Hãy giải thích ý nghĩa của từng mục ( mục lớn và mục nhỏ) và giải thích mối quan hệ giữa các mục (mục lớn và mục nhỏ) trong các chương sau đây ( theo tài liệu Quản trị chiến lược của John A.Pearce II / Richard B.Robison)

12 37 0
Hãy giải thích ý nghĩa của từng mục ( mục lớn và mục nhỏ) và giải thích mối quan hệ giữa các mục (mục lớn và mục nhỏ) trong các chương sau đây ( theo tài liệu Quản trị chiến lược của John A.Pearce II / Richard B.Robison)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn học: Triển khai chiến lược

Giảng viên: Nguyễn Hữu Nhuận

Sinh viên: Lê Quý Đức MSSV: 88222020256

Lớp: 23C5MAN50201601 – Thứ 6 Email: ducle.88222020256@st.ueh.edu.vn

Trang 2

ĐỀ TÀI: Hãy giải thích ý nghĩa của từng mục ( mục lớn và mục nhỏ) và giải thích mối quan hệ giữa các mục (mục lớn và mục nhỏ) trong các chương sau đây ( theo tài liệu Quản trị chiến lược của John A.Pearce II / Richard B.Robison):

Chương 10: Thực hiện chiến lược

Chương 11: Cấu trúc tổ chức Chương 12: Lãnh đạo và văn hoá

Chương 14: Đổi mới và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh

Bài làm Chương 10: Thực hiện chiến lược

I Các mục tiêu ngắn hạn:

Nếu các mục tiêu dài hạn có tầm quan trọng trong việc phác thảo tương lai thành công của công ty thì các mục tiêu ngắn được xem là các hướng dẫn chính xác để thực hiện hoá mục tiêu dài hạn Các mục tiêu ngắn hạn thường từ một năm đổ xuống là những mục tiêu có tính chất cụ thể, có thể đo lường, định lượng và có thể đạt được mà các nhà quản trị đưa ra để cần được hoàn thành trong khoảng thời gian cụ thể ngắn hạn ở tương lai Các mục tiêu ngắn hạn có các lợi ích như sau:

nhỏ các phần công việc ra các mục nhỏ dần thực hiện để hoàn thành mục tiêu lớn

trao đổi, hỗ trợ và phối hợp thực hiện giữa các bộ phận

bộ phận nhằm có các giải pháp kịp thời

Trang 3

II Các chiến thuật chức năng hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh:

Các chiến thuật chức năng được xem như các hành động cụ thể được liệt kê ra nhằm mục đích hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn Định dạng được các hành động cụ thể của từng đơn vị chức năng giúp nắm rõ được các hành động cần thực hiện làm cho chiến lược của công ty và tổ chức trở nên rõ ràng và đồng bộ có thể tạo ra thêm nhiều lợi ích và giá trị tăng thêm Một số lợi ích và các mối quan hệ:

mệnh và chiến lược của tổ chức

khi liên kết với hệ thống khen thưởng

sách, lịch trịch, nhận định những yếu tố thiết yếu hỗ trợ cho việc kiểm soát chất lượng

III Đặt hàng thực hiện các hoạt động chức năng từ những đơn vị bên ngoài:

Đặt hàng những đơn vị bên ngoài để thực hiện các hoạt động chức năng nếu họ thực hiện theo cách hiệu quả hơn nhằm giúp công ty tiết kiếm được các nguồn lực và tận dụng được các kiến thức mới được tiếp thu Việc đặt hàng bên ngoài ngày càng trở nên thiết yếu cho các nhà quản trị khi triển khai các kế hoạch chiến lược để có thể tập trung vào các chức năng quan trọng cốt lõi trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Phải quản lý được các đơn vị bên ngoài làm việc theo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết tránh những rủi ro trong quản lý và sản xuất

IV Phân quyền cho nhân viên tác nghiệp: Vai trò của chính sách:

Trao quyền là hành động cho phép một cá nhân hay một đội có quyền và có sự linh hoạt trong việc đưa ra quyết định và khởi xướng cho các hành động Việc trao quyền nhằm đảm bảo được nhu cầu cho việc ra quyết định tương thích với sứ mệnh, chiến lược và chiến thuật kinh doanh và cho phép quyền hạn rộng rãi hơn cho những nhân viên tác nghiệp Tạo ra các chính sách truyền đạt những hướng dẫn để ra quyết định giúp kiểm

Trang 4

soát được các quyết định trong khi cho phép quyền tuỳ nghi quyết định của các nhân viên vận hành khi triển khai các hoạt động kinh doanh

V Các kế hoạch thù lao có tính khen thưởng:

Các kế hoạch thù lao có tính khen thưởng cho đội ngũ nhân viên là một động lực cần có để kết nối thích hợp để giữ vững và gia tăng động lực làm việc của các thành viên thuộc các nhà quản trị cấp cao Các kế hoạch thù lao thúc đẩy nhân viên làm việc nỗ lực hơn nữa để đạt được các kết quả đã hoạch định ra trong triển khai chiến lược, khen thưởng theo dạng Quyền mua cổ phiếu ưu đãi, các khoản bảo trợ, các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt là cách tốt để người lao động an tâm làm việc và không ngừng nỗ lực

Mục tiêu và ý nghĩa của chương:

Chiến lược là những mong đợi mà tổ chức muốn đạt được trong 1 khoảng thời gian Chương này giúp người học hiểu được cách nhận dạng các đặc trưng của các mục tiêu chiến lược, thông thạo hàm ý của các chiến thuật chức năn và cách thức sử dụng chúng Việc thông hiểu tường tận bản chất và cách sử dụng các chính sách nhằm mục đích trao quyền cho đúng người và đúng việc trong khi thực hiện chiến lược nhằm truyền tải tốt nhất những thông điệp các nhà quản lý đề ra, tối đa hoá hiệu quả của các chiến lược

Chương 11: Cấu trúc tổ chức

I Các cấu trúc tổ chức truyền thống: Thuận lợi và Bất lợi liên quan đến chiến lược

1 Cấu trúc tổ chức đơn giản: thường tồn tại trong những doanh nghiệp nhỏ theo dạng cấu trúc một người chủ và một số ít nhân viên Tất cả các quyết định chiến lược và điều hành đều do một người hoặc một nhóm cổ đông quyết định Cấu trúc đơn giản khuyến khích người lao động thực hiện nhièu công việc khác nhau, có tính hiệu quả cao trong các công ty cung cấp duy nhất một mặt hàng hoặc hoạt động trong một thị trường ngách Cấu trúc này cũng tồn tại hạn chế nếu người chủ không có kiến thức nhiều lĩnh vực và

Trang 5

yếu khém trong phát triển chiến lược thì công ty sẽ hoạt động kém hiệu quả hoặc không tồn tại được lâu bền

2 Cấu trúc chức năng: Là cấu trúc phổ biến nhất và được sử dụng trong nhiều ngành nghề các thể loại công ty, tổ chức khác nhau Cấu trúc chức năng là dạng cấu trúc phân chia công việc, nhiệm vụ theo phòng ban và các nhóm bộ phận có chức năng riêng biệt Việc phân chia theo chức năng công việc riêng biệt giúp cho nhân lực của doanh nghiệp tập trung chuyên biệt vào một khía cạnh hoạt động duy nhất Điều này cho phép áp dụng kỹ năng chuyên môn mới và chuyên sâu nhất giúp tăng hiệu suất công việc ở mức cao Song cũng tồn tại thách thức là việc làm thế nào để phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận Năng lực chuyên môn hạn chế và góc nhìn hạn chế của nhà quản trị sẽ tạo ra sai lầm trong việc thiết lập thứ tự ưu tiên của các đơn vị chức năng

3 Cấu trúc tổ chức theo đơn vị: là dạng cấu trúc bao gồm nhiều đơn vị có sự tử chủ ở một mức độ nhất định và được quản trị tập trung với ban quản trị hay hội đồng công ty, mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ riêng biệt của mình Điều này giúp cho việc ra quyết định nhanh để thích ứng với môi trường cạnh tranh biến động khôn lường và giúp nhà quản trị có thể tập trung trong việc đưa ra quyết định chiến lược tầm cao Nhưng nếu xây dựng và phát triển các đơn vị không tốn có thể tạo nên sự cạnh tranh gây rối loạn chức năng, giảm sự tương thích giữa các đơn vị, xuất hiện vướng mắc trong xác định mức độ phân quyền

4 Cấu trúc tổ chức theo ma trận: Cấu trúc ma trận hướng đến việc sử dụng những nhân viên theo chức năng và theo tuyến cùng làm việc trong các bộ phận chức năng hoặc một dự án dưới quyền lãnh đạo hay giám đốc dự án Cấu trúc ma trận hướng đến sử dụng tốt nhất những nhân sự tài năng trong một phạm vi chuyên môn và tối đa hoá hiệu suất của các nhà quản trị chức năng khi cho phép giao trách nhiệm thực hiện vông việc, đánh giá và kiểm soát đồng thời từ cả hai phía quyền lực Dù thiết kế ra cấu trục ma trận không khó, nhưng thách thức thực sự nằm ở khâu các thương lượng về trách nhiệm có thể gây

Trang 6

bối rối cho nhân viên, cần phải có sự phối hợp ở cả chiều ngang và dọc để tránh các tranh luận về chức năng, ngân chặn thông tin và không hình thành được trách nhiệm báo cáo, đặc biệt ở các công ty, tập đoàn đa quốc gia do sự khác biệt về khoảng cách, khác biệt, ngôn ngữ và văn hoá

5 Cấu trúc đội – sản phẩm: cấu trúc đội – sản phẩm thường là cấu trúc có tính tạm thời và linh hoạt, đó là cấu trúc theo đội phát triển sản phẩm Cấu trúc này tìm kiếm sự đơn giản và nỗ lực sử dụng nguồn lực cho một số sản phẩm, dự án, thị trường, khách hàng hay sự đổi mới có tầm quan trọng về phương diện chiếc lược

II Thiên niên kỷ mới

1 Toàn cầu hoá: Toàn cầu hoá được xem là hoạt động cung cấp, phấn phối và mở rộng thị trường ra khắp thế giới của các công ty, tập đoàn đa quốc gia Điều này cũng mang đến rất nhiều thách thức về quản lý và đồng bộ tương thích chất lượng của sản phẩm trên toàn thế giới

2 Sự phát triển của Internet: Internet cho phép tất cả mọi người đang làm việc trong một công ty, tổ chức có khả năng tiếp cận các luồng thông tin một cách tức thời và ở bất cứ đâu Điều này cho phép các ý tưởng, hướng dẫn, yêu cầu, phối hợp, truyền thông và ra quyết định được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng

3 Tốc độ: Công nghệ kỹ thuật số giúp con người thoát khoỉ những công việc chân tay hằng ngày thay vào đó có thể sử dụng máy tính và hệ thống mạng Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ hoàn thành công việc

III Các nỗ lực ban đầu để nâng cao tính hiệu quả của cấu trúc tổ chức truyền thống

Trang 7

1 Tái xác định vai trờ từ kiểm soát sang hỗ trợ và phố hợp tổng hành dinh: Các nhà quản trị và lãnh đạo cấp cao phải làm thế nào để khai thác hết các lợi thế về nguồn lực của công ty trong vẫn duy trì được tính sáng tạo và phản ứng nhanh

2 Cân đối giữa nhu cầu kiểm soát/khác biệt hoá với nhu cầu điều phối/hợp nhất: Phải thiết kế, tạo dựng và duy trì được sự cân bằng giữa sự kiểm soát và khả năng thích nghi, ứng phó, đổi mới

3 Tái cấu trúc để nhấn mạnh và hỗ trợ các hoạt động thiết yếu có tính chiến lược: Phân biệt và chọn lọc những hoạt động được xem là quan trọng nhất với tổ chức để phân bổ và tập trung nguồn lực

IV Hình thành những tổ chức ảo có tính linh hoạt

1 Thuê ngoài tạo nên một tổ chức theo mô đun: Sử dụng dịch vụ, nguồn lực của một tổ chức bên ngoài giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn

2 Liên minh chiến lược: Là thoả thuận giữa hai hay nhiều công ty cam kết đóng góp nguồn lực, tiềm lực và kỹ năng chuyên môn cho một đơn vị mới được tạo ra Các bên phải cam kết những gì cần thực hiện để được hưởng lợi từ liên minh

3 Hướng về một cấu trúc không ranh giới: Là việc loại bỏ những bộ phận độc lập để tất cả mọi người đều có thể làm việc chung với nhau bất kể chức năng hay khác biệt vị trí địa lý Điều này giúp đa dạng hoá, tăng khả năng chuyển giao ý tưởng và các kiến thức mới

4 Xây dựng các tổ chức họp tập lưỡng năng: Các tổ chức được các nhà quản trị thích hợp sử dụng xen kẽ trong triển khai chiến lược nhằm tăng thêm khả năng thích nghi với sự thay đổi

Trang 8

Ý nghĩa chương: Tất cả những yếu tố của chương đều có ảnh hưởng trực tiếp và gián

tiếp đến quá trình xây dựng và phát triển chiến lược của tổ chức Chương giúp nhận dạng và giải thích 5 loại cấu trúc phổ biến, ưu nhược điểm của chúc, mô tả cấu trúc và tính linh hoạt của các loại cấu trúc Các vấn đề có liên hệ sát với thực tế ở các doanh nghiệp, các thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn cấu trúc nhằm giúp nhà quản trị hạn chế được những rủi ro trong việc xây dưng tổ chức và triển khai chiến lược

Chương 12: Lãnh đạo và Văn hoá I Lãnh đạo chiến lược: Tạo sự thay đổi

1 Làm rõ ý định chiến lược: Tầm nhìn cốt lõi là những gì công ty mong muốn trở thành phải được tuyên truyền trực tiếp, đây được xem là bức tranh tổng quát về công ty Tuyên bố sứ mệnh đơn giản, rõ ràng và thể hiện khát vọng lớn lao của công ty Làm rõ được chiến lược cần phải đảm bảo sự sống còn cho công ty, theo đuổi tầm nhìn tốt và triển khai lộ trình để hoàn thành tầm nhìn

2 Xây dựng một tổ chức: Đảm bảo sự thấu hiểu chung về các ưu tiên của tổ chức, tạo được sự cam kết cá nhân với tầm nhìn của tổ chức, duy trì mối quan hệ mật thiết với nhữung gì diễn ra bên trong và cả bên ngoài, với khách hàng Một tổ chức tố sẽ hoạt động trơn tru, phân công công việc phù hợp, có sự linh hoạt và thường xuyên phát hiện, sử lý những vấn đề phát sinh đảm bảo hoạt động trơn tru và có hiệu quả

3 Định dạng văn hoá tổ chức: Các nhà lãnh đạo định dạng văn hoá tổ chứuc thông qua niềm đam mê cho sự phát triển của công ty và lựa chọn hay phát triển nhữung nhà quản trị tài năng để hướng họ thành những nhà lãnh đạo tương lai

4 Tuyển dụng và phát triển lãnh đạo tác nghiệp tài năng: Nhà lãnh đạo có trách nhiệm cơ bản trong việc phát triển tài năng lãnh đạo trẻ là phục vụ như một hình mẫu cho các

Trang 9

nhà quản trị trẻ, các hành vi mẫu mực và các thói quen sẽ trở thành cách hành xử và giải quyết vấn đề của thế hệ quản trị trẻ

II Văn hoá tổ chức

Mỗi tổ chức đều có văn hoá của riêng mình, văn hoá tổ chức là tập hợp những giả định mà mọi người trong tổ chức cùng chia sẻ Văn hoá tổ chức cũng là một tài sản vô hình có giá trị dài lâu cung cấp những ý nghĩa, phương hướng làm nền tảng cho hành động

1 Vai trò của lãnh đạo trong văn hoá tổ chức: Nhà lãnh đạo là người truyền tải, nhân cách hoạ, tạo khung của văn hoá tổ chứuc hay là người tạo ra văn hoá tổ chức mới hướng đến sự tồn tại và tạo danh tiếng cho công ty

2 Thời gian làm việc trong văn hoá tổ chức: Nhận thức về văn hoá là một trong những chỉ báo mạnh nhất về sự thành công của nhà quản trị cấp cao Nhiều nhà lãnh đạo gắn bó lâu năn thường sẽ có xu hướng ít thay đổi, họ duy trì văn hoá hiẹne tại theo chiều hướng phòng thủ, ít thay đổi Còn ở khía cạnh một nhà lãnh đạo mới không phải là người khởi xướng văn hoá tổ chức hiện hành thì sẽ rất thách thức, họ phải tạo được sự tín nhiệm, đồng thuận cao từ các cấp cao hoặc tạo được sự ảnh hưởng đến tập thể thì mới có thể đổi mới văn hoá của tổ chức

3 Nhấn mạnh đến các chủ đề thiên trước hay các giá trị truyền thống: Nhà lãnh đạo sáng suốt nên nuôi dưỡng những giá trị truyền thống trong phạm vi tổ chức, các chủ đề cơ bản hay giá trị truyền thống có thể được tìm thấy trong truyền thông nội bộ và cả các từ ngữ quảng cáo Việc này giúp củng cố những lợi thế cạnh tranh đặc thù mà tổ chức sở hữu hay tìm kiếm

4 Khuyền khisch việc phổ biến các câu chuyện và truyền thuyết về giá trị cố lõi: Sự nhấn mạnh đầy tự hào được phản ánh qua những câu chuyện thường kể ở các công ty có

Trang 10

văn hoá tổ chức vững chắc được xem như những giai thoại truyền thuyết giúp hỗ trợ niềm tin cơ bản

5 Thể chế hoá các thực tiễn giúp củng cố và giá trị niềm tin mong đợi: Những gía trị và niềm tin của các công ty có văn hoá vững chắc được xác định rõ và có quy trình định hình niềm tin và giá trị một cách nghiêm túc, áp dụng trên nền tảng chiến lược mà họ lựa chọn

6 Điều chỉnh một số chủ đề phổ biến theo những cách thức độc đáo: Là sự những sự thay đổi có tính đổi mới, táo bạo, tạo ra những làn gió mới trong văn hoá tổ chức nhưng vẫn phù hợp với chiến lược của tổ chức

7 Văn hoá tổ chức trong các đơn vị toàn cầu: Đề cao “tương thích văn hoá” và đảm bảo sự “phù hợp” với văn hoá hiện hữu của nhân sự mới được tuyển dụng, tránh làm giảm tính đa dạng của tổ chức trong bối cảnh toàn cầu hoá và đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng

8 Quản trị mối quan hệ chiến lược – văn hoá: Mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và chiến lược phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ, tính tương thích co và hỗ trọ lẫn nhau Đảm bảo liên kết với các giá trị cốt lõi, tối đa hoá sự hợp lực và quản trị xoanh quanh nền tảng văn hoá

Ý nghĩa chương: Lãnh đạo và Văn hoá tổ chức là hai yếut tố rất quan trọng đối với tổ

chức Là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến thái độ và nhiệt huyết làm việc của nhân sự Lãnh đạo tổ chức xuất sắc phải có ba yếu tố: làm rõ ý định chiến lược, xây dựng tổ chức và định hình văn hoá tổ chức Các nguyên tắc đạo đức là những chuẩn mực cá nhân của nhà lãnh đjao hướng họ tuân thủ sự trung thực, linh chính và hành vi đạo đức đúng đắn Các yếu tố nói trên cộng với tầm nhìn tốt của lãnh đạo là bức trnh

Ngày đăng: 08/04/2024, 19:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan