiều khía cạnh làm sao để quyết định ấy mang lại lợi ích lớn nhất cho bộ phận có số đông lớn nhất, tức tổng lợi íchlà lớn nhất.

 Quan điểm vị kỷ : Việc ra quyết định dựa trên quan điểm này thiên về lợi ích chính đáng của cá nhân đạt được trong dài hạn miễn sao không gây hại đến người khác cũng được xem là có đạo đức Tuy nhiên nó lại khôngđược khuyến khích hay sử dụng rộng rãi trong các xã hội đề cao tính tập thể.

 Quan điểm các quyền đạo đức: Cách tiếp cận này khẳng định quyền tự docơ bản của con người là bất khả xâm phạm bởi bất kỳ một quyết định của cá nhân nào Vì vậy một quyết định của nhà quản trị được cho là có đạo đức khi không xâm phạm đến những quyền lợi riêng tư cá nhân của người khác Cách tiếp cận này thường được sử dụng rộng rãi tại các xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân.

 Quan điểm công bằng: Cách tiếp cận về sự công bằng cho rằng quyết định có đạo đức phải đảm bảo 3 tính chất của sự công bằng là: Công bằngphân phối, công bằng thủ tục và công bằng đền bù Nhà quản trị khi quyếtđịnh dựa trên quan điểm này cần trung thực, khách quan không thiên vị nhằm tránh gây ra sự bất mãn hay không hài lòng từ người bị ảnh hưởng của quyết định.

 Quan điểm thực dụng: Quan điểm này có chút tương đồng với quan điểm vị kỷ và vị lợi, tuy nhiên nó được vận dụng một cách linh hoạt và ứng biến hơn, có thể bao gồm tất cả các quan đến các điểm đã nêu bên trên

Trang 21

miễn sao quyết định ấy được cộng đồng chấp nhận và mang lại kết quả tốt nhất phù hợp nhất trong tình huống được xét đến và nhà quản trị cũng cảm thấy hài lòng với quyết định của mình.

 Nên sử dụng kết hợp quan điểm thực dụng với các cách tiếp cận khác để đạt hiệu quả.

- Mối liên hệ: Khi ra các quyết định đạo đức, nhà quản trị sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố Đến với mục 6, ta sẽ biết được làm thế nào để nhà quản trị đảm bảo các sự lựa chọn có tính đạo đức khi bị tác động bởi các yếu tố đó.

6 Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức:

- Mục lớn này chính là ngọn đuốc soi sáng mục “Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức” vừa được nhắc đến phía trên.

- Mỗi một nhà quản trị đều sở hữu những tính cách cá nhân, phong cách quản trị khác biệt nhau Bên cạnh đó, những tác động từ môi trường bên ngoài cũng có thể làm ảnh hưởng đến cách thức mà họ hoàn thành mục tiêu của doanhnghiệp Vì thế, ta có thể thấy rõ hàng loạt các yếu tố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các quyết định đạo đức của một nhà quản trị.

- Ngoài ra, mục này còn chỉ ra nhà quản trị cần có những phẩm chất, đặc trưng cá nhân gì để có thể bảo đảm cho họ thực hiện các lựa chọn có tính đạo đức cao hơn trong những rào cản, thách thức từ môi trường phía ngoài hay kể cảngày trong những rủi ro xuất phát từ chính bản thân các nhà quản trị.

- Mục này còn xoáy sâu phân tích về việc ra quyết định của nhà quản trị là tùy thuộc vào mức độ của thước đo cấp độ phát triển đạo đức cá nhân như sau :

 Mức độ 1 ( tiền quy ước ) : thể hiện sự quan tâm của một nhà quản trị đếnvới những quy định, sự trừng phạt khi sai sót trong công việc hay sự khenthưởng khi nắm bắt được cơ hội, mang đến lợi ích cho doanh nghiệp bằngnăng lực quản trị của bản thân họ Có thể hiểu những nhà quản trị tuân thủ tất cả những điều trên là vì lợi ích của riêng bản thân họ, không muốnbản thân bị rơi vào những hậu quả không mong muốn.

 Mức độ 2 ( quy ước ) : thể hiện nhà quản trị chấp nhận theo đuổi và thích nghi với những kỳ vọng từ người xung quanh, theo những chuẩn mực xã

Trang 22

hội Họ không ngừng tìm cách để thực hiện tốt các kế hoạch, mục đích vànhiệm vụ của hệ thống xã hội đặt ra Đặc biệt, tất cả những việc làm trên đều phải dựa trên thước đo quyền lực của luật pháp.

 Mức độ 3 ( hậu quy ước ) : Đây là cấp độ cao nhất phảng phất những giá trị tốt đẹp nhất khi đưa ra bất kì một quyết định nào của nhà quản trị Ở mức độ này, nhà quản trị luôn đề cao giá trị của sự công bằng và sự chọn lựa mà bản thân đã chọn Họ hiểu rằng mỗi con người có thước đo chuẩn mực đạo đức và quy tắc riêng khác biệt nhau, đây chính là chiếc la bàn kì diệu giúp họ định hướng bản thân đến những cách giải quyết các vấn đề đạo đức nan giải đầy mới mẻ và sáng tạo

7 Trách nhiệm xã hội của công ty là gì ?

- Giúp chúng ta hiểu rõ về khái niệm về trách nhiệm xã hội là gì - Giúp chúng ta hiểu rõ về tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội

- Cách chúng ta đưa ra khái niệm về trách nhiệm xã hội cũng khó khăn như cáchchúng ta định nghĩa đạo đức là gì Bởi vì mỗi con người riêng biệt đều có nhữngniềm tin cậy riêng biệt mà dựa vào đó các nhà quản trị thực hiện những hành vi khác biệt nhau trong việc cải tiến phúc lợi xã hội Chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích mục nhỏ đầu tiên để hiểu ra được những hành động nào được coi là cótrách nhiệm xã hội.

7.1 Các đối tượng hữu quan của tổ chức

- Đầu tiên một nhỏ giúp chúng ta hiểu về đối tượng hữu quan là gì ?

- Đối tượng hữu quan chỉ đến một cá thể độc lập hay một nhóm người nào đó bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Họ là những người đã đầu tư vào những lợi ích và tổ chức từ những kết quả thực hiện công việc của tổ chức của họ.- Trong một xã hội liên tục biến đổi và chứa đựng nhiều thành phần phức tạp như thế, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên nhắm đến những đối tượng cụ thể để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Nên thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ai?” Từ đó các đối tượng hữu quan chính là yếu tố mà các nhà quản trị luôn muốn hướng đến.

- Một ngày còn giúp ta hiểu được tầm quan trọng của sơ đồ phác thảo các đối tượng hữu quan trong việc xem xét tương đối các tác động bên ngoài Từ đó

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w