... ca Pak Chi Weon, ớt lõu sau ó dng ý tng ny ca Pak xõy thnh Suwon, thnh bng gch sm nht ca Korea Pak Chi Weon thuc v nhng Nho s Korea u tiờn chỳ ý n yờu cu hc hi cụng ngh mi, hin i Pak Chi Weon. .. phm ni ting nht ca Pak Chi Weon, Yeorha ilgi (Nhit h nht ký), ghi chộp chuyn i s thỏng (t 25/5 n 27/10/1780) ti Trung Hoa Pak Chi Weon khụng h gi quan chc nhng c ngi anh h Pak Myung Won, r vua... (16821764) quan tõm n nụng nghip ng thi chỳ trng nghiờn cu phờ b nh bn kinh sỏch Pak Chi Weon (1737-1805) ỏnh du bc phỏt trin vng chc ca phỏi Thc hc Pak n lc tỡm hiu nhng ng i mi ca nh Thanh, qua nghin
Nghiªn cøu khoa häc Sù ph¶n tØnh vÒ tr¸ch nhiÖm nho sÜ Cña ph¸i thùc häc thêi choseon Qua v¨n ch-¬ng pak ch’i weon phan thÞ thu hiÒn* Tóm tắt: Bài viết này dùng hướng tiếp cận văn học-văn hóa và phương pháp hệ thống làm sáng tỏ một số đặc trưng của quan điểm về trách nhiệm xã hội trong văn hóa Nho giáo Korea qua văn chương của Pak Ch’i Weon (Phác Chỉ Nguyên), học giả - nhà văn nổi tiếng nhất của phái Thực học. Bài viết có thể góp phần nghiên cứu Nho giáo khu vực nói chung, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc, xúc tiến quan hệ Việt-Hàn nói riêng. Từ khóa: Nho giáo Korea, Văn học Korea, Phái Thực học, Pak Ch’i Weon, Yeorha ilgi hoseon là triều đại tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử Korea, chứng kiến giai đoạn cuối cùng - quá trình phát triển cực thịnh rồi đi đến suy tàn - của chế độ phong kiến trung đại cũng như chứng kiến bước chuyển sang cận hiện đại khi bán đảo Hàn bắt đầu tiếp xúc với ảnh hưởng phương Tây. Đây là thời mà Tân Nho giáo ở Korea ngày càng siết chặt sự nghiêm ngặt cương thường đến mức “làm sửng sốt cả những môn đồ Khổng Tử Trung Hoa” đồng thời cũng là thời dần hình thành trường phái Shirhak (Thực học) đi đến sự phản tỉnh về trách nhiệm nho sĩ trong thời đại mới. * 11 1.1. Pak ch’i weon và phái Thực học Hậu kỳ Choseon chứng kiến những biến đổi hệ trọng trong lịch sử cũng như văn học Korea. Những cuộc chiến tranh của Nhật Bản (1592 và 1597) và Mãn Thanh (1627 và 1636) không những tàn phá nặng nề đất nước Korea mà còn phơi bày trần trụi hơn C * PGS, TS, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 bao giờ hết sự bất lực của giai cấp quý tộc yangban đã suy tàn không thể đảm đương vai trò lãnh đạo xã hội. Các nguyên lý Đạo và Khí trừu tượng, siêu hình tỏ ra không hữu hiệu thiết thực bao nhiêu trong giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp thiết trước mắt của Korea. Trường phái Thực học đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Chu Hy, tuy nhiên, các học giả Thực học chủ trương phải xem xét mọi điều như chúng thực tồn tại trong đời sống dân tộc, qua tìm hiểu và trải nghiệm của chính họ, hơn là theo những tiền đề, định kiến của Nho giáo truyền thống từ Trung Hoa. Được xem là người tiên phong của phong trào Thực học, Yu Hyong Won (1622-1673) tập trung phân tích cốt lõi của tất cả các vấn đề về thuế khóa, phu phen, quân dịch, đời sống nhân dân, pháp luật, sự phồn thịnh của quốc gia… ở trong hệ thống sở hữu đất đai: “Nếu hệ thống sở hữu đất đai không đúng đắn thì không thể đạt được gì cả… Vì đất đai là nền 47 Nghiªn cøu khoa häc tảng của tất cả mọi thứ trên đời này” (Pan’gye surok - Pan’gye tùy lục)1. Kim Yuk (1580-1558), Yi Su Kwang (15631629) ủng hộ tư tưởng về cải cách ruộng đất và du nhập khoa học, Tây học cùng đạo Tin lành từ Trung Quốc vào Korea. Yi Ik (16821764) quan tâm đến nông nghiệp đồng thời chú trọng nghiên cứu phê b nh văn bản kinh sách. Pak Ch’i Weon (1737-1805) đánh dấu bước phát triển vững chắc của phái Thực học. Pak nỗ lực tìm hiểu những vận động đổi mới của nhà Thanh, qua nghiền ngẫm sách vở các nhà lý luận cải cách như Viên Hoành Đạo và Lý Chấp (1527-1602), cũng như qua thực tiễn mà ông chứng kiến khi đi sứ đến Trung Hoa. Từ kinh nghiệm nước ngoài, ông liên hệ để phân tích thực trạng và giải pháp cho Korea. Pak một mặt tiếp tục chú ý tới cải cách nông nghiệp qua vận dụng khoa học, kỹ thuật (như cuốn sách 15 chương mà ông đã dâng trình nhà vua, Kwanong soch’o - Khóa nông tiểu sao), mặt khác đặt vấn đề về mở rộng phát triển công thương. Là một nhà tư tưởng đồng thời là một nhà văn, Pak Ch’i Weon đã trình bày bản cáo trạng về xã hội trì trệ Choseon cũng như mô tả kế hoạch cải cách mà ông ôm ấp cho tương lai đất nước qua các tác phẩm văn chương phản ánh thực tại một cách chân thực với những hình tượng yangban điển hình. Các tiểu luận, nhật ký của Pak thường cho thấy hình ảnh chính ông như một nho sĩ băn khoăn trăn trở về con đường tương lai của dân tộc. Các truyện ngắn của ông lại thường làm nổi bật những bi-hài kịch của xã hội phong kiến trong quá trình suy sụp. 2. Một nơi hùng vĩ đáng để khóc: tư vấn, suy tư của người trí thức trước vận hội mới cho dân tộc Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Pak Ch’i Weon, Yeorha ilgi (Nhiệt hà nhật ký), ghi chép chuyến đi sứ 5 tháng (từ 25/5 đến 27/10/1780) tới Trung Hoa. Pak Ch’i Weon không hề giữ quan chức nhưng được người anh họ Pak Myung Won, con rể vua Yungjo và là người dẫn đầu sứ đoàn, mời đi cùng trong chuyến sang mừng thọ vua Qianlong (Càn Long). Pak Myung Won có lẽ cần nhờ cậy Pak Ch’i Weon “như một pho đại từ điển bách khoa có thể tra cứu nhanh các vấn đề lịch sử, chính trị, văn hóa, công nghệ trong cuộc lữ hành cũng như khi giao thiệp với học giả-chính khách Trung Hoa”2. Yeorha ilgi mở đầu với đoạn rất ấn tượng kể Pak Ch’i Weon vượt qua sông Áp Lục mùa mưa sóng nước dâng trào đến tận trời cao, rồi đứng trên đỉnh Bì Lô Phong nhìn xuống biển Đông Hải, trước khoảng không một ngàn hai trăm dặm từ thảo nguyên Liêu Đông tới Sơn Hải quan, trời đất bao la. Ông đã thốt lên: “Đây đúng là một nơi đáng để khóc. Một nơi đáng để khóc cho thỏa thích”. Tiến sĩ Trịnh đi cùng không giấu nổi ngạc nhiên: Sao ngài lại muốn khóc một nơi hùng vĩ nhường này? Pak trả lời: “Khi mừng quá, người ta sẽ khóc, khi giận quá người ta sẽ 1 2 Kim Ki Chung (1996), An Introduction to Classical Korean Literature, M. E. Sharpe, Armond - New York, London – England, 1996 tr. 172. 48 Choi Cholly, “Rehe Diary”, http://www.celadonia. com/CelaBlogger/Diary Rehe.html. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 Nghiªn cøu khoa häc khóc, khi thương quá người ta sẽ khóc, khi yêu quá người ta sẽ khóc, khi ghét quá người ta sẽ khóc, khi muốn quá người ta cũng sẽ khóc, khi trong người bực bội muốn giải tỏa tâm trạng u uất, không có cách gì nhanh hơn là khóc. Khóc là khi cảm xúc dâng trào đến tột đỉnh và vỡ ra thì có khác gì cười?”. Lại nói thêm: “Đứa trẻ khi nằm trong bụng mẹ, nó cảm thấy tối tăm, ngột ngạt, bí bách, chật chội, rồi một buổi sáng, nó được thoát ra một không gian rộng lớn, tay chân được vẫy vùng, tinh thần sảng khoái, sao nó không khỏi dồn nén cảm xúc và khóc lên tiếng khóc chào đời!”3. Pak Ch’i Weon đến Trung Hoa đời Mãn Thanh với tâm thế xúc động, phấn khích như vậy. Trước và đồng thời với ông, nhiều người Hàn trong ghi chép lữ hành khi đi sứ đã khinh miệt văn vật và lễ nghi phong tục nhà Thanh, xem người nhận quan chức nhà Thanh như loạn thần tặc tử… Riêng ông, ông xóa bỏ những định kiến tự tôn/mặc cảm, để thấy một nhà Thanh đang trỗi dậy, trong bản chất, như một thế giới mới. Ông thấy mình như thoát ra khỏi sự chật chội, tù hãm, tăm tối của Korea để mở mắt trước những cánh cửa, những con đường rộng lớn và sáng sủa. Ông không chỉ dừng mắt trên những cảnh phồn vinh vật chất bề ngoài của Trung Hoa mà đào sâu tâm trí tìm kiếm sức mạnh bên trong làm nên thịnh vượng ấy, mong hoạch đắc cái bí quyết giúp dân tộc Korea có thể tiến lên trên đôi chân vững chãi của chính mình, thoát khỏi tư thế lệ thuộc: “Hôm nay, lần đầu tiên ta mới hiểu rằng con người vốn không có chỗ để dựa dẫm, chỉ có đầu đội trời, chân đạp đất và bước đi”4. Pak trở thành thủ lĩnh của phái Bắc học, học hỏi kinh nghiệm cải cách của Trung Hoa để làm cho dân giàu, nước mạnh, nghĩa là học hỏi kinh nghiệm “hiện đại hóa”/“phương Tây hóa” của Trung Hoa trên lập trường chủ nghĩa dân tộc Korea. Pak Ch’i Weon thấy đẹp nhất ở Trung Hoa đời Thanh là gạch. Ông đã quan sát kỹ những lò gạch khắp nơi và hình dung gạch, với những ưu thế (về sự đồng bộ trong hình dạng, kích thước; sự nhỏ gọn, dễ vận chuyển; sự đơn giản trong sắp xếp, tạo hình) sẽ rất hiệu quả khi thay thế gỗ và đá granite ở Hàn Quốc, từ các công trình xây dựng lớn nhỏ cho đến cái sàn nhà với lò sưởi ondol. Jung Yag Yong, cũng là một nhà Thực học, đệ tử của Pak Ch’i Weon, ít lâu sau đã vận dụng ý tưởng này của Pak khi xây thành Suwon, thành bằng gạch sớm nhất của Korea. Pak Ch’i Weon thuộc về những Nho sĩ Korea đầu tiên chú ý đến yêu cầu học hỏi công nghệ mới, hiện đại. Pak Ch’i Weon và Pak Che Ga, một nhà Thực học khác, nhất trí về công thức cơ bản phát triển Korea là đi từ “giao thông bằng những cỗ xe, tiền và gạch”, nhằm tăng trưởng nền kinh tế, tạo ra những cải thiện thiết thực cho đời sống người dân. Từ hiện thực nhà Thanh, Pak vỡ lẽ rằng sự nhấn mạnh đạo đức ở Korea lúc bấy giờ chỉ còn là “hư vị bị ràng buộc bởi nghi lễ”. Bởi vì “chỉ khi nâng cao năng lực sản xuất 4 3 Woo Han Yong & nnk [Đào Thị Mỹ Khanh dịch] (2009), tr. 433-434. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 Woo Han Yong & nnk [Đào Thị Mỹ Khanh dịch] (2009), tr. 432. 49 Nghiªn cøu khoa häc làm cho cuộc sống của bách tính trở nên đủ đầy thì mới có thể bàn đến đức”5. Tư tưởng đó được trình bày một cách hình tượng qua “Heo saeng cheon” (Truyện Hứa sinh), một trong những truyện hư cấu đan cài trong Nhiệt hà nhật ký. Truyện kể về Hứa sinh là một yangban đọc sách bảy năm mà vẫn nghèo, bị vợ hối thúc kiếm tiền, đã rời nhà ra đi. Ông ta đến vay một vạn lượng của ông Pyeon (Biện), người giàu nhất kinh thành, rồi đến Tam Nam, nơi huyết mạch giao thông, buôn bán. Hứa sinh dốc hết tiền mua tất cả các loại táo tàu, hạt dẻ, hồng, lê, lựu, cam, thanh yên… với giá cao gấp đôi khiến cho sau đó, cả nước không biết kiếm đâu trái cây thờ cúng hay đãi tiệc và thương nhân lúc bấy giờ phải mua lại của Hứa sinh với giá gấp mười lần. Hứa sinh tiếp tục thành công như thế với các loại hàng thiết yếu khác (dao, cuốc, thừng, bông, lụa…). Nhưng mỗi lần giàu có thêm gấp bội, ông chẳng vui mừng mà thở dài: “Chỉ với một vạn lượng đã chi phối thị trường như vậy, đủ biết tình cảnh nước ta”. Nho sĩ thường khinh miệt chuyện tiền nong. Hứa sinh thì biết cách làm cho đồng tiền sinh lợi nhuận có ý nghĩa. Ông ta mang thuyền chở 30 vạn lượng vàng đến thương thuyết với băng đảng cả ngàn tên cướp, chỉ vì bần cùng sinh đạo tặc: “Mỗi người hãy mang đi một trăm lượng và hãy trở về đây với một người phụ nữ và một con bò”. Tất cả ngàn tên cướp đã quay trở lại, không thiếu một người, cùng vợ và bò, theo Hứa sinh ra đảo xa, xây dựng cuộc sống lương thiện. Hứa sinh thử nghiệm nơi đây mô hình một xã hội lý tưởng không phân biệt giai cấp. Khi họ đã trồng cấy, được mùa, và nhất là trở nên phong lưu nhờ buôn bán quốc tế trên biển với những đảo xa gần, Hứa sinh từ biệt họ trở về đất liền. Ông, một mặt, cẩn thận dặn dò họ vun bồi lễ nghĩa: “Khi sinh con, các ngươi phải dạy chúng cầm thìa bằng tay phải và phải kính nhường người sinh trước, dù chỉ một ngày”, mặt khác, không quên mang theo về đất liền với mình tất cả những người biết chữ: “phải làm cho không còn họa căn trên đảo này”. Hứa sinh khẳng định giá trị tích cực trường tồn của đạo đức Nho giáo, đồng thời, phủ định triệt để giai cấp yangban đã hoàn toàn mất vai trò, chỉ còn là lực cản lịch sử. Tư tưởng về phát triển công thương như nền tảng để cải hóa chính đức đặc biệt được nhấn mạnh ở đây. Về nơi chốn cũ, Hứa sinh đem trả 10 vạn lượng cho ông Biện, rồi lại sống đạm bạc dưới mái nhà tranh như xưa. Ông Biện, mến mộ tài đức, giới thiệu tiến cử Hứa sinh với Ngự doanh đại tướng Lee Wan (Lý Hoán, tên một vị tướng có thật trong triều chính bấy giờ). Hứa sinh trình bày với Lý tướng quân những sách lược cụ thể, nhưng mau chóng nhận ra Lý chẳng hề/chẳng thể vận dụng trong thực tế. Kết thúc câu chuyện, khi ông Biện cùng Lý Hoán tìm đến thì “căn nhà bỏ trống, Hứa sinh đã bỏ đi”6. “Heo saeng cheon” trình bày một viễn tưởng. Mở đầu và kết thúc đều là mái nhà tranh mà Hứa sinh rời ra đi. Tất cả chỉ như một giấc mộng phù du. 5 6 Cho Dong Il & nnk [Trần Thị Bích Phượng dịch] (2010), tr. 249 50 Những trích dẫn “Heo saeng cheon” từ Cho Myeong Sook 2012 tr. 132-141 và Peter H.Lee 1981tr. 213-221. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 Nghiªn cøu khoa häc 43 tuổi, ở một nơi hùng vĩ trên đất Trung Hoa, Pak Ch’i Weon trải nghiệm những cảm xúc tột đỉnh vỡ òa thành tiếng khóc, mừng quá, thương quá, muốn quá… một con đường mới phong quang cho Korea. Ông đã trình kế sách lên nhà vua nhưng không được dùng. Bao nhiêu ấp ủ chỉ thành những cao vọng hão huyền. Cuối cùng, chỉ còn biết thở dài, âm thầm rơi lệ với những bi kịch Hứa sinh. Bình luận về tính Cách mạng của Nhiệt hà nhật ký, Choi Cholly viết: “Giá như những vị vua hậu kỳ Choseon đủ phóng khoáng, sáng suốt để cho những nhà Thực học vận hành đất nước thì Korea đã hiện đại hóa sớm hơn cả nhật Bản!!!”7. 3. Những chuyện nực cười và những chuyện đau lòng: “giải phẫu” bệnh trạng mãn tính của xã hội Khi trở về Korea, Pak Ch’i Weon thấy tất cả sự trì trệ, tất cả sức bó buộc chật chội cả ngàn năm, không dễ gỡ bỏ. Ông đã viết nhiều truyện trào phúng châm biếm sâu cay những yangban sâu mọt, dẫn quốc gia đến sự suy tàn. “Yangban cheon” (Truyện một yangban) kể về một yangban không kiếm nổi cách nuôi vợ con, phải vay thóc nhà nước, qua nhiều năm, lên đến cả ngàn bao. Sự vô dụng của anh ta được khái quát bởi chính người vợ cận kề, hiểu biết anh ta một cách mật thiết nhất: “Ông vùi đầu dùi mài kinh sách thánh hiền, nhưng không tích sự gì trong việc làm lụng trả nợ cho nhà nước. Ông nói là yangban nhưng loại ông không đáng giá 7 Choi Cholly. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 một xu”. Quan đầu tỉnh, dù ái ngại cũng buộc phải ra lệnh tống giam ông ta. Lúc đó, một bậc phú hào đã bỏ tiền trả nợ thay để mua lấy danh vị yangban mà phú hào đã mong ước từ lâu. Biết chuyện, quan đầu tỉnh gọi cả hai đến công đường, trước sự chứng kiến của các tầng lớp sĩ-nông-công-thương, xác nhận hợp đồng trao đổi giữa hào phú và yangban. Viên quan đã công bố những điều khoản giao kèo để hào phú hiểu làm một yangban nghĩa là gì. Sau khi nghe một bản dài toàn những nghi thức cầu kỳ về trang phục, ẩm thực, cư xử, nói năng… hào phú hết sức thất vọng, cuối cùng nói: “Tôi nghe nói yangban giống như bậc thần tiên. Nếu làm yangban mà chỉ như thế thì tôi bị lừa mất rồi. Hãy cho tôi biết những lợi nhuận của yangban chứ?”. Quan bèn đọc một văn bản khác: “Khi Trời sinh con người, chia làm bốn giai cấp, trong đó, cao quý nhất là yangban. Yangban không cần trồng cấy, không cần bán buôn. Thông thạo sử sách, người giỏi thì đỗ đạt, người xoàng hơn thành thầy lang. Văn bằng không dài hơn hai gang tay nhưng cấp tất cả mọi thứ mà người ta cần – thực ra nó giống như cái ví. (…) Thậm chí một học giả nghèo cũng có thể quyết định mọi điều như ý ông ta muốn. Ông ta có thể bắt bò nhà hàng xóm cày ruộng cho mình trước. Bắt dân làng trồng cấy cho mình. Ai dám xử sự thô bạo với yangban? Nếu ông ta ném tro bụi đầy mặt mũi anh, túm búi tó anh, lôi anh xềnh xệch, anh cũng không được phản kháng”. Hào phú giãy nảy lên: “Thôi đi, dừng lại ngay! Nhảm nhí quá lắm! Các ông đang biến tôi thành trộm cướp chắc”. Rồi hào phú lắc đầu, bỏ đi, từ đấy 51 Nghiªn cøu khoa häc không bao giờ đả động đến từ “yangban” nữa8. Qua tình huống ký kết hợp đồng mua bán tước vị yangban, Pak Ch’i Weon đã vạch trần bản chất của giới học giả - quan chức, không gì khác hơn là những ký sinh trùng ăn bám, những tên trộm cướp đoạt của cải, công sức của người lao động. Cái gọi là truyền thống yangban chỉ còn là sự tuân thủ những phép tắc hình thức kiểu cách, trống rỗng như để râu để tóc, cầm đũa cầm thìa… Truyện “Hojil” (Lời cáo buộc của con hổ) lại đả kích những tật xấu xa, thói đạo đức giả và sự dối trá của yangban. Truyện xây dựng tình huống về con hổ đói, nhưng không muốn vồ một pháp sư shaman hay một thầy lang vì sợ thịt những người này bị nhiễm độc do sự oán hận của bao người vô tội đã chết vì sự lừa bịp của họ. Hổ quyết rình ăn thịt Puk Kwak vì nghe vị học giả - chính khách này đọc ngàn cuốn sách và nổi danh đạo cao đức trọng. Trong khi đó, Puk tằng tịu với Dongrija, một người vợ góa có tiếng là đức hạnh (“có năm con trai mang năm cái họ khác nhau”), bị các con trai của bà ta xông vào phòng, phải trần truồng chạy trốn, trong đêm tối, cuống cuồng sa chân xuống hố phân, ngập đến cổ. Khi Puk cố trèo lên được thì con hổ rình sẵn lao tới nhưng nó vội vã quay mặt đi ngay: “Sao mà học giả bốc mùi hôi thối tởm lợm thế”. Puk rạp xuống lạy con hổ, khẩn cầu tha mạng, còn hùng hồn ca ngợi đức hạnh hổ để lấy lòng. Hổ cấm học giả đến gần nó: “Ta nghe nói các Nho sĩ xảo trá, nay thấy điều đó quả đúng”9. Câu kết của tác phẩm “Hojil” là: “Con hổ bỏ đi, để Puk lại đó, xa xa trên cánh đồng những người nông dân bắt đầu công việc buổi sớm của họ”. Tác giả đã không hề ngẫu nhiên đặt hình ảnh học giả thảm hại ở góc xó của bức tranh dành không gian rộng rãi, tràn đầy ánh sáng cho những người lao động. Trong một truyện khác, “Yedeok Seonsaeng cheon” (Truyện ngài Yedeok), ông để một học giả bậc thầy nói lời tôn xưng người gánh phân: “Vì Eom Haeng Su kiếm sống bằng việc gánh phân bắc mà chúng ta có thể nói anh ấy bẩn thỉu chăng. (…) Đức hạnh của anh ta thanh khiết. Eom bản chất thanh khiết dù chân tay bẩn thỉu, trong khi bao người khác, bản chất bẩn thỉu dù tay chân sạch sẽ. Ta gọi Eom Haeng Su là sư phụ chứ nào dám xem anh ta là bạn. Ta gọi anh ấy là ngài Yedeok”10. Dân chúng lao động tạo ra của cải vật chất, đóng góp thiết thực cho xã hội, theo Pak Ch’i Weon, cao quý hơn, vĩ đại hơn nhiều so với giai cấp yangban vô tích sự mà ngạo mạn. Nếu “Yangban cheon” (Truyện một yangban) và “Hojil” (Lời cáo buộc của con hổ) thuộc về những truyện cười ra nước mắt thì “Yeollyeo Hamyang Paksshi cheon pyeongseo” (Cuộc đời liệt nữ của cô Pak ở Hamyang và những lời bình luận) là câu chuyện thương tâm, đau lòng nhất trong các tác phẩm của Pak Ch’i Weon. Tác phẩm gồm hai câu chuyện, kể về thân phận những người vợ góa trong xã hội phong kiến Korea với gông cùm, vô hình mà nghiệt ngã, của hai chữ “thủ tiết”. 8 Peter H. Lee 1981: tr. 222-225 Những trích dẫn “Hojil” từ Kim Ki Chung 1996: tr. 178179. 9 52 10 Kim Ki Chung 1996: 180. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 Nghiªn cøu khoa häc Câu chuyện thứ nhất khởi sự từ hai chàng nho sĩ bàn nhau chặn đường thăng tiến của quan chức đồng nghiệp khi nghe được tin đồn có người đàn bà góa trong gia tộc anh này không tròn tiết hạnh. Mẹ của hai chàng bèn lấy từ trong ngực cho các con xem một đồng tiền xu mòn vẹt, không còn rõ nét khắc nào. Rồi bà kể cho con nghe về cuộc đời mình: góa bụa khi còn quá trẻ, nhưng nếu người đàn bà yangban mà tái hôn thì con cái sẽ không còn cơ hội bước chân vào chốn quan trường nên bà đành cắn răng chịu đựng. “Đối với đa số con người chúng ta, sinh lực đời sống tuôn chảy từ kết hợp âmdương… Ngay dù kiếp góa bụa, người phụ nữ trẻ trung, khỏe khoắn nào mà tránh khỏi khát khao? Nhiều đêm, mẹ chẳng biết bầu bạn cùng ai ngoài ngọn nến khuya chập chờn, mờ tỏ… Không sao ngủ được, mẹ quăng đồng xu này trên sàn rồi mò mẫm quẩn quanh để tìm lại nó. Kiếm được rồi lại quăng đi để tiếp tục lần mò tìm kiếm, năm sáu lần như vậy thì cũng qua được một đêm, thấy trời rạng sáng. Mười năm đầu tiên, dần dà hàng năm mẹ quăng đồng xu ngày một ít lần hơn; sau mười năm thì năm ngày một lần, rồi nữa mười ngày mới một lần. Bây giờ sức đã héo tàn, mẹ không cần quăng đồng xu này nữa. Nhưng hai mươi năm nay mẹ vẫn giữ đồng xu trong ngực áo, để không bao giờ quên những gì nó đã làm cho mẹ, để thỉnh thoảng nhìn nó mà hồi tưởng lại đời mẹ”. Bà mẹ kết thúc câu chuyện đẫm nước mắt của mình, hai người con quan chức ôm mẹ mình mà khóc. Người mẹ yangban đã tự bóp chết những ao ước bản năng, tự hủy diệt năng lực sự sống của mình để đổi lấy sự thừa nhận xã Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 hội đảm bảo cho sự nghiệp khoa cử, hoạn lộ của các con. Câu chuyện thứ hai bắt đầu bằng cái chết của người vợ góa tuổi mới đôi mươi. Qua lời thuật lại của viên thư lại, họ hàng thân của cô, người kể chuyện xưng “tôi”, chính là Pak Ch’i Weon, biết cô gái đó khi 19 tuổi đã kết hôn với một người chồng ốm yếu theo đính ước của hai gia đình. Vì chàng trai bệnh ngày càng nặng, “đi lại vật vờ như một cái bóng”, hai họ bàn chuyện hủy hôn, nhưng riêng cô gái thì khăng khăng: “Con đã may tất cả quần áo này cho ai, theo kích tấc của ai chứ? Con xin nguyện giữ đúng lời hứa của con”. Chỉ nửa năm sau đám cưới, chàng trai mất. Cô gái phụng dưỡng cha mẹ chồng suốt ba năm, rồi vào đúng kỳ giỗ mãn tang, sau khi lo toan cúng kỵ chu đáo, cô tự vẫn bằng thuốc độc. Pak Ch’i Weon mãi đau đáu với nỗi băn khoăn: tại sao cô gái kiên quyết cưới xin, “giữ thủy chung với chẳng gì hơn là những bộ áo quần trống rỗng”, tại sao cô tìm đến cái chết, trong khi cấm đoán góa bụa tái giá là quy tắc chỉ trong giới yangban, không mở rộng tới giới bình dân như cô? Phải chăng chính vì chỉ bằng những phương cách cực đoan nhất, cô gái bình dân mới có thể vươn tới địa vị liệt nữ vốn chỉ dành cho phụ nữ góa yangban? Ở phần đầu tác phẩm, Pak Ch’i Weon từng suy tư về hiện tượng này: “Những người vợ góa - trẻ con ở các vùng nông thôn, những người vợ góa trẻ trong gia đình thường dân, thậm chí tin rằng nếu chỉ sống cô độc cả đời, thủ tiết với người chồng quá cố thì vẫn là chưa đủ… Ước ao theo chồng đến tận nấm mồ, họ quăng mình 53 Nghiªn cøu khoa häc xuống nước, uống độc dược hoặc treo cổ… cứ như thể đang bước vào thiên đàng. Dẫu đấy thực là chung thủy, liệu có thái quá không?”. Bằng giọng khách quan, tiếp đó, Pak Ch’i Weon kể tên hàng loạt nho sĩ khắp nơi đua nhau viết tụng ca liệt nữ: “Không lâu sau đó, Yun Kwang Seok, quan đầu tỉnh Hamyang đã sáng tác bài thơ Cuộc đời một liệt nữ. Yi Myeon Je, quan đầu tỉnh Sancheong cũng làm như vậy. Và Shin Ton Hang, một nhà văn lỗi lạc, thì viết chuyện cuộc đời xứng đáng làm liệt nữ của cô Pak ở Hamyang”. Phải chăng chính những nho sĩ viết tụng ca liệt nữ này đã gián tiếp nhẫn tâm đẩy cô Pak đến cái chết? Kết thúc tác phẩm văng vẳng những câu hỏi của Pak Ch’i Weon: “Phải chăng từ đầu đến cuối, cô Pak là một tinh thần hoàn toàn nhất quán?... Cô cuối cùng đã thực hiện bằng được điều mà cô đã quyết lòng định liệu từ đầu. Cô thực sự là người vợ chung thủy chăng?”11. Cả người mẹ yangban lẫn cô gái trẻ bình dân, ở những chừng mực khác nhau, đều bị truyền thống thủ tiết sừng sững của hệ tư tưởng nam giới trung tâm kia áp chế. Đến mức họ tự nguyện chọn cái chết hơn là cuộc sống, dù chết trong ý nghĩa tinh thần qua sự hủy diệt sinh lực của mình, mỗi ngày từng chút một, như người mẹ yangban hay chết thật sự về thân xác như cô gái trẻ bình dân. Trọng tâm của tác phẩm “Yeollyeo Hamyang Paksshi cheon pyeongseo” (Cuộc đời liệt nữ của cô Pak ở Hamyang và những lời bình luận) hình như không phải ở những câu chuyện mà là ở chính những lời bình luận, những lời bình luận của Pak Ch’i Weon đã “phơi bày sự vô nhân đạo có tính thể chế của xã hội Choseon”12, làm hiện ra đầy ám ảnh vấn đề trách nhiệm của luân thường Nho giáo, trách nhiệm của quan chức - học giả đối với bi kịch của những người phụ nữ. Tác phẩm là lời kêu gọi cải cách cấu trúc xã hội Nho giáo cứng rắn, nghiêm ngặt đã lỗi thời. Có thể thấy Pak Ch’i Weon đã nghiêm khắc xét lại trách nhiệm nho sĩ trong tổng thể thể chế phong kiến Choseon, từ những vấn đề kinh tế cho đến toàn bộ hệ thống chính trị-xã hội-văn hóa của thời đại. * * * Tác phẩm của Pak Ch’i Weon, học giả nhà văn nổi tiếng nhất của phái Thực học thời Choseon, đã thể hiện một cách chân thực cuộc sống đồng thời trĩu nặng suy tư, trăn trở kiếm tìm giải pháp để “đại tu” những thể chế xã hội, cải cách nông nghiệp, phát triển công thương, phấn đấu cho quốc gia thịnh vượng có thể đương đầu nguy cơ từ những thế lực ngoại xâm. Các tác phẩm đã “mổ xẻ” những căn bệnh nhiều thế kỷ của tầng lớp quý tộc (yangban) đạo đức giả, ký sinh trên lao động của dân chúng, chiếm mọi đặc quyền đặc lợi, khư khư ôm lấy kinh điển người xưa, lạc hậu trước thời thế, không còn khả năng lãnh đạo quốc gia. Mặt khác, các tác phẩm cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm của những trí thức mới trong công cuộc “khai hóa”, phát triển đất nước cũng như đấu 11 12 Kim Ki Chung 1996: tr. 189-193. 54 Kim Ki Chung 1996: tr. 188. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 Nghiªn cøu khoa häc tranh cho quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Không phải không có những nhà nghiên cứu đã phê phán Pak Ch’i Weon không đi tới cùng với những giải pháp xã hội triệt để, lật đổ yangban. Thực ra thì Pak không thể vượt trên hạn chế lịch sử của thời đại khi chính ông thuộc về giai cấp nho sĩ ấy trong giai đoạn suy tàn của phong kiến Korea. Đóng góp lớn của ông, không thể phủ nhận, ở trong nỗ lực thức tỉnh trách nhiệm xã hội với nhân dân, với đất nước của người trí thức Nho giáo trước đòi hỏi của những vận hội mới, những thách thức mới trong giai đoạn quá độ từ lịch sử trung đại sang cận hiện đại. Các tác phẩm của Pak Ch’i Weon giúp chúng ta hình dung những biến chuyển tích cực, năng động từ thế kỷ XVII-XVIII của Nho giáo Korea với phái Thực học. Phần lớn các học giả Thực học là những người phương Nam (Southerner), những người hầu như đứng ngoài bộ máy quan liêu của chính quyền phong kiến ở kinh đô (outsider). Xu hướng ly tâm này đặt nền tảng cho những cải cách, phát triển của Korea trong thời cận hiện đại và hiện đại. 3. Choi Cholly, “Rehe Diary”, http://www.celadonia.com/CelaBlogger/Diary Rehe.html. 4. Kim Hunggyu (Robert J. Fouser dịch sang tiếng Anh) (1997), Understanding Korean Literature, Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe. 5. Kim Ki Chung (1996), An Introduction to Classical Korean Literature, M. E. Sharpe, Armond - New York, London – England. 6. Peter H. Lee (compiled and edited) (1981), Anthology of Korean Literature From Early Times to the Nineteenth Century, University of Hawaii Press, Honolulu. 7. Peter H. Lee (edited) (2003), A history of Korean Literature, Cambridge University Press. 8. Wm. Theodore de Bary (edited) (2011), Finding wisdom in East Asian Classics, Columbia University Press, New York. 9. Woo Han Yong, Park In Gee, Chung Byung Heon, Choi Byeong Woo, Yoon Byeong Woo, Yoon Bun Hee (Đào Thị Mỹ Khanh dịch) (2009), Văn học cổ điển Hàn Quốc, Nxb Văn nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cho Dong Il, Seo Dae Seok, Lee Hai Soon, Kim Dae Haeng, Park Hee Byoung, Oh Sae Young, Cho Nam Hyon (Trần Thị Bích Phượng dịch) (2010), Những bài giảng văn học Hàn Quốc, Nxb Văn học. 2. Cho Myeong Sook (biên soạn và dịch) (2012), Tìm hiểu văn học Hàn Quốc của tình yêu và hy vọng, Nxb Thanh niên. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 10(152) 10-2013 55